intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phân tích lợi ích chi phí - ĐH Phạm Văn Đồng

Chia sẻ: Cuahapbia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

69
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Phân tích lợi ích chi phí cung cấp cho người học những kiến thức như: Giới thiệu phân tích lợi ích chi phí; Cơ sở kinh tế phúc lợi của phân tích lợi ích chi phí; Cơ sở kinh tế vi mô cho phân tích lợi ích - chi phí; Nhận dạng lợi ích và chi phí. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phân tích lợi ích chi phí - ĐH Phạm Văn Đồng

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA KINH TẾ BÀI GIẢNG MÔN: PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ (Dùng cho đào tạo tín chỉ - Bậc đại học) Người biên soạn: Th.S Phạm Thị Ý Nguyện 1
  2. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ ...................................... 1 1.1. Giới thiệu tổng quát phân tích lợi ích chi phí......................................................... 1 1.1.1. Sự cần thiết phải phân tích lợi ích – chi phí ........................................................ 1 1.1.2. Định nghĩa phân tích lợi ích – chi phí................................................................. 1 1.2. Vai trò của phân tích lợi ích – chi phí.................................................................... 2 1.3. Phân biệt phân tích lợi ích – chi phí với phân tích tài chính và phân tích hiệu quả - chi phí.......................................................................................................................... 3 1.3.1. Phân tích lợi ích – chi phí và phân tích tài chính ................................................ 3 1.3.2. Phân tích lợi ích – chi phí và phân tích hiệu quả - chi phí ................................... 4 1.4. Mục đích sử dụng phân tích lợi ích – chi phí ......................................................... 5 1.4.1. Phân loại ............................................................................................................ 5 1.4.2. Mục đích sử dụng............................................................................................... 5 1.5. Các bước phân tích lợi ích chi phí ......................................................................... 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KINH TẾ PHÚC LỢI CỦA ..................................................... 11 PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ ................................................................................ 11 2.1. Mục tiêu của xã hội ............................................................................................. 11 2.2. Tối ưu Pareto ...................................................................................................... 11 2.2.1. Cơ sở đạo đức của phân tích lợi ích chi phí ...................................................... 11 2.2.2. Khái niệm tối ưu Pareto ................................................................................... 12 2.2.3. Điều kiện đạt tối ưu Pareto ............................................................................... 12 2.3. Cải thiện Pareto .................................................................................................. 13 2.3.1. Cải thiện Pareto thực tế và nguyên tắc cơ bản lựa chọn dự án .......................... 13 2.3.2. Cải thiện Pareto tiềm năng và nguyên tắc thực tiễn lựa chọn dự án .................. 14 2.4. Mối quan hệ giữa lợi ích ròng và tối ưu Pareto.................................................... 16 Chương 3: CƠ SỞ KINH TẾ VI MÔ CHO PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ ......... 19 3.1. Mô hình tối ưu Pareto ......................................................................................... 19 3.2. Phân tích lợi ích – chi phí dựa trên mô hình cạnh tranh ....................................... 19 3.3. Đường cầu và thay đổi thặng dư tiêu dùng .......................................................... 20 3.3.1. Đường cầu ....................................................................................................... 20 3.3.2. Thay đổi thặng dư tiêu dùng............................................................................. 22 3.3.3. Đường cầu cá nhân và đường cầu thị trường .................................................... 23 3.4. Đường cung và thay đổi thặng dư sản xuất.......................................................... 23 3.4.1. Đường cung ..................................................................................................... 23 3.4.2. Đường cung thị trường ..................................................................................... 24 3.4.3. Thặng dư sản xuất ............................................................................................ 25 3.5. Lợi ích xã hội ròng.............................................................................................. 26 2
  3. Chương 4: NHẬN DẠNG LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ ..................................................... 28 4.1. Nguyên tắc tổng quát .......................................................................................... 28 4.2. Các hướng dẫn cụ thể.......................................................................................... 28 4.2.1. Tính những kết quả tăng thêm .......................................................................... 28 4.2.2. Loại trừ các kết quả chìm ................................................................................. 28 4.2.3. Loại trừ các chi phí chung (chi phí cố định) ..................................................... 28 4.2.4. Tính tất cả các thay đổi về lợi ích ..................................................................... 29 4.2.5. Tính tất cả thay đổi về chi phí .......................................................................... 29 4.2.6. Loại trừ các khoản thanh toán chuyển giao....................................................... 29 4.2.7. Xem xét thuế và trợ cấp ................................................................................... 29 4.2.8. Kiểm tra các lệ phí của chính phủ .................................................................... 30 4.2.9. Tránh tính trùng ............................................................................................... 31 4.2.10. Loại trừ các kết quả quốc tế ........................................................................... 31 4.2.11. Xem xét các thay đổi về giá trị tài sản ............................................................ 31 4.2.12. Phân biệt kết quả tư nhân với kết quả xã hội .................................................. 31 4.2.13. Tính các ngoại tác .......................................................................................... 31 4.2.14. Tính các kết quả không có giá ........................................................................ 32 4.3. Phân loại lợi ích và chi phí .................................................................................. 32 Chương 5: ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH CHI PHÍ CÓ GIÁ THỊ TRƯỜNG ......................... 34 5.1. Cơ sở đánh giá theo giá thị trường ...................................................................... 34 5.2. Giá ở thị trường cạnh tranh và không cạnh tranh ................................................. 34 5.2.1. Giá ở thị trường cạnh tranh và không cạnh tranh .............................................. 34 5.2.2. Ý nghĩa của giá cả cạnh tranh........................................................................... 35 5.3. Đánh giá những thay đổi biên tế.......................................................................... 35 5.3.1. Đánh giá lợi ích................................................................................................ 35 5.3.2. Đánh giá chi phí ............................................................................................... 36 5.4. Đánh giá những thay đổi không biên tế ............................................................... 36 5.4.1. Đánh giá lợi ích................................................................................................ 36 5.4.2. Đánh giá chi phí ............................................................................................... 37 5.4.3. Trường hợp nghiên cứu: dự án hàng không ...................................................... 37 5.5. Giá ẩn đối với thuế, thuế quan và trợ giá ............................................................. 38 5.5.1. Đối với thuế, thuế quan và trợ giá .................................................................... 38 5.5.2. Đối với lao động .............................................................................................. 39 Chương 6: ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH CHI PHÍ KHÔNG CÓ GIÁ THỊ TRƯỜNG .......... 42 6.1. Các lợi ích và chi phí không có giá cả ................................................................. 42 6.2. Phương pháp đánh giá......................................................................................... 42 6.2.1. Nhóm phương pháp bộc lộ ý thích ................................................................... 42 3
  4. 6.2.2. Phương pháp phát biểu ý thích ......................................................................... 50 Chương 7: YẾU TỐ THỜI GIAN CỦA LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ ................................ 54 7.1. Một số vấn đề cơ bản của giá trị tiền tệ theo thời gian ......................................... 54 7.1.1. Phân tích giá trị tương lai ................................................................................. 54 7.1.2. Phân tích giá trị hiện tại ................................................................................... 54 7.2. Xử lý lạm phát trong phân tích lợi ích – chi phí .................................................. 55 7.3. Suất chiết khấu xã hội ......................................................................................... 56 7.3.1. Tầm quan trọng của suất chiết xã hội ............................................................... 56 7.3.2. Ước tính suất chiết khấu xã hội dựa vào ưu tiên thời gian ................................ 57 7.3.3. Ước tính suất chiết khấu theo chi phí cơ hội ..................................................... 60 Chương 8: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ PHÂN TÍCH RỦI RO ................................ 62 8.1. Các tiêu chí đánh giá dự án ................................................................................. 62 8.1.1. Hiện giá ròng (NPV) ........................................................................................ 62 8.1.2. Tỷ số lợi ích – chi phí (BCR) ........................................................................... 63 8.1.3. Tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR) ............................................................................ 63 8.2. Lựa chọn tiêu chí thích hợp cho phân tích ........................................................... 64 8.2.1. Chấp nhận hay bác bỏ một phương án .............................................................. 64 8.2.2. Lựa chọn một trong nhiều phương án ............................................................... 64 8.2.3. Chọn một nhóm các phương án ........................................................................ 64 8.3. Phân tích độ nhạy................................................................................................ 65 8.3.1. Khái niệm ........................................................................................................ 65 8.3.2. Quy trình phân tích độ nhạy ............................................................................. 65 8.3.3. Những kỹ thuật khác đối phó với vấn đề không chắc chắn ............................... 68 4
  5. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ 1.1. Giới thiệu tổng quát phân tích lợi ích chi phí 1.1.1. Sự cần thiết phải phân tích lợi ích – chi phí Xã hội luôn phải lựa chọn giữa rất nhiều mục tiêu khác nhau như: xây dựng một sân bay mới hay một đường băng khác ở nơi hiện có? Một chương trình xây dựng đồn điền hay khai thác hơn nữa rừng nguyên sinh?... nhưng nguồn lực khan hiếm nên không thể cùng lúc đáp ứng mọi mong muốn của xã hội. Do đó, cần phải đánh giá sự đánh đổi. Hay nói cách khác cần phải thực hiện phân tích lợi ích – chi phí để cung cấp thông tin cho việc ra quyết định phân bổ nguồn lực. 1.1.2. Định nghĩa phân tích lợi ích – chi phí Frances Perkins đưa ra định nghĩa phân tích lợi ích chi phí từ góc độ phân tích tài chính: phân tích kinh tế, còn gọi là phân tích lợi ích chi phí, là phân tích mở rộng của phân tích tài chính,… được sử dụng chủ yếu bởi các chính phủ và cơ quan quốc tế để xem xét một dự án hay chính sách có làm tăng phúc lợi cộng đồng hay không. (Frances Perkins, 1994). Tevfik F.Nas định nghĩa: phân tích lợi ích chi phí là một phương pháp được dùng để nhận dạng, lượng hóa bằng tiền tất cả cái được và mất tiềm năng từ một dự án nhất định nhằm xem xét dự án đó có đáng mong muốn hay không trên quan điểm xã hội nói chung. (Tevfik F.Nas, 1996). Boardman định nghĩa: Phân tích lợi ích chi phí là một phương pháp đánh giá chính sách mà phương pháp này lượng hóa bằng tiền giá trị của tất cả các kết quả của chính sách đối với tất cả mọi thành viên trong xã hội nói chung. Lợi ích xã hội ròng (NSB = B – C) là thước đo giá trị của chính sách. (Boardman, 2001) Harry Campbell định nghĩa: Phân tích lợi ích chi phí là một quá trình nhận dạng, đo lường và so sánh các lợi ích và chi phí xã hội của một dự án đầu tư hay một chương trình. (Campbell, 2003). Dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng tất cả đều đề cập đến bốn vấn đề sau đây: (1) Phân tích lợi ích – chi phí là phương pháp đánh giá để thực hiện quyết định lựa chọn; (2) Phân tích lợi ích – chi phí xem xét tất cả các lợi ích và chi phí (có giá thị trường và không có giá thị trường); (3) Phân tích lợi ích – chi phí quan tâm chủ yếu đến hiệu quả kinh tế; (4) Phân tích lợi ích – chi phí xem xét vấn đề trên quan điểm xã hội nói chung. Từ những định nghĩa trên, có thể đưa ra một định nghĩa tổng quát: 1
  6. Phân tích lợi ích chi phí là một công cụ/phương pháp dùng để đánh giá và so sánh các phương án cạnh tranh dựa trên quan điểm xã hội nói chung nhằm cung cấp thông tin cho việc ra quyết định lựa chọn phân bổ nguồn lực hiệu quả nhất. 1.2. Vai trò của phân tích lợi ích – chi phí Phân tích tài chính và phân tích lợi ích – chi phí được thực hiện ở ba trong sáu giai đoạn của quá trình hình thành và đánh giá dự án (thẩm định dự án). Giai đoạn 1: Nhận dạng dự án. Ở giai đoạn này, cơ quan khởi xướng xác định ý tưởng ban đầu của dự án và phát họa các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt tới. Vấn đề chính yếu đầu tiên phải nghiên cứu tỉ mỉ là xem có cơ hội về thị trường hay không. Đối với trường hợp các dịch vụ xã hội, người phân tích phải xác định nhu cầu dự kiến về sản phẩm của dự án và các lợi ích mà công chúng kỳ vọng có được từ các dịch vụ này. Trong giai đoạn này cần có một đánh giá sơ bộ về công nghệ tốt nhất có thể sẽ sử dụng, giá cả các yếu tố sản xuất ở địa phương, cũng như dự kiến quy mô và thời gian thích hợp của dự án. Trong giai đoạn hình thành dự án này cần sự tham gia của chuyên gia ở nhiều lĩnh vực khác nhau như các kỹ sư, chuyên gia y tế, giáo dục, môi trường, nông nghiệp, phân tích thị trường, và các nhà kinh tế. Giai đoạn này cung cấp ý tưởng cơ bản của dự án và thông tin nền giúp cho cơ quan chính phủ có thể tiến hàng giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi. Giai đoạn 2: Phân tích tiền khả thi Ở giai đoạn này, người phân tích thu thập những đánh giá ước chừng các thành phần chính yếu của các lợi ích và chi phí của dự án: lượng và giá các nhập lượng và xuất lượng. Những ước lượng chính xác hơn về nhu cầu xuất lượng của dự án, công suất thiết kế, chi phí nhà máy hay công nghệ dự kiến, và yêu cầu nhân sự cho dự án phải được thực hiện. Trong nhiều trường hợp, các dữ liệu này do các chuyên gia kỹ thuật tham gia trong giai đoạn nhận dạng dự án cung cấp. Sử dụng các dữ liệu ban đầu này, các chuyên gia phân tích kinh tế sẽ tiến hành phân tích tài chính và phân tích kinh tế của dự án để xem liệu dự án có thể khả thi về mặt tài chính và kinh tế hay không. Một kế hoạch tài trợ sơ khởi có thể cũng được vạch ra để nhận dạng nguồn tài trợ cho dự án. Nếu dự án có vẽ khả thi qua phân tích ban đầu này thì có thể tiến hành giai đoạn nghiên cứu khả thi đầy đủ. Theo Glenn P. Jenkins, trong phân tích tiền khả thi của bất kỳ dự án công nào thông thường gồm sáu lĩnh vực khác nhau như sau: (1) Nghiên cứu thị trường và xác định nhu cầu: Nhu cầu hàng hóa và dịch vụ, giá cả hay nhu cầu các dịch vụ xã hội được ước lượng, lượng hóa và giải trình. 2
  7. (2) Kỹ thuật và công trình: Các nhập lượng của dự án được xác định chi tiết và ước lượng chi phí. (3) Nhân sự và quản lý: Xác định nhu cầu nhân sự cho việc thực hiện cũng như vận hành dự án, nhận dạng và lượng hóa các nguồn nhân sự cho dự án. (4): Đánh giá thu chi tài chính cũng như đánh giá các phương pháp tài trợ dự án. (5) Kinh tế: Thực hiện các điều chỉnh kinh tế dữ liệu tài chính và thẩm định các lợi ích và chi phí của dự án theo quan điểm nền kinh tế nói chung. (6) Xã hội: Dự án được thẩm định theo quan điểm ai là người hưởng lợi và ai là người phải gánh chịu chi phí của dự án. Giai đoạn 3: Phân tích khả thi Ở giai đoạn này nhiều dữ liệu chính xác hơn về tất cả các lợi ích và chi phí của dự án phải được thu thập thêm, nhưng đặc biệt là thực hiện phân tích rủi ro (độ nhạy) có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự khả thi của dự án. Mức độ khả thi về tài chính và kinh tế của dự án được đánh giá lại. Nếu dự án vẫn khả thi, thì nên đi đến quyết định thực hiện giai đoạn thực hiện dự án. Giai đoạn 4: Thiết kế chi tiết dự án Giai đoạn 5: Thực hiện Giai đoạn 6: Đánh giá sau dự án Giai đoạn cuối cùng của dự án rất quan trọng, nhưng thường bị lờ đi trong thẩm định và thực hiện dự án. Sự đánh giá này được thiết kế để xác định đóng góp thực sự của dự án vào phúc lợi quốc gia, sau một số năm hoạt động của dự án. Mục đích chủ yếu của việc đánh giá này là giúp nhận dạng các nguồn gốc chính của sự thành bại của dự án, vì thế các dự án tương lai có thể sẽ thuận lợi hơn. Như vậy, phân tích tài chính và phân tích lợi ích – chi phí được thực hiện ở các giai đoạn 2, 3, và 6. 1.3. Phân biệt phân tích lợi ích – chi phí với phân tích tài chính và phân tích hiệu quả - chi phí 1.3.1. Phân tích lợi ích – chi phí và phân tích tài chính Phân tích tài chính được sử dụng chủ yếu trong khu vực tư nhân để xác định xem kết quả nào tốt nhất theo quan điểm tư nhân (quan điểm chủ sở hữu hoặc quan điểm tổng đầu tư). Các dòng tiền và doanh thu kỳ vọng được coi là các dòng lợi ích, các khoản tiền chi trả trực tiếp để mua các yếu tố sản xuất được xem như chi phí bất kể ảnh hưởng của xuất lượng ở các khu vực khác trong nền kinh tế. Chi phí gây ra cho nhóm cá nhân thứ ba như thiệt hại môi trường không được tính đến. 3
  8. Phân tích lợi ích – chi phí được dùng cho việc đánh giá các dự án công và kết quả của dự án luôn luôn được đánh giá trên cơ sở mối quan tâm cộng đồng. Không giống như phân tích tài chính, trong đó các lợi ích và chi phí được đo lường bằng giá thị trường, việc đánh giá trong phân tích lợi ích – chi phí được tính theo giá đã điều chỉnh những biến dạng thị trường (giá ẩn, giá kinh tế). Điều quan trọng cần lưu ý là các chi phí và lợi ích được đo lường dưới dạng những thứ “được” và “mất” sự hữu dụng xã hội chứ không chỉ đơn thuần là các dòng thực thu và thực chi, và tất cả các lợi ích và chi phí ngoại tác được xem xét tính toán trong phân tích. Trong khi phân tích tài chính chỉ đề cập đến lợi ích của cơ quan hay công ty thực hiện, thì phân tích lợi ích – chi phí đề cập đến phúc lợi của tất cả các công ty, người tiêu dùng và chính phủ của một quốc gia cụ thể. Trong phân tích tài chính, giá thị trường của các nhập lượng và xuất lượng được sử dụng để tính lợi ích ròng của dự án đối với chủ đầu tư. Không cần bất kỳ sự điều chỉnh nào đối với các biến dạng trong các thị trường của hàng hóa này vì doanh nghiệp thực sự trả theo giá thị trường và doanh nghiệp chỉ đề cập đến việc lựa chọn dự án có hiệu số doanh thu trừ các khoản chi lớn nhất. Không cần quan tâm đến chi phí và lợi ích của dự án ảnh hưởng đến cộng đồng nếu như những lợi ích và chi phí này không thể hiện trong bảng cân đối của doanh nghiệp. Trong phân tích lợi ích – chi phí tất cả các chi phí và lợi ích phát sinh từ dự án, trong quốc gia nơi dự án sẽ được thực hiện, đều được đưa vào ngân lưu kinh tế của dự án. Lợi ích và chi phí kinh tế được đưa vào ngân lưu kinh tế bất kể người nhận vào chịu các lợi ích và chi phí này là người thực hiện dự án hoặc nhóm người tiêu dùng và người sản xuất khác. Mục tiêu tối đa hóa phúc lợi kinh tế rộng hơn nhiều so với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, và việc theo đuổi mục tiêu này khó khăn và phức tạp hơn nhiều. Xét về bản chất, phân tích lợi ích – chi phí liên quan đến việc đo lường các lợi ích và chi phí theo cách sao cho phản ánh đầy đủ lợi ích và chi phí thực. Có như vậy mới có thể đánh giá xem dự án có thực sự đóng góp tích cực vào phúc lợi của một quốc gia hay không. 1.3.2. Phân tích lợi ích – chi phí và phân tích hiệu quả - chi phí Phân tích hiệu quả - chi phí (CEA) dùng để xếp hạng các kết quả không thể đo lường hoặc so sánh được bằng tiền. Sự khác biệt chủ yếu giữa phân tích lợi ích – chi phí và phân tích hiệu quả - chi phí liên quan đến việc đo lường kết quả của lợi ích. Phân tích hiệu quả - chi phí được sử dụng: (1) để lựa chọn dự án có thể tạo ra một kết quả nhất định với chi phí sản xuất thấp nhất (xếp hạng các dự án được thiết kế có cùng một kết quả theo chi phí của dự án này) hoặc (2) lựa chọn dự án có thể tạo ra 4
  9. kết quả lớn nhất với cùng một mức chi phí (xếp hạng theo số lượng kết quả mà dự án có thể tạo ra với cùng một khoản ngân sách cố định). 1.4. Mục đích sử dụng phân tích lợi ích – chi phí 1.4.1. Phân loại Mục đích chính của phân tích lợi ích – chi phí là giúp quá trình ra quyết định xã hội dễ dàng và chính xác hơn. Tuy nhiên, mục đích sử dụng còn tùy thuộc vào loại phân tích lợi ích – chi phí là gì. Boardman (2001), hai loại chủ yếu: - Ex ante CBA: khi một dự án hay chính sách đang được xem xét => hỗ trợ việc ra quyết định xem liệu nguồn lực có nên phân bổ vào một dự án cụ thể nào đó hay không -> đóng góp vào việc ra quyết định trực tiếp, kịp thời và có tính đặc thù riêng. - Ex post CBA: được thực hiện vào cuối dự án -> ex post CBA đóng góp dưới dạng ‘thông tin’ cho những người quản lý, các chính khách và các nhà nghiên cứu để có cơ sở xem xét liệu một nhóm các dự án cụ thể có đáng giá hay không. - Middle CBA: được thực hiện trong quá trình thực hiện dự án. - So sánh ex ante CBA với ex post CBA của cùng một dự án để biết mức hiệu quả của CBA với vai trò là một công cụ đánh giá và giúp ra quyết định chính sách. 1.4.2. Mục đích sử dụng (1) Giúp ra quyết định đối với một dự án cụ thể: Ex ante CBA rất hữu ích cho việc quyết định xem nguồn lực có nên được phân bổ cho một dự án cụ thể đang được xem xét hay không. Đối với các dự án đang được thực hiện thì in medias res CBA có thể được sử dụng cho mục đích ra quyết định khi vẫn còn khả thi để chuyển nguồn lực vào các mục đích sử dụng khác. Ex post CBA được thực hiện ở cuối dự án nên rõ ràng là quá trễ để có thay đổi hoàn toàn quyết định phân bổ nguồn lực đối với một dự án cụ thể. (2) Cung cấp thông tin về lợi ích xã hội ròng của một dự án cụ thể: Sự không chắc chắn về các tác động của dự án dẫn đến sự không chắc chắn về giá trị lợi ích xã hội ròng thực giảm theo thời gian khi thực hiện dự án, nên CBA được thực hiện ở giai đoạn sau có thể ước lượng lợi ích ròng của dự án chính xác hơn. (3) Cung cấp thông tin về lợi ích tiềm năng của các dự án tương tự: Ex post CBA giúp các nhà phân tích hiện đang thực hiện các ex ante CBA của các chính sách tương tự, đóng góp thông tin cho những người ra quyết định, cũng như những người nghiên cứu chính sách để xem liệu các loại dự án cụ thể có đáng giá hay không. Lượng thông tin từ in medias res CBA và ex post CBA phụ thuộc vào khả năng phổ biến của một dự án cụ thể. 5
  10. (4) Cung cấp thông tin về mức độ hiệu quả của CBA: So sánh ex ante CBA với ex post CBA rất hữu ích vì biết được giá trị của CBA, mức độ chính xác của ex ante CBA đã được thực hiện ở giai đoạn đầu, giúp hiểu được lý do tại sao có sự khác biệt giữa giá trị các lợi ích và chi phí thực tế với các lợi ích và chi phí ước đoán. 1.5. Các bước phân tích lợi ích chi phí Phân tích lợi ích – chi phí có 8 bước, cụ thể: Bước 1: Nhận dạng vấn đề Trong quá trình phát triển, xã hội sẽ phải đối mặt với các vấn đề cần phải đưa ra quyết định lựa chọn. Việc xác định vấn đề cần ra quyết định là bước đầu tiên trong CBA. Ngoài ra cũng cần phải xác định phạm vi phân tích: địa phương, vùng, tỉnh hay quốc gia? Một dự án đáng giá sẽ đóng góp vào phúc lợi kinh tế của quốc gia, có khả năng làm cho mọi người đều được lợi (tốt hơn so với không có dự án). Tuy nhiên, thường không phải ai cũng được hưởng lợi từ dự án, mà một số người sẽ bị thiệt. Hơn nữa, những nhóm người được lợi từ dự án lại không nhất thiết là những người phải chịu chi phí của dự án. Cho nên người phân tích phải đặt và trả lợi các câu hỏi như sau: - Dự án sẽ có những tác động như thế nào: địa phương, vùng, tỉnh, quốc gia hay toàn cầu? - Nếu nguồn tài trợ cho dự án là của chính phủ thì có nên xem xét tính đến các lợi ích và chi phí phát sinh bên ngoài quốc gia hay không? Thông thường các chính phủ thực hiện phân tích dựa trên quan điểm quốc gia, tính lợi ích và chi phí phát sinh trong một quốc gia nhất định. Ngày nay với xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa và nhiều vấn đề về môi trường đang phát sinh mang tính toàn cầu, nên có ý kiến đề xuất nên phân tích theo quan điểm toàn cầu. Tuy nhiên, thông thường việc xác định phạm vi phân tích tùy thuộc vào ai là người tài trợ chính của dự án hay chương trình cụ thể. Bước 2: Xác định các phương án Thông thường mỗi dự án, chương trình hay chính sách có thể có rất nhiều phương án để chọn lựa. Có các khó khăn sau đây: (1) Xác định số lượng các phương án tùy thuộc vào số tiêu chí (đặc điểm) cần xem xét đối với mỗi dư án cụ thể. Ví dụ đối với các dự án phát triển thủy lợi thì có thể có các tiêu chí sau đây cần phải xem xét: - Thời gian - Mục đích (chỉ phục vụ tưới tiêu, vừa tưới tiêu vừa phát điện, ...) - Nguyên vật liệu 6
  11. - Quy mô - Cách thức giảm tác động môi trường. Đối với dự án phát triển giao thông (ví dụ đường giao thông nông thôn), thì có thể phải quan tâm đến các tiêu chí sau đây: - Loại mặt đường - Số lượng làn xe - Quy mô - Có trạm thu phí hay không - Bảo vệ môi trường - Thời gian Boardman (2001), nếu có n tiêu chí, mỗi tiêu chí có k mức giá trị, sẽ có kn phương án. (2) Xác định quy mô dự án (scale of project). Có một số hướng dẫn để lựa chọn qui mô tối ưu như dự vào hiện giá thuần biên tế (MNPV) hay tỷ suất sinh lợi nội tại biên tế (MIRR). Phân tích lợi ích – chi phí so sánh lợi ích xã hội ròng của việc đầu tư nguồn lực vào một dự án cụ thể với lợi ích xã hội ròng của một dự án giả định nào đó. Thông thường dự án giả định đó gọi là hiện trạng (status quo). Bước 3: Nhận dạng các lợi ích và chi phí Một khi dự án đã được xác định, tất cả các chuyên gia trong các lĩnh vực có liên quan sẽ giúp nhận dạng các tác động có thể có của dự án. Trong bước này, tất cả các loại tác động trực tiếp hay gián tiếp, hữu hình hay vô hình đều phải được xác định. Lưu ý, “tác động” bao hàm các nhập lượng và xuất lượng hay đúng hơn là các chi phí và lợi ích có thể có của dự án. Đồng thời, ta cũng xác định các đơn vị đo lường các lợi ích và chi phí đó (nếu có). Trong phân tích lợi ích – chi phí, các nhà phân tích chỉ quan tâm đến các tác động có ảnh hưởng đến sự thỏa dụng của các cá nhân thuộc phạm vi quan tâm (standing) của dự án. Những tác động không có giá trị gì đối với con người thì không được tính trong phân tích lợi ích – chi phí. Nói cách khác, muốn xác định một ‘tác động’ nào đó của dự án, người phân tích cần tìm hiểu mối quan hệ nhân – quả giữa tác động đó với sự thỏa dụng của những người thuộc phạm vi ảnh hưởng. Bước 4: Lượng hóa các lợi ích và chi phí trong suốt vòng đời dự án 7
  12. Sau khi xác định được tất cả các lợi ích và chi phí có thể có của dự án cũng như đơn vị đo lường tương ứng, người phân tích phải lượng hóa chúng cho suốt vòng đời dự án cho từng phương án. Lưu ý, một khả năng có thể chấp nhận được là nếu những tác động rất khó lượng hóa hay đo lường chính xác được như tác động về văn hóa, xã hội người phân tích có thể cung cấp các thông tin dạng mô tả về chúng. Ngoài ra, cũng có những trường hợp cần đến các giả định nào đó để có thể ước lượng được. Bước 5: Quy ra giá trị bằng tiền các lợi ích và chi phí Đây là nhiệm vụ chính của các nhà kinh tế thực hiện phân tích lợi ích – chi phí. Khi có được lượng các tác động của dự án người phân tích phải gán cho chúng một giá trị bằng tiền để có thể so sánh được. Thực hiện bước này đòi hỏi người phân tích phải trang bị lượng kiến thức nhất định về các phương pháp đánh giá các lợi ích và chi phí trong trường hợp có giá cả thị trường (giá ẩn = giá tài chính sau khi đã điều chỉnh biến dạng, ...) và trong trường hợp không có giá thị trường hay không có thị trường (giá kinh tế = giá sẵn lòng trả, chi phí cơ hội). Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình thực hiện phân tích lợi ích – chi phí. Bước 6: Chiết khấu các lợi ích và chi phí, tính Hiện giá ròng NPV Một dự án có các dòng lợi ích và chi phí phát sinh trong các thời điểm khác nhau không thể so sánh trực tiếp được, nên người phân tích phải tổng hợp chúng lại để có thể so sánh được. Thông thường các lợi ích và chi phí tương lai phải được chiết khấu để đưa về giá trị tương đương ở hiện tại để có cơ sở chung cho việc so sánh. Có một số tiêu chí quyết định có thể được áp dụng để có thể so sánh lợi ích và chi phí của một phương án cụ thể. Hiện giá ròng (NPV) bằng hiện giá ròng của lợi ích trừ hiện giá ròng của chi phí nếu lớn hơn 0 thì đó là một dự án đáng giá và ngược lại. Tiêu chí thứ hai là tỷ số lợi ích/chi phí nếu lớn hơn 1 là dự án đáng giá. Ngoài ra, tỷ suất sinh lợi nội hoàn (IRR) cũng là một tiêu chí quan trọng, nếu lớn hơn suất chiết khấu xã hội được chọn thì đó là một dự án tốt. Bước 7: Thực hiện phân tích độ nhạy Bất kỳ phân tích lợi ích – chi phí nào cũng hàm chứa sự không chắc chắn và người phân tích thường có một số giả định nào đó về các giá trị các lợi ích và chi phí. Phân tích độ nhạy đòi hỏi sự nới lỏng các giả định cho chúng thay đổi ở nhiều mức độ khác nhau có thể có và tính toán lại các lợi ích và chi phí. Nói cách khác, trong phân tích độ nhạy người phân tích thay đổi giá trị của một hay nhiều biến quan trọng liên quan đến dòng ngân lưu kinh tế của dự án và xem kết quả (NPV, IRR, ...) thay đổi như thế nào để có cơ sở quyết định lựa chọn. Bước 8: Đề xuất dựa trên kết quả NPV và phân tích độ nhạy 8
  13. Từ kết quả trên người phân tích nên đề xuất phương án được ưa thích nhất. Phương án được ưa thích nhất là phương án có lợi ích xã hội ròng lón nhất. Lưu ý rằng người phân tích đề xuất phương án tốt nhất một cách khách quan dựa vào sự tối đa hóa hiệu quả hay phúc lợi kinh tế chứ không phải phương án do mình ưa thích. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân tích lợi ích – chi phí là gì? Tại sao cần phải thực hiện phân tích lợi ích chi phí? 2. Phân biệt phân tích tài chính với phân tích lợi ích chi phí? 3. Giả sử rằng ảnh hưởng hưởng của việc áp dụng thuế đối với mặt hàng cam quýt nhập khẩu trong thời gian vừa qua đã mang lại kết quả như sau: - Nhà nước thu ngân sách từ thuế: 8 triệu USD. - Khuyến khích tăng sử dụng nguồn lực để trồng quýt trong nước: 6 triệu USD. - Giảm mức tiêu thụ quýt trong nước: 4 triệu USD. - Tăng lợi nhuận cho các hộ trồng quýt trong nước: 5 triệu USD. Trên quan điểm người làm CBA anh/chị hãy trả lời câu hỏi sau: a. Giả sử Nhà nước cho rằng những người trồng quýt là những người được hưởng lợi ích đầu tiên. Như vậy họ sẽ tính lợi ích ròng như thế nào nếu họ là những người phải bỏ ra chi phí. b. Giả sử kho bạc Nhà nước là người đóng vai trò thanh tra họ sẽ tính lợi ích ròng như thế nào trên cơ sở có một quy định nhà trồng quýt phải trả mức thuế lợi tức là 20%. 4. Hãy sắp xếp lại cho phù hợp với trình tự quy trình thực hiện một phân tích lợi ích – chi phí? a. Xác định các phương án (alternatives) b. Xác định người được và kẻ mất (standing) c. Lượng hóa các lợi ích và chi phí của dự án (quantification) d. Đề xuất dựa trên kết quả NPV (recommendation) e. Tính hiện giá ròng (NPV) của mỗi phương án (computing NPV) f. Thực hiện phân tích độ nhạy (sensitivity analysis) g. Nhận dạng các lợi ích và chi phí (identification) h. Chiết khấu các lợi ích và chi phí để đưa về giá trị tương đương ở hiện tại (discounting) i. Quy ra giá trị bằng tiền các lợi ích và chi phí (monetization) 9
  14. 5. Theo anh/chị trong các bước của quy trình thực hiện phân tích lợi ích – chi phí như trên thì vai trò của người phân tích kinh tế tập trung chủ yếu vào bước nào? 10
  15. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KINH TẾ PHÚC LỢI CỦA PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ 2.1. Mục tiêu của xã hội Mỗi xã hội hướng đến rất nhiều mục tiêu như: - Cải thiện phúc lợi kinh tế: là sự gia tăng trong tổng phúc lợi xã hội, được đo bằng sự gia tăng lợi ích ròng tạo ra từ sản xuất và tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ. - Cải thiện công bằng xã hội: là cải thiện trong phân phối lợi ích ròng giữa các cá nhân trong xã hội và thường được giải thích bằng sự gia tăng cơ hội cho những người bị thiệt. - Cải thiện chất lượng môi trường: Cải thiện chất lượng môi trường xung quanh và điều kiện sống, ... Phân tích lợi ích – chi phí đánh giá trước hết sự mong muốn (theo lợi ích và chi phí) của các phương án theo mục tiêu phúc lợi kinh tế. Phân tích này đánh giá sự mong muốn theo lợi ích và chi phí của tất cả các kết quả của một phương án kể cả các kết quả về môi trường. CBA lựa chọn các phương án theo mục tiêu phúc lợi kinh tế để chỉ ra phương án nào đóng góp nhiều nhất cho phúc lợi kinh tế. Để hiểu khái niệm cải thiện phúc lợi kinh tế và cách đo lường sư cải thiện phúc lợi kinh tế phân tích lợi ích – chi phí sử dụng khái niệm tối ưu Pareto. 2.2. Tối ưu Pareto 2.2.1. Cơ sở đạo đức của phân tích lợi ích chi phí Phân tích lợi ích – chi phí dựa trên niềm tin cho rằng mọi thứ có thể được đánh giá theo ích lợi của chúng đối với các cá nhân. Cơ sở đạo đức này được phát biểu theo ba tiền đề sau đây: - Các hoạt động và hàng hóa được đánh giá dựa vào sự ích dụng của chúng đối với con người. - Sự ích dụng đối với con người được đánh giá căn cứ vào ích dụng đối với cá nhân, và các cá nhân được xem như người đánh giá tốt nhất phúc lợi của chính mình. - Phúc lợi của tất cả các cá nhân phải được tính đến. Thuật ngữ “sự thỏa dụng” và “sự không thỏa dụng” được dùng từ lâu để thể hiện được ý niệm về sự ích dụng. Bất cứ điều gì có ích đều mang lại sự thỏa dụng và sự thỏa dụng có nghĩa là: đời sống (hoặc phúc lợi) khá hơn, sự thỏa mãn, hạnh phúc, cảm giác ấm áp, hoặc điều gì đó tốt hơn. Ngược lại, bất cứ điều gì có hại thì mang lại sự không thỏa dụng, sự không thỏa dụng mang ý nghĩa là không thỏa mãn, không hạnh phúc, cảm giác khó chịu hoặc điều gì đó xấu đi. 11
  16. 2.2.2. Khái niệm tối ưu Pareto Hai ứng dụng của khái niệm ích dụng cá nhân vào việc lựa chọn giữa các phương án (ví dụ giữa phương án A và hiện trạng) như sau: - Ứng dụng 1: Phương án A tốt hơn tình trạng hiện tại nếu mỗi cá nhân nhận được sự thỏa dụng nhiều hơn từ phương án A so với từ tình trạng hiện tại (status quo). - Ứng dụng 2: Phương án A tốt hơn tình trạng hiện tại nếu ít nhất có một người nhận được sự thỏa dụng nhiều hơn từ phương án A và không ai khác nhận ít đi so với tình trạng hiện tại. Pareto (1909) – nhà xã hội học và kinh tế học người Ý - sử dụng ứng dụng thứ hai trong khái niệm về tình trạng kinh tế tối ưu. Tối ưu Pareto được định nghĩa là một tình trạng trong đó không có ai có thể giàu lên mà không làm người khác nghèo đi. Thuật ngữ “giàu lên” thể hiện sự gia tăng thỏa dụng, và thuật ngữ “nghèo đi” thể hiện sự gia tăng bất thỏa dụng. Tối ưu Pareto đạt được khi tất cả các khả năng làm tăng phúc lợi đã được sử dụng hết. Định nghĩa tối ưu Pareto: Tối ưu Pareto được định nghĩa là một tình trạng trong đó không một ai có thể giàu lên mà không làm người khác nghèo đi. Ví dụ: giả sử mọi điều $U1 kiện khác không đổi, chuyển từ điểm A A sang điểm B, B phúc lợi của cá nhân 2 tăng lên chỉ duy nhất bằng cách giảm $U2 phúc lợi của cá nhân 1, tức có Hình 2.1. Cải thiện Pareto đối với những lựa chọn của hai cá nhân sự đánh đổi. Như vậy, tại điểm A đã đạt tối ưu Pareto (tình trạng tối ưu Pareto). Mở rộng ví dụ trên đối với một nền kinh tế rằng nếu một sự phân bổ nguồn lực mà không thể có một khoản đầu tư tăng thêm nào có thể được thực hiện nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông mà không làm giảm đầu tư trong các lĩnh vực khác như quốc phòng, giáo dục, y tế , … thì đạt tối ưu Pareto. Theo Jinden (1996), mục tiêu của phúc lợi kinh tế là tình trạng tối ưu Pareto mà tại đó không ai có thể giàu lên mà không làm người khác nghèo đi. 2.2.3. Điều kiện đạt tối ưu Pareto 12
  17. Tối ưu Pareto đạt được khi tất cả các khả năng làm tăng phúc lợi đã được sử dụng hết. Nói cách khác, tối ưu Pareto chỉ đạt được khi thỏa các điều kiện về hiệu quả trong cả quá trình sản xuất, trao đổi/tiêu dùng và trong phân phối. 2.3. Cải thiện Pareto 2.3.1. Cải thiện Pareto thực tế và nguyên tắc cơ bản lựa chọn dự án Ví dụ: Giả sử hiện tại A và B mỗi người nhận được phúc lợi là $25. Tổng phúc lợi là $50. Đây là điểm ở tình trạng hiện tại (status quo). Xã hội đang xem xét một dự án (chính sách) nhằm tăng phúc lợi lên $100. Vấn đề đặt ra: trong các điều kiện nào kết quả của dự án sẽ làm cho A và B tốt hơn so với tình trạng hiện tại. $UA Tại hai đầu đường UFUF hoặc cá nhân A hoặc UF $100 cá nhân B có thể nhận được $100 (và người kia nhận $0, hoặc cả hai có một tập hợp dọc theo đường UFUF sới phúc lợi $100 chia cho hai người Status quo $25 c UF $25 $100 $UB Hình 2.2 $UA Bất kỳ sự phân UF bổ nào của $100 mà $100 không làm ai giảm a phúc lợi so với tình $75 trạng hiện tại là một cải thiện Pareto. Ví dụ, tăng phúc lợi của A lên c b $75 trong khi đó B vẫn $25 có $25 (điểm a) là một UF điều tốt. Tương tự, B $100 $UB nhận được $75 trong $25 $75 Hình 2.3. Cải thiện Pareto thực tế 13
  18. khi A vẫn có $25 ở điểm b là một điều tốt. Đường giới hạn Pareto là tất cả các điểm nằm giữa a và b. Cả A và B cuối cùng nhận được nhiều hơn dọc theo đoạn ab. * Nguyên tắc giới hạn sử dụng (lựa chọn) – Cải thiện Pareto thực tế Theo nguyên tắc này một phương án tốt có phải đưa các cá nhân vào trong (trên biên) vùng abc, trong vùng này thì xã hội tốt lên (người này được lợi, người kia cũng tăng phúc lợi hoặc ít nhận không bị giảm phúc lợi). Đây dược gọi chung là nguyên tắc giới hạn sử dụng. Nhận xét: - Cả cá nhân A và B thích được chuyển đến bất kỳ điểm nào trên đường giới hạn Pareto (Pareto frontier). - Những điểm trên đường giới hạn Pareto này đạt tối ưu Pareto vì phúc lợi của A chỉ có thể tăng duy nhất bằng cách giảm phúc lợi của B. - Xã hội nên thực hiện chính sách này vì phúc lợi của các cá nhân đều tăng lên. Nguyên tắc cơ bản cho việc lựa chọn là cải thiện Pareto thực tế. Một thay đổi thực tế làm ít nhất một người giàu lên và không ai bị nghèo đi là một cải thiện Pareto thực tế, nghĩa là quyết định lựa chọn 2.3.2. Cải thiện Pareto tiềm năng và nguyên tắc thực tiễn lựa chọn dự án Giả sử dự án sẽ dẫn đến một tình trạng nằm ngoài đường giới hạn Pareto UFUF (ngoài ab) (trên đường giới hạn Pareto tiềm năng). Trước hết giả sử rằng kết quả đạt được vẫn đạt tối ưu Pareto: nằm trên UFUF. Có thể có hai khả năng: - Khả năng 1: A sẽ giàu lên trong khi B sẽ nghèo đi (e). - Khả năng 2: B sẽ giàu lên trong khi A sẽ nghèo đi (d). $UA UF e $90 a c b d $10 UF $10 $90 $UB Hình 2.4 14
  19. Xét phương án d Phúc lợi của A giảm còn $10 và phúc lợi của B tăng lên $90. Giả sử ta chấp nhận phương án d và tiến hành điều tiết sao cho chuyển vào điểm d’, nghĩa là B nhận được được $60 và A được $40. Như vậy, ta vẫn kết luận: - Cả cá nhân A và B đều có khả năng tốt hơn nếu thực hiện phương án d so với tình trạng hiện tại. - Dự án d được gọi là cải thiện Pareto tiềm năng (potential Pareto improvement). Với điều kiện “chuyển giao không tốn kém” để tổng phúc lợi vẫn là $100: Cá nhân B có thể chuyển một số tiền của mình, ví dụ $30, cho cá nhân A sau khi thực hiện dự án d. => Dự án d là một sự cải thiện Pareto tiềm năng và có thể vẫn tốt cho cả A và B. $UA UF a $75 $40 d’ c b $25 d $10 UF $25 $60 $90 $UB Hình 2.5. Cải thiện Pareto tiềm năng Trên thực tế không có hoặc có rất ít dự án thỏa mãn nguyên tắc cải thiện Pareto thực tế. Hầu hết các dự án/chính sách đều có người được kẻ mất. Nếu ta chỉ chấp nhận các dự án thỏa mãn tiêu chí Pareto (cải thiện Pareto thực tế) thì xã hội sẽ không thể giải quyết nhiều vấn đề có thể giải quyết được. - Lưu ý rằng người được lợi không nhất thiết buộc phải thực sự đền bù cho kẻ mất. Điều cần thiết là việc đền bù này là khả thi. - Cải thiện theo tiêu chí Kaldor-Hicks được sử dụng phổ biến như một tiêu chí hiệu quả trong phân tích lợi ích - chi phí. Nguyên tắc thực tiễn cho việc lựa chọn (theo tiêu chí Kaldor – Hicks) là cải thiện Pareto tiềm năng. Một thay đổi làm ít nhất một người giàu lên và không ai bị nghèo đi là một cải thiện Pareto tiềm năng. 15
  20. Một dự án có người được kẻ mất, miễn lợi ích lớn hơn chi phí (NB>0), và việc người được có thể đền bù cho kẻ mất là khả thi gọi là một sự cải thiện Pareto tiềm năng. Sự cải thiện này còn được gọi là cải thiện Kaldor-Hicks hay cải thiện Pareto tiềm năng. 2.4. Mối quan hệ giữa lợi ích ròng và tối ưu Pareto Mối liên hệ giữa lợi ích ròng dương và tối ưu Pareto là rất rõ: Nếu dự án có lợi ích ròng dương, thì có thể tìm ra một tập hợp các khoản chuyển giao mà làm cho ít nhất một người giàu lên mà không làm ai khác nghèo đi. Để hiểu mối quan hệ này cần biết cách đo lường lợi ích và chi phí trong phân tích lợi ích – chi phí. Trong phân tích lợi ích – chi phí thì giá sẵn lòng trả được xem như phương pháp đánh giá (đo lường) lợi ích của dự án và chi phí cơ hội được xem như phương pháp đánh giá (đo lường) chi phí nguồn lực dùng để thực hiện dự án. Các khái niệm này sẽ được giới thiệu kỹ hơn trong các chương sau, tuy nhiên để hiểu mối quan hệ giữa lợi ích ròng và tối ưu Pareto chúng ta cần nắm sơ qua các khái niệm căn bản này. - Giá sẵn lòng trả là một khoản tiền mà một người sẵn sàng chi trả hoặc nhận để có thể bàng quan giữa tình trạng hiện tại và tình trạng nếu có dự án với khoản tiền chi trả hoặc nhận đó. Lợi ích của một chính sách đối với xã hội là tổng sự sẵn lòng trả cho chính sách đó của mọi người. - Thực hiện dự án luôn đòi hỏi việc sử dụng đầu vào đáng ra có thể được sử dụng để sản xuất thứ khác có giá trị. Chi phí cơ hội của việc sử dụng một nhập lượng để thực hiện dự án là giá trị của nó trong việc sử dụng tốt nhất khác. Chi phí cơ hội đo lường giá trị của những gì mà xã hội phải từ bỏ để sử dụng nhập lượng thực hiện dự án. => Nếu lợi ích ròng của một dự án là dương (NB>0), thì có tiềm năng cải thiện Pareto. - Khi đánh giá tất cả các tác động của dự án theo giá sẵn lòng trả và các chi phí nguồn lực theo chi phí cơ hội thì dấu của lợi ích ròng cho biết khả năng có thể đền bù đầy đủ cho những ai gánh chịu chi phí để không có ai bị nghèo đi. Lợi ích ròng dương cho biết khả năng thực hiện việc đền bù để đạt hiệu quả Pareto, lợi ích ròng âm cho biết không thể thực hiện việc đền bù. Trên thực tế để thực hiệc việc đền bù đầy đủ rất khó thực hiện bởi những lý do sau đây: + Thứ nhất, do khó khăn về thông tin (rất tốn kém) + Thứ hai, do chi phí quản lý để thực sự thực hiện việc chuyển giao đối với một dự án cụ thể có thể rất cao 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1