Bài giảng Marketing căn bản - Chương 2: Hình thành, đánh giá và lựa chọn ý tưởng kinh doanh
lượt xem 20
download
Bài giảng "Marketing căn bản - Chương 2: Hình thành, đánh giá và lựa chọn ý tưởng kinh doanh" có nội dung trình bày về hình thành ý tưởng kinh doanh, đánh giá và lựa chọn ý tưởng kinh doanh,... Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Marketing căn bản - Chương 2: Hình thành, đánh giá và lựa chọn ý tưởng kinh doanh
- Chương 2 HÌNH THÀNH, ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN Ý TƯỞNG KINH DOANH Marketing căn bản Chương 2
- Mục tiêu chương Nội dung chương 1. Chọn được một ý tưởng 1. Hình thành ý tưởng kinh kinh doanh tốt; doanh 2. Xác định được các loại hình 2. Đánh giá và lựa chọn ý kinh doanh có thể tham gia; tưởng kinh doanh 3. Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến kinh doanh; 4. Xây dựng được ý tưởng kinh doanh, thử nghiệm ý tưởng và phát triển ý tưởng thành kế hoạch kinh doanh thực sự.
- 1. Hình thành ý tưởng kinh doanh ̣ Khái niêm: Để khởi sự một công việc kinh doanh, phải bắt đầu từ những ý tưởng kinh doanh. Ý tưởng kinh doanh là suy nghĩ, tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng về các sản phẩm/dịch vụ cụ thể mà bản thân có thể cung cấp cho thị trường. Một doanh nghiệp mới nếu chỉ sản xuất những sản phẩm, dịch vụ hiện tại và bán chúng ở những thị trường hiện tại thì đó chưa phải là một ý tưởng kinh doanh tốt. Môt ỵ ́ tưởng kinh doanh tốt có hai phần sau: có cơ hôi kinh doanh va ̣ ̀ người chu co ̉ ́ kỹ năng và các nguồn lực tân dung c ̣ ̣ ơ hôi đo ̣ ́.
- 1. Hình thành ý tưởng kinh doanh Phân loai y ̣ ́ tưởng kinh doanh § Nếu doanh nghiệp biết tạo ra những cái mới, cái khác biệt về sản phẩm của mình thì sẽ tạo ra những cơ hội thành công cho mình khi gia nhập thị trường. § Cho dù các ý tưởng kinh doanh luôn xuất hiện quanh bạn thì việc tìm kiếm các ý tưởng kinh doanh tốt là việc không dễ dàng. § Một vài ý tưởng kinh doanh xuất phát từ những phân tích rất cụ thể về khuynh hướng thị trường hoặc nhu cầu tiêu dùng; một vài ý tưởng khác lại xuất phát từ sự may mắn; có những ý tưởng lại xuất hiện một cách rất ngẫu nhiên ngoài sự tưởng tượng của bạn. Dù nguồn gốc xuất hiện nào thì bạn cũng nên tránh các ý tưởng kinh doanh liên quan tay nghề thấp kém các ngành kinh doanh bị tác động bởi môi trường quá khắc nghiệt.
- 1. Hình thành ý tưởng kinh doanh Nguồn gốc phát sinh ý tưởng kinh doanh Ý tưởng kinh doanh phải tạo ra được lợi thế cạnh tranh bởi không những nó lấp đầy được nhu cầu mới mà còn mang lại giá trị hoặc dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Lợi thế cạnh tranh được tạo ra từ việc hình thành sản phẩm/dịch vụ mới hoặc sử dụng công nghệ mới tạo ra sản phẩm/dịch vụ; hoặc từ một thị trường mới, từ một tổ chức mới.
- 1. Hình thành ý tưởng kinh doanh 1. Thứ nhất, sản phẩm/dịch vụ mới có thể được hình thành từ những phát minh mới hoặc bắt đầu từ sự cải tiến. 2. Thứ hai, có thể phát minh ra công nghệ mới hay vật liệu mới để tạo ra sản phẩm trong quá trình sản xuất. 3. Thứ ba, việc tìm ra một thị trường mới hoặc một khu vực thị trường mà ở đó nhu cầu vượt cung. Đây cũng là một cơ hội tốt khi khởi sự. 4. Thứ tư, Có thể tạo ra một tổ chức mới trong quá trình sản xuất cũng như trong phân phối. Như vậy một ý tưởng kinh doanh là một ý tưởng phải tạo ra được lợi thế cạnh tranh. Để khởi sự kinh doanh cần phải có ý tưởng kinh doanh tốt.
- 1. Hình thành ý tưởng kinh doanh 1. Phải tâm huyết với việc thực hiện công việc kinh doanh. 2. Đánh giá một cách trung thực và chính xác về khả năng của cá nhân 3. Phải hiểu và biết rõ về sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan 4. Phải đánh giá thị trường của loại sản phẩm và dịch vụ bạn quan tâm. 5. Phải xác định số lượng người mua trong một khoảng thời gian đáng kể. 6. Kiểm tra lại những yêu cầu về kinh nghiệm và đào tạo khi bắt đầu hoạt động kinh doanh 7. Những yêu cầu về tỉ suất lợi nhuận, đòi hỏi về thời gian, dịch vụ cũng như mắc tài chính trung bình. 8. Kiểm tra công việc kinh doanh hiện tại và việc tiếp cận với cơ hội mới. 9. Nghiên cứu lịch sử của công ty. 10. Đánh giá các chính sách và cơ hội của công ty với các hiệp hội hay các nhóm doanh nghiệp khác kinh doanh các sản phẩm liên
- 1. Hình thành ý tưởng kinh doanh Ý tưởng Phân TT Ý tưởng của công loại ty 1 Sản phẩm mới, tổ chức mới 10 2 Sản phẩm mới 8 3 Sản phẩm hiện tại, cải tiến sản phẩm, tổ 6 chức mới 4 Sản phẩm hiện tại, cải tiến sản phẩm 4 5 Sản phẩm hiện tại, tổ chức mới 2 6 Sản phẩm hiện tại 0
- 1. Hình thành ý tưởng kinh doanh § Cột thứ hai đánh giá từng tiêu thức cho mỗi loại ý tưởng § Cột thứ ba giúp bạn xác định từng ý tưởng của bạn. § Cho điểm từng tiêu thức phải phù hợp với mục tiêu. Chẳng hạn, nếu mục tiêu là vị trí thị trường mới có thể cộng thêm 5 điểm vào "Sản phẩm hiện tại". Nếu mục tiêu là phân đoạn mới thì có thể cộng 4 điểm vào "Sản phẩm hiện tại, tổ chức mới", có thể cộng 3 điểm vào "Sản phẩm hiện tại, cải tiến sản phẩm", có thể cộng 2 điểm vào "Sản phẩm hiện tại, cải tiến sản phẩm, tổ chức mới" có thể cộng 1 điểm cho "Sản phẩm mới".
- 1. Hình thành ý tưởng kinh doanh 1.1 Các loại hì nh kinh doanh Có nhiều loại hình kinh doanh, nhưng hầu hết được phân loại như sau: 1. Kinh doanh thương mại 2. Kinh doanh sản xuất 3. Kinh doanh dịch vụ 4. Kinh doanh nông lâm ngư nghiệp
- 1.1 Các loại hình kinh doanh Đối với loại hình kinh doanh thương mại • Địa điểm bán hàng phải thuận tiện, dễ đi lại, dễ vận chuyển. • Hình thức trang trí cửa hàng phải đẹp, sạch sẽ, ngăn nắp. • Phương pháp bán hàng phù hợp với đối tượng khách hàng và sản phẩm. • Chủng loại hàng hóa trưng bày phong phú, đa dạng. • Giá cả hàng hóa phải chăng, quan tâm đến giá cả của các mặt hàng cùng loại của đối thủ cạnh tranh. • Lư ợng hàng lƣu kho hợp lý, tránh tình trạng thừa hàng hoặc thiếu hàng, gây ra tình trạng chi phí lưu kho lớn hoặc mất cơ hội kinh doanh. • Nhân viên bán hàng luôn giữ thái độ tôn trọng khách hàng, vui vẻ, thân thiện và lịch sự.
- 1.1 Các loại hình kinh doanh Đối với loại hình kinh doanh dịch vụ v Cung cấp dịch vụ đúng lúc, kịp thời khi khách hàng có nhu cầu. v Chất lượng dịch vụ đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng. v Địa điểm cơ sở kinh doanh phù hợp, dễ tìm thấy. v Thỏa mãn nhu cầu khách hàng càng nhiều càng tốt. v Giữ chữ tín đối với khách hàng, đúng hẹn. v Giá dịch vụ phải chăng, quan tâm đến giá cả của các dịch vụ cùng loại của đối thủ cạnh tranh. v Dịch vụ sau bán hàng: tư vấn, hướng dẫn sử dụng, bảo hành, bảo dưỡng.
- 1.1 Các loại hình kinh doanh Đối với loại hình kinh doanh sản xuất § Sử dụng hiệu quả đất đai và nguồn nước. § Bán các sản phẩm tươi sống. § Chi phí sản xuất thấp. § Thay thế, bổ sung những nguồn đã sử dụng. § Vận chuyển tận nơi có nhu cầu. § Vấn đề bảo tồn đất đai và nguồn nước
- 1.1 Các loại hình kinh Đối với loại hình kinh doanh nông lâm ngư nghiệp doanh § Ø Sản xuất hiệu quả, tiết kiệm được nguyên, nhiên vật liệu. Ø Bố trí nhà xưởng hợp lý, tiết kiệm được chi phí vận chuyển giữa các phân xưởng sản xuất. Ø Tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên vật liệu ổn định, giá cả hợp lý. Ø Năng suất lao động phải cao, thƣờng xuyên giám sát các hoạt động sản xuất của công nhân. Ø Chất lượng sản phẩm phải đáp ứng yêu cầu trên thị trường. Ø Quá trình sản xuất ít gây ra thất thoát nguyên vật liệu, lãng giờ công lao động, tránh tình trạng thiếu hụt nguyên liệu sản xuất.
- Làm thế nào để tìm được ý tưởng kinh doanh tốt? Xác định quan điểm kinh doanh Ý tưởng kinh doanh là một phương án kinh doanh hãy còn ở dạng phôi thai, đang là ý định, dàn xếp trong đầu chưa đưa ra kế hoạch. Có hai quan điểm khi đưa ra một ý tưởng kinh doanh, một là quan điểm định hướng khách hàng và hai là quan điểm định hướng hàng hóa.
- Làm thế nào để tìm được ý tưởng kinh Quan điểm định hướng hàng hóa doanh tốt? Ý tưởng kinh doanh xuất hiện khi chúng ta có khả năng kinh doanh như: khả năng về tay nghề, khả năng về tài chính, khả năng về nguồn nhân lực. Ví dụ, khi chúng ta biết công việc trồng nấm rơm và có khả năng mua các dụng cụ phục vụ cho việc nuôi trồng nấm, chúng ta có thể nghĩ đến công việc kinh doanh là nuôi trồng nấm rơm để bán.
- Làm thế nào để tìm được Quan điểmý tưởng định kinh hƣớng khách hàng doanh tốt? Ý tưởng kinh doanh xuất hiện khi nhận thấy nhu cầu trên thị trường về lĩnh vực kinh doanh này đang tăng. Người dân ở thành thị và nông thôn ngày càng có xu hướng sử dụng nấm rơm trong bữa cơm hằng ngày. Vì thế, khi chúng ta đã có những kỹ năng cần thiết về việc nuôi trồng nấm rơm, chúng ta có thể sản xuất nấm rơm để đáp ứng cho nhu cầu này. Chúng ta cần dùng cả hai quan điểm để tìm ý tưởng kinh doanh cho mình. Nếu xuất phát từ quan điểm định hướng theo hàng hóa mà không quan tâm đến nhu cầu của thị trường thì công việc kinh doanh sẽ thất bại. Tương tự, nếu một người chủ không có kỹ năng làm ra các sản phẩm có chất lượng tốt thì cũng không có khách hàng và việc kinh doanh cũng thất bại.
- Tìm cơ hội kinh doanh v Để có được các ý tưởng kinh doanh mới, chúng ta cần suy nghĩ về những khó khăn mà bản thân hoặc mọi người có thể gặp phải khi giải quyết nhu cầu, từ đó có thể tìm ra các cơ hội kinh doanh. v Hãy xem bản thân gặp phải những vấn đề gì khi đi mua các sản phẩm hoặc dịch vụ tại địa phương. Ví dụ như việc mua hàng hóa có khó khăn không, hàng hóa có khan hiếm không, hàng hóa ở quá xa khu vực dân cư,.. v Hãy quan sát những người xung quanh, lắng nghe những người khác phàn nàn để tìm hiểu xem họ có những nhu cầu và khó khăn gì trong việc tiêu dùng và mua hàng hóa.
- Tìm cơ hội kinh doanh v Hãy quan sát và tìm hiểu xem trong cộng đồng và địa phương nơi mình sinh sống và làm việc để tìm ra những dịch vụ còn thiếu. v Nếu có nhu cầu mà chưa có hàng hóa và dịch vụ để đáp ứng thì rõ ràng là có cơ hội cho các chủ doanh nghiệp đáp ứng các nhu cầu đó. v Nếu các doanh nghiệp đang hoạt động chỉ có thể cung cấp dịch vụ chất lượng kém thì là cơ hội cho một công việc kinh doanh mới mang tính cạnh tranh để cung cấp dịch vụ tốt hơn. v Nếu giá cả tăng nhanh đến mức mọi người thấy khó có thể chấp nhận đƣợc thì sẽ xuất hiện cơ hội tìm ra một nơi cung cấp rẻ hơn, một sản phẩm thay thế đỡ tốn kém hoặc một hệ thống phân phối chi phí thấp và hiệu quả hơn.
- Thử nghiệm ý tưởng kinh doanh Sau khi nảy sinh ý tưởng kinh doanh, chúng ta cần biết đó có phải là ý tưởng tốt hay không. Một cách để thử nghiệm ý tưởng kinh doanh là làm bản phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Marketing căn bản - ThS. Nguyễn Thị Hoàng Yến
203 p | 1919 | 572
-
Bài giảng Marketing căn bản: Chương 4 - ĐH Kinh tế Tp.HCM
21 p | 491 | 56
-
Bài giảng Marketing căn bản: Chương 10 - ĐH Kinh tế Tp.HCM
17 p | 180 | 24
-
Bài giảng Marketing căn bản: Chương 6 - ĐH Công Nghệ Đồng Nai
15 p | 187 | 12
-
Bài giảng Marketing căn bản: Chương 1 - Th.S. Nguyễn Ngọc Long
18 p | 119 | 11
-
Bài giảng Marketing căn bản - Trường ĐH Thương Mại
49 p | 57 | 10
-
Bài giảng Marketing căn bản: Chương 4 - Phạm Văn Chiến
7 p | 191 | 8
-
Bài giảng Marketing căn bản: Chương 8 - Quyết định về giá cả
8 p | 6 | 5
-
Bài giảng Marketing căn bản: Chương 4 - Thị trường và hành vi khách hàng
12 p | 7 | 5
-
Bài giảng Marketing căn bản: Chương 9 - Quyết định về kênh phân phối
6 p | 7 | 4
-
Bài giảng Marketing căn bản: Chương 3 - Môi trường marketing
8 p | 7 | 4
-
Bài giảng Marketing căn bản: Chương 2 - Hệ thống thông tin và nghiên cứu marketing
12 p | 5 | 4
-
Bài giảng Marketing căn bản: Chương 0 - Giới thiệu môn học
16 p | 10 | 4
-
Bài giảng Marketing căn bản: Chương 5 - Phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu
13 p | 5 | 3
-
Bài giảng Marketing căn bản: Chương 6 - Kế hoạch hóa chiến lược marketing
7 p | 4 | 3
-
Bài giảng Marketing căn bản: Chương 7 - Quyết định về sản phẩm
8 p | 8 | 3
-
Bài giảng Marketing căn bản: Chương 1 - Tổng quan về marketing (13 trang)
13 p | 7 | 3
-
Bài giảng Marketing căn bản: Chương 10 - Quyết định về xúc tiến và truyền thông
12 p | 7 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn