![](images/graphics/blank.gif)
Bài giảng Pháp chứng kỹ thuật số: Bài 8 - TS. Đàm Hồng Hải
lượt xem 6
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Bài giảng "Pháp chứng kỹ thuật số - Bài 8: Điều tra tội phạm trên Internet - Pháp chứng số trên Internet" gồm các nội dung: Điều tra tội phạm trên Internet - Pháp chứng số trên Internet, tấn công vào máy người dùng, lỗ hổng Zero Day... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Pháp chứng kỹ thuật số: Bài 8 - TS. Đàm Hồng Hải
- PHÁP CHỨNG KỸ THUẬT SỐ Bài 8: Điều tra tội phạm trên Internet Pháp chứng số trên Internet Giảng viên: TS. Đàm Quang Hồng Hải
- Tội phạm trên Internet tôi phạm công nghệ cao • Điểm khác biệt giữa tội phạm công nghệ cao và tội phạm truyền thống chính là phương tiện phạm tội. • Tội phạm công nghệ cao sử dụng sự tiến bộ của công nghệ thông tin để phạm tội. • Tội phạm công nghệ cao thực hiện được những hành vi phạm tội mà tội phạm truyền thống không thể làm được, như tội phạm ngồi ở Việt Nam nhưng có thể trộm cắp được tiền của một người nào đó đang ở nước ngoài. • Không cần dùng chìa khóa vạn năng, tội phạm công nghệ cao vẫn có thể xâm nhập được vào "kho tiền" của người khác để chiếm đoạt.
- Tấn công vào máy người dùng
- Hành vi của tội phạm công nghệ cao • Hành vi của tội phạm công nghệ cao khác nhiều so với tội phạm cổ điển, như: tấn công trái phép vào website để lấy đi những thông tin bí mật, thay vào đó những thông tin giả • Tội phạm công nghệ cao có thể phá hoại website bằng virút, làm giả thẻ tín dụng, lấy cắp tài khoản cá nhân… • Đối tượng phạm tội cũng khác với tội phạm truyền thống, nhất thiết phải có hiểu biết về công nghệ thông tin thì mới thực hiện được hành vi phạm tội.
- Lừa đảo Công nghệ cao • Đối tượng lừa đảo lập ra một trang web, lấy địa chỉ giả ở Mỹ rồi nhập tên tuổi của những người tham gia vào mạng lưới cùng với số tiền họ đã góp. • Đối tượng lừa đảo mở máy tính cho những người tham gia xem, họ tận mắt nhìn thấy tên mình, số tiền của mình trên màn hình thì vui và tin là mình đang kinh doanh tài chính với tập đoàn ở Mỹ thật mà không biết rằng việc tạo ra một trang web là vô cùng đơn giản. • Một nguyên nhân nữa đó là do mức lãi suất mà bọn lừa đảo đưa ra quá hấp dẫn, quá cao so với tất cả các hình thức huy động tiền gửi hợp pháp khác. • Sự thiếu hiểu biết cũng là một nguyên nhân khiến nhiều người bị mắc lừa.
- Tội phạm công nghệ cao và Lỗ hổng • Lỗ hổng (bug) là các điểm yếu trong phần mềm cho phép kẻ tấn công phá hoại sự toàn vẹn, độ sẵn sàng hoặc bảo mật của phần mềm hoặc dữ liệu do phần mềm xử lý. • Một số lỗ hổng nguy hiểm nhất cho phép kẻ tấn công khai thác hệ thống bị xâm phạm bằng cách khiến hệ thống chạy các mã độc hại mà người dùng không hề biết. • Thế giới đã bị rúng động bởi sự hoành hành của Flame và Duqu, những virus đánh cắp thông tin mật của các hệ thống điện toán
- Lỗ hổng Zero Day • Lỗ hổng zero day là một thuật ngữ để chỉ những lỗ hổng chưa được công bố hoặc chưa được khắc phục. • Lợi dụng những lỗ hổng này, hacker và bọn tội phạm mạng có thể xâm nhập được vào hệ thống máy tính của các doanh nghiệp, tập đoàn để đánh cắp hay thay đổi dữ liệu. • Tuổi thọ trung bình của một lỗ hổng zeroday là 348 ngày trước khi nó được phát hiện ra hoặc vá lại, nhiều lỗ hổng thậm chí còn sống "thọ" hơn thế. • Tội phạm công nghệ cao sẵn sàng trả khoản tiền rất lớn để mua lại các lỗ hổng zeroday.
- Tấn công vào các lỗ hổng bảo mật • Hiện nay các lỗ hổng bảo mật được phát hiện càng nhiều trong các hệ điều hành, các máy chủ cung cấp dịch vụ hoặc các phần mềm khác, ... các hãng sản xuất luôn cập nhật các phần mềm vá lỗi của mình. • Những thông tin có thể ăn cắp như tên, mật khẩu của người sử dụng, các thông tin mật chuyển qua mạng. • Người dùng cần thiết cập nhật thông tin và nâng cấp phiên bản cũ.
- Ví dụ: tấn công Java Zeroday CVE20131493
- Xem xét File log lưu trữ trên máy tính • Các file log máy tính có thể tạo ra và duy trì từ những dữ liệu hệ thống tự động hoặc bằng tay, chẳng hạn như các tập tin đăng nhập hệ thống và nhật ký máy chủ proxy. • Các hồ sơ phải được đầu ra được tạo ra từ các ứng dụng máy tính/quy trình trong đó thông thường, không phải là dữ liệu đầu vào một cá nhân tạo ra • Các file log máy tính là những dữ liệu điện tử hoặc kỹ thuật số đầu có thể xem với một phần mềm bảng tính hoặc phần mềm xử lý văn bản.
- Ví dụ: File Log với phần mềm HijacThis
- Sử dụng trên phần mềm chống Virus • Thông thường các máy tính có cài phần mềm chống Virus đều có ghi lại quá trình ngăn chặn Virus • Phần mềm chống Virus có thể bắt đầu diệt của phần mềm độc hại trước khi nó có cơ hội để tải về và cài đặt • Pháp chứng viên có thể xem xét các thông tin này cùng với các thông tin truy cập Web để tìm được nguồn gốc Virus
- Phần mềm chống Virus
- Mã độc Malware • Thuật ngữ " Malware " bao hàm tất cả các loại phần mềm được thiết kế để làm hại máy tính hoặc mạng máy tính. • Phần mềm độc hại có thể được cài đặt trên máy mà người dùng không hay biết, thường thông qua các liên kết lừa đảo hoặc nội dung tải xuống được đăng như là nội dung thường dùng. 14
- Malware
- Các loại Malware • Mã độc Malware bao gồm rất nhiều loại phổ biến như: • Virus • Sâu máy tính (worm) • Trojan horse • Botnets • Keylogger. • Phần mềm gián điệp (spyware) • Phần mềm quảng cáo.
- Virus, Worm, Trojan horse • Virus là phần mềm độc hại được gắn vào chương trình khác để thực thi một nhiệm vụ không mong muốn trên máy tính của người dùng. • Worm thực thi mã (code) tùy ý và cài đặt bản sao của nó vào máy tính bị nhiễm để sau đó lây nhiễm vào các máy khác. • Trojan horse không giống như worm hoặc virus. Nó được viết ra trông giống như là 1 chương trình nào đó, nhưng thực chất nó là công cụ dùng để tấn công 17
- Virus, Worm, Trojan
- Botnets, Keylogger, Phần mềm gián điệp • Botnets là những chương trình tương tự Trojan cho phép kẻ tấn công sử dụng máy của họ như là những Zoombie (máy tính bị chiếm quyền điều khiển hoàn toàn ) và chúng chủ động kết nối với một Server để dễ dàng điều khiển. • Keylogger là phần mềm ghi lại chuỗi gõ phím của người dùng. Nó có thể hữu ích cho việc tìm nguồn gốc lỗi sai trong các hệ thống máy tính • Phần mềm gián điệp là loại virus có khả năng thâm nhập trực tiếp vào hệ điều hành mà không để lại "di chứng".
- Lịch sử phát triển của Malware • Khởi đầu lịch sử phát triển của mình, những Malware thế hệ đầu tiên lây nhiễm giữa các máy tính bằng việc lây nhiễm vào vùng MBR của các đĩa mềm dùng để khởi động máy tính hoặc trao đổi dữ liệu. • Các thiết bị lưu trữ dữ liệu hiện đại hơn như USB, CD,... Malware cũng phát triển theo sự phát triển của công nghệ. • Ngày nay, không chỉ lây nhiễm qua các thiết bị lưu trữ vật lý mà Malware còn có thể lây nhiễm giữa các hệ thống thông qua các kết nối mạng một các tự động. • Các công cụ Forensic và Malware Analysic được sử dụng để phân tích cách thức lây nhiễm, payload, hành vi của chúng để có thể đưa ra các cách giải quyết, ngăn chặn chúng
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kỹ thuật lập trình: Chương I - Lưu Hồng Việt
48 p |
198 |
23
-
Bài giảng Chứng thực - Phân quyền (Authentication - Authorization)
32 p |
93 |
13
-
Bài giảng Công nghệ phần mềm: Bài 2 - Học viện Kỹ thuật Quân sự
57 p |
20 |
10
-
Bài giảng Kỹ thuật truyền số liệu - Võ Thanh Tú
20 p |
129 |
9
-
Bài giảng Trí tuệ nhân tạo: Chương 3 - PGS.TS. Lê Thanh Hương (tt)
19 p |
91 |
9
-
Bài giảng Pháp chứng kỹ thuật số: Bài 5 - TS. Đàm Hồng Hải
69 p |
72 |
9
-
Bài giảng Pháp chứng kỹ thuật số: Bài 3 - TS. Đàm Hồng Hải
49 p |
94 |
9
-
Bài giảng Pháp chứng kỹ thuật số: Bài 2 - TS. Đàm Hồng Hải
48 p |
75 |
9
-
Bài giảng Pháp chứng kỹ thuật số: Bài 1 - TS. Đàm Hồng Hải
51 p |
94 |
8
-
Bài giảng Pháp chứng kỹ thuật số: Bài 9 - TS. Đàm Hồng Hải
40 p |
84 |
8
-
Bài giảng Kỹ thuật lập trình - Chương mở đầu
48 p |
112 |
7
-
Bài giảng Pháp chứng kỹ thuật số: Bài 4 - TS. Đàm Hồng Hải
42 p |
67 |
7
-
Bài giảng Pháp chứng kỹ thuật số: Bài 7 - TS. Đàm Hồng Hải
47 p |
47 |
7
-
Bài giảng Pháp chứng kỹ thuật số: Bài 6 - TS. Đàm Hồng Hải
63 p |
69 |
6
-
Bài giảng Mạng máy tính: Chương 2 - PGS. TS. Nguyễn Hữu Thanh
46 p |
92 |
5
-
Bài giảng Kỹ thuật lập trình: Mở đầu - TS. Vũ Hương Giang
8 p |
38 |
2
-
Bài giảng Kỹ thuật lập trình nâng cao: Giới thiệu học phần - Trần Minh Thái
10 p |
29 |
2
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)