intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Ngữ văn 6 bài 24: Lượm

Chia sẻ: Tran Ve | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:21

571
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô giáo và các bạn học sinh cùng tham khảo Bài giảng Ngữ văn 6 bài 24: Lượm thiết kế bằng Powerpoint chuyên ghiệp giúp nâng cao kĩ năng và kiến thức trong việc soạn bài giảng điện tử giảng dạy và học tập. Bài giảng Ngữ văn 6 bài 24: Lượm trình bày bằng Slide rất sống động với các hình ảnh minh họa giúp các em học sinh dễ dàng hiểu được bài giảng và nhanh chóng năm bắt các nội dung chính bài học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Ngữ văn 6 bài 24: Lượm

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ Câu hỏi: Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ: “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ? Nêu nội dung chính và vài nét nghệ thuật của bài thơ? Đáp án: - Nội dung: Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. - Nghệ thuật: thể thơ năm chữ, với lối kể chuyện, kết hợp miêu tả, kể với biểu cảm, có nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động.
  2. BÀI 24: TIẾT 99 – VĂN HỌC Văn bản: Lượm (Tố Hữu)
  3. BÀI 24: TIẾT 99 – VĂN HỌC Văn bản: Lượm (Tố Hữu) I. GIỚI THIỆU CHUNG: 1. Tác giả: ► Tên thật là Nguyễn Kim Thành quê ở Thừa Thiên Huế. L à nhà cách mạng- nhà thơ lớn của dân tộc 2. Tác phẩm: Bµi th¬ s¸ng t¸c n¨m 1949, trong thêi k× kh¸ng chiÕn chèng thùc d©n Ph¸p ( 1946- 1954).
  4. BÀI 24: TIẾT 99 – VĂN HỌC Văn bản: Lượm (Tố Hữu) I. GIỚI THIỆU CHUNG: II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 1. Đọc – chú thích: 2. Bố cục - Thể thơ: 3 phần: + Phần 1: Từ đầu… xa dần: Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp tình cờ với nhà thơ. + Phần 2: Tiếp... giữa đồng: Chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm. + Phần 3: Còn lại: Hình ảnh Lượm còn sống mãi. * Thể thơ: thơ 4 tiếng (thường được dùng trong các bài vè kể chuyện).
  5. BÀI 24: TIẾT 99 – VĂN HỌC I. GIỚI THIỆU CHUNG: Văn bản: Lượm (Tố Hữu) II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 3. Phân tích: a) Hình ảnh chú bé Lượm trong lần gặp gỡ tình cờ với nhà thơ: - Hoàn cảnh gặp gỡ: Ngày Huế đổ máu Chú Hà Nội về Tình cờ chú cháu Gặp nhau Hàng Bè => Năm 1946, giặc đánh chiếm cố đô Huế - quê nhà thơ, hai chú cháu tình cờ gặp nhau trên phố Hàng Bè – Thành phố Huế. Khi ấy Lượm đã trở thành một người lính thực thụ. - Trang phục: Cái xắc nhỏ, mũ ca lô - Dáng điệu: nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, tinh nghịch. : - Lời nói: Tự nhiên, chân thật => Lượm rất yêu thích công việc đi liên lạc.
  6. Ngày Huế đổ máu Chú bé loắt choắt Chú Hà Nội về Cái xắc xinh xinh Tình cờ chú cháu Cái chân thoăn thoắt Gặp nhau Hàng Bè. Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Hình ảnh của Lượm được thể hiện qua các từ ngữ Mồm huýt sáo vang miêu tả nào? Như con chim chích Nhảy trên đường vàng…
  7. BÀI 24: TIẾT 99 – VĂN HỌC Văn bản: Lượm (Tố Hữu) I. GIỚI THIỆU CHUNG: II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 3. Phân tích: a) Hình ảnh chú bé Lượm trong lần gặp gỡ tình cờ với nhà thơ: - Sử dụng nhiều từ láy gợi hình, tạo nên nhạc điệu, âm điệu thú vị; điệp từ làm cho nét vẽ sắc, khoẻ, giọng thơ trở nên hóm hỉnh, yêu thương; so sánh đơn giản,dễ hình dung. =>Lượm là người nhanh nhẹn, hiếu động, hồn nhiên, tinh nghịch, yêu đời, say mê kháng chiến, tuổi nhỏ mà chí cao thật đáng mến, đáng yêu.
  8. BÀI 24: TIẾT 99 – VĂN HỌC Văn bản: Lượm (Tố Hữu) CÂU HỎI THẢO LUẬN: Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh “ con đường vàng”? ĐÁP ÁN: “ Con đường vàng” là hình ảnh sáng giá, tượng trưng cho con đường đầy nắng đẹp đi tới tương lai xán lạn mà cách mạng đã đem đến cho thiếu nhi Việt Nam.
  9. BÀI 24: TIẾT 99 – VĂN HỌC Văn bản: Lượm (Tố Hữu) I. GIỚI THIỆU CHUNG: II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 3. Phân tích: a) Hình ảnh chú bé Lượm trong lần gặp gỡ tình cờ với nhà thơ: - Cháu đi liên lạc Cháu cười híp mí Vui lắm chú Má đỏ bồ quân Ở đồn Mang Cá - Thôi chào đồng chí! Thích hơn ở nhà! Cháu đi xa dần… - Lượm vui sướng được trở thành người chiến sĩ nhỏ cùng cha anh đánh giặc. - Giọng thơ chuyển sang đối thoại. “ Vui lắm”, “ thích hơn” -> biểu lộ hồn nhiên tinh thần yêu nước và nhiệt tình kháng chiến của Lượm. - Nụ cười “ híp mí”, má đỏ bồ quân” -> bức chân dung chú liên lạc thêm sinh động
  10. BÀI 24: TIẾT 99 – VĂN HỌC Văn bản: Lượm (Tố Hữu) I. GIỚI THIỆU CHUNG: II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 3. Phân tích: a) Hình ảnh chú bé Lượm trong lần gặp gỡ tình cờ với nhà thơ: b) Hình ảnh Lượm trong chuyến liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm. *) Lượm khi làm nhiệm vụ: Bỏ thư vào bao Vụt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo Vụt qua -> Thể hiện quyết tâm chiến đấu, hành động nhanh nhẹn, quả cảm của người chiến sĩ.Nhiệm vụ chiến đấu là trên hết, ngay cả khi “đạn bay vèo vèo”. Thư đề “ Thượng khẩn” -> Không thể do dự, không thể chậm trễ, đó là mệnh lệnh chiến đấu. Sợ chi hiểm nghèo? -> nêu bật ý chí quả cảm của Lượm, của Kim Đồng, Lê Văn Tám.…coi cái chết nhẹ tựa lông hồng mà tuổi thơ chúng ta vô cùng ngưỡng mộ. => Lượm làm nhiệm vụ trong tình huống chiến đấu vô cùng ác liệt, nhưng em không hề chần chừ, lấy việc hoàn thành nhiệm vụ làm mục đích trên hết.
  11. BÀI 24: TIẾT 99 – VĂN HỌC Văn bản: Lượm (Tố Hữu) I. GIỚI THIỆU CHUNG: II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 3. Phân tích: a) Hình ảnh chú bé Lượm trong lần gặp gỡ tình cờ với nhà thơ: b) Hình ảnh Lượm trong chuyến liên lạc cuối cùng: *) Lượm hi sinh: Bỗng loè chớp đỏ Thôi rồi, Lượm ơi! Chú đồng chí nhỏ Một dòng máu tươi! -> Lượm hi sinh bất ngờ, anh dũng giữa chiến trường trong tư thế người anh hùng tuổi thiếu niên.
  12. BÀI 24: TIẾT 99 – VĂN HỌC Văn bản: Lượm (Tố Hữu) I. GIỚI THIỆU CHUNG: II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 3. Phân tích: a) Hình ảnh chú bé Lượm trong lần gặp gỡ tình cờ với nhà thơ: b) Hình ảnh Lượm trong chuyến liên lạc cuối cùng: *) Lượm hi sinh: Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng. -> Gợi tả lý tưởng chiến đấu cao đẹp, sự hi sinh thanh thản của ngư ời anh hùng dám xả thân vì đất nước, vì quê hương.
  13. BÀI 24: TIẾT 99 – VĂN HỌC Văn bản: Lượm (Tố Hữu) I. GIỚI THIỆU CHUNG: II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 3. Phân tích: a) Hình ảnh chú bé Lượm trong lần gặp gỡ tình cờ với nhà thơ: b) Hình ảnh Lượm trong chuyến liên lạc cuối cùng: *) Tình cảm của nhà thơ: - Gọi là cháu: Thể hiện tình cảm thân mật, yêu thương. - Gọi là “ chú đồng chí nhỏ” : Thể hiện sự vui đùa, tôn trọng như người bạn ngang hàng. - Gọi là Lượm kèm theo những từ cảm thán: Thể hiện cảm xúc cao độ khi Lượm hi sinh.
  14. BÀI 24: TIẾT 99 – VĂN HỌC I. GIỚI THIỆU CHUNG: Văn bản: Lượm (Tố Hữu) II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 3. Phân tích: a) Hình ảnh chú bé Lượm trong lần gặp gỡ tình cờ với nhà thơ: b) Hình ảnh Lượm trong chuyến liên lạc cuối cùng: *) Tình cảm của nhà thơ: Ra thế Lượm ơi!... Thôi rồi, Lượm ơi! Lượm ơi, còn không? -> Đau xót đột ngột như một tiếng nấc nghẹn ngào của nhà thơ, như không muốn tin điều đó là sự thật. - Nhà thơ yêu mến, trân trọng, xót thương, nâng niu người đồng chí nhỏ đã hi sinh.
  15. BÀI 24: TIẾT 99 – VĂN HỌC Văn bản: Lượm (Tố Hữu) I. GIỚI THIỆU CHUNG: II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 3. Phân tích: a) Hình ảnh chú bé Lượm trong lần gặp gỡ tình cờ với nhà thơ: b) Hình ảnh Lượm trong chuyến liên lạc cuối cùng: c) Lượm còn sống mãi: Đó là điệp khúc, là lời khẳng định Lượm còn sống mãi trong lòng nhà thơ và các thế hệ mai sau.
  16. BÀI 24: TIẾT 99 – VĂN HỌC Văn bản: Lượm (Tố Hữu) I. GIỚI THIỆU CHUNG: II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: *) Tổng kết: +) Nghệ thuật: - Kể kết hợp với tả, thể thơ 4 chữ, sử dụng nhiều từ láy, điệp từ,câu hỏi tu từ có tác dụng gợi hình ảnh và cảm xúc. +) Nội dung: - Bài thơ khắc hoạ hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã anh dũng hi sinh nhưng hình ảnh em vẫn sống mãi với quê hương, đất nước. *) Ghi nhớ (SGK – 76)
  17. BÀI 24: TIẾT 99 – VĂN HỌC Văn bản: Lượm (Tố Hữu) I. GIỚI THIỆU CHUNG: II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: III. LUYỆN TẬP: 1. Đoạn văn miêu tả chuyến liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm: Hôm nay cũng giống như mọi ngày, Lượm vẫn bên mình mang cái xắc xinh xinh, chiếc mũ calô vẫn đội lệch trên đầu, Lượm vui vẻ đi làm nhiệm vụ. Sau khi đã cẩn thận bỏ thư “ Thượng khẩn” vào túi, chú vội lao đi. Nơi mà chú phải đến là mặt trận, ở đó đang diễn ra một cuộc chiến đấu ác liệt giữa bộ đội ta và quân Pháp. Con đường chú đi là những cánh đồng quê vắng vẻ hai bên đồng lúa đang trổ đòng đòng. Trong lúc chú đang vui vẻ, hớn hở đi làm nhiệm vụ thì bỗng một loạt đạn chớp đỏ đã cướp đi sinh mạng bé nhỏ của chú. Lượm hi sinh như một thiên thần bé nhỏ nằm yên nghỉ giữa cánh đồng quê hương với hương thơm ngào ngạt thanh khiết của lúa non bao phủ.
  18. Trò chơi : Giải ô chữ Nhân vật chính trong tác phẩm vừa học ? Thể thơ trong bài Lượm là gì ? Tác giả của bài thơ Lượm ? L Ư Ợ M Câu “ Cái đầu nghênh nghênh” miêu tảsắc?của bài B Ố N C H Ữ Nghệ thuật đặc gì thơ ? T Ố H Ữ U D Á N G Đ I Ệ U T Ừ L Á Y D Ũ N G C Ả M
  19. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Học thuộc lòng đoạn thơ, từ “Một hôm nào đó… hồn bay giữa đồng” Hoàn thiện Bài tập 2 phần Luyện tập Soạn tiếp phần còn lại của văn bản Soạn văn bản Mưa của Trần Đăng Khoa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2