intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Ô nhiễm không khí và sức khỏe cộng đồng

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

362
lượt xem
58
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Ô nhiễm không khí và sức khỏe cộng đồng nhằm giúp người học trình bày được định nghĩa, các tác nhân, các nguồn gây ô nhiễm không khí; trình bày được tác động của ô nhiễm không khí tới sức khỏe con người; trình bày được tác hại của ô nhiễm không khí đối với hệ sinh thái, các công trình xây dựng và ảnh hưởng toàn cầu, ô nhiễm không khí ở Việt Nam; trình bày được các biện pháp phòng chống ô nhiễm không khí.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Ô nhiễm không khí và sức khỏe cộng đồng

  1. Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG Giảng cho Y2 đa khoa (13-17/9/10)
  2. MỤC TIÊU 1. Trình bày được định nghĩa, các tác nhân, các nguồn gây ô nhiễm không khí. 2. Trình bày được tác động của ô nhiễm không khí tới sức khỏe con người. 3. Trình bày được tác hại của ô nhiễm không khí đối với hệ sinh thái, các công trình xây dựng và ảnh hưởng toàn cầu, ô nhiễm không khí ở Việt Nam. 4. Trình bày được các biện pháp phòng chống ô nhiễm không khí.
  3. NỘI DUNG: 1. Đại cương 1.1. Cấu tạo không khí -Trái đất được bao bọc bởi khí quyển. -Lớp khí quyển duy trì sự sống trên trái đất: +Ngăn chặn tác hại của các tia vũ trụ. +Duy trì cân bằng nhiệt của trái đất. +Cung cấp ôxy cho quá trình hô hấp và khí CO2 cho quá trình quang hợp của sinh vật. -Lớp không khí này được phân thành 4 tầng.
  4. 1.1.1. Tầng đối lưu: -Cao từ 0 đến 11km. -Chiếm 70% khối lượng của khí quyển. -Nhiệt độ trung bình 150C ở mặt đất, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, nhiệt độ ở đỉnh tầng âm 560C. -Tất cả các hiện tượng khí tượng: mây, mưa, gió, bão đều diễn ra ở tầng này. -Tầng này quan hệ mật thiết với sự sống của sinh vật trên trái đất.
  5. 1.1.2. Tầng bình lưu -Cao 11-50km. -Nhiệt độ tăng dần: âm 560C đến âm 200C. -Tầng này không khí hiếm (loãng), không có hơi nước và chất ô nhiễm, không có các hiện tượng khí tượng: mây, mưa, chỉ có các luồng gió nhẹ thổi theo chiều ngang. -Thành phần: khí ôzôn (O3)-> tầng ôzôn. -Là lá chắn ngăn cản tác động có hại của tia tử ngoại đối với sinh vật trên trái đất.
  6. 1.1.3.Tầng trung gian -Cao từ 50 đến 85km. -Nhiệt độ từ âm 200C đến âm 920C. -Thành phần: các phần tử tích điện. -Ít tác động trực tiếp đến con người và sinh vật. 1.1.4. Tầng nhiệt. -Cao từ 85 đến 110km. -Nhiệt độ tăng từ âm 920C đến âm 12000C. -Thành phần: các hạt ion hóa.
  7. 1.2. Thành phần của k. khí: -78% N2, 20,9% O2, 0,032% CO2, 1-2% H2O -Do hoạt động của thiên nhiên: +Do gió bão: đưa vào khí quyển hàng năm: 50- 100 triệu tấn bụi. +Do hoạt động núi lửa đưa vào khí quyển hàng năm 25-150 tấn bụi. +Do phân hủy các chất: đưa vào khí quyển hàng năm 75-200 triệu tấn hơi khí. +Do hoạt động con người: 10-90 triệu tấn bụi, 170-330 triệu tấn hơi khí độc (đốt than, xăng dầu).
  8. 2. Định nghĩa, các tác nhân, các nguồn gây ô nhiễm không khí. 2.1. Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ LÀ GÌ? Là khi trong không khí có mặt một chất lạ hoặc có một sự thay đổi quan trọng trong thành phần không khí gây tác động có hại đến con người và sinh vật.
  9. 2.2. Các tác nhân gây ô nhiễm không khí 2.2.1. Các tác nhân hóa học: hơi khí độc. -Các HC của lưu huỳnh: SO2, SO3, H2S… -Các hợp chất của nitơ: NO, NO2, NH3… -Các hợp chất của cácbon: CO, CO2, CH4… -Các hợp chất của halogien: Cl2, HF, HCl… -Các hydrocacbon thơm đa vòng: 3-4 Benzopyren…
  10. 2.2.2. Các tác nhân lý học: -Các loại bụi: bụi kim loại, bụi khoáng sản…(bụi có chứa silic, amiăng) -Các loại bức xạ ion hóa: tia α, tia β, tia X… -Tia tử ngoại (cực tím), tia lazer -Sóng điện từ, điện từ trường -Tiếng ồn, rung chuyển -Áp suất không khí, nhiệt độ, độ ẩm quá cao hoặc quá thấp.
  11. 2.2.3. Các tác nhân sinh học: - Các loại vi khuẩn gây bệnh: tụ cầu vàng, lao, bạch hầu,dịch hạch… - Các loại vi rút gây bệnh: cúm, sởi, quai bị, cúm A H5N1… - Các loại bào tử nấm: nấm tóc, da… - Các loại dị nguyên gây dị ứng: bụi nhà, lông súc vật, phấn hoa…
  12. 2.3.Các nguồn gây ô nhiễm không khí: 2.3.1.Do quá trình đốt cháy: -Đốt các nhiên liệu lấy nhiệt -Tạo ra khói bụi, hơi khí độc -Đây là nguồn gây ô nhiễm tại các khu công nghiệp 2.3.2. Do hoạt động của các loại động cơ ô tô: -Do đốt xăng dầu, tạo ra khói muội, hơi khí độc -Là nguồn gây ô nhiễm tại các đô thị, khu dân cư 2.3.3. Do quá trình chế hóa dầu lửa -Tạo ra bụi, sương mù, hơi khí độc -Nguồn gây ô nhiễm tại các khu công nghiệp hóa dầu
  13. 2.3.4.Do quá trình luyện kim loại -Tạo ra khói bụi, hơi khí độc -Nguồn gây ô nhiễm tại các khu CN luyện kim 2.3.5.Do các quá trình hóa học -Tạo ra khói bụi sương mù, hơi khí độc -Là nguồn gây ô nhiễm tại các khu CN hóa chất 2.3.6. Do quá trình SX chế biến TP, TAGS -Tạo ra bụi, sương mù, các chất thơm -Nguồn gây ô nhiễm tại các khu CN thực phẩm 2.3.7.Nguồn do quá trình khai thác khoáng sản -Tạo ra bụi, hơi khí độc -Nguồn gây ô nhiễm tại các khu CN khai khoáng.
  14. Các nguồn nhân tạo gây ONKK Nguồn Nơi ảnh hưởng Tác nhân Đốt cháy Khu công nghiệp Bụi, khói, hơi nước Khí SO2, NO2, CO, axit... Hoạt động động Đô thị đông dân cư tập Khói, muội, hơi nước cơ trung Khí SO2, NO2, CO, axit... Chế hóa dầu Khu công nghiệp dầu Sương mù lửa Khí: SO2, CO, các CH Nhiệt, điện Khu công nghiệp luyện Bụi, khói luyện kim Các khí: SO2, CO Các hợp chất Florua, Asen, hữu cơ Hoá học Khu công nghiệp hóa Bụi, sương mù, khói chất Các khí: SO2, CO, SO3, H2SO4, NH3 Hơi axit, kiềm Sản xuất thức Khu công nghiệp chế Bụi, sương mù ăn biến thức ăn Các chất thơm, Acrolein, Acroleic Tuyển khoáng, Khu mỏ khai thác Bụi, khói quặng khoáng sản, quặng Các hợp chất Florua, hữu cơ
  15. 3.Ảnh hưởng của ONKK tới sức khỏe: 3.1.Ảnh hưởng của bụi, hơi khí độc trên SK -Tùy theo kích thước, bản chất hóa học của bụi: +Gây tổn thương đường hô hấp: viêm cấp, viêm mãn mũi họng, khí phế quản, phổi, màng phổi +Gây nhiễm độc, nhiễm trùng +Gây dị ứng, gây ung thư. -Hơi khí độc: bản chất hóa học-> kích thích, bỏng, ngạt, nhiễm độc, ung thư cho da, niêm mạc, đường hô hấp, các cơ quan thần kinh, nội tiết, tạo máu, sinh dục, tiêu hóa, tiết niệu…
  16. 3.2. Ảnh hưởng của các tác nhân vi sinh vật gây ô nhiễm không khí trên sức khỏe -Gây các bệnh lây qua đường hô hấp: lao, bạch hầu, ho gà, cúm, sởi. -Gây các bệnh nhiễm trùng da, niêm mạc. -Gây các bệnh dị ứng.
  17. 3.3. Ảnh hưởng của các tác nhân lý học: -Bức xạ ion hóa: bệnh phóng xạ nghề nghiệp, gây ung thư, tổn thương các cơ quan (có nhiều tế bào non: tạo máu, sinh dục…) -Tia tử ngoại (cực tím): ung thư da, đục nhân mắt, say nắng… -Tia laze gây bỏng da, niêm mạc, mắt… -Sóng điện từ, điện từ trường: gây suy nhược thần kinh, tổn thương tim mạch, hệ nội tiết, tạo máu, rối loạn kinh nguyệt, mất ngủ, có thể gây ung thư…
  18. -Tiếng ồn, rung chuyển: điếc nghề nghiệp, bệnh tim mạch, thần kinh… -Áp suất không khí, nhiệt độ, độ ẩm quá cao hoặc quá thấp gây bệnh lên cao (giảm ôxy), bệnh thùng lặn (tắc mạch do bọt khí), rối loạn quá trình điều nhiệt, các bệnh tiêu hóa, tim mạch, tiết niệu.
  19. Tác nhân CQ ảnh hưởng Ảnh hưởng tới sức khỏe Bụi Hô hấp: Nhiễm độc chung Trên: viêm mũi họng cấp, mạn Ung thư Dưới: bệnh phổi và PQ mạn Xơ, bụi phổi Dị ứng Hơi khí Đường hô hấp Kích thích đường hô hấp độc Tiêu hóa Ngạt Da niêm mạc Ngộ độc toàn thân Ngộ độc hệ thống toàn máu Bụi+Khí Toàn thân Hội chứng SBS VSV Đường hô hấp Lao, bạch hầu, ho gà, cúm, sởi Da, niêm mạc Viêm da, niêm mạc Lý học Quá trình điều nhiệt Rối loạn QT điều nhiệt Da, mắt, thần kinh, thận, tim Điếc nghề nghiệp mạch... Bỏng da, bỏng giác mạc Viêm mắt, đục nhân mắt Ung thư da Suy nhược thần kinh...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2