intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Marketing căn bản - Chương 02: Hệ thống thông tin và nghiên cứu Marketing

Chia sẻ: Tranyen Yen | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:19

63
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Marketing căn bản - Chương 2: Hệ thống thông tin và nghiên cứu Marketing cung cấp cho học viên những kiến thức về hệ thống thông tin Marketing (MIS); các bộ phận cấu thành hệ thống thông tin Marketing; lập kế hoạch nghiên cứu Marketing; xử lý và phân tích thông tin Marketing đã thu thập;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Marketing căn bản - Chương 02: Hệ thống thông tin và nghiên cứu Marketing

  1. LOGO CHƯƠNG II HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ NGHIÊN CỨU MARKETING
  2. I. Hệ thống thông tin Marketing (MIS) 1.1 Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành hệ thống thông tin Marketing - Thế kỷ XIX các doanh nghiệp còn nhỏ do đó các nhà quản trị Marketing tự thu thập thông tin khi hướng đến mọi người khi cần thiết - Vào thế kỉ XX kinh tế phát triển mạnh nên buộc các nhà quản trị phải thu thập thông tin rộng hơn vì các lý do sau
  3. - Vào thế kỉ XX kinh tế phát triển mạnh nên buộc các nhà quản trị phải thu thập thông tin rộng hơn vì các lý do sau: + Chuyển từ Mar địa phương đến Mar toàn quốc + Chuyển từ không đủ mua sang đòi hỏi mua + Chuyển từ cạnh tranh giá cả đến cạnh tranh phi giá => Yêu cầu người quản trị Marketing phải có nhiều thông tin hơn để phục vụ việc kế hoạch hóa và ra các quyết định Marketing
  4. 1.2 Khái niệm và các bộ phận cấu thành hệ thống thông tin Marketing 1.2. Khái niệm Hệ thống thông tin Marketing là hệ thống hoạt động thường xuyên có sự tương tác giữa con người, thiết bị và các phương pháp dùng để thu nhập, phân loại, phân tích, đánh giá va truyền di những thông tin cần thiết, chính xác, kịp thời cho người phụ trách lĩnh vực marketing sử dụng chúng với mục đích thiết lập, tổ chức thực hiện, điều chỉnh và kiểm tra các kế hoạch Marketing
  5. T T Mar T T Mar Hệ thống Hệ thống báo cáo nghiên cứu nội bộ Marketing Những người Môi trường quản trị Marketing Marketing Thu thập Hệ thống thông tinMar phan tích ben ngoài thông tin Mar Những quyết định và sự giao tiếp Marketing
  6. 1.2.2 Các bộ phận cấu thành a. Hệ thống báo cáo nội bộ Phản ánh các chỉ tiêu về lượng hàng hóa tiêu thụ thường xuyên, tổng số chi phí, khối lượng dự trữ vật tư, sự chu chuyển tiền mặt … nhằm xử lý các thông tin theo yêu cầu quản trị để đối phó với sự thay đổi của môi trường.
  7. b. Hệ thống thu thập thông tin Marketing thường xuyên bên ngoài - Cung cấp cho người lãnh đạo thông tin về các sự kiện mới nhất diễn ra trên thương trường - Lượng thông tin thu được có thể thu thập từ sách, ấn phẩm chuyên ngành, tổ chức tài chính, trung gian Marketing, đối thủ cạnh tranh …
  8. c. Hệ thống nghiên cứu Marketing Nghiên cứu Marketing là việc xác định một cách có hệ thống những tài liệu cần thiết về hoàn cảnh Marketing đứng trước công ty là thu thập, phân tích và báo cáo kết quả về các thông tin đó. Những nghiên cứu Marketing có thể là toàn bộ hay một khía cạnh của: - Môi trường Mar Vĩ mô - Môi trường Mar vi mô - Thị trường khách hàng - Các yếu tố Marketing Mix
  9. d. Hệ thống phân tích thông tin Marketing Tập hợp những phương phân tích,hoàn thiện tài liệu và các vấn đề Marketing thực hiện, bao gồm ngân hàng thống kê và mô hình. + Ngân hàng thống kê là tổng hợp các phương pháp hiện đại của xử lý thống kê + Tập hợp các mô hình tính toán giúp cho nhà quản trị thông qua các quyết định Marketing
  10. II. Nghiên cứu Marketing Phát hiện và hình Lập kế Thu thành hoạch thập mục tiêu nghiên thông nghiên cứu tin cứu Xử lý và phân tích Báo cáo thông tin kết quả đã thu thập
  11. 2.1 Phát hiện vấn đề và hình thành mục tiêu nghiên cứu - Xác định chính xác vấn đề và đề xuất mục tiêu nghiên cứu - Từ việc xác định đúng vấn đề nhà quản lý hình thành mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu có thể là mục tiêu thăm dò hay mục tiêu dạng mô tả
  12. 2.2 Lập kế hoạch nghiên cứu Xác định loại thông tin làm người nghiên cứu phải quan tâm và những biện pháp thu thập một cách có hiệu quả nhất Nguồn tài liệu Tài liệu thứ cấp; tài liệu sơ cấp PP Nghiên cứu Quan sát; Thực nghiệm;Điều tra Công cụ nghiên cứu Phiếu câu hỏi; Thiết bị; máy móc Kế hoạch chọn mẫu Đơn vị mẫu, quy mô mẫu, trình tự chọn Phương thúc tiếp xúc Điện thoại, thư tín, phỏng vấn
  13. a, Nguồn tài liệu - Tài liệu thứ cấp là thông tin đã có, đã thu thập vì mục tiêu khác: + Nguồn tài liệu bên trong + Nguồn tài liệu bên ngoài - Tài liệu sơ cấp là thông tin thu thập lần đầu tiên vì mục tiêu cụ thể nào đó
  14. b, Các phương pháp nghiên cứu - Quan sát sử dụng cho người nghiên cứu thực hiện theo dõi, quan sát mọi người và hoàn cảnh. - Thực nghiệm là phương pháp đòi hỏi chọn lọc các nhóm chủ thể có thể so sánh được với nhau, tạo ra đối với nhóm đó với hoàn cảnh khác nhau, kiểm tra các biến số đã xác lập và xác định trình độ. - Điều tra là hình thức quan sát cho việc thực nghiệm nhằm đo lường sự bền vững vị trí của công ty trong mắt công chúng.
  15. C. Các công cụ nghiên cứu * Phiếu điều tra: là công cụ phổ biến nhất khi thu thập tài liệu sơ cấp - Về nội dung cần lựa chọn hình thức câu hỏi chặt trẽ, logic thể hiện rõ nội dung cuộc điều tra - Về hình thức sử dụng hai hình thức là câu hỏi đóng và câu hỏi mở. - Về từ ngữ sử dụng từ đơn nghĩa - Đảm bảo trật tự câu hỏi một cách chặt trẽ
  16. d, Kế hoạch chọn mẫu: Mẫu là đoạn hay bộ phận dân cư tiêu biểu cho toàn bộ dân cư nói chung. - Hỏi ai? - Số lượng người cần phải hỏi? - Nên chọn thành viên của mẫu bằng cách nào: Ngẫu nhiên hay theo tiêu thức nào?
  17. e. Phương thức giao tiếp: - Qua điện thoại - Qua bưu điện - Tiếp xúc trực tiếp: + Phỏng vấn từng cá nhân đòi hỏi đến từng nhà hay nơi làm việc hoặc mời đến địa điểm đã chuẩn bị sẵn + Phỏng vấn nhóm tập trung là hình thức mời từ 6 - 10 người đã được chuẩn bị tới trao đổi
  18. 2.3 Thu thập thông tin Có những trở ngại khi thu thập thông tin: + Một số người được hỏi vắng mặt + Một số người thoái thác, từ chối tham gia + Một số người có thể trả lời thiên lệch, không thành thật + Bản thân người chủ trì có thể thiên vị
  19. 2.4 Xử lý và phân tích thông tin thu thập được Nhằm rút ra từ tài liệu thu thập được những thông tin và kết quả quan trọng nhất. Kết quả nghiên cứu được thể hiện thông qua bảng biểu. 2.5 Báo cáo kết quả nghiên cứu Các hình thức báo cáo thường rất đa dạng. + Nếu cuộc nghiên cứu đơn giản hay chớp nhoáng cân thông tin nhanh có thể báo cáo bằng miệng rồi viết thành văn bản + Nếu nghiên cứu quy mô lớn thì bắt buộc phải đựơc trình bày trong báo cáo đựơc viết chu đáo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2