intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Nhiễm trùng tiểu - ThS. BS. Nguyễn Thanh Vy

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Nhiễm trùng tiểu gồm các nội dung chính như sau: Định nghĩa; các khái niệm phân loại nhiễm trùng tiểu; cơ chế bệnh sinh; chẩn đoán; nguyên tắc điều trị nhiễm trùng tiểu;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Nhiễm trùng tiểu - ThS. BS. Nguyễn Thanh Vy

  1. NHIỄM TRÙNG TIỂU ThS. BS. Nguyễn Thanh Vy
  2. NỘI DUNG 1. Định nghĩa 2. Các khái niệm phân loại nhiễm trùng tiểu 3. Cơ chế bệnh sinh 4. Chẩn đoán 5. Nguyên tắc điều trị
  3. ĐỊNH NGHĨA • Nhiễm trùng tiểu (NTT – Urinary Tract Infection: UTI) là sự hiện diện của vi khuẩn hoặc các loại vi sinh vật khác trong nước tiểu hoặc mô niệu dục • Khuẩn niệu (bacteriuria): phân lập được bất kỳ vi khuẩn nào trong nước tiểu. Trong thực hành LS, phân lập được vi khuẩn với nồng độ đạt tiêu chuẩn chẩn đoán • Có thể có triệu chứng hoặc không triệu chứng.
  4. ĐỊNH NGHĨA • NTT không triệu chứng: cấy nước tiểu thỏa tiêu chuẩn định lượng vi khuẩn tuy nhiên BN không có triệu chứng hoặc dấu hiệu của nhiễm trùng • NTT có triệu chứng • Viêm bàng quang • Viêm đài bể thận • Viêm tiền liệt tuyến (cấp hoặc mạn)
  5. ĐỊNH NGHĨA • NTT đơn giản (Acute uncomplicated UTI) • NTT phức tạp (Complicated UTI) • NTT tái nhiễm (Reinfection) • NTT tái phát (Relapse)
  6. ĐỊNH NGHĨA • Nhiễm trùng tiểu phức tạp: là NT xảy ra ở BN có kèm theo ít nhất 1 trong các YTNC sau đây làm phức tạp vấn đề xử trí và tiên lượng bệnh: • Thai kỳ • NCT có nhiều bệnh mạn tính đi kèm • Tắc nghẽn đường tiết niệu (sỏi, u đường tiết niệu, co thắt NĐ, co thắt NQ, phì đại TLT) • ĐTĐ, dùng thuốc ức chế miễn dịch, suy thận, ghép thận • Bất thường về giải phẫu đường niệu (trào ngược BQ-NQ, hẹp khúc nối bể thận-niệu quản) • RL chức năng BQ
  7. ĐỊNH NGHĨA • Nhiễm trùng tiểu đơn giản: • NT niệu đạo, viêm BQ cấp xảy ra ở PN, không có các YTNC kể trên • Lưu ý NTT ở nam đều được xem là phức tạp vì thường đi kèm với bất thường về giải phẫu hoặc chức năng đường tiết niệu
  8. ĐỊNH NGHĨA • NTT tái nhiễm: • Do 1 loại VK khác với VK lần NTT trước • Thường là viêm niệu đạo, viêm bàng quang cấp • NTT tái phát: • Do cùng 1 loại VK với lần NTT trước, thường kháng với KS • Thường xảy ra sau điều trị viêm TLT cấp, viêm đài bể thận cấp
  9. BỆNH SINH VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ Do sự tác động lẫn nhau giữa các yếu tố người bệnh, vi sinh vật và yếu tố môi trường
  10. BỆNH SINH VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ • Yếu tố môi trường • Môi trường: nước tiểu, âm đạo, BQ, NQ, thận (tủy>vỏ) • Bất thường cấu trúc giải phẫu và chức năng: • Sỏi, catheter, trào ngược BQ-NQ, tắc nghẽn NQ thứ phát do phì đại TLT, BQ thần kinh, phẫu thuật vùng tiết niệu. E.coli là tác nhân thường gặp • PN có thai: ức chế nhu động NQ và giảm trương lực NQ gây nên trào ngược BQ-NQ • Yếu tố vật chủ (bệnh nhân): nữ, mãn kinh, bệnh lý suy giảm miễn dịch (ĐTĐ, dùng thuốc ức chế miễn dịch) • Yếu tố vi sinh vật (tác nhân gây bệnh): vi khuẩn, virus, nấm
  11. ĐƯỜNG VÀO CỦA TÁC NHÂN GÂY BỆNH 1.Ngược dòng: thường gặp, (80% TH), VK hiếu khí Gr (-) đường ruột xâm nhập từ hậu môn 2.Đường máu: tổn thương tại thận, hoặc nhiễm trùng toàn thân/suy giảm miễn dịch 3.Đường lân cận: sonde niệu đạo, mở BQ ra da, dò đường tiểu vào âm đạo, đại tràng, trực tràng
  12. LÂM SÀNG NTT KHÔNG TRIỆU CHỨNG (ABU) • Nhiễm trùng tiểu không triệu chứng (ABU): là sự hiện diện của VK trong đường tiểu mà không có biểu hiện lâm sàng và được tình cờ phát hiện bằng XN nước tiểu • Thường không cần điều trị trừ những TH đặc biệt như thai kỳ, giảm BC hạt, ức chế miễn dịch, can thiệp thủ thuật trên đường tiết niệu
  13. LÂM SÀNG VIÊM BÀNG QUANG • Triệu chứng điển hình: • RL tiểu tiện: tiểu khó, tiểu nhiều lần, tiểu gấp. Tiểu đêm, tiểu chần chừ • Đau vùng trên xương mu • Tiểu máu đại thể • Khám LS: ấn đau vùng hạ vị
  14. LÂM SÀNG VIÊM ĐÀI BỂ THẬN CẤP • Triệu chứng khởi phát cấp tính: • Sốt nhẹ  sốt cao lạnh run, không đau thắt lưng hoặc góc sườn sống • Buồn nôn, nôn • Đau lưng, hông lưng, góc sườn sống, đau 1 bên, đau có thể lan dữ dội xuống vùng bàng quang và bộ phận sinh dục ngoài (cơn đau quặn thận) • Kèm theo triệu chứng của viêm BQ: tiểu gắt, tiểu lắt nhắt, tiểu máu, tiểu đục, tiểu mủ, nước tiểu có mùi hôi tanh (có thể có hoặc không) • Sốt là triệu chứng chính để phân biệt “viêm BQ” >< “viêm đài bể thận”
  15. LÂM SÀNG VIÊM ĐÀI BỂ THẬN CẤP • Khám LS: • Chạm thận, bập bềnh thận (+) • Rung thận (+) • Video khám: https://www.youtube.com/watch?v=fjsBpUNhdmA https://www.youtube.com/watch?v=WrvRCvuhejE • Biến chứng: • Apxe thận: mủ quanh thận do nhiễm trùng mô xung quanh thận. Nghi ngờ khi Bn vẫn còn sốt/còn VK trong máu mặc dù đã điều trị KS đúng và đủ ngày • Viêm đài bể thận mạn: viêm tái phát, không điều trị kịp thời, đề kháng kháng sinh
  16. LÂM SÀNG VIÊM TIỀN LIỆT TUYẾN • Viêm TLT cấp do VK: tiểu khó, tiểu nhiều lần, đau TLT, vùng chậu và đáy chậu. Sốt lạnh run và triệu chứng của bế tắc đường tiểu dưới cũng thường gặp • Viêm TLT mạn do VK: diễn tiến âm thầm, có nhiều đợt viêm BQ tái phát, khám TLT không sưng, không đau
  17. KHÁM TIỀN LIỆT TUYẾN
  18. BIẾN CHỨNG • Nhiễm trùng huyết từ đường tiết niệu: vi khuẩn đi vào máu, gây nhiễm trùng toàn thân nặng, có thể gây sốc nhiễm trùng. • Tổn thương thận cấp • Abces thận và quanh thận • Hoại tử nhú thận: nhiễm trùng nặng kéo dài làm hoại tử một phần hoặc toàn bộ nhú thận • Suy thận mạn
  19. CÂU HỎI TƯƠNG TÁC 1. Triệu chứng của viêm bàng quang. Chọn câu sai a. Tiểu khó, tiểu lắt nhắt b. Tiểu đau, tiểu máu c. Tiểu mủ, đau hông lưng d. Tiểu gắt, đau hạ vị
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1