intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng môn thực vật rừng: Cây Rừng

Chia sẻ: Kim Ngan Lam Thi | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:57

1.000
lượt xem
149
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Môn học thực vật rừng là môn học không chỉ nhận biết những loài thực vật rừng, mà còn tìm hiểu về các đặc tính sinh vật học và giá trị kinh tế của chúng. Cho đến nay, loài người đã nhận biết được hàng ngàn loài thực vật. Tuy vậy, thực vật rừng vẫn còn là một bí mật đối với nhiều người. Vì thế, việc tìm hiểu và sử dụng nguồn tài nguyên phong phú đó như thế nào cho thật hợp lý vẫn còn là một vấn đề suy nghĩ của khoa học lâm nghiệp....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng môn thực vật rừng: Cây Rừng

  1. Môn Học Cây rừng
  2. Giới thiệu chương trình môn học Lý thuyết Bài mở đầu: (2 tiết) 1. Khái niệm về môn học và đối tượng chính của môn Thực vật rừng 2. Mục đích và nhiệm vụ của môn học Thực vật rừng 3. Phương pháp nghiên cứu và học tập môn Thực vật rừng Phần I: Khái niệm về sinh thái và khu phân bố thực vật (2 tiết) 1. Khái niệm về sinh thái học 2. Khu vực phân bố của thực vật Phần II: Khái niệm đơn vị phân loại và tên khoa học (3 tiết) 1. Khái niệm về đơn vị phân loại thực vật bậc cao 2. Sơ lược về tên khoa học của thực vật
  3. Giới thiệu chương trình môn học Phần III: Cây rừng Việt Nam 1.Ngành hạt trần: PINOPHYTA (4 tiết) (GYMNOSPERMAE) a)Phân ngành Tuế: CYCADICAE b)Phân ngành Thông: PINICAE 2.Ngành thực vật hạt kín: AGNOLIOPHYTA (ANGIOSPERMAE) a)Phân lớp Ngọc lan: Magnoliidae (3 tiết) b)Phân lớp Kim mai: (3 tiết) Hamamelididae c)Phân lớp Sổ: (6 tiết) Dilleniidae d)Phân lớp Hoa hồng: (5 tiết) Rosidae e)Phân lớp Cúc: (3 tiết) Asteridae
  4. Giới thiệu chương trình môn học Thực Hành 1. Phương pháp lập một khóa tra thực vật. 2. Phương pháp thu hái và ép mẫu thực vật. 3. Định danh cây rừng.
  5. Tài liệu tham khảo Văn Ký, 1993, “Giáo trình thực vật rừng” tủ sách Trường Đại học Nông 1.Lê lâm, Thành phố Hồ Chí Minh. 2.Nguyễn Tiến Bân, 1997, “Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam”, tập 1 và 2, Nxb Khoa học và Kỹ thuật. 3.Phạm Hoàng Hộ, 1972, “Cây cỏ Miền Nam Việt Nam”, Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên, Sài Gòn 4.Phạm Hoàng Hộ, 2003, “Cây cỏ Việt Nam”, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 5.Trần Hợp và Nguyễn Bội Quỳnh, 1993, “Cây gỗ kinh tế”, Nxb Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh. 6.Võ Văn Chi, 1978, “Phân loại thực vật”, Nxb Đại học và THCN, Hà Nội. 7.Võ Văn Chi,1982, “Thực tập phân loại học thực vật Thực vật bậc cao ”, Nxb Đại học và THCN, Hà Nội 8.Võ Văn Chi, 2004, “Từ điển thực vật thông dụng”, tập 1 và 2, Nxb Khoa Học và Kỹ Thuật. 9.Vỏ Văn Chi và các cộng sự, 1982, “Từ điển thực vật học”, Nxb Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội.
  6. Bài mở đầu Khái niệm về môn thực vật rừng 1. 2. Mục đích nhiệm vụ của môn học
  7. 1. Khái niệm về môn thực vật rừng học thực vật rừng là môn học không chỉ nhận  Môn biết những loài thực vật rừng, mà còn tìm hiểu về các đặc tính sinh vật học và giá trị kinh tế của chúng.  Cho đến nay, loài người đã nhận biết được hàng ngàn loài thực vật. Tuy vậy, thực vật rừng vẫn còn là một bí mật đối với nhiều người. Vì thế, việc tìm hiểu và sử dụng nguồn tài nguyên phong phú đó như thế nào cho thật hợp lý vẫn còn là một vấn đề suy nghĩ của khoa học lâm nghiệp.
  8. 1. Khái niệm về môn thực vật rừng Thực vật rừng trên thế giới cũng như ở nước ta vô cùng  phong phú và phức tạp. Tính phức tạp biểu hiện ở chỗ, thực vật có rất nhiều loài với muôn hình muôn vẻ về mặt hình thái, kích thướt, về dạng sống và tập tính sinh sống… Để dễ dàng nhận biết các loài cây, đồng thời góp phần phục vụ cho nghiên cứu và kinh doanh rừng, các nhà thực vật đã phân chia thực vật thành nhiều đơn vị khác nhau dựa trên mối quan hệ và sự tiến hóa của chúng. Đối tượng kinh doanh của ngành lâm nghiệp hiện nay chủ  yếu là gỗ; trong đó những cây có giá trị kinh tế lớn về gỗ, về giấy sợi, về tính chất cải tạo đất, về dược liệu được đặc biệt chú ý… Và đó cũng là đối tượng chính của môn “Cây rừng Việt Nam”.
  9. 1. Khái niệm về môn thực vật rừng Để nhận biết, cây thân gỗ được chia làm 2 loại: cây gỗ và cây bụi. a. Cây gỗ bao gồm những cây thân gỗ, có thân thẳng và chiều cao dưới cành lớn, chúng được chia làm 3 loại phụ: - Cây gỗ lớn: H >20m, D> 45cm. - Cây gỗ nhỡ: H từ 10-20m, D từ 20-45cm. - Cây gỗ nhỏ: H< 10m, D
  10. 1. Khái niệm về môn thực vật rừng b. Cây bụi bao gồm những cây thân gỗ thấp, tỉa cành thấp hay chiều cao dưới cành gần như không có. Chúng cũng được chia làm ba loại phụ: - Cây bụi cao: H từ 4 - 6 m, - Cây bụi nhỡ: H từ 2 - 4m - Cây bụi nhỏ: H dưới 2m.
  11. 2.Mục đích nhiệm vụ của môn học  Mục đích chính của môn Thực vật rừng là nhận biết được những loài cây rừng có giá trị cao về kinh tế và đặc sản. Nhiệm vụ của môn Thực vật rừng là nghiên cứu những đặc điểm hình thái, sinh thái, một số quy luật về sinh thái học cá thể và sự phân bố của thực vật theo những điều kiện sống khác nhau. Vì thế, môn Cây rừng có mối quan hệ rất chặt chẽ với các môn học như hình thái giải phẩu thực vật, khí hậu – thủy văn, đất rừng, phân loại thực vật và sinh thái học thực vật…
  12. 2.Mục đích nhiệm vụ của môn học Nhiều nhà khoa học lâm nghiệp cho rằng, môn Cây  rừng vừa mang tính chất là môn cơ sở vừa là môn chuyên ngành. Trước đây, nhiều nhà lâm nghiệp cho rằng môn Cây rừng cũng phục vụ cho việc nghiên cứu về lâm học, còn các môn học khác không cần thiết phải biết cây rừng. Đó là một quan điểm không chính xác, thật vậy, điều tra và quy hoạch rừng, trồng rừng, quản lý – bảo vệ rừng… chỉ có thể được giải quyết tốt một khi nhà lâm nghiệp có được những kiến thức tốt về cây rừng. Ngày nay môn Cây rừng được coi trọng hơn, bởi vì nó không chỉ là một trong những môn cơ sở của lâm nghiệp, mà còn được xem như một chìa khóa giúp cho những ai muốn tìm hiểu về rừng.
  13. 3. Phương pháp nghiên cứu và học tập môn thực vật rừng Các phương pháp nghiên cứu về phân loại thực vật học.  Các phương pháp nghiên cứu về sinh thái học, lâm sinh học.  Trong thiên nhiên cây rừng đãphong phúvề loỡi, hình thái của  chúng cũng không cố định mỡ thường biến đổi theo hoỡn cảnh sống, nên khi nghiên cứu về chúng phải theo quan điểm động vỡ mối liên hệ với nhiều bên. Lúc học phải vận dụng phương pháp phân tích so sánh để tìm ra  mối quan hệ giữa các bộ phận, giữa các loài thực vật và thực vật với hoàn cảnh cũng như về giá trị kinh tế của nó Khi quan sát thực vật cần vận dụng tổng hợp tất cả các giác  quan, cần phân biệt những đặc điểm cở bản (đặc điểm ít thay đổi) và đặc điểm không cơ bản (đặc điểm hay thay đổi) để ghi nhận
  14. PHẦN I. NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ SINH THÁI VÀ SỰ HÌNH THÀNH KHU PHÂN BỐ CỦA THỰC VẬT 1.1. KHÁI NIỆM VỀ SINH THÁI HỌC 1.2. KHU VỰC PHÂN BỐ CỦA THỰC VẬT
  15. 1.1. KHÁI NiỆM VỀ SINH THÁI HỌC Thuật ngữ sinh thái học “Ecology” bắt nguồn từ tiếng Hy – Lạp: Oikos, nghĩa là “nhà” hoặc là “nơi sinh sống”; Logos, nghĩa là môn học. Theo nghĩa của sinh thái học, sinh thái học là khoa học về cơ thể sống trong “ nhà của mình”. Theo nghĩa thông thường, sinh thái học là khoa học về quan hệ của các sinh vật với môi trường xung quanh chúng. Sinh thái học là môn học của khoa học sinh vật, nghiên cứu sự phân bố, độ phong phú, chức năng của các sinh vật, sự tương tác qua lại giữa các sinh vật với nhau giữa các sinh vật với môi trường vô cơ của chúng. Theo Odum (1971), sinh thái học là môn khoa học nghiên cứu cấu trúc và chức năng của tự nhiên. Krebs (1978) định nghĩa sinh thái học là khoa học về những sự tương tác ấn định sự phân bố và mật độ của các sinh vật. Mặc dù có thể có nhiều định nghĩa khác nhau về sinh thái học, nhưng chúng ta cần nhớ rằng: “Mục tiêu cơ bản của sinh thái học là nghiên cứu mối liên hệ qua lại giữa các sinh vật và giữa chúng với môi trường vô cơ”.
  16. 1.1. KHÁI NiỆM VỀ SINH THÁI HỌC Môi trường sống của thực vật chính là tổng hợp tất cả những gì bao quanh chúng mà có ảnh hưởng trực tiếp hoạc gián tiếp tới đời sống của thực vật. Những gì bao xung quanh thực vật mà có ảnh hưởng trức tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống của thực vật được gọi là nhân tố sinh thái. Có rất nhiều nhân tố sinh thái. Nhưng để dễ dàng nghiên cứu, người ta đã phân chia các nhân tố sinh thái thành 5 loại chính: Nhân tố khí hậu bao gồm ánh sang, nhiệt độ, không khí (gió), mưa (ẩm độ, lượng nước). Nhân tố đất đai bao gồm địa hình (độ cao, độ dốc, hướng dốc, độ dài sườn dốc…), đất (kết cấu lý hóa tính, các dinh dưỡng trong đất, nhiệt độ, không khí, sinh vật sống trong đất…). Nhân tố sinh vật bao gồm thực vật, thực vật và vi sinh vật. Nhân tố con người bao gồm những hoạt động sống của con người như trồng trọt, khai thác rừng, làm nương rẫy, đốt rừng… Nhân tố lịch sử bao gồm lịch sử tự nhiên (động đất, cháy rừng…) và lịch sử loài người (hoạt động của con người trong quá khứ).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2