intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng phần 4: Đơn bào kí sinh - Ths. Lô Thị Hồng Lê (Entamoeba histolytica)

Chia sẻ: Bui Ngoc Ngu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

330
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng phần 4 đơn bào kí sinh giúp sinh viên nắm được được đặc điểm sinh học và chu kỳ của Amip lỵ, phân tích được các yếu tố nguy cơ liên quan đến nhiễm và bệnh Amip lỵ, cũng như giải thích được các tác hại và biến chứng của bệnh Amip lỵ, để từ đó nêu được các phương pháp chẩn đoán bệnh Amip ở ruột và ngoài ruột và trình bày được nguyên tắc điều trị và phòng chống bệnh Amip lỵ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng phần 4: Đơn bào kí sinh - Ths. Lô Thị Hồng Lê (Entamoeba histolytica)

  1. Phần 4 ĐƠN BÀO KÝ SINH Người giảng: Ths. Lô Thị Hồng Lê 1
  2. AMIP LỴ (Entamoeba histolytica) 2
  3. ĐẶT VẤN ĐỀ Entamoeba histolytica là một loại đơn bào, không những gây bệnh ở đại tràng mà còn gây bệnh ở ngoài đại tràng ( gan, phổi, não...) nhưng chủ yếu là gây bênh lỵ ở đại tràng nên thường gọi là Amip lỵ. Có rất nhiều Amip ký sinh ở người như: E. hítolytica, E.coli, E. hartmanni…nhưng chỉ có Entamoeba histolytica là amip duy nhất thực sự gây bệnh cho người. 3
  4. MỤC TIÊU 1. Mô tả được đặc điểm sinh học và chu kỳ của Amip lỵ. 2. Phân tích được các yếu tố nguy cơ liên quan đến nhiễm và bệnh Amip lỵ. 3. Giải thích được các tác hại và biến chứng của bệnh Amip lỵ. 4. Nêu được các phương pháp chẩn đoán bệnh Amip ở ruột và ngoài ruột. 5. Trình bày được nguyên tắc điều trị và phòng chống bệnh Amip lỵ. 4
  5. 1. Hình thể 1.1. Thể hoạt động ăn hồng cầu (thể Magna) Thể này có kích thước từ 20 - 40m, soi tươi thấy di chuyển nhanh theo một hướng nhất định. Cấu tạo gồm nội nguyên sinh chất và ngoại nguyên sinh chất. Trong nội nguyên sinh chất chứa nhân và hồng cầu do Amip ăn vào. Đây là thể gây bệnh và thường thấy trong phân người bị bệnh lỵ Amip cấp tính 5
  6. 1. Hình thể 1.2. Thể hoạt động nhỏ không ăn hồng cầu, không gây bệnh( thể Minuta ) Thể này sống hội sinh trong lòng ruột, không ăn hồng cầu, thấy trong phân người bình thường. Kích thước nhỏ từ 10 - 12m. 6
  7. Thể hoạt động của Amip lỵ 7
  8. 1. Hình thể 1.3. Thể bào nang hay thể kén của Amip Kích thước từ 10 - 12 m đường kính, hình tròn. Có bào nang một nhân hoặc hai nhân. Bào nang già có 4 nhân là thể lây nhiễm bệnh. Thấy trong phân của người bị bệnh lỵ Amip mãn tính hoặc người bình thường. Thể bào nang 4 nhân không có trong phân lỏng và phân có máu mũi, mà thường thấy trong phân khô, phân thành khuôn. 8
  9. Bào nang của E. histolytica Bào nang E. histolytica quan dưới kính hiển vi quang học sát thấy khi soi phân 9
  10. 2. Chu kỳ 2.1. Chu kỳ hội sinh: Người nhiễm amíp là do ăn/ uống phải bào nang già amip trong thức ăn/ nước uống, vào tới ruột non dưới tác động của dịch tiêu hoá (men Trypsin), vỏ kén nứt và giải phóng ra một amip có 4 nhân (gọi là thể xuất kén). Amíp di chuyển xuống manh tràng và phân chia thành 8 amíp con, mỗi amíp con có 1 nhân – gọi là thể minusta, thể này sống hội sinh ở ruột và không gây bệnh. Khi amíp di chuyển xuống tới đại tràng, gặp phân khô dần, amip sẽ co lại trở thành bào nang và bị thải ra ngoài theo phân. Nếu người ăn/uống phải bào nang lại tiếp tục chu kỳ như trên. 10
  11. 2. Chu kỳ 2.2. Chu kỳ gây bệnh Khi sức đề kháng của cơ thể người giảm, thành ruột bị tổn thương thì thể minusta sẽ chuyển thành thể magna (thể hoạt động ăn hồng cầu). Khi đó men do amip tiết ra sẽ phá huỷ lớp niêm mạc ruột, amíp chui sâu vào thành ruột (lớp miên mạc) làm tổn thương các mao mạch, gây chảy máu, máu cục gây tắc nghẽn mao mạch làm cho tế bào xung quang bị hoại tử, các vi khuẩn phối hợp phát triển gây ra các ổ apse trong thành ruột. Áp xe vỡ làm chảy mủ và để lại các vết loét ở thành ruột. Trong ổ loét rất giàu chất dinh dưỡng, ở đó amip phát triển – sinh sản nhanh và hoạt động mạnh đó chính là thể hoạt động lớn ăn hồng cầu gây bệnh gây ra bệnh lỵ cấp tính. Các vết loét lâu ngày có thể thành sẹo sơ, sẹo lồi tạo thành các u ở ruột. 11
  12. 2. Chu kỳ Nếu gặp điều kiện không thuận lợi thì thể hoạt động lớn ăn hồng cầu chuyển về dạng tiểu thể và dạng bào nang rồi đào thải ra ngoài theo phân, cũng có trường hợp thể hoạt động cũng được đào thải, do đó xét nghiệm phân thấy thể hoạt động. Nếu amip lọt vào các thành mạch bị vỡ, sẽ theo máu vào gan và các phủ tạng khác gây bệnh amip ngoài đại tràng. 12
  13. 2. Chu kỳ 13
  14. 3. Đặc diểm dịch tễ của bệnh Amip 3.1. Nguồn bệnh và mầm bệnh - Nguồn bệnh: Là người lành hoặc người bệnh thải kén Amip ra ngoại cảnh qua phân. - Mầm bệnh: Là kén Amip già có 4 nhân Kén Amip ở ngoại cảnh sống lâu hay ngắn là do nhiều yếu tố quyết định như: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng mặt trời, độ pH…Trong đất ẩm có nhiệt độ 20 - 300C thì kén sống được vài tháng, ở nhiệt độ 800C kén chết ngay. 3.2. Đường lây Bào nang nhiễm vào người qua đường tiêu hoá bằng nhiều cách: Thức ăn, nước uống hoặc do ruồi, gián vận chuyển mầm bệnh, do tưới bón rau bằng phân tươi hoặc nước bẩn… 14
  15. 3. Đặc điểm dịch tễ của bệnh Amip 3.3. Nguồn cảm thụ Tất cả các lứa tuổi đều có thể nhiễm bệnh và mắc bệnh. Ở Việt Nam tỷ lệ chung là từ 2- 6%, trẻ em dưới 5 tuổi nhiễm ít hơn người lớn. Miền Trung và miền Nam có tỷ lệ nhiễm cao hơn miền Bắc 15
  16. 3. Đặc diểm dịch tễ của bệnh Amip 3.4. Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm Amip lỵ và gây bệnh lỵ Amip - Do môi trường đất, nước có mầm bệnh. Mầm bệnh là bào nang amíp có 4 nhân, bào nang có thể sống ở ngoại cảnh thời gian lâu hay ngắn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng mặt trời, pH thích hợp... - Tập quán canh tác lạc hậu, còn dùng phân bắc tươi làm phân bón - Tập quán sinh hoạt, vệ sinh còn kém: - Thời tiết, khí hậu : - Các điều kiện kinh tế xã hội, văn hoá, giáo dục, dân trí còn thấp 16
  17. 3. Đặc điểm dịch tễ của bệnh Amip 3.5. Tính chất lưu hành và phân bố địa lý Bệnh lỵ Amip thường lưu hành ở địa phương, khó phát ra thành dịch vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố Bệnh Amip nhiễm rải rác ở nhiều nước trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế thế giới thì có khoảng 10% dân số trên thế giới bị nhiễm Amip, tuy nhiên ở các nước nhiệt đới có tỷ lệ nhiễm cao hơn các nước ôn đới. Bệnh Amip hầu như chỉ có ở các nước xứ nóng. 17
  18. 4. Đặc điểm gây bệnh của Amip lỵ 4.1. Bệnh lỵ Amip cấp ở ruột Đây là thể bệnh điển hình gồm các triệu chứng: - Đi ngoài phân lỏng, phân nhầy lẫn mủ và máu - Đau quặn bụng kèm theo có mót rặn - Toàn trạng thì có mất nước, mệt mỏi Các biến chứng thường xảy ra: - Chảy máu đường tiêu hoá do bị thủng ruột - Gây hội chứng lồng ruột hay bán lồng ruột - Gây u đại tràng 18
  19. Giải phẫu bệnh lý loét đại tràng do amib, các thể hoạt động E. histolytica tràn ngập vùng dưới niêm mạc 19
  20. Abscess gan do amib vỡ, và dịch mủ màu chocolate 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2