intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng phần Bệnh sản khoa gia súc

Chia sẻ: Up Upload | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:0

786
lượt xem
103
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của tập bài giảng giới thiệu đến người học các kiến thức về một số loại bệnh thường gặp trong thời gian gia súc mang thai, và một số bệnh thường gặp trong thời gian gia súc sinh đẻ gồm các khái niệm, nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, phương pháp điều trị. Để nắm nội dung chi tiết của tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng phần Bệnh sản khoa gia súc

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I HÀ NỘI KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y BỘ MÔN NGOẠI SẢN    BÀI GIẢNG PHẦN BỆNH SẢN KHOA (Dùng cho sinh viên chuyên ngành Thú y các trường Đại học Nông nghiệp) TS. NGUYỄN VĂN THANH Trưởng Bộ môn Ngoại -Sản Khoa CNTY- ĐHNNI HÀ NỘI, THÁNG 10 - 2003 0
  2. A. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRONG THỜI GIAN GIA SÚC MANG THAI BỆNH BẠI LIỆT TRƯỚC KHI ĐẺ ( Praplegia Gravidarum) 1. Khái niệm về bệnh: Bại liệt trước khi đẻ là một quá trình bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản trong thời gian mang thai. Đặc điểm của bệnh là gây ra hiện tượng con vật mất khả năng vận động chỉ nằm bẹp một chỗ 2. Nguyên nhân gây bệnh: Nguyên nhân chính gây ra bệnh đó là sự thiếu hụt khoáng đặc biệt là canxi và phôt pho, hiện tượng này xảy ra khi: + Do khẩu phần thức ăn thiếu khoáng can xi và phốt pho + Do gia súc mẹ bị nuôi nhốt lâu ngày trong chuồng ít được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ảnh hưởng tới quá trình Ánh sáng mắt trời 7Dehydrocolesterol Vitamin D3 (tiền vi ta min D3 có sẵn ở trên da của động vật) Chính vitamin D3 là chất xúc tác cho quá trình hấp thu Can xi và Phôt pho, thiếu Vitamin D3 thì quá trình hấp thu Ca và P bị cản trở + Do tỷ lệ Ca và P không hợp lý hàm lượng P quá cao + Do giá súc mẹ bị viêm ruột do đó không hấp thu đuợc Ca và P bởi vì Ca và P chủ yếu được hấp thu qua niêm mạc ruột non Tất cả các nguên nhân trên làm cho hàm lượng Ca và P trong máu của con mẹ bị giảm thấp không đủ cung cấp cho việc hình thành và hoàn thiện bộ xương của bào thai. Để đáp ứng cho việc hình thành, hoàn thiện bộ xương của các bào thai con mẹ buộc phải rút Ca và P từ xương mình từ đó làm thay đổi cấu tạo tổ chức của xương gia mẹ đặc biệt là khung xương chậu và chi sau từ đó gây ra bại liệt 3. Triệu chứng: Con vật ăn rở (thích ăn những thức ăn mà ngày bình thường nó không ăn) như đá sỏi đất cát, vật gặm đất cát vôi vữa trên nền chuồng, xung quanh tường. Thường lúc đầu vật đi lại khó khăn đi cà nhắc đi thậm thọt sau đó nằm xuống và không đứng dậy được, cũng có truờng hợp vật đang đi lại bình thường đột nhiên hét lên rồi nằm xuống mất hoàn toàn khả năng vận động. Khi vật nằm xuống trong thời gian đầu vật còn tự trở mình đuợc các hoạt động về hô hấp, tuần hoàn, tiêu hoá còn diễn ra bình thường một thời gia sau sẽ kế phát một số bệnh như viêm phổi, 1
  3. viêm dạ dày và ruột nếu năm lâu sẽ dẫn đến tình trạng thối loét da thịt. Hậu quả của bệnh này thường dẫn đến hiện tượng đẻ khó do khung xoang chậu bị biến dạng 4. Phương pháp điều trị + Cho gia súc ăn những thức ăn giầu chất dinh dưỡng, dễ tiêu, bổ xung khoáng nhất là Ca, P như bột cá, bột xương, bột sò, bột cua, bột ốc, cua đồng vv + Dùng các loại thuốc: Carbiron, Ravit Fort, Polycal tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, có thể dùng Canxichlorua tiêm vào tĩnh mạch, ngoài ra có thể dùng các loại dầu nóng như cồn long não, Salysinatmetyl, rượug gừng... xoa bóp. Nên dùng võng cố định gía súc đứng trong gióng để điều trị sẽ có kết quả tốt hơn, rút ngắn được thời gian điều trị và chi phí cho việc điều trị thấp hơn Chú ý: + Đối với bệnh bại liệt trước khi đẻ không dùng Strrchline để điều trị vì rất dễ gây hiện tượng sảy thai đồng thời trong quá trình điều trị nếu phải dùng kháng sinh trong các trường hợp nhiễm trùng kế phát thì không nên dùng Gentamycin vì đây là loại kháng sinh tác động rất mạnh tới đường niệu rất dễ gây sảy thai + Bệnh bại liệt sau khi đẻ có triệu chứng gần giống như bệnh bại liệt trước khi đẻ, về phương pháp điều trị giống nhau nhưng riêng đối với bệnh bại liệt sau khi đẻ có thể dùng Strchline để điều trị BỆNH XUẤT HUYẾT TỬ CUNG (Heamatometra) 1. Khaí niệm về bệnh Bệnh xuất huyết tử cung là bệnh sảy ra trong thời gian gia súc cái mang thai với đặc điểm có hiện tượng máu chảy từ cơ quan sinh dục ra ngoài. 2. Nguyên nhân + Do gia súc bị ngã đột ngột, bị trượt ngã, sụt hầm, sụt hố, do phối giống nhầm khi gia súc dã có thai + Do các nguyên nhân làm cho cơ thành bụng, cơ tử cung căng lên quá mức Tất cả các nguyên nhân trên làm tổn thuơng hệ thống mạch máu giữa nhau mẹ và nhau con dẫn đến xuất huyết tử cung 3. Triệu chứng Triệu chứng chủ yếu của bệnh là có máu chảy từ cơ quan sinh dục ra ngoài, máu đã mất mầu đỏ và thường có mầu nâu và đã có những cục máu đông, các niêm mạc mắt 2
  4. miệng, mũi... nhợt nhạt trắng bệch, con vật run rẩy co ro đứng không vững sức lực giảm sút nhanh 4. Điều trị + Hộ lý: để con vật vào nơi yên tĩnh ở tư thế đầu thấp đuôi cao nhằm giảm áp lực xoang chậu, đắp nước lạnh vào vùng hông khum + Sử dụng các laọi thuốc sau: -Tiêm vitamin K 3-5 ml cho gia súc nhỏ 5-8ml cho gia súc lớn - Adrenaline 0,1% 0,5 ml cho gia súc nhỏ 3-5ml cho gia súc lớn - Truyền tĩnh mạch nước muối sinh lý 0,9% hay đường Glucoza 5% tuỳ theo trọng lượng cơ thể có thể truyền từ 50 – 500ml - Cần chú ý tiêm thuốc trợ tim như Cafe in hay Spartein cho vật bệnh BỆNH RẶN ĐẺ QUÁ SỚM (động thai) 1. Khái niệm về bệnh Rặn đẻ quá sớm là bệnh sảy ra trong thời gian gia súc cái mang thai với đặc điểm com mẹ xuất hiện những cơn rặn những cơn co bóp của tử cung trước thời gian sinh đẻ một số tuần hay một số ngày 2. Nguyên nhân + Do tác động cơ giới như khi gia súc bị đánh, bị húc vào bụng, bị ngã đột ngột, sụt hầm, sa hố, lợn tranh nhau ổ nằm, tranh nhau máng ăn, máng uống, bị rồn chuồng, cửa ra vào chuồng quá hẹp vv + Do các nguyên nhân làm cho cơ thành bụng, cơ tử cung căng lên quá mức như đầy hơi dạ dày và ruột, do táo bón, ỉa chảy làm gia súc rặn nhiều + Do rối loạn mối quan hệ cân bằng giữa các các Hormone điều kiển quá trình sinh sản + Do sử dụng những loại thuốc có tác dụng co bóp cơ trơn trong thời gian có thai Tất cả các nguyên nhân trên kích thích làm tử cung xuất hiện những cơn co bóp gây ra những cơn rặn của on mẹ trước thời gian sinh đẻ bình thường 3. Triệu chứng 3
  5. Con mẹ xuất hiện những cơn rặn, những cơn co bóp của tử cung trước thời gian sinh đẻ bình thường. Khi mà cơ thể mẹ chưa xuất hiện những triệu chứng điển hình của quá trình sinh đẻ bình thường như: cơ quan sinh dục bên như âm hộ chưa sưng to chưa phù thũng và nhão ra, chưa có hiện tượng sụt mông, bầu vú chưa căng và chưa có sữa đầu. Vật đứng, nằm không yên hai chân cào đất, kêu rống, cong lưng cong đuôi mà rặn, nếu không can thiệp kịp thời thì sẽ dẫn đến hiện tượng sảy thai, đẻ non.... 4. Điều trị + Hộ lý: để vật ở nơi yên tĩnh với tư thế đầu thấp đuôi cao ức chế hiện tượng rặn bằng các phương pháp sau: - Tiêm Atropin 3-5 ml - Bò có thể dùng rượu trắng cho uống từ 300- 500ml; ngựa có thể tiêm Morphin 0.4 gr hay cho uống Chloralhydrat 20-30g - Gây tê lõm khum đuôi bằng Novocain - Ngoài ra có thể dùng dễ cây gai sắc lên cho vật uống BỆNH ÂM ĐẠO LỘN RA NGOÀI (Prolapsus Vaginae) 1. Khái niệm về bệnh Âm đạo lộn ra ngoài là bệnh thường sảy ra trong thời gian gia súc cái mang thai với đặc điểm là thành của âm đạo bị lộn trái trở lạivà đẩy ra khỏi mép âm môn tùy vào mức độ âm đạo lộn ra ngoài mà người ta chia ra 2 thể + Âm đạo lộn ra ngoài thể không hoàn toàn (Prolapsus Vaginae partialis) có nghĩa là chỉ một phần âm đạo bị lộn trái trở lại và đẩy ra khỏi mép âm môn + Âm đạo lộn ra ngoài thể không hoàn toàn (Prolapsus Vaginae Totallis) có nghĩa là toàn bộ âm đạo bị lộn trái trở lại và đẩy ra khỏi mép âm môn 2. Nguyên nhân + Nuôi con vật lâu trong chuồng mà nền chuồng quá thấp về phía đuôi nên tử cung và thai đè mạnh lên âm đạo + Do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng gia súc có thai không hợp lý đặc biệt khẩu phần thức ăn không đầy đủ thiếu vitamin đặc biệt là vitamin nhóm B, do con vật đã già yếu và những yếu tố khác làm cho sức khoẻ con vật bị giảm sút 4
  6. + Bào thai quá to với gia súc đơn thai và quá nhiều thai với gia súc đa thai, áp lực xoang bụng xoang chậu quá cao nhất là khi vật nằm lâu trên nền chuồng quá thấp về phía đuôi + Do vật đã đẻ quá nhiều lứa nên chức năng giữ âm đạo ở vị chí bình thường của cơ âm đạo và hệ thống dây chằng bị giảm sút + Do kế phát từ một số bệnh khác như táo bón, ỉa chảy, chưóng hơi, bội thực da cỏ, viêm dạ dày và ruột cấp tính.... làm gia súc rặn mạnh cơ quan sinh dục co bóp tạo điều kiện cho âm đạo lộn ra ngoài 3. Triệu chứng + Thể âm đạo lộn ra ngoài thể không hoàn toàn (Prolapsus Vaginae Partialis) Phần âm đạo lộn ra ngoài mầu hồng hình quả nê to bằng nắm tay, bộ phận này chỉ nhìn thấy khi con vật nằm xuống, còn khi con vật đứng lên và vận động thì phần âm đạo đó lại thụt vào rong xoang chậu + Âm đạo lộn ra ngoài thể hoàn toàn (Prolapsus VaginaeTotallis) phần âm đạo lộn ra ngoài mầu hồng hình quả nê to bằng quả bóng, bằng cái sô, nhìn rõ cổ tử cung và hiện tượng đóng nút dịch của cổ tử cung, con mẹ rặn liên tục bộ phận âm đạo lộn ra ngoài ngày một to lên. Do sự cọ sát của đuôi và sự tiếp xúc với môi trường ngoại cảnh bên ngoài bộ phận âm đạo bị dính các chất bẩn như phân rác, nước, tiểu, đất cát, niêm mạc âm đạo bị xây xát, bị nhiễm khuẩn và bị viêm thể tích phần âm đạo lộn ra ngoài tăng cao và từ bộ phận âm dạo lộn ra ngoài luôn thải ra ngoài một hỗn dịch bao gồm niêm dịch dịch rỉ viêm và các tổ chức hoại tử, nếu để lâu không can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến hiện tượng nhiếm trùng huyết, con vật lâm vào tình trạng trúng độc dễ bị sảy thai, đẻ non 4. Điều trị + Nguyên lý của việc điều trị bệnh âm đạo lộn ra ngoài là nhanh chóng đưa phần âm đạo lộn ra ngoài trở về vị trí cũ sau khi đã vô trùng cẩn thận và đề phòng tái phát + Hộ lý để vậy ở nơi yên tĩnh với tư thế đầu thấp đuôi cao, buộc đuôi con vật sang một bên - Dùng các dung dịch sát trùng ở nồng độ thích hợp như thuốc tím 0,1%, Axít Boríc 3%, H2O2, NaCl 5%, Rivanol 0,1%, Tanin 1% rửa sạch bộ phận âm đạo lộn ngoài, sau đó tiến hành thắt những mạch máu bị đứt, khâu những chố bị rách bị thủng rồi 5
  7. dùng các loại kháng sinh dạng mỡ bôi lên phần âm đạo lộn ra ngoài rồi tiến hành dùng dầu thực vật sát lên phần âm đạo lộn ra ngoài - Dùng thủ thuật đưa phần âm đạo lộn ra ngoài trở về vị trí cũ cần chú ý khi làm thủ thuật phải hết sức thận trọng tránh làm xây sát làm rách làm thủng niêm mạc âm đạo - Cố định đề phòng tái phát: ức chế hiện tượng rặn bằng các phương pháp sau: với bò cho uống riệu trắng, ngựa cho uống Chloralhydrat, phong bế nõm khum đuuôi bằng Novocain 8-10ml. Khâu 2/3 phía trên âm môn bằng chỉ bản to mềm để nguyên 5-7 ngày khi giá súc không còn phản xạ rặn thì tiến hành cắt chỉ Sảy thai (Abortus) 1. Khái niệm Quá trình gia súc có thai bị gián đoạn bị ngắt quãng được gọi là hiện tượng sảy thai. Bào thai bị đẩy ra khỏi cơ thể khi còn sống hay đã chết. Thỉnh thoảng gặp trường hợp bào thai bị tiêu biến đi hoặc bào thai bị chết và lưu lại ngay trong tử cung tử cung cơ thể mẹ 2. Phân loại hiện tượng sảy thai a. Căn cứ vào thời gian sảy ra bệnh 1. Sảy thai: hiện tượng này sảy ra vào thời kỳ có thai kỳ 1 hay kỳ 2 2. Đẻ non: hiện tượng này sảy ra vào thời kỳ có thai kỳ 3 b. Căn cứ vào nguyên nhân sảy ra bệnh 1. Loại sảy thai có tính chất truyền nhiễm: là lọại sảy thai có tính chất lây lan,nguyên nhân là do vi trùng hay siêu vi trùng hoặc ký sinh trùng gây ra thí dụ Brucelosis, Vibriois, Tricomonas 2. Loại sảy thai không có tính chất truyền nhiễm: là loại sảy thai không lây lan mà chỉ sảy ra có tính chất cá thể + Sảy thai do dinh dưỡng: chủ yếu do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý, khai thác và sử dụng gia súc có thai không hợp lý, khẩu phần thức ăn thiếu dinh dưỡng đặc biệt là thiếu vitamin A, B. D hay do chế độ sử dụng gia súc quá sức làm giảm sức đề kháng của gia súc mẹ, làm rối loạn mối liên hệ giữa nhau mẹ và nhau con gây hiện tưộng sảy thai 6
  8. + Sảy thai do tổn thương: do các tác động cơ giới, gia súc bị húc vào bụng, bị đá vào bụng, bị trượt ngã ...ở lợn do tranh nhau máng ăn, máng uống, bị dồn chuồng...Tất cả các nguyên nhân gây hiện tượng vỡ mạch máu ở thành tử cung, màng thai gây những phản xạ co bóp đột ngột của tử cung dẫn tới hiện tượng sảy thai + Sảy thai do gia súc mẹ bị bệnh: tất cả các quá trình bệnh lý sảy ra ở cơ thể nói chung hay ở cục bộ cơ quan sinh dục nói riêng đều có thể là nguyên nhân gây sảy thai ví dụ - Bệnh ở hệ tim mạch gây rối loạn tuần hoàn giữa nhau thai và bào thai làm bào thai bị thiếu dinh dưỡng - Bệnh ở hệ hô hấp làm bào thai bị thiếu oxy - Bệnh ở gan thận làm bào thai bị trúng độc - Bệnh ở hệ tiêu hóa như chướng hơi, bôi thực dạ cỏ, táo bón ỉa chảy... làm tử cung co bóp - Do gia súc mẹ bị ngộ độc thức ăn nước uống - Do sử dụng thuốc gây mê, thuốc tẩy hoặc thuốc kích thích cơ trơn co bóp khi gia súc mẹ mang thai + Sảy thai do bệnh cua bao thai: Trong thực tiễn sản xuất thường gặp các trường hợp sau - Bào thai phát triển không bình thường, thai bị dị hình quái thai - Phù thũng màng thai hay viêm màng thai - Dây rốn dị dạng phát triển quá dài hay quá ngắn - Nhau thai dị dạng phát triển quá dài hay quá ngắn - Dịch thai quá nhieu hay quá it c. Căn cứ vào triệu chứng và mức độ biểu hiện của bệnh 1. Sảy thai hoàn toàn: thường thấy ở gia súc đơn thai 2. Sảy thai không hoàn toàn thường thấy ở gia súc đa thai 3. Tiêu thai (sảy thai ẩn tính sảy thai ngấm ngầm) 7
  9. 4. Thai bị chết chưa biến đổi: thai bị chết trở thành một dị vật nằm lại trong tử cung cơ thể mẹ, luôn luôn kích thích cơ thể mẹ xuất hiện những cơn co bóp đẩy bào thai và nhau thai ra ngoài 5. Sảy thai do thói quen (Abortus Habitualis) đó là hiện tượng sảy thai sảy ra có tính quy luật cứ vào một htời gian nhất định của các lần có thai thì hiện tượng sảy thai lại xuất hiện. Nguyên nhân chủ yếu là do những chỗ cong hay từng đám của thành tử cung dính vào những tổ chức xung quanh 6. Thai khô (thai gỗ, thai can xi hóa) bào thi bị chết cổ tử cung đóng chặt vi khuẩn không xâm nhập vào được các phần mềm của thai được cơ thể mẹ hấp thu hoàn toàn qua niêm mạc tử cung còn các phần khác thì khô đét lại mầu đen cứng như gỗ 7. Nhuyễn thai (thai nhũn nát) bào thi bị chết cổ tử cung mở vi khuẩn xâm nhập phân hủy các phần mềm của thai làm cho thai bị nhũn nát và tạo ra hỗn dịch mầu nâu lẫn mủ luôn được thải ra từ cơ quan sinh dục. Khám qua trực tràng có thể phát hiện được những tiếng lủng củng do sự va đập của các cục xương 8. Thai bị chướng to và thối rữa: bào thi bị chết cổ tử cung mở vi khuẩn xâm nhập phân hủy các phần mềm của thai tạo ra một tập đoàn khí H2, NH3. H2S, CO2 ... chúng tập trung lại ở dưới da của bào thai làm cho bào thai chướng to lên thành tử cung dãn căng ra và mất đàn tính. Kiểm tra qua trực tràng phát hiện thấy thành tử cung căng ra ôm chặt lấy bào thai đã chướng to và thối rữa, các sản phẩm phân giải thông qua hệ thống mạch quản vào hệ thống tuần hoàn gây ra hiện tượng huyết nhiễm độc hay huyết nhiễm trùng ở gia súc mẹ 8
  10. B. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRONG THỜI GIAN GIA SÚC SINH ĐẺ BỆNH RẶN ĐẺ QUÁ YẾU (Hypodynamia Utery) 1. Khái niệm về bệnh Bệnh rặn đẻ quá yếu là quá trình bệnh lý thường sảy ra trong thời gian gia súc sinh đẻ với đặc điểm là những cơn co bóp của tử cung, cơn rặn của con mẹ quá yếu không đủ cường độ để đẩy bào thai ra ngoài 2. Nguyên nhân + Bào thai quá to, dịch thai quá nhiều hay quá nhiều thai làm tử cung bị rãn quá độ dẫn đến mất đàn tính không co bóp được + Do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng gia súc trong thời gian có thai kém làm cho con mẹ bị suy dinh dưỡng, sức lực yếu không đủ sức rặn + Do lượng hormone kích đẻ Oxytocine của cơ thể tiết ra quá ít không đủ làm cho tử cung co bóp đủ cường độ đẩy bào thai ra ngoài + Do chiều hướng tư thế của thai không bình thường 3. Triệu chứng + Có thể ngay từ đầu và suốt trong quá trình sinh đẻ con mẹ đều rặn yếu, các cơn rặn thưa thớt, khoảng cách giữa 2 lần rặn dài, thời gian sổ thai kéo dài bào thai không được đẩy ra khỏi cơ thể mẹ( rặn đẻ quá yếu thể nguyên phát) + Với trường hợp rặn đẻ quá yếu do tư thế chiều hướng của bào thai không bình thường thì lúc đầu các cơn rặn của con mẹ diễn ra một cách bình thường đúng quy luật nhưng sau đó sức rặn của con mẹ yếu dần( rặn đẻ quá yếu thể thứ phát) Cần lưu ý rằng sự khác biệt giữa bệnh rặn đẻ qua sớm và bệnh rặn đẻ quá yếu là ở chố các triệuc chứng điển hình của cơ thể mẹ lúc gần đẻ chưa xuất hiện ở bênh rặn đẻ quá sớm và đã xuất hiện đầy đủ ở bệnh rặn đẻ quá yếu 4. Điều trị + Xoa bóp từ thành bụng xuống xoang chậu, buộc nước ấm vào thành bụng hoặc thụt nước ấm 60oC vào âm đạo + Dùng thuốc kích thích tử cung co bóp bằng cách tiêm Oxytocin 4-6 ml Chú ý: Chỉ dùng thuốc khi cổ tử cung đã mở hoàn toàn, chiều hướng và tư thế của bào thai bình thuường 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2