Bài giảng Các phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kì CNH - HĐH và hội nhập quốc tế
lượt xem 9
download
Cùng tìm hiểu khái niệm, sự cần thiết phải tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức cho phụ nữ; nội dung tuyên truyền giáo dục phẩm chất đạo đức cho phụ nữ; biện pháp tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ của hội liên hiệp phụ nữ cơ sở được trình bày cụ thể trong "Bài giảng Các phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kì CNH - HĐH và hội nhập quốc tế".
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Các phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kì CNH - HĐH và hội nhập quốc tế
- BÀI GIẢNG: CÁC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC PHỤ NỮ VIỆT NAM THỜI KÌ CNH-HĐH VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
- NỘI DUNG: • I. KHÁI NIỆM, SỰ CẦN THIẾT PHẢI TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CHO PHỤ NỮ • II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CHO PHỤ NỮ • III. BIỆN PHÁP TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC PHỤ NỮ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ CƠ SỞ
- I. KHÁI NIỆM, SỰ CẦN THIẾT PHẢI TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CHO PHỤ NỮ • 1. Một số khái niệm • Phẩm chất : • Là tư cách, tính cách, là cái làm nên giá trị riêng của một người. những đặc điểm, là những thuộc tính bản chất của con người, làm nên giá trị của người đó (phẩm hạnh, phẩm tiết…), vì vậy, phẩm chất của con người thường được đánh giá là“tốt” hay “xấu”.
- • Phẩm chất của con người bao gồm: + phẩm chất chính trị + phẩm chất đạo đức + phẩm chất năng lực.
- • Đạo đức: • Đạo đức là những chuẩn mực hành vi ứng xử giữa người với người, giữa người với tự nhiên, vạn vật…; những chuẩn mực đó được cộng đồng, xã hội thừa nhận, trở thành quy ước hoặc quy phạm pháp luật, được mọi người tôn trọng, thực hiện; người có hành vi lệch chuẩn, bị coi là vi phạm đạo đức hoặc vi phạm pháp luật, bị dư luận xã
- • * Có 4 nhóm hành vi đạo đức: • Hành vi đạo đức bị lên án • Hành vi đạo đức được ca ngợi, tôn vinh • Hành vi đạo đức bị phê phán • Hành vi đạo đức được khuyến khích
- • Phẩm chất đạo đức: • Là những chuẩn mực hành vi làm nên giá trị của một con người. Dựa vào khung chuẩn mực ấy, người ta có thể đánh giá các hành vi của con người tốt hay xấu, lợi hay hại, về những điều được khuyến khích, cấm kị, hoặc về nghĩa vụ của mỗi con người
- 2. Sự cần thiết phải tuyên truyền giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ thời kỳ CNH-HĐH đất nước • Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ thời kì CNH, HĐH nhằm giữ gìn, phát huy và bồi dưỡng những phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam là một công việc cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong thời đại phát triển và hội nhập mang tính toàn cầu.
- 2.1 Phụ nữ có vai trò và ảnh hưởng đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, giá trị đạo đức trong mỗi gia đình và cộng đồng, xã hội • Nghị quyết số 04-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 12-7-1993 đã chỉ rõ: “Phụ nữ là người lao động, người công dân, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Khả năng và điều kiện lao động, trình độ văn hoá, vị trí xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ có ảnh hưởng sâu xa đến sự phát triển của thế hệ tương lai”. • Bên cạnh việc chăm sóc con cái, tạo dựng tổ ấm gia đình, người phụ nữ còn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội. Với hơn 50% dân số và gần 50% lực lượng lao động xã hội, phụ nữ đã và đang tham gia, đóng góp quan trọng vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- • Trước những yêu cầu của thời kì CNH-HĐH, vấn đề bồi dưỡng phẩm chất đạo đức của người phụ nữ là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng; Tạo được sự kết nối giữa vẻ đẹp truyền thống và hiện đại trong chân dung người phụ nữ Việt Nam; • Giúp người phụ nữ nâng cao vị thế trong xã hội và gia đình; Tạo ảnh hưởng lớn tới giáo dục phẩm chất, đạo đức của các thành viên trong gia đình, nhất là đối với thế hệ trẻ.
- 2.2 Thực trạng về phẩm chất, đạo đức phụ nữ hiện nay • Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, phụ nữ Việt Nam luôn thể hiện rõ những phẩm chất truyền thống tốt đẹp: lòng yêu nước, tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm; cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao động sản xuất; có lòng nhân hậu, giàu tình yêu thương và đức hy sinh. • Ngày nay, phụ nữ Việt Nam một mặt tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức quý báu, những giá trị văn hóa, tinh thần vô giá mà các thế hệ trước đã để lại, mặt khác không ngừng hình thành, phát triển những phẩm chất tiên tiến phù hợp với các yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế, từng bước góp phần tạo dựng hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện đại.
- Những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường và những ảnh hưởng tiêu cực của thời kì mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đối với phẩm chất, đạo đức PN hiện nay? • Quan niệm về các giá trị đạo đức truyền thống đang dần bị phai mờ trong nhận thức và lối sống của một bộ phận phụ nữ. • Một bộ phận phụ nữ sống thiếu lý tưởng, vô cảm, bàng quan trước các vấn đề bức xúc của xã hội, cộng đồng; một bộ phận nữ thanh niên thích hưởng thụ, đua đòi, dễ bị lôi kéo vào con đường tệ nạn xã hội. • Nhận thức của một bộ phận người dân, phụ nữ về vai trò, chức năng giáo dục của gia đình còn hạn chế; trách nhiệm của mỗi cá nhân trong xây dựng gia đình hạnh phúc có xu hướng bị xem nhẹ;
- • Trong xã hội, nhất là giới trẻ đang có xu hướng sống thực dụng, có quan niệm lệch lạc trong hôn nhân, tình yêu. Xu hướng lấy chồng ngoại chỉ vì lợi ích vật chất trước mắt đã xuất hiện ở một bộ phận nữ thanh niên. • Một bộ phận phụ nữ còn hạn chế về mặt nhận thức, quen sống thụ động, tự ty, an phận, chấp nhận những đối xử bất bình đẳng, chưa biết tự bảo vệ quyền lợi của mình dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm lý, thậm chí thiệt hại tính mạng. Vấn đề sức khoẻ của phụ nữ Việt Nam đang đứng trước những thách thức như bệnh phụ khoa, lây nhiễm HIV/AIDS ...
- • Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã chỉ rõ: “Phụ nữ gặp nhiều khó khăn thách thức khi thực hiện vai trò người mẹ, người thầy đầu tiên của con người trong điều kiện xã hội và gia đình Việt Nam có nhiều thay đổi. Phẩm chất đạo đức và một số giá trị truyền thống tốt đẹp có phần bị mai một, lối sống thực dụng có xu hướng phát triển trong một bộ phận phụ nữ”.
- * Nguyên nhân: • Nhận thức của một bộ phận phụ nữ còn hạn chế, thiếu thông tin; chưa chú trọng việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức; chưa có ý thức giữ gìn, phát huy các phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của phụ nữ, của dân tộc. • Bên cạnh đó, tình trạng thiếu việc làm, đời sống còn nhiều khó khăn, các vấn đề xã hội nảy sinh chậm được giải quyết, sự bùng nổ thông tin với nhiều loại thông tin ngoài luồng khó kiểm soát, sự du nhập văn hóa nước ngoài với lối sống đề cao sự hưởng thụ đang tác động vào các tầng lớp nhân dân, trong đó có phụ nữ.
- => Cần có sự định hướng tiêu chí người phụ nữ Việt Nam phù hợp với yêu cầu phát triển của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- 2.3 Thực trạng của công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ hiện nay • a. Công tác chỉ đạo: • Đảng ta đã ban hành các Nghị quyết chuyên đề về giáo dục và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Các Bộ, ngành chức năng đã có hoạt động hướng đến giáo dục phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam, của người phụ nữ Việt Nam.
- a. Công tác chỉ đạo(tiếp): • Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam:công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội; được phát động thành phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” triển khai rộng khắp trong các cấp Hội phụ nữ.
- Những hạn chế, bất cập: • Chưa có sự định hướng và thống nhất về nội dung, về mẫu hình người phụ nữ theo tiêu chí con người mới, người phụ nữ mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chưa có sự phối hợp, gắn kết, lồng ghép chặt chẽ giữa tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức với tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người dân.
- • Việc triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục về phẩm chất, đạo đức chưa thường xuyên, còn mang tính đơn lẻ, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành, đoàn thể và Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp; đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên còn thiếu về số lượng và hạn chế về năng lực, kỹ năng truyền thông; giữa cơ quan quản lý Nhà nước về công tác truyền thông và các lĩnh vực truyền thông thuộc các ngành chức năng chưa có sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ. • Ít quan tâm biểu dương những gương phụ nữ điển hình về đạo đức, lối sống; chưa tạo được dư luận xã hội phê phán và lên án kịp thời những việc làm trái pháp luật, đi ngược thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng về khoa học lãnh đạo - PGS.TS. Nguyễn Bá Dương
151 p | 617 | 100
-
Bài giảng Kỹ năng tham vấn giáo dục
46 p | 289 | 54
-
Bài giảng Quản lí trong giáo dục mầm non - ĐH Phạm Văn Đồng
80 p | 249 | 49
-
BÀI GIẢNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN - TS. NGUYỄN VĂN LỊCH - 1
23 p | 239 | 44
-
Lấy ý kiến sinh viên về giảng viên- Một bước đột phá nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
6 p | 139 | 25
-
Bài giảng Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ VN thời kỳ CNH, HĐH
29 p | 151 | 16
-
Bài giảng chuyên đề 6: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, nhân văn, văn hoá
46 p | 100 | 12
-
Đánh giá của sinh viên ngoài sư phạm về phẩm chất trong giảng dạy của giảng viên
10 p | 136 | 11
-
Nâng cao phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học các học phần Lý luận chính trị trong nhà trường hiện nay
6 p | 56 | 9
-
Thực trạng tổ chức dạy học trải nghiệm của giảng viên khoa sư phạm, trường Đại học Cần Thơ
9 p | 118 | 8
-
Các thành phần cơ bản trong khung năng lực nghề nghiệp của giảng viên sư phạm với yêu cầu đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
5 p | 98 | 6
-
Đề xuất khung năng lực nghề nghiệp của giảng viên đại học sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới đào tạo giáo viên hiện nay
8 p | 103 | 5
-
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị ở các trường đại học hiện nay
5 p | 63 | 4
-
Đào tạo giảng viên trẻ tại các trường đại học sư phạm – Một giải pháp nâng cao chất lượng dạy học
13 p | 102 | 4
-
Quản lý chất lượng dạy học các học phần về phương pháp dạy học bộ môn ở các trường sư phạm - Mỵ Giang Sơn
4 p | 105 | 3
-
Yêu cầu trong thiết kế bài giảng môn Giáo dục học quân sự ở Học viện Chính trị theo hướng dạy học tích cực
5 p | 12 | 3
-
Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 0: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
4 p | 34 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn