intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kỹ thuật điện - Chương 6: Khái niệm chung về máy điện

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

298
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Máy điện là thiết bị điện từ, nguyên lý làm việc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ, về cấu tạo gồm hai phần chính là mạch từ (lõi thép) và mạch điện (các dây quấn). Về công dụng dùng để biến đổi dạng năng lượng (động cơ, máy phát điện) hay biến đổi các thông số điện năng (máy biến áp, máy biến tần …). Mời bạn đọc cùng tham khảo Bài giảng Kỹ thuật điện - Chương 6: Khái niệm chung về máy điện để nắm rõ về định nghĩa và phân loại máy điện, các vật liệu chế tạo máy điện, mạch từ - định luật mạch từ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kỹ thuật điện - Chương 6: Khái niệm chung về máy điện

  1. MÔN HỌC KỸ THUẬT ĐIỆN CHƯƠNG 6 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MÁY ĐIỆN
  2. 6.1 ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI a) Định nghĩa: Máy điện là thiết bị điện từ, nguyên lý làm việc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ, về cấu tạo gồm hai phần chính là mạch từ (lõi thép) và mạch điện (các dây quấn). Về công dụng dùng để biến đổi dạng năng lượng (động cơ, máy phát điện) hay biến đổi các thông số điện năng (máy biến áp, máy biến tần …). Máy điện luôn có tính thuận nghịch. b) Phân loại dựa vào nguyên lý biến đổi năng lượng như sau: Máy điện tĩnh: Không có sự chuyển động tương đối giữa các cuộn dây. Dùng để biến đổi các thông số điện năng (I, U, ..). Ví dụ như là máy biến áp. Máy điện quay: nguyên lý làm việc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ, lực từ điện. Từ trường và dòng điện của các cuộn dây có sự chuyển động tương đối với nhau: động cơ, máy phát.
  3. SƠ ĐỒ PHÂN LOẠI MÁY ĐIỆN Máy điện Máy điện tĩnh Máy điện quay Máy điện AC Máy điện DC Máy không Máy đồng bộ đồng bộ Máy Máy Động Máy Động Máy Động biến phát cơ phát cơ phát cơ áp KĐB KĐB ĐB ĐB DC DC
  4. 6.2 CÁC VẬT LIỆU CHẾ TẠO MÁY ĐIỆN a) Vật liệu dẫn điện: chế tạo các bộ phận dẫn điện (các cuộn dây) thường dùng đồng hay nhôm. Dây đồng thường có tiết diện tròn hay hình chữ nhật, có bọc cách điện như sợi vải, thủy tinh, giấy, nhựa, sơn êmay. b) Vật liệu cách điện: dùng để cách ly các bộ phận dẫn điện và không dẫn điện hay giữa các bộ phận dẫn điện với nhau. Yêu cầu phải chịu nhiệt tốt, tản nhiệt tốt, chống ẩm, bền về cơ học. Thường dùng giấy, vải, mica, sợi thuỷ tinh, sơn êmay, dầu cách điện. Vật liệu cách điện được chia thành các cấp theo độ bền nhiệt (A, E, B, F…) c) Vật liệu kết cấu : để chế tạo các chi tiết cơ khí như trục, ổ trục, vỏ máy, nắp máy. Thường dùng gang, thép lá, thép rèn, hợp kim hay các chất dẻo.
  5. d) Vật liệu dẫn từ: để chế tạo các bộ phận của mạch từ, thường dùng vật liệu sắt từ như thép lá kỹ thuật điện, thép lá thường, thép đúc, thép rèn (thường là hợp kim của Fe-Ni- Al…) Một số tính chất của vật liệu sắt từ : 1) Đường cong từ hoá cơ bản : B = B0 +B’ trong đó B : từ trường tổng; B0 : từ trường ban đầu ; B’ : từ trường riêng. Cảm ứng từ B’ không tỷ lệ thuận với cường độ từ trường ngoài H hay dòng điện từ hoá I0 , mà đạt giá trị bão hòa tại Ibh (tức nếu tiếp tục tăng I0 thì B’ cũng không tăng nữa). 2) Độ từ thẩm tỷ đối :  = B / B0 = (B0 + B’) / B0 ; max  k.104 B’ max B’bh Ibh H (I0) H (I0)
  6. 3) Mọi chất sắt từ đều có tính từ dư (Bdư) Khi cắt bỏ từ trường ngoài (I0 = 0 hay H = 0), sắt từ vẫn giữ được từ tính. Khảo sát chu trình từ trễ như hình vẽ. Bd : cảm ứng từ dư. B HK : cường độ từ trường khử từ A Bd Các đại lượng  max , Bd, HK là -HK H những đặc trưng cơ bản của sắt từ. Theo đặc điểm chu trình từ 0 HK Hbh trễ, sắt từ được chia làm 2 loại: A’ Sắt từ cứng: HK lớn, từ dư Bdư lớn và khó khử từ  dùng luyện Chu trình từ trễ nam châm vĩnh cửu. Sắt từ mềm: HK nhỏ, từ dư Bdư lớn nhưng dễ khử từ  dùng làm các lõi nam châm điện, máy điện.
  7. 6.3 MẠCH TỪ – ĐỊNH LUẬT MẠCH TỪ a) Mạch từ : là tập hợp các vật hay các miền không gian trong đó tập trung từ trường ( tức là ngoài miền đó, từ trường có cường độ nhỏ không đáng kể). Xét mạch từ đồng nhất bằng lá thép kỹ thuật  điện có một dây quấn như hình vẽ. Aùp dụng định luật dòng điện toàn I phần ta có Hl = wI Với H (A/m): cường độ từ trường. l: chiều dài trung bình của mạch từ. w: số vòng dây ; I: dòng điện qua cuộn dây. wI wI H  B  μ 0μH  μ 0μ Trong đó: l l μ 0μwIS wI Em Em : suất từ động    BS    l 1 l Rm Rm : từ trở μ 0μ S Hl =wI : từ áp
  8. b) Định luật mạch từ : Mạch từ có n đoạn và m cuộn dây ta có n m Quy ước: dòng điện ij nào có chiều phù H l  w i k 1 k k j1 j j hợp với chiều đã chọn theo quy tắc vặn nút chai sẽ lấy dấu dương, không phù hợp mang dấu âm. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÁY ĐIỆN 1) Nghiên cứu các hiện tượng vật lý xảy ra trong máy điện. 2) Dựa vào các định luật vật lý viết hệ phương trình toán học diễn tả sự làm việc của máy điện (Mô hình toán). 3) Từ mô hình toán, thiết lập mô hình mạch (sơ đồ thay thế). 4) Từ mô hình toán và mô hình mạch, tính toán các đặc tính và nghiên cứu các chế độ làm việc của máy điện.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0