YOMEDIA
ADSENSE
Bài giảng Mastercam: Phần 1 - Th.S Phạm Ngọc Duy
193
lượt xem 38
download
lượt xem 38
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài giảng Mastercam: Phần 1 - Th.S Phạm Ngọc Duy tập trung trình bày các vấn đề tổng quan về mastercam X; thiết kế 2D trong mastercam; thiết kế 3D trong mastercam;... Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin tài liệu.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Mastercam: Phần 1 - Th.S Phạm Ngọc Duy
- Phần 1. Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MASTERCAM X 1.1. Giới thiệu chung. MasterCAM là phần mềm tin học ứng dụng CAD/CAM sử dụng để thiết kế & lập trình gia công & mô phỏng gia công chi tiết cơ khí trên máy CNC. 1.2. Khởi động MasterCAM. Có 2 cách khởi động một chương trình MasterCAM X trong môi trường Window 9x và NT, XP: Cách 1: Nếu bạn đã tạo một biểu tượng - shortcut trên màn hình, Double Click vào đó. Hình 1.1. Cách 2: Trên thanh taskbar, Click vào nút Start\All Programs\MasterCAM X\MasterCAM X. Sau khi khởi động xong, màn hình đồ họa sẽ có giao diện như hình 1.2. Vùng đồ họa Hình 1.2. Giao diện chương trình MasterCAM sau khi khởi động.
- 1.3. Giao diện màn hình làm việc MasterCAM. Sau khi vào MasterCAM, hệ thống sẽ hiển thị màn hình làm việc của MasterCAM với 4 phân vùng chính sau: Vùng màn hình đồ hoạ (Graphic Area): Đây là vùng làm việc, nơi các mô hình hình học số của đối tượng được thiết lập hoặc được gọi ra và chỉnh sửa. Vùng thanh công cụ (Toolbar): Thanh công cụ là một hàng các nút nằm ngang phía trên cùng của màn hình. Mỗi nút này có một icon hoặc con số để nhận biết. Ngoài ra nếu cần một mô tả rõ hơn về một nút nào đó, chỉ cần di trỏ chuột đến nút đó, bạn sẽ được cung cấp một menu đổ xống mô tả rõ hơn về nút đó. Muốn thực hiện lệnh tương ứng với nút nào đó (Icon Command), chỉ cần click vào nút đó là yêu cầu được thực hiện. Vùng thực đơn (Menu): Vùng Menu nằm ở bên trên của màn hình, chứa menu bar. Menu bar được sử dụng để chọn các chức năng của MasterCAM, ví dụ : Creat, modify, toolpaths... Còn menu phụ nằm ở phía dưới của màn hình được sử dụng để thay đổi các thông số hệ thống của chương trình, ví dụ: Độ sâu Z, màu sắc… là những chức năng thường xuyên được người sử dung thay đổi. Tất cả các lệnh dùng trong MasterCAM đều có thể chọn từ vùng Menu . Vùng hỏi đáp của chương trình (System response area): Tại đây, một hoặc hai dòng văn bản ở dưới cùng của màn hình sẽ mô tả hoạt động của các lệnh. Đây là nơi bạn nhận được các lời nhắc của chương trình. Phải quan sát vùng này cẩn thận, có thể nó sẽ yêu cầu bạn phải nhập các thông số từ bàn phím. 1.4. Các khái niệm & thuật ngữ trong MasterCAM. Trong phần này, người dùng sẽ nắm cơ bản các thuật ngữ trên hình 1.3 cũng như các khái niệm & đặc điểm của MasterCAM, bao gồm: Cửa sổ đồ họa (Graphic Widnow). Thanh trạng thái (Status Bar). Thẻ quản lý đường chạy dao & vật thể 3D (Toolpath & Solid Management Tab). Thanh công cụ (Toolbar). Gợi ý (Tool Tips). Hộp thoại (Dialog Boxes). Thanh Ribbon (Ribbon Bar). Chế độ học (Learning Mode).
- Thanh công cụ vẽ phác (Sketcher). Hình 1.3. Tổng quan giao diện làm việc của MasterCAM.
- 1.4.1. Cửa sổ đồ họa (Graphic Widnow). Đây là không gian làm việc chính trong MasterCAM khi người dùng quan sát, thiết lập, thay đổi các đối tượng hình học & đường dụng cụ. Hình 1.4. Cửa sổ đồ họa MasterCAM
- 1.4.2. Thanh trạng thái (Status Bar). Hình 1.5. Thanh trạng thái MasterCAM. Thành phần của STT Mô tả menu phụ 1. Hiển thị và thay đổi độ sâu làm việc hiện tại. Thay đổi màu sắc liên kết tới các đối tượng hay chức 2. năng được lựa chọn. 3. Đặt level làm việc. Đặt thuộc tính cho độ dày của nét vẽ và kiểu nét vẽ 4. layer làm việc, và dạng hiển thị của điểm, màu của đối tượng. 5. Đặt mặt phẳng ban đầu cho quá trình dựng hình. Thiết lập, thay đổi, xóa, quan sát, thực thi chức năng, 6. thiết lập các thuộc tính cho nhóm đối tượng được lựa chọn Tùy chỉnh thứ tự sắp xếp, tắt đi hay bật lên các trường 7. trên thanh trạng thái. Thay đổi hướng nhìn trên màn hình đồ hoạ. Chú ý 8. rằng, hướng nhìn của màn hình đồ hoạ có thể không phụ thuộc vào mặt phẳng dựng hình. 1.4.3. Thẻ quản lý đường chạy dao & vật thể 3D (Toolpath & Solid Management Tab). Thẻ quản lý đường chạy dao & vật thể 3D xuất hiện trong khung Quản lý hoạt động, ở vùng bên trái màn hình đồ họa. Người dùng có thể làm ẩn hay hiện khung Quản lý hoạt động bằng cách lựa chọn chức năng: Hình 1.6. Thẻ quản lý đường dụng cụ & vật thể 3D.
- Khi khung này ẩn đi, cửa sổ đồ họa sẽ dãn rộng & có chiều rộng trùng khít với chiều rộng của màn hình đồ họa MasterCAM. Thẻ Quản lý đường chạy dao (Toolpath) là nơi người dùng định nghĩa các thông số cài đặt như các hồ sơ mặc định, các thiết lập cho dụng cụ, khai báo kích thước phôi & vùng làm việc an toàn. Người dùng cũng có thể sử dụng thẻ để quan sát, tổ chức & hiệu chỉnh các nhóm máy, các nhóm đường chạy dao & các hoạt động. Thẻ Quản lý vật thể 3D (Solid): nếu MasterCAM Solid được cài đặt, khi người dùng làm việc với một mẫu vật thể 3D, thẻ sẽ ghi vào danh sách mỗi khối vật thể trong hồ sơ hiện hành. Người dùng có thể xổ cây quản lý vật thể để quan sát các thành phần & đặc tính hình thành nên vật thể & đường chạy dao của nó. 1.4.4. Thanh công cụ (Toolbar). Thanh công cụ là tập hợp các chức năng được mô tả bằng các biểu tượng. Trong thanh công cụ chứa đựng từ các thanh công cụ con để tạo mới, mở, lưu trữ, in ấn hồ sơ, hiệu chỉnh hướng quan sát, mặt phẳng làm việc tới các công cụ dùng để thiết kết các khối hình học 2D & 3D, các lựa chọn máy & đường chạy dao để gia công,... Hình 1.7. Thanh công cụ. Để hiển thị hay tắt các thanh công cụ trên màn hình đồ họa, di chuyển con trỏ chuột tới khu vực thanh công cụ, nháy phải & thực hiện các thao tác lựa chọn mong muốn (hình 1.8). Phần các thanh công cụ sẽ được tìm hiểu sâu về sau. 1.4.5. Các gợi ý tương tác (Interactive Prompts). Khi người dùng di chuyển chuột tới một nút lệnh bất kỳ để thực hiện thao tác cũng như trong quá trình thực hiện lệnh, một dòng nhắc sẽ xuất hiện dưới dạng hộp thoại text trong cửa sổ đồ họa để hướng dẫn người dùng nhận biết tác dụng của nút lệnh cũng nhwg trình tự thực hiện lệnh. Ví dụ: khi di chuyển chuột tới nút lệnh vẽ đường thẳng ta sẽ thấy dòng gợi ý: Hình 1.8.
- 1.4.6. Hộp thoại (Dialog Boxes). Hộp thoại xuất hiện khi người dùng được yêu cầu nhập vào các thông tin để hoàn thiện chức năng được lựa chọn. Nhiều hộp thoại còn cho phép người dùng tương tác với cửa sổ đồ họa. Ví dụ: người dùng có thể nhập các giá trị vào các trường trong hộp thoại bằng cách lựa chọn một vị trí, đối tượng hay đường chạy dao trên cửa sổ đồ họa. Hình 1.9 là một ví dụ về hộp thoại. Mặc định của hộp thoại là một số trường cần thiết lập. Người dùng có thể xổ hộp thoại ra bằng cách kích vào nút lệnh hay rút ngắn hộp thoại lại bằng cách kích vào nút lệnh . Hình 1.9. 1.4.7. Thanh công cụ Ribbon (Ribbon Bar). Thanh Ribbon có chức năng tương tự hộp thoại nhưng giao diện của nó lại giống như một thanh công cụ. Khi chưa thực hiện các chức năng lệnh, thanh Ribbon chỉ là 1 dải xám (Hình 1.10): Hinh 1.10: Thanh Ribbon khi chưa kích hoạt lệnh. Còn khi ta thực hiện thao tác với 1 lệnh nào đó, thanh ribon sẽ xuất hiện trên nó các chức năng & thông số phục vụ cho quá trình thực hiện lệnh. Ví dụ: vẽ đường tròn. Hình 1.11. Thanh Ribbon khi kích hoạt lệnh vẽ đường tròn.
- 1.4.7.1. Điều hướng thanh Ribbon. Có 3 cách để di chuyển qua lại giữa các trường & các nút lệnh trong thanh Ribbon. Người dùng có thể: Người dùng có thể kích con trỏ chuột trái vào các nút lệnh cũng như đặt con trỏ vào vị hộp thoại chứa các trường tham số. Sử dụng phím Tab để di chuyển qua lại giữa các trường. Nhấn vào phím tắt có liên kết với nút lệnh hay trường để kích hoạt nút lệnh hay trường đó. Ví dụ: nhấn phím T để kích hoạt nút lệnh Tangent khi vẽ đường tròn. 1.4.7.2.Khóa & mở khóa các trường. Dữ liệu trong các trường trên thanh Ribbon có thể được đóng băng (khóa) để ngăn cản việc thay đổi giá trị vừa thiết lập khii người dùng thay đổi lại vị trí con trỏ chuột trên màn hình đồ họa. Mỗi trường đều có 3 trạng thái: Unlocked: Đây là trạng thái bình thường mặc định của 1 thanh Ribbon hay trường hộp thoại. Trạng thái này cho phép thay đổi giá trị theo sự thay đổi của vị trí con trỏ trên cửa sổ đồ họa. Soft-Locked: Khi ở trạng thái Soft-Locked (khóa mềm), dữ liệu chỉ bị đóng băng trong quá trình xây dựng đối tượng hiện tại. Khi chuyển sang xây dựng đối tượng tiếp theo, trường làm việc sẽ trở về trạng thái Unlocked (mặc định). Để khóa mềm 1 trường, đơn giản chỉ cần nhập 1 giá trị vào hộp thoại của trường đó & ấn phím Enter. Khi đó, nút lệnh bên trái trường đó sẽ bị chìm xuống, báo hiệu trạng thái bị khóa mềm Hard-Locked: Ở trạng thái Hard-Locked (khoa cứng), dữ liệu sẽ liên tục bị đóng băng chô tới khi người dùng mở khóa trường chứa dữ liệu bằng tay. Trạng thái này được sử dụng khi cần xây dựng 1 chuỗi các đối tượng có trường tham số nào đó giống nhau. Để khóa cứng 1 trường, người dùng phải nhập giá trị tham số vào hộp thoại trên trường, sau đó kích vào nút lệnh bên trái trường dữ liệu hoặc nhấn tổ hợp phím Shift + kích chuột. Khi đó hộp thoại sẽ chuyển sang màu đỏ biểu thị trạng thái bị khóa. Để mở khóa trường dữ liệu đó, người dùng chỉ cần kích vào nút lệnh bên trái trường đó.
- 1.4.8. Chế độ học (Learning Mode). Chế độ học trong thanh Ribbon cung cấp cho người dùng các thông tin về các phím tắt tương ứng với các lệnh của nó. Khi chế độ học được kích hoạt, một chuỗi những gợi ý về phím tắt sẽ hiển thị dưới thanh Ribbon khi người dùng đặt con trỏ chuột vào bất kỳ vùng nào trên thanh Ribbon hay trường lệnh đang thực hiện. Hình 1.12. Ví dụ về chế độ học. Để bật (hay tắt) chế độ học, ta vào menu Settings/ Configuration (hình 1.13). Trong hộp thoại System Configuration, chọn trang Screen, lựa chọn (bỏ lựa chọn) trong Option (hình 1.14). Hình 1.13. Hình 1.14. Hộp thoại System Configuration. 1.4.9. Thanh công cụ vẽ phác (Sketcher). Trong MasterCAM, thanh công cụ vẽ phác có chức năng xây dựng các đối tượng hình học cơ sở. Phương thức xây dựng các đối tượng rất nhanh chóng & linh hoạt, bằng cách
- di chuyển chuột & kích chuột trái lên màn hình đồ họa cùng với nhập thông số qua bàn phím. Ở đây, các đối tượng hình học cơ sở bao gồm các điểm, đoạn thẳng, đường cong, đường spline, bo tròn, vát góc,... & không bao gồm các công cụ vẽ hình họa (Drafting), biến đổi tuyến tính (Transform), hiệu chỉnh (Modify), xây dựng bề mặt (Surfaces) & các khối 3D (Solids). Hình 1.15. Thanh Sketcher. Để vẽ các đối tượng hình học cơ sở, kích vào các lệnh chính trên thanh Sketcher ta sẽ thấy một chuỗi danh sách xổ xuống, chọn lệnh cần thực hiện từ thực đơn, di chuyển chuột thực hiện vẽ trên cửa sổ đồ họa, thay đổi các thông số trong thanh Ribbon & kết thúc thao tác vẽ đối tượng. 1.4.10. Thanh thực đơn nháy chuột phải (Right-Click Menus). MasterCAM cung cấp cho người dùng một số các thanh thực đơn khi nháy chuột phải. Ví dụ trong thẻ Toolpath Manager, khi kích chuột phải ta sẽ thấy một thực đơn chức năng xổ ra có chứa các thực đơn con để lựa chọn các nhóm máy, kiểu gia công, kiểu đường chạy dao, ... (hình 1.16). Dưới đây là một số thanh thực đơn có thể xuất hiện khi ta nháy chuột phải vào nơi (hay tác vụ) nào đó trên màn hình đồ họa MasterCAM: Lever Manager. View Manager. Thẻ Toolpath Manager. Thẻ Solid Manager. Thẻ Toolpath Parameters. Machine Definition Manager. Tool Manager. Material List. Drill Point Manager (Mill/Router). Thẻ Toolpath Manager (Lathe). Post Text Page. Thẻ Toolpath Manager (Mill/Router). Chain Manager. Bµi gi¶ng Mastercam - 10 - Th.S Ph¹m Ngäc Duy
- Hình 1.16. Thanh thực đơn từ nháy chuột phải trong thẻ Toolpath Manager. 1.4.11. Các phím gõ tắt (Shortcut Keys). Khi thực hiện một lệnh, thay vì kích vào các biểu tượng để truy nhập vào thanh Ribbon & lựa chọn trong các hộp thoại, MasterCAM cung cấp cho người dùng các phím đặc biệt được gán sẵn để truy nhập vào lệnh đó, đó là các phím tắt. Hình 1.17. Ví dụ: khi vẽ đường cong (arc) đi qua 3 điểm, ta có thể dùng phím tắt (hình 1.17): T – thay cho kích vào lệnh để tạo đường cong tiếp xúc với đường thẳng.
- O – thoát khỏi lệnh vẽ đường cong đi qua 3 điểm. Người dùng có thể quan sát các phím tắt khi thực hiện lệnh bằng cách hiển thị chế độ học trong thanh Ribbon. Ngoài ra người dùng cũng có thể sử dụng các phím tắt khác khi làm việc với các thanh thực đơn trong MasterCAM, đó là các phím F1 – F12, các tổ hợp phím giữa Ctrl, Alt, Shift với các ký tự Alphabet & ký tự số trên bàn phím. Ví dụ: thanh thực đơn Edit & thanh thực đơn View. Hình 1.18. 1.4.12. Quản lý việc thiết lập định nghĩa máy & điều khiển (Machine Definition/ Control Definition Managers). Trong bộ cài MasterCAM chứa đựng rất nhiều các định nghĩa máy, định nghĩa điều khiển mặc định & các chương trình xử lý cuối cùng (Post Processors). Các chức năng trong Quản lý việc thiết lập định nghĩa máy & điều khiển lấy từ thanh thực đơn Machine Type dùng để tùy chỉnh hay thiết lập một định nghĩa máy theo yêu cầu của người dùng phù hợp với chi tiết cần gia công trong hồ sơ hiện hành trong chương trình xử lý của MasterCAM. Một định nghĩa máy mô tả: Các thành phần của máy công cụ & mối quan hệ qua lại giữa chúng. Một định nghĩa điều khiển cung cấp cho chương trình xử lý cuối các thông tin cần thiết để thiết lập các đường dụng cuj phù hợp với các yêu cầu điều khiển. Chương trình xử lý cuối thích hợp với loại máy & sự tổ hợp điều khiển cụ thể. Bµi gi¶ng Mastercam - 12 - Th.S Ph¹m Ngäc Duy
- 1.4.13. Đường chạy dao. Trong MasterCAM, đường chạy dao mô tả dữ liệu về dụng cụ & các chuyển động để gia công cắt gọt phần vật liệu cần thiết từ phôi gốc để hình thành nên chi tiết. Đường chạy dao chứa đựng một tập hợp theo quy luật để định nghĩa các kiểu chuỗi & thông số chô phép, cũng như cách ứng dụng các yếu tố đó vào quá trình điều hành một hoạt động thiết kế & gia công. Mỗi hoạt động đều phải tuân theo những quy luật riêng của mỗi loại đường chạy dao cụ thể. Mỗi đường chạy dao được xây dựng đều được hiển thị là một phần hoạt động trong một nhóm máy được thiết lập trước đó. Người dùng có thể quan sát cũng như hiệu chỉnh các công cụ đó trong thẻ Toolpath Manager. Để thiết lập một đường chạy dao, người dùng phải lựa chọn kiểu máy ...(42/410).
- Chương 2: THIẾT KẾ TRONG MASTERCAM. Chương này sẽ tập trung giới thiệu các khái niệm, chức năng & các kỹ thuật mà người dùng có thể xây dựng & hiệu chỉnh các đối tượng hình học. 2.1. Cơ sở vẽ & thiết kế. MasterCAM cung cấp cho người dùng các công cụ vẽ thân thiện, tự do & linh hoạt cũng như giúp người dùng đạt được độ chính xác thiết kế cần thiết. Trong môi trường vẽ MasterCAM thì chuột & con trỏ chuột là những công cụ thiết kế kỹ thuật, còn các chức năng trong thanh thực đơn Creat là các công cụ cơ bản hỗ trợ quá trình thiết kế. Mastercam Design cũng cung cấp nhiều chức năng vẽ CAD khác giúp cho công việc của người thiết kế trở nên dễ dàng hơn. Với Mastercam Design, người dùng có thể xây dựng các đối tượng dạng khung dây, bề mặt, các dạng hình học khởi thủy & hình học bề mặt. Nếu trong bộ cài có tích hợp Mastercam Solid, người dùng còn được cung cấp các công cụ mở rộng để tạo dựng các khối hình học đặc 3D. Phần đầu này sẽ hướng dẫn người dùng tìm hiểu một số chức năng vẽ kỹ thuật cơ bản trong MasterCAM, bao gồm: Sử dụng thanh thực đơn AutoCursor Ribbon. Nối chuỗi. Thiết lập các thuộc tính. Thiết lập chiều sâu Z. Làm việc trong chế độ 2D & 3D. Thiết lập các mặt phẳng, hướng quan sát, hệ trục tọa độ WCS. Hiệu chỉnh quá trình thiết kế. 2.1.1. Sử dụng thanh thực đơn AutoCursor Ribbon (Using the AutoCurrsor Ribbon Bar). Khi thực hiện 1 lệnh vẽ đối tượng 2D nào đó, thanh thực đơn AutoCursor Ribbon sẽ xuất hiện để người dùng nhập dữ liệu về vị trí. Các hộp thoại trong thanh chỉ ra vị trí hiện hành của con trỏ trong không gian làm việc (trong hệ tọa độ XYZ), đồng thời cũng cho phép người dùng nhập vào bộ dữ liệu bằng tay. Thanh thực đơn AutoCursor Ribbon có chức năng: Truy bắt vị trí con trỏ. Nhập vào từ bàn phím tọa độ điểm trên các trục X,Y & Z. Nhận biết & bắt điểm các kiểu vị trí đặc biệt khi người dùng di chuyển con trỏ chuột tới các đối tượng hình học trên cửa sổ đồ họa.
- Tọa độ con trỏ Chế độ Fastpoint Thiết lập AutoCursor Ghi đè AutoCursor Hình 2.1. Thanh thực đơn AutoCursor Ribbon. 2.1.1.1. Các dấu hiệu nhận biết kiểu bắt điểm (Visual Cues). Các dấu hiệu thị giác là những biểu tượng đồ họa xuất hiện ở con trỏ chuột để chỉ ra trạng thái lọc mà con trỏ tự động (AutoCursor) gặp phải. Ví dụ, nếu ta thiết lập con trỏ nhận biết bắt điểm đối với điểm cuối của những đối tượng đã tồn tại thì khi di chuyển trỏ chuột tới vị trí điểm cuối nào đó nó sẽ ngay lập tức thực hiện bắt điểm tại vị trí đó & dấu hiệu thị giác của điểm cuối sẽ xuất hiện. MasterCAM cung cấp cho người dùng các kiểu bắt điểm sau: Kiểu bắt Biểu tượng Ý nghĩa điểm Origin Chọn điểm gốc Arc Center Chọn điểm là tâm của đường tròn, cung tròn Endpoint Chọn điểm cuối của đối tượng vẽ đơn giản Intersec Chọn điểm giao của 2 đối tượng Midpoint Chọn điểm giữa của đối tượng Point Chọn điểm dã tồn tại Quadrant Chọn điểm tại góc phần tư của đường tròn Nearest Chọn điểm nằm trên đối tượng được chọn Relative Chọn điểm có vị trí tương đối so với điểm khác Mẹo: Trong quá trình con trỏ tự động bắt điểm được kích hoạt, người dùng có thể tạm thời làm mất hiệu lực bắt điểm bằng cách giữ phím Ctrl khi di chuột tới các đối tượng trên cửa sổ đồ họa.
- TRUNG T¢M §µO t¹o CAD/CAM/CNC – VITECH Website: Cadcamvitech.com ---- §T: 0977008004 – 0915219495 ------------------------------------------------------------------------------------------- NhËp täa Cen Endpo ®é ter int §iÓm 2 3 G §iÓm 1 Inter Midpo Po sec int int Chän ®· tån L Relat Quadr ast Chän ive X Y ant T¹o 1 ®iÓm phÇn t- ®- §iÓ b¸n Ori ®iÓm gin 2.1.1.2. Nhập giá trị tọa độ các điểm. Bên cạnh chức năng thực hiện bắt điểm các đối tượng thì thanh AutoCursoor Ribbon còn dùng để nhập giá trị tọa độ các điểm trong quá trình làm việc với các đối tượng vẽ (xem hình 2.1). Các phương pháp nhập tọa độ con trỏ: Nhập lần lượt tọa độ trên các trục X, Y & Z bằng cách đặt con trỏ vào 3 hộp thoại tọa độ trên thanh AutoCursor Ribbon & đánh vào giá trị cần thiết. Nhấn Enter hay Tab để chấp nhận giá trị vừa nhập & chuyển sang hộp thoại tọa độ tiếp sau. Ấn X, Y hoặc Z để mở 1 hộp thoại, sau đó nhập giá trị tọa độ tương ứng cho hộp thoại này. Ở đây ta có thể nhập vào 1 phân số hay 1 số thập phân (ví dụ 3/8 hay 0.375) cũng như các công thức chứa các phép toán cộng, trừ, nhân, chia,... Kích vào mũi tên thả xuống của mỗi hộp thoại để lựa chọn giá trị từ chuỗi danh sách có trước. Bµi gi¶ng Mastercam - 16 - Th.S Ph¹m Ngäc Duy
- Nháy phải vào vùng phía trong các hộp thoại để truy nhập vào danh sách các lối tắt đầu vào dữ liệu. Để lựa chọn 1 giá trị lối tắt nào đó, từ danh sách xổ xuống lựa chọn 1 giá trị từ danh sách các kiểu chữ cái tương ứng. Sau đó, lựa chọn 1 giá trị tọa độ trên cửa sổ đồ họa thì giá trị này sẽ được gán tự động vào hộp thoại tọa độ đó. (Hình 2.2) Hình 2.2. Sử dụng chê độ Fastpoint. Kích trực tiếp lên cửa sổ đồ họa để lựa chọn tọa độ cho điểm đó. Nhấn Shift + kích chuột trái để thiết lập giá trị tọa độ mới có quan hệ với đối tượng có sẵn trên cửa sổ đồ họa. 2.1.1.3. Sử dụng chế độ Fastpoint để nhập tọa độ điểm. Chế độ Fastpoint sử dụng để thay thế cho các trường riêng biệt chứa các giá trị tọa độ X, Y & Z, hợp nhất 3 trường này vào 1 hộp thoại tọa độ. Trong hộp thoại này, người dùng có thể xác định giá trị tọa độ của 1 điểm bằng cách nhập vào các giá trị số tương ứng với X, Y, Z được phân tách bởi dấu phảy, cũng có thể sử dụng lối tắt đầu vào dữ liệu hay các công thức toán học. Để sử dụng chế độ Fastpoint (hình 2.3.) bất cứ khi nào thanh AutoCursor Ribbon được kích hoạt, ta sử dụng một trong các phương pháp sau: Nhấn phím cách Space bar trên bàn phím. Kích vào nút lệnh Fastpoint trên thanh AutoCursor Ribbon. Hình 2.3. Chế độ Fastpoint. Bµi gi¶ng Mastercam - 17 - Th.S Ph¹m Ngäc Duy
- TRUNG T¢M §µO t¹o CAD/CAM/CNC – VITECH Website: Cadcamvitech.com ---- §T: 0977008004 – 0915219495 ------------------------------------------------------------------------------------------- Để nhập tọa độ 1 điểm: Nhập vào từ bàn phím các giá trị số tương ứng với trục X, Y, Z cách nhau bởi dấu phảy. Ví dụ: 2, 3, 5. Ấn Enter để chấp nhận giá trị vừa nhập hay Esc để hủy bỏ. Ở đây ta có thể nhập vào 1 phân số hay 1 số thập phân (ví dụ 3/8 hay 0.375) cũng như các công thức chứa các phép toán cộng, trừ, nhân, chia,... Mẹo: Sử dụng các ký hiệu đại số khi nhập các công thức. Ví dụ, điểm có tọa độ X6, Y3, Z0.5 có thể nhập là X(2*3)Y(5-2)Z(1/2) hay 6,3,.5. 2.1.1.4. Tùy chỉnh các lựa chọn bắt điểm. Để thiết lập các kiểu bắt điểm các đối tượng khác nhau trên cửa sổ đồ họa, ta truy nhập vào biểu tượng trên thanh AutoCursor Ribbon. Khi đó, 1 hộp thoại chứa các lựa chọn sẽ xuất hiện. Ta có thể bỏ hay chấp nhận kiểu bắt điểm nào đó bằng cách tích vào biểu tượng . Sau khi chấp nhận , các kiểu bắt điểm này sẽ có hiệu lực với tất cả các sự lựa chọn & được duy trì cho tới khi ta thiết lập lại các kiểu bắt điểm mới. Hình 2.4. Hộp thoại thiết lập các chế độ bắt điểm. 2.1.1.5. Sử dụng AutoCursor Override. Trong quá trình vẽ, người dùng có thể tạm thời thay đổi các thiết lập bắt điểm đã xây dựng ở trong AutoCursor Settings cho một đối tượng cụ thể.Ví dụ, trong AutoCursor Settings ta đã chọn toàn bộ các kiểu bắt điểm cần thiết nhưng ở bước vẽ hiện hành ta chỉ chọn 1 kiểu bắt điểm Arc Center để vẽ đường tròn. Khi đó ta Bµi gi¶ng Mastercam - 18 - Th.S Ph¹m Ngäc Duy
- TRUNG T¢M §µO t¹o CAD/CAM/CNC – VITECH Website: Cadcamvitech.com ---- §T: 0977008004 – 0915219495 ------------------------------------------------------------------------------------------- sẽ kích vào biểu tượng AutoCursor Override , lựa chọn biểu tượng trong danh sách thả xuống. Lựa chọn sẽ được duy trì khi ta chuyển sang vẽ với đối tượng tiếp theo. Hình 2.5. Các lựa chọn trong danh sách thả xuống AutoCursor Override. 2.1.2. Lựa chọn các đối tượng. Khi xây dựng các đối tượng hình học, ta có thể lựa chọn một số phương pháp để chọn lọc các đối tượng.trong cửa sổ đồ họa, bao gồm: Kích chuột trái, sử dụng các gợi ý, hướng dẫn để lựa chọn 1 hay nhiều đối tượng. Sử dụng các quyền chọn trong thanh công cụ General Selection Ribbon. Xâu chuỗi (phần 2.1.3.). 2.1.2.1. Sử dụng thanh công cụ General Selection Ribbon. Sử dụng thanh công cụ General Selection Ribbon để lựa chọn phương pháp chọn lọc đối tượng trên cửa sổ đồ họa. Thanh công cụ này hoạt động ở 2 chế độ khác nhau: Standard Selection & Solid Selection. Việc chế độ nào có hiệu lực phụ thuộc vào kiểu đối tượng chứa trong hồ sơ làm việc & các chức năng lựa chọn từ các thanh thực đơn & thanh công cụ trong MasterCAM. Nếu ta chọn 1 chức năng để làm việc với vật thể khối đặc (Solid) thì thanh công cụ General Selection Ribbon sẽ tự động chuyển về chế độ Solid Selection. Hình 2.6. Chế độ Solid Selection. Bµi gi¶ng Mastercam - 19 - Th.S Ph¹m Ngäc Duy
- TRUNG T¢M §µO t¹o CAD/CAM/CNC – VITECH Website: Cadcamvitech.com ---- §T: 0977008004 – 0915219495 ------------------------------------------------------------------------------------------- Còn nếu trong hồ sơ đang làm việc không chứa khối đặc (Solid) thì chế độ Solid selection sẽ không có hiệu lực, người dùng chỉ có thể làm việc với chế độ Standard Selection. Hình 2.7. Chế độ Standard Selection. Các phương pháp lựa chọn trong chế độ Standard Selection: Chain: lựa chọn/ xâu chuỗi các đối tượng có liên kết với các đối tượng khác.Ví dụ: kích vào 1 cạnh của 1 hình chữ nhật để chọn cả 4 cạnh của hình chữ nhật đó, hay kích vào 1 đoạn thẳng có giao điểm với cạnh khác để lựa chọn cả 2 cạnh. Window: lựa chọn các đối tượng bằng cách vẽ 1 hình cửa sổ bao quanh chúng. Polygon: lựa chọn các đối tượng bằng cách vẽ 1 hình đa giác bao quanh các đối tượng đó. Kích đúp khi kết thúc vẽ đường đa giác tưởng tượng. Single: lựa chọn từng đối tượng cá biệt bằng cách kích chuột trái lên đối tượng đó. Area: lựa chọn tập hợp các đối tượng hình học 2D kín bằng cách lần lượt kích chuột trái vào không gian của đối tượng đó. Vector: lựa chọn tập hợp các đối tượng bằng cách vẽ 1 vector xuyên qua chúng. Khi đó, tất cả các đối tượng được vector này cắt qua đều được lựa chọn. Mẹo: Trong chế độ Standard Selection: Ta có thể bật tạm thời lựa chọn Vector bằng cách giữ phím Alt & di chuột trái để vẽ vector cắt qua các đối tượng được lựa chọn. Để làm mất hiệu lực của chế độ lựa chọn hiện hành, đồng thời bật 1 trong 2 chế độ lựa chọn Chain & Area. & chuyển đổi qua lại giữa 2 phương pháp đó, ta nhấn phím Shift khi kích vào đối tượng hay vào 1 vị trí nào đó trong không gian. Nếu ta đặt con trỏ lên 1 đối tượng khi giữ phím Shift thì chế độ Chain sẽ được kích hoạt, Bµi gi¶ng Mastercam - 20 - Th.S Ph¹m Ngäc Duy
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn