intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kỹ thuật lập trình Java - Chương 2: Toán tử và kiểu dữ liệu

Chia sẻ: Gió Biển | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:38

88
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Kỹ thuật lập trình Java - Chương 2: Toán tử và kiểu dữ liệu" cung cấp cho người đọc các kiến thức: Các từ khóa thường gặp, định danh, biến và phạm vi của biến, các kiểu dữ liệu cơ sở, các toán tử và biểu thức, ép kiểu dữ liệu. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kỹ thuật lập trình Java - Chương 2: Toán tử và kiểu dữ liệu

  1. Chương 2 Toán tử & Kiểu dữ liệu
  2. Chương 2: Toán tử & Kiểu dữ liệu o Các từ khóa thường gặp. o Định danh. o Biến và phạm vi của biến. o Các kiểu dữ liệu cơ sở. o Các toán tử và biểu thức. o Ép kiểu dữ liệu.
  3. Từ khóa
  4. Từ khóa o Từ khóa là những từ mà ý nghĩa của nó đã được Java định nghĩa sẵn. o Từ khóa cho các kiểu dữ liệu cơ bản: byte, short, int, long, float, double, char, boolean. o Từ khóa cho phát biểu lặp: do, while, for, break, continue. o Từ khóa cho phát biểu rẽ nhánh: if, else, switch, case, default, break.
  5. Từ khóa o Từ khóa đặc tả đặc tính một method: private, public, protected, final, static, abstract, synchronized. o Hằng (literal): true, false, null. o Từ khóa liên quan đến method: return, void. o Từ khoá liên quan đến package: package, import. o Từ khóa cho việc quản lý lỗi: try, catch, finally, throw, throws. o Từ khóa liên quan đến đối tượng: new, extends, implements, class, instanceof, this, super.
  6. Quy ước đặt tên o Phương thức: - Bắt đầu bằng ký tự thường. - Từ đầu tiên viết thường, viết hoa ký tự đầu tiên của các từ còn lại. - VD: timMax, area(), readFile(),… o Tên lớp: Viết hoa ký tự đầu của mỗi từ Ví dụ: ComputerArea o Tên hằng: Viết hoa tất cả các ký tự Ví dụ: PI
  7. Biến o Biến là vùng nhớ dùng để lưu trữ các giá trị của chương trình. o Mỗi biến gắn liền với một kiểu dữ liệu và một định danh duy nhất gọi là tên biến. o Tên biến thông thường là một chuỗi các ký tự, ký số. - Tên biến phải bắt đầu bằng một chữ cái, một dấu gạch dưới (_) hay dấu $. - Tên biến không được trùng với các từ khóa . - Tên biến không có khoảng trắng ở giữa tên. o Biến phân biệt chữ hoa và chữ thường
  8. Biến o Cách khai báo: ; = ; o Ví dụ: int radius; int area = 5; o Gán giá trị cho biến: = ; o Biến toàn cục (công cộng - public): là biến có thể truy xuất ở khắp nơi trong chương trình, thường được khai báo dùng từ khóa public, hoặc đặt chúng trong một class. o Biến cục bộ: là biến chỉ có thể truy xuất trong khối lệnh nó khai báo.
  9. Biến Tên biến myVariable Giá trị Địa chỉ 100 101 102 103 104 105 106 • Ví dụ: int x; x = 20; int y = 10; int z = x+y; char c; float p, q;
  10. Biến public class MyClass{ int i; // biến thành viên (toàn cục) int first(){ int j = 1; // biến cục bộ // i, j có thể truy cập từ đây return j; } int second(){ int j = 2; // biến cục bộ // i, j có thể truy cập từ đây return j; } }
  11. Chú thích o Có 2 cách chú thích: // Chú thích trên 1 dòng /* Chú thích trên nhiều dòng */ public class MyClass{ int i; // biến thành viên (toàn cục) int first(){ int j = 1; /* biến cục bộ i, j có thể truy cập từ đây */ return j; } }
  12. Các kiểu dữ liệu o Kiểu dữ liệu cơ sở  Số nguyên: byte, short, int, long  Số thực: float, double  Boolean  Kí tự: Char o Kiểu dữ liệu tham chiếu  Mảng (Array), Chuỗi (String)  Lớp (Class)  Kiểu giao tiếp (interface).
  13. Các kiểu dữ liệu cơ sở Kiểu luận lý boolean Kiểu ký tự char byte Kiểu cơ sở short Kiểu nguyên int Kiểu số long float Kiểu thực double
  14. Các kiểu dữ liệu cơ sở
  15. Kiểu số nguyên o Bốn kiểu số nguyên khác nhau là: byte, short, int, long. o Kiểu mặc định của các số nguyên là kiểu int. o Không có kiểu số nguyên không dấu. o VD: int x = 0; long y=100; int a=1, b, c;
  16. Kiểu số nguyên o Không thể chuyển biến kiểu int và kiểu boolean như trong ngôn ngữ C/C++ boolean b = false; if (b == 0){ System.out.println("Xin chao"); } o Lúc biên dịch, đoạn chương trình trên sẽ báo lỗi vì chúng ta không được so sánh biến kiểu boolean với biến kiểu int.
  17. Kiểu số nguyên Một số lưu ý đối với các phép toán trên số nguyên: o Nếu hai toán hạng kiểu long thì kết quả là kiểu long. Một trong hai toán hạng không phải kiểu long sẽ được chuyển thành kiểu long trước khi thực hiện phép toán. o Nếu hai toán hạng đầu không phải kiểu long thì phép tính sẽ thực hiện với kiểu int. o Các toán hạng kiểu byte hay short sẽ được chuyển sang kiểu int trước khi thực hiện phép toán.
  18. Kiểu dấu chấm động (kiểu thực) o Gồm kiểu float và double o Kiểu float có kích thước 4 byte và giá trị mặc định là 0.0f o Kiểu double có kích thước 8 byte và giá trị mặc định là 0.0d o Khai báo và khởi tạo giá trị cho các biến kiểu dấu chấm động: float x = 100.0/7; double y = 1.56E6;
  19. Kiểu dấu chấm động (kiểu thực) Một số lưu ý với các phép toán trên số dấu chấm động: o Nếu mỗi toán hạng đều có kiểu dấu chấm động thì phép toán chuyển thành phép toán dấu chấm động. o Nếu có một toán hạng là double thì các toán hạng còn lại sẽ được chuyển thành kiểu double trước khi thực hiện phép toán. o Biến kiểu float và double có thể ép chuyển sang kiểu dữ liệu khác (trừ kiểu boolean).
  20. Kiểu ký tự (Char) o Có kích thước là 2 bytes. o Chỉ dùng để biểu diễn các ký tự trong bộ mã Unicode o Kiểu char có thể tất cả: 216 = 65536 ký tự khác nhau, từ '\u0000' đến '\uFFFF‘. o Giá trị mặc định là null.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2