intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BÀI GIẢNG LUẬT DOANH NGHIỆP - BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TY

Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

192
lượt xem
52
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY VÀ LUẬT CÔNG TY: 1. Khái niệm chung về Công ty: Theo KUBLER (người Đức): “ Khái niệm Công ty được hiểu là sự liên kết của 2 hay nhiều cá nhân hoặc pháp nhân bằng một sự kiện pháp lý, nhằm tiến hành để đạt được một mục tiêu chung nào đó”. Theo định nghĩa trên thì Công ty có 3 đặc điểm: Sự liên kết của nhiều người (cá nhân hoặc pháp nhân) Sự liên kết được thực hiện thông qua 1 sự kiện pháp lý (hợp đồng,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BÀI GIẢNG LUẬT DOANH NGHIỆP - BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TY

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ CẮT MAY& THỜI TRANG BÀI GIẢNG: ( THAY THẾ LUẬT CÔNG TY ) Biên soạn ThS. Nguyễn Văn Thức NĂM 2006
  2. LUẬT DOANH NGHIỆP Tröôøng ÑH SPKT TP. HCM http://www.hcmute.edu.vn BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TY I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY VÀ LUẬT CÔNG TY: 1. Khái niệm chung về Công ty: Theo KUBLER (người Đức): “ Khái niệm Công ty được hiểu là sự liên kết của 2 hay nhiều cá nhân hoặc pháp nhân bằng một sự kiện pháp lý, nhằm tiến hành để đạt được một mục tiêu chung nào đó”. Theo định nghĩa trên thì Công ty có 3 đặc điểm: - Sự liên kết của nhiều người (cá nhân hoặc pháp nhân) - Sự liên kết được thực hiện thông qua 1 sự kiện pháp lý (hợp đồng, điều lệ, quy chế): Cùng bỏ ra một số tài sản góp vào Công ty. - Sự liên kết nhằm đạt mục đích chung là kinh doanh kiếm lời. Có nhiều loại Công ty với mục đích khác nhau: Công ty thương mại hay kinh doanh M P. HC (loại này phổ biến) và các Công ty dân sự. TT SPK 2. Sự ra đời của Công ty và Luật Công ty: g ÑH röôøn - Trong xã hội, khi sản xuất hàng veà T đã phát triển ở mức nhất định, để mở mang äc hóa huo kinh doanh nên cần phảiecót nhiều vốn, do đó buộc các nhà kinh doanh phải liên uy àn q Baûn kết với nhau. - Trên cơ sở vốn và sự tin tưởng lẫn nhau, họ đã liên kết tạo ra mô hình tổ chức kinh doanh mới: Công ty kinh doanh. - Khi sản xuất hàng hoá phát triển  sự cạnh tranh càng khốc liệt, những doanh nghiệp có vốn đầu tư thấp sẽ ở vào vị thế bất lợi  họ phải liên kết với nhau thông qua việc góp vốn để lập ra 1 doanh nghiệp tạo thế đứng vững trên thị trường. - Trong kinh doanh thường gặp rủi ro, để phân chia bớt rủi ro cho nhiều người  họ liên kết với nhau để chia sẻ. Như vậy, sự ra đời của Công ty là quy luật khách quan trong nền kinh tế thị trường, là kết quả của việc thực hiện nguyên tắc tự do kinh doanh, tự do kết ước và tự do lập hội. Sự ra đời của các Công ty kinh doanh kéo theo đó là nhu cầu cần phải có luật lệ của Công ty. Lịch sử Luật Công ty gắn liền với các quy định về liên kết, hợp đồng và các quan hệ nợ nần trong Luật La mã.Luật Công ty hiện đại ra đời cùng với thời kỳ tự do hóa tư sản. Các Công ty hoạt động theo luật và chịu rất ít sự giám sát của Nhà nước. Hiện nay trên thế giới tồn tại 2 hệ thống pháp luật Công ty: - Hệ thống Luật Công ty Lục địa (Châu Âu) chịu ảnh hưởng luật của Đức. - Hệ thống Luật Công ty Anh – Mỹ. Tóm lại: Luật Công ty là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ phát sinh trực tiếp trong quá trình thành lập, hoạt động phát triển và kết thúc hoạt động của Công ty. Luật Công ty bảo vệ lợi ích chung của Công ty. 1 Thö vieän ÑH SPKT TP. HCM - http://www.thuvienspkt.edu.vn
  3. LUẬT DOANH NGHIỆP Tröôøng ÑH SPKT TP. HCM http://www.hcmute.edu.vn Luật Công ty thuộc về luật tư pháp, sự phát triển của nó gắn liền với lịch sử phát triển thương mại. Ở Việt Nam, Luật Công ty ra đời muộn và chậm phát triển. Năm 1931 có “Dân luật thi hành tại các tòa Nam án Bắc kỳ” trong đó có nói về “Hội buôn”. Đạo luật này chia các Công ty (Hội buôn) thành 2 loại: Hội người và Hội vốn. + Hội người chia thành Hội hợp danh (Công ty hợp danh), Hội hợp tư (Công ty hợp vốn đơn giản). + Hội hợp vốn chia thành Hội vô danh (Công ty cổ phần) và Hội hợp cổ (Công ty hợp vốn đơn giản cổ phần). - Năm 1944, chính quyền Bảo Đại xây dựng Bộ Luật Thương mại Trung phần. - Năm 1952, chính quyền Sài Gòn ban hành Bộ Luật Thương mại. - Từ sau năm 1954, đất nước chia cắt thành 2 miền do đó có 2 hệ thống pháp luật khác nhau. Ở miền Bắc, thời kỳ đầu xây dựng kinh tế kế hoạch tập trung với 2 thành phần kinh CM đạo H tế chủ yếu là Quốc doanh và Tập thể, Chính phủ chỉ T TP.việc sản xuất kinh doanh K bằng các Nghị định, Thông tư …Trong nền kinhH SP hoạch tập trung chưa có Luật g Ñ tế kế ôøn à Trö äc ve Công ty. nướco Trước đây, trong nền kinh tế àn thu ta có nhiều đơn vị kinh tế quốc doanh có tên gọi uye là Công ty, người ta sử ûn q khái niệm Công ty cho các đơn vị kinh tế hoạt động Ba dụng thương nghiệp dịch vụ để phân biệt với các đơn vị chuyên hoạt động sản xuất (thường gọi là nhà máy, xí nghiệp). Khái niệm Công ty ở đây không được hiểu theo bản chất pháp lý mà được hiểu theo hình thức kinh doanh. Năm 1986, Đảng ta đề ra đường lối phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước  tạo điều kiện thuận lợi cho các Công ty ra đời và phát triển. - Ngày 21 – 12 – 1990, Quốc hội đã thông qua Luật Công ty bao gồm 6 chương có 46 điều. - Ngày 12 – 06 – 1999, Quốc hội đã thông qua L uật Doanh nghiệp bao gồm 10 chương có 124 điều thay thế Luật Công ty và có hiệu lực từ ngày 01 – 01 – 2000. - Ngày 29 – 11 – 2005, Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp mới gồm 10 chương có 172 điều thay thế Luật Doanh nghiệp cũ năm 1999. II. CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TY PHỔ BIẾN TRÊN THẾ GIỚI: 1. Công ty đối nhân: Là những Công ty mà việc thành lập dựa trên sự liên kết chặt chẽ bởi độ tin cậy về nhân thân của các thành viên tham gia. Sự hùn vốn là yếu tố chủ yếu. Công ty có đặc điểm quan trọng là không có sự tách bạch về tài sản cá nhân các thành viên và tài sản của Công ty. Các thành viên liên đới chịu trách nhiệm vô hạn đối với mọi khoản nợ của Công ty hoặc ít nhất phải có 1 thành viên chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của Cty. Các thành viên có tư cách thương gia độc lập và phải chịu thuế thu nhập cá nhân, bản thân Công ty không bị đánh thuế. 2 Thö vieän ÑH SPKT TP. HCM - http://www.thuvienspkt.edu.vn
  4. LUẬT DOANH NGHIỆP Tröôøng ÑH SPKT TP. HCM http://www.hcmute.edu.vn Có 2 dạng :  Công ty hợp danh: là loại hình Công ty trong đó các thành viên cùng nhau tiến hành hoạt động thương mại dưới 1 hãng chung và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của Công ty. Việc thành lập Công ty trên cơ sở hợp đồng giữa các thành viên.  Công ty hợp vốn đơn giản: là loại Công ty có ít nhất 1 thành viên chịu trách nhiệm vô hạn (thành viên nhận vốn), còn những thành viên khác chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong số vốn góp vào Công ty (thành viên góp vốn). Công ty hợp vốn về cơ bản giống Công ty hợp danh, điểm khác nhau cơ bản là Công ty hợp vốn đơn giản có 2 loại thành viên với những thân phận pháp lý khác nhau: + Thành viên nhận vốn: Chịu trách nhiệm vô hạn về nợ của Công ty. + Thành viên góp vốn: Chịu trách nhiệm vô hạn trong phần vốn góp vào Công ty. 2. Công ty đối vốn: M P HC Công ty có tư cách pháp nhân, các thành viên Công ty chỉ. chịu trách nhiệm về mọi T Tvào Công ty. khoản nợ của Công ty trong phạm vi phần vốn mà họ K H SP góp øng Ñ röô ve T Có 2 loại: Công ty cổ phần và Công ty à trách nhiệm hữu hạn : huoäc eàn t quy a. Công ty cổ phần (Cty CP): Baûn Có các đặc trưng cơ bản: Là 1 tổ chức có tư cách pháp nhân, hoạt động mang tính chất xã hội cao. - Chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của Công ty: Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của Công ty bằng tài sản Công ty. Các thành viên Công ty chỉ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của Công ty trong phạm vi vốn họ góp vào Công ty. - Vốn cơ bản của Công ty được chia thành các cổ phần (đây là điểm khác với Công ty trách nhiệm hữu hạn). - Trong quá trình hoạt động được phát hành các loại chứng khóan, việc chuyển nhượng phần vốn góp được thực hiện dễ dàng thông qua hành vi bán cổ phiếu. - Có số lượng thành viên đông. b. Công ty trách nhiệm hữu hạn( Cty TNHH): Có đặc trưng cơ bản: - Là 1 pháp nhân độc lập, thành viên Công ty không nhiều và thường là những người quen biết nhau. - Vốn điều lệ chia thành từng phần, phần vốn góp không thể hiện dưới hình thức cổ phiếu và khó chuyển nhượng ra bên ngoài. - Trong quá trình hoạt động không được phép công khai huy động vốn, không được phát hành cổ phiếu. - Về tổ chức và điều hành đơn giản hơn Công ty cổ phần. Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần khác nhau ở cơ chế tổ chức, số lượng người tham gia nhưng chủ yếu ở cách gọi vốn và chuyển nhượng vốn. 3 Thö vieän ÑH SPKT TP. HCM - http://www.thuvienspkt.edu.vn
  5. LUẬT DOANH NGHIỆP Tröôøng ÑH SPKT TP. HCM http://www.hcmute.edu.vn  KẾT CẤU CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP Luật doanh nghiệp được Quốc hội nước CHXHCNVN khố XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 có hiệu lực thi hành luật từ 01/07/2006. Luật này thay thế Luật Doanh nghiệp tháng 7 năm 1999. Luật Doanh nghiệp mới có 10 chương với 172 điều ( Luật DN cũ có 10 chương với 126 điều.  Chương 1: Những quy định chung, gồm 12 điều ( từ điều 1 đến điều 12 ):  Giới thiệu phạm vi điều chỉnh của luật, đối tượng áp dụng, các khái niệm, ngành nghề kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.  Chương 2: Thành lập và đăng ký kinh doanh, gồm 35 điều( từ điều 13 đến điều 37):  Giới thiệu quy định quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp, quyền góp vốn, đăng ký kinh doanh và Điều lệ Công ty. M  Chương 3: Công ty trách nhiệm hữu hạn, gồm 39 điều(từ điều 38 đến điều . HC T TP SPK 76) gồm 2 mục: g ÑH Mục I : Cty.TNHH có 2 thành viênröôøn lên. à T trở äc ve thuoviên u àn Mục II: Cty.TNHH yethành 1 aûn q B Quy định quyền, nghĩa vụ của các thành viên, cơ cấu tổ chức của công ty TNHH, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của các chức danh trong Công ty.  Chương 4: Công ty cổ phần, gồm 53 điều (từ điều 77 đến điều 129):  Quy định quyền, nghĩa vụ của các cổ đông, cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của các tổ chức, chức danh trong Công ty.  Chương 5: Công ty hợp danh, gồm 11 điều (từ điều 130 đến điều 140).  Chương 6: Doanh nghiệp tư nhân, gồm 5 điều ( từ điều 141 đến điều 145).  Chương 7: Nhóm Công ty, gồm 5 điều ( từ điều 146 đến điều 149).  Chương 8: Tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp, 11 điều (từ điều 150 đến 160).  Chương 9: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, gồm 5 điều ( từ điều 161 đến điều 165).  Chương 10: Điều khoản thi hành, gồm 6 điều ( từ điều 166 đến điều 172). 4 Thö vieän ÑH SPKT TP. HCM - http://www.thuvienspkt.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0