intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ĐỒNG RUỘNG

Chia sẻ: Le Chi Hung Cuong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:128

1.247
lượt xem
205
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu khoa học là quá trình nhận thức chân lý khoa học. Là hoạt động nhận thức của con người nhằm khám phá bản chất của sự vật và hiện tượng và tìm kiếm giải pháp cải tạo thế giới. Đó những hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra, thử nghiệm. Dựa trên các số liệu, tài liệu, kiến thức đã đạt được từ các thí nghiệm khoa học để phát hiện ra những cái mới về bản chất của sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội để sáng tạo ra phương pháp, phương tiện kỹ thuật mới cao hơn,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ĐỒNG RUỘNG

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – H À LAN B ÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ĐỒNG RUỘNG Người biê n soạn: PGS.TS Nguyễn Minh Hi ếu Huế, 08/2009
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ DỰ ÁN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM - HÀ LAN *************** B ÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM CÂY TRỒNG NGƯỜI BIÊN SOẠN: TS. Nguyễn Minh Hiếu Huế, 2008 1
  3. MỞ ĐẦU Nghiên cứu khoa học là quá trình nhận thức chân lý khoa học. Là ho ạt động nhận thức của con ng ười nhằm khám phá bản chất của sự vật và hiện tượng và tìm kiếm giải pháp cải tạo thế giới. Đó những ho ạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra, thử nghiệm. Dựa trên các số liệu, tài liệu, kiến thức đ ã đạt được từ các thí nghiệm khoa học để phát hiện ra những cái mới về bản chất của sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội để sáng tạo ra ph ương pháp, phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn nh ằm phục vụ ngày càng tốt hơn lợi ích của con ng ười. Để có kết quả nghiên cứu đúng, khách quan cần có phương pháp nghiên cứu đúng. Phương pháp nghiên cứu chính là cách thức, con đ ường, phương tiện để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu nhằm đạt được mục đích đặt ra. P hương pháp nhiên c ứu khoa học là điều kiện đầu tiên, cơ b ản nhất của nghiên cứu khoa học. Tất cả tính nghiêm túc c ủa nghiên cứu khoa học phụ thuộc vào phương pháp nghiên c ứu. Phương pháp đúng, phù hợp là nhân tố đảm bảo sự thành công của ng ười nghiên cứu và là điều kiện cơ b ản quyết định thắng lợi của công trình nghiên cứu. Tuỳ thuộc vào đ ối tượng nghiên cứu khác nhau m à ngư ời nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau. Thí nghiệm là một trong các phương pháp nghiên cứu khoa học thông dụng được áp dụng nhiều trong lĩnh vực sinh học nh ư: Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản. Tuy nhiên nội dung có khác nhau tùy thuộc vào ngành cụ thể. Tài liệu phương pháp thí nghiệm nhằm cung cấp cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về phương pháp thiết kế và bố trí thí nghiệm cũng nh ư các thu ật toán thống kê mô tả các tham số, các tiêu chu ẩn kiểm định thống kê trong xử lý kết quả nghiên cứu và cách trình bày một báo cáo khoa học. Để nắm đ ược kiến thức của môn học sinh viên phải đ ược học và n ắm vững kiến thức xác suất thống kê, tin học, phương pháp lu ận nghiên cứu khoa học và một số môn khoa học liên quan đến chuyên ngành. Tài liệu này được soạn thảo để phục vụ sinh viên và các nhà nghiên c ứu thuộc lĩnh vực nông học của Khoa Nông học, việc in ấn chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi mong nhận đ ược sự góp ý kiến của đông đảo bạn đọc để tài liệu được ho àn chỉnh dần phục vụ tốt hơn cho công tác nghiên c ứu khoa học và học tập của cán bộ và sinh viên thuộc khối sinh họ c nói chung và khoa Nông học nói riêng của Trường đại học Nông Lâm Huế. Chúng tôi xin chân thành cám ơn. Chương I 2
  4. Đ ẠI CƯƠNG VỀ CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Chương này trình bày các giai đoạn của quá trình tiến hành nghiên cứu, các loại thí nghiệm phổ biến trong nông nghiệp. 1. VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Như chúng ta đ ã biết:“Thí nghiệm l à một phần của sự nghiệp sản xuất trong xã hội lo ài người, nhằm khám phá ra các quy luật khách quan của thế giới vật chất với mục đích nắm vững và b ắt các bí mật của thiên nhiên ph ục vụ cho cuộc sống con người”. Nghiên cứu khoa học là quá trình nghiên c ứu và gi ải thích các hiện t ượng khoa học xuất phát từ lý luận và thực tiễn. Từ đó sẽ ứng dụng các kết quả nghiên cứu được vào sản xuất phục vụ cho cuộc sống con ng ười. Nghiên cứu khoa học nói chung và khoa học nông nghiệp nói riêng ph ụ thuộc rất mật thiết với điều kiện tự nhiên và các điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương, vì vậy nhiệm vụ các nhà khoa học nông nghiệp là ph ải nghiên cứu và đề xuất đ ược những biện pháp kỹ thuật cụ thể, thích hợp cho từng vùng sinh thái nhằm khai thác bền vững và hiệu quả các điều kiện ấy. Kết quả nghiên khoa học trong nông nghiệp cũng liên quan nhiều đến kiến thức tổng hợp của nhiều lĩnh vực khác như: toán học, hóa học, thổ nh ưỡng, khí tượng, sinh học, kinh tế học, liên quan đến ph ương pháp nghiên c ứu, đến tính sáng tạo của người nghiên cứu. N ước ta là một nước đang phát triển việc kế thừa các phương pháp và kết quả nghiên cứu để rút ng ắn thời gi an nghiên cứu trong các lĩnh vực cụ thể l à hết sức cần thiết. 2. CÁC G IAI ĐO ẠN TRONG QUÁ TR ÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Để có thể xây dựng đ ược một đề tài nghiên cứu khoa học nông nghiệp nói chung và c ụ thể hơn là xây dựng đ ược một thí nghiệm về một biện pháp kỹ thuật nào đó như: Giống, phân bón, tưới nước, thời vụ, bảo vệ thực vật..cho một vùng đòi hỏi người làm công tác nghiên cứu cần phải thực hiện theo các giai đoạn sau đây. 2.1. Thu th ập thông tin Mục đích của thu thập thông tin là giúp cho nhà khoa học hiểu rõ vấn đề sẽ được nghiên cứu. Vấn đề đó đ ã được nghiên cứu chưa, nghiên c ứu đến đâu, vấn đề nào còn tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện hay sẽ được nghiên cứu sang hướng khác. Các thông tin cần thu thập gồm:  Các tài liệu có liên quan trực tiếp và gián tiếp tới vấn đề dự định nghiên cứu.  Kinh nghiệm sản xuất của người dân. Các thông tin được thu thập từ các nguồn: - Giáo trình, sách chuyên kh ảo, sách h ướng dẫn phổ biến khoa học kỹ thuật, 3
  5. các tạp chí khoa học, các kết quả nghiên cứu khoa học. Các nguồn số liệu này bao gồm cả trong nước và trên thế giới. - Các tài liệu của hội nghị, hội thảo và các ho ạt động khoa học khác. - Tìm hiểu kinh nghiệm sản xuất, các biện pháp thực hiện của nông dân liên quan đến vấn đề sẽ đ ược nghiên cứu. - Thu thập thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng khác như: vô tuyến truyền hình, đài phát thanh, các tài liệu liên quan trên mạng... 2.2. Xây d ựng giả thuyết khoa học Giả thuyết khoa học là những giả định có nhiều khả năng đúng nhất về một sự vật hay hiện tư ợng n ào đó. Nó giúp cho ta có thể phát hiện và gi ải thích những vấn đề mà những giả thuyết khác trước đây ch ưa gi ải thích được. Vì vậy, giả thuyết khoa học không đ ược phép chung chung m à phải cụ thể, phải thực sự xuất phát từ các nguồn thông tin thu thập đ ư ợc. Giả thuyết cũng chính là xuất phát điểm để xây dựng kế hoạch nghiên cứu thực nghiệm. Tìm cái mới bao giờ cũng đ òi hỏi lòng dũng cảm, trí thông minh, phải đầu tư công sức, trí tuệ, thậm chí cái mới sẽ không được hiện tại thừa nhận. 2.3. Chứng minh giả thuyết khoa học Chứng minh giả thiết khoa học là quá trình quan sát, quá trình làm thí nghiệm. Trên cơ sở các số liệu (các chỉ tiêu nghiên cứu thể hiện qua kết quả theo dõi và quan sát) có được và suy lu ận nhằm gạt bỏ cái không đúng, s àng lọc lấy cái đúng có tính quy luật và những cái có thể coi là chân lý. Chứng minh giả thuyết khoa học có hai cách: Quan sát hay điều tra và làm thí nghiệm thực nghiệm.  Quan sát hay điều tra: là việc tìm hiểu, theo dõi thực tế, đây là một quá trình bắt nguồn từ việc thu th ập những cái đ ơn giản, những cái đ ã có trong th ực tế sản xuất và trong tự nhiên, giúp ta phân biệt đ ược cái đặc trưng của sự vật, so sánh giữa các sự vật và tiến đến suy luận xây dựng căn cứ khoa học cho sự vật đó. Hay nói một cách khác: quan sát l à tìm hiểu, mô tả diện mạo bên ngoài c ủa sự vật hay hiện tượng từ đó suy ra bản chất của chúng dựa trên nh ận thức của người nghiên c ứu. Do đó, yêu cầu của quan sát là “kiên trì”, chỉ có kiên trì mới có thể hy vọng thu đ ược những thông tin, những tài liệu đầy đủ, k hách quan và mang tính chính xác. Quan sát (điều tra) phải đ ược thực hiện sao cho đại diện, khách quan để đảm bảo độ tin cậy của những thông tin thu được về đối tượng nghiên cứu.  Làm thí nghiệm: Thí nghiệm là những công việc m à con người tự xây dựng để tạo ra các điều kiện khác nhau làm thay đ ổi một cách nhân tạo bản chất của sự việc nhằm phát hiện đ ược đầy đủ bản chất và nguyên nhân c ủa hiện tượng hay sự vật. Như vậy, thí nghiệm l à xuất phát từ những nhận thức của con ngư ời thông qua 4
  6. những giả thuyết khoa học, sau đó xác định bằng h ành động của mình (thực hiện thí nghiệm, đo đếm, quan sát các chỉ tiêu trên đ ối tượng thí nghiệm, trong nh à lư ới, nhà kính, các chậu, vại, hay trên đồng ruộng) để đ ưa tới nhận thức chặt chẽ hơn. Như vậy, con ngư ời không phải chỉ chờ đợi vào những cái đ ã có sẵn m à ngược lại, có thể tự mình tạo ra ý tư ởng cụ thể, thực hiện ý tưởng đó để bắt đối tượng nghiên cứu phải bộc lộ và phát sinh tính quy lu ật của mình. Paplôp đ ã nói “Quan sát là thu thập những gì mà thiên nhiên cho ta, còn thí nghiệm là lấy từ thiên nhiên những gì mà ta muốn”. 2.4. Biện luận để rút ra kết luận và xây dựng lý thuyết khoa học Thông qua các kết quả của quan sát, điều tra cũng nh ư thí nghiệm, người l àm nghiên cứu thực hiện việc kiểm chứng giả thuyết khoa học để rút ra những kết luận và đánh giá vấn đề mà mình quan tâm. Đề xuất ra đ ược những kết luận và biện luận cho các kết luận đó đ òi hỏi nhà khoa học phải có trình độ kiến thức và hiểu sâu sắc đối tượng mình nghiên cứu. Có như vậy, các kết luận và biện luận mới khách quan có cơ sở khoa học ph ù hợp với môi trường và hệ sinh thái cụ thể của đối tượng đó. Nếu như các nhà khoa học chỉ dừng lại ở việc rút ra những kết luận trực tiếp từ thí nghiệm thì những kết luận đó chỉ mang tính chất kinh nghiệm cụ thể của một lần thí nghiệm nên chưa thể ứng dụng rộng r ãi trong th ực tế sản xuất đ ược. Do đó, nhiệm vụ tiếp của các nh à khoa học là từ những kết quả của thí nghiệm đ ược l àm tại nhiều lần hợp thành các kết luận và biện luận nhằm tìm ra chân lý, tìm ra tính quy luật để nâng lên thành lý luận khoa học. 3. CÁC NHÓM THÍ NGHIỆM TRONG NÔNG NGHIỆP Hiện nay trong thực tiễn nghiên cứu của ng ành nông học ng ười ta đã sử dụng các nhóm phương pháp nghiên c ứu sau: 3.1. Nhóm các thí nghi ệm trong phòng Đây là lo ại nghiên cứu mà những thí nghiệm đ ược thực hiện trong các phòng thí nghiệm. Điều kiện để thực hiện đ ư ợc các thí nghiệm đó gồm các loại dụng cụ như: hóa ch ất, các máy móc phân tích, các bình, hộp, khay...mang tính chất riêng biệt (chuyên sâu). Nhóm các thí nghiệm n ày hầu như độc lập với điều kiện tự nhiên của môi trường bên ngoài. Do điều kiện thực hiện trong phòng cho nên các kết quả từ các thí nghiệm n ày được kiểm tra, điều khiển bằng các dụng cụ có độ chính xác cao. Tuy nhiên, những số liệu này chưa áp dụng vào thực tế. Bởi vì đ ây không phải là điều kiện thực của sản xuất. Thí dụ: Thí nghiệm trồng cây trong bình, thí nghiệm nuôi cấy mô, thí nghiệm xác định độ nẩy mầm của hạt trên đĩa petri... Nhóm nghiên c ứu trong phòng có nhược điểm là số lượng cá thể ít (không mang tính đ ại diện) và điều kiện nghiên cứu nhân tạo không phải là điều kiện thực tại m à đối tượng nghiên cứu sẽ được gieo trồng. 5
  7. 3.2. Nhóm các thí nghi ệm trong chậu vại Các thí nghiệm thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu này có đ ối tượng nghiên cứu l à cây trồng đ ược gieo trồng trong các chậu, vại bằng s ành, sứ trên nền đất hay dung dịch hoặc trồng trong các ô xi măng, trong nh à lưới, nhà polyetylen nền đất hoặc cát. Cây trồng trong nhóm n ày đ ã được sống một phần l à điều kiện nhân t ạo. Đây là lo ại hình thí nghiệm thư ờng làm tại các cơ quan nghiên cứu nông nghiệp nh ư các Viện, các Trư ờng đại học, Cao đẳng và các Trung tâm nghiên c ứu. Nhóm thí nghiệm n ày cũng có lịch sử lâu đời, kết quả nghiên cứu của nhóm này phần lớn nhằm giải thích cơ chế, bản chất của cây. Thí d ụ: thí nghiệm xác định lượng n ước cần cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ở các giai đoạn; thí nghiệm xác định yếu tố dinh d ưỡng hạn chế đối với cây trồng... người ta thường l àm thí nghiệm trong chậu vại. Kết quả nghiên cứu của nhóm n ày tuy đ ã g ần với điều kiện sản xuất, song không thể thay thế cho nhóm thí nghiệm đồng ruộng đ ược. 3.3. Nhóm phương pháp thí nghi ệm trên đồng ruộng Nhóm nghiên cứu này bao gồm những thí nghiệm m à cây trồng đ ược sống trong điều kiện tự nhiên. Do vậy nó chịu sự chi phối của nhiều nhân tố (các nhân tố sinh thái) từ môi trường bên ngoài. Những nhân tố đó là: các điều kiện thời tiết, đất đai, các biện pháp kỹ thuật canh tác...loại thí nghiệm này có ưu điểm l à: - Số lượng cá thể lớn (tính đại diện của quần thể cây trồng cao) - Gần với điều kiện sản xuất.Vì vậy, có thể nghiên cứu đ ược mối quan hệ tương hỗ giữa cây với các nhân tố khác. Cũng qua những kết quả của thí nghiệm đồng ruộng có thể nhận định r õ thêm kết quả và các kết luận của thí nghiệm trong phòng cũng như trong ch ậu, vại hoặc nh à lưới. Những kết luận của thí nghiệm đồng ruộng sẽ đ ược coi là cơ sở xây dựng biện pháp kỹ thuật cho quy trình s ản xuất và thâm canh cây trồng. Nhà khoa học người Nga Ivanov (1969) đ ã nhận định: “Thí nghiệm đồng ruộng là phương pháp cơ b ản và trung tâm c ủa thí nghiệm nông nghiệp. Còn các phương pháp thí nghiệm nghiên cứu khác có tính chất thăm dò hay kết hợp giải quyết vấn đề”. Trong ph ạm vi t ài liệu này chúng tôi chỉ tập trung đề cập chủ yếu các nội dung có liên quan tới thí nghiệm đồng ruộng. Còn các nội dung khác trong công tác nghiên cứu khoa học nói chung và nông học nói riêng được giới thiệu cụ thể ở môn học của ch ương trình đ ào tạo t ùy theo chuyên ngành mà sinh viên theo học. 6
  8. Chương II THIẾT KẾ VÀ TRIỂN KHAI THÍ NGHIỆM Đây là chương quan trọng nhất trong phần phương pháp thí nghiệm. Sau khi học, người học phải biết xây dựng một đề c ương nghiên cứu, biết cách triển khai một thí nghiệm cụ thể. A. THIẾT KẾ THÍ NGHIỆM 1. CÁC YÊU C ẦU CỦA THÍ NGHIỆM ĐỒNG RUỘNG “Thí nghiệm đồng ruộng l à thí nghiệm nghiên cứu trong điều kiện tự nhiên, trên những mảnh đất đặc biệt, có mục đích xác định về số l ượng các điều kiện và các biện pháp canh tác đến năng suất cây trồng” Naidin (1968). Cây trồng và môi trường là một thể thống nhất, các quá trình diễn ra trong cây đ ều có quan hệ chặt chẽ và có tác đ ộng qua lại với điều kiện ngoại cảnh. Nếu như một nhân tố n ào đó của ngoại cảnh thay đổi sẽ làm cho các nhân tố khác cũng như hoạt động sống của cây trồng thay đổi theo. Cây trồng nó thích nghi trong những điều kiện nhất định, mọi sự thay đổi khi có tác đ ộng các yếu tố (có thể là yếu tố thí nghiệm) đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cây trồng. Vì vậy, thí nghiệm đồng ruộng phải tôn trọng các yêu cầu sau đây: 1.1. Yêu cầu về tính đại diện  Đại diện về điều kiện sinh thái Mục tiêu của thí nghiệm là kết quả cần đ ược nhân rộng trong các điều kiện cụ thể về đất đai, về khí hậu thời tiết . Thí nghiệm phải đ ược thiết kế và làm cụ thể tại một vùng đ ất đại diện, trong điều kiện khí hậu nhất định để sau n ày sẽ áp dụng với quy mô lớn hơn (không thể kết luận đ ược rút ra từ trồng cây tr ên đ ất cát m à nhân rộng trên vùng đ ất đồi được).  Đại diện về điều kiện kinh tế - xã hội Tùy theo thời gian và tùy thuộc vào các điều kiện cụ thể về mặt xã hội mà người nông dân có nhận thức củng nh ư khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất là khác nhau. Vì vậy, các nhà nghiên cứu phải có những thông tin từ đó xây d ựng biện pháp (nhân tố thí nghiệm) cho ph ù hợp để sau một thời gian nghiên cứu thành công thì biện pháp đó có thể đ ược sản xuất chấp nhận. Các yếu tố thí nghiệm phải nằm trong xu thế phát triển, phải đi trước một bước để nắm bắt đón đầu, tránh lạc hậu sau khi kết quả nghiên c ứu được công bố. Nhiều khi thí nghiệm còn tùy thuộc vào phong tục tập quán của từng vùng, vào trình độ dân trí của cộng đồng. 1.2. Yêu cầu về sai khác duy nhất Hiểu một cách cụ thể là trong thí nghiệm sẽ phân biệt hai loại yếu tố: yếu tố 7
  9. thí nghiệm (dùng đ ể nghiên cứu) và yếu tố không thí nghiệm (hay c òn gọi là nền thí nghiệm). Trong hai lo ại yếu tố này thì duy nh ất chỉ có yếu tố thí nghiệm đ ược quyền sai khác (thay đổi). Còn yếu tố không thí nghiệm (không cần so sánh) thì phải c àng đồng nhất c àng tốt. Có triệt để tôn trọng nguyên tắc n ày mới tìm ra được sự khác nhau của kết quả thí nghiệm là do nhân tố nào gây ra. Tuy nhiên, sự đồng nhất tuyệt đối trong thí nghiệm l à điều không thể có đ ược. Thí dụ: Nghiên cứu ảnh h ưởng của liều lư ợng supe lân tới năng suất lạc trên đất cát pha. Trong thí nghiệm n ày lượng lân bón cho lạc ở các công thức phải khác nhau, còn các biện pháp kỹ thuật khác là đồng nhất. Cụ thể giống lạc gì, gieo ở vụ nào, mật độ bao nhiêu, tưới nước, chăm sóc, phòng trừ sâu hại... đều phải đồng nhất. Song có một điều cần l ưu ý: trong thí nghiệm đồng ruộng không thể loại trừ hoàn toàn được một nhân tố nào đấy m à chỉ có khả năng hạn chế nó mà thôi. Trong thí nghiệm nêu trên ta chỉ biết được lượng lân cho thêm vào là bao nhiêu ở các công thức, còn trong phân chuồng hoặc các dạng phân tổng hợp khác và cả trong đất cũng tồn tại một lượng lân nhất định. Tuy nhiên, điều này không có ảnh h ưởng nhiều vì các công thức có nền thí nghiệm như nhau. Một đặc điểm khác nữa là trong tự nhiên hay trong thí nghiệm đồng ruộng còn tồn tại mối quan hệ “kéo theo” có nghĩa là khi thay đ ổi nhân tố A thì nhân tố B cũng thay đổi. Thí dụ: N ghiên cứu ảnh hưởng của lượng nước tưới khác nhau tới năng suất mía. Như vậy nước l à yếu tố thí nghiệm và được thay đổi ở mức độ khác nhau. Do mức nước tưới khác nhau kéo theo những thay đổi khác như số lượng, chủng loại vi sinh vật cũng như sinh vật đất, nhiệt độ đất, ẩm độ đất cũng thay đổi không giống nhau. Từ đó có thể làm quá trình sinh học của cây sẽ không giống nhau... 1.3. Yêu cầu về độ chính xác Độ chính xác ảnh h ưởng đến kết quả nghiên cứu và c ả hiệu quả kinh tế. Song không thể có một độ chính xác chung cho tất cả các nhóm phương pháp thí nghiệm. Độ chính xác của thí nghiệm phụ thuộc vào rất nhiều mặt, có thể nêu ra một số khía cạnh l à: a. Điều kiện tiến h ành thí nghiệm (thí nghiệm trong phòng khác với thí nghiệm trong chậu; thí nghiệm ngo ài đồng lại khác với thí nghiệm trong phòng...) b. Những sai khác về kỹ thuật khi thực hiện thí nghiệm. c. Độ đồng đều của đất thí nghiệm d. Những vết thương cơ giới và tác h ại của sâu bệnh Những sai khác là không thể tránh được, song sai khác càng nhỏ thì càng tốt. Vì vậy mỗi nhóm phương pháp thí nghiệm khác nhau cho phép có độ chính xác 8
  10. khác nhau thể hiện qua hệ số biến động CV% (Coefficient of varriation). - Nhóm thí nghiệm trong phòng cho phép sai số thí nghiệm CV% nhỏ hơn hoặc bằng 1%. - Nhóm thí nghiệm trong chậu, vại, nh à lưới CV% nhỏ hơn hoặc bằng 5%. - Nhóm thí nghiệm ngo ài đồng ruộng cho phép sai số thí nghiệm: + Các thí nghiệm giống CV% từ 6% - 8% + Các thí nghiệm phân bón từ 10% - 12% + Các thí nghiệm bảo vệ thực vật (BVTV) từ 13% - 15% + Các thí nghiệm cây ăn quả CV% nhỏ hơn hoặc bằng 20% + Thí nghiệm về lúa CV% khoảng 10%. Theo các nguyên nhân đ ã nêu có thể coi các sai số thí nghiệm l à sai số ngẫu nhiên. Tuy nhiên, trong thực tế không chỉ có duy nhất sai số ngẫu nhiên mà còn tồn tại hai loại sai số khác nữa l à: sai số thô (hay còn gọi là sai l ầm) và sai số hệ thống. Khi gặp phải sai số thô thì phải loại bỏ các số liệu ra khỏi dãy kết quả nghiên cứu, có khi hủy cả thí nghiệm (thí dụ nh ư đo sai, cân sai, ghi nh ầm). Sai số thô không phải là phổ biến. Sai số hệ thống là do d ụng cụ thí nghiệm, do thiên hướng chủ quan của người làm thí nghiệm: nh ư cân nhẹ hơn ho ặc nặng hơn tiêu chu ẩn; thước đo chưa chuẩn hoặc hóa chất pha không đ ược chuẩn nh ư hướng dẫn của hó a chất tiêu chuẩn đặt ra...Loại sai số này tuy không làm ảnh hưởng tới việc so sánh kết quả thí nghiệm giữa các công thức với nhau nh ưng khi công bố các giá trị cụ thể của từng chỉ tiêu (ước lượng điểm, ước lượng khoảng của các tham số thống kê) thì không chính xác. Vì vậy, có thể dẫn tới việc nhận định đánh giá sai lệch và điều n ày cũng không có lợi, nhất là khi chuyển giao kết quả nghiên cứu cho sản xuất. Để tránh sai số này tốt nhất trước khi l àm thí nghiệm phải chuẩn hóa dụng cụ và vật tư theo tiêu chu ẩn đo lường cho phép. Hoặc nếu như đã m ắc phải sai số hệ thống phải tìm cách hiệu chỉnh giá trị quan sát (các số liệu) về giá trị có đ ược với th ước đo tiêu chu ẩn. 1.4. Yêu cầu diễn lại Khả năng diễn lại của thí nghiệm có nghĩa là: khi thực hiện lại thí nghiệm đó với số lượng công thức, nội dung nh ư cũ cùng trên kho ảng không gian (mảnh đất cũ với thời vụ t ương tự) sẽ cho kết quả tương tự. Tuy nhiên, không nên hiểu nguyên tắc này một cách cứng nhắc, bởi vì điều kiện ngoại cảnh không thể ho àn toàn như nhau khi làm thí nghiệm. Chính vì vậy phải l àm l ại thí nghiệm trong vài năm (ho ặc vài vụ) liên tiếp, hy vọng từ đó sẽ tìm ra tính quy lu ật của vấn đề nghiên cứu. Thí nghiệm có khả năng diễn lại c àng cao thì việc rút ra kết luận c àng chắc chắn. Có nghĩa là đã giải quyết đ ược mối quan hệ giữa các nhân tố thí nghiệm (yếu 9
  11. tố thí nghiệm) với ngoại cảnh trong sự biểu hiện của cây trồng thí nghiệm. Thí nghiệm không có khả năng diễn lại thì không thể đ ưa ra được kết luận l àm cơ sở xây d ựng các biện pháp kỹ thuật canh tác và lại càng không thể xây dựng đ ược lý thuyết khoa học. Kinh nghiệm cho thấy đối với thí nghiệm về kỹ thuật th ường ít nhất cần có 3 lần diễn lại, đối với thí nghiệm nghiên cứu cơ bản cần số lần diễn lại nhiều hơn. 1.5. Yêu cầu về lịch sử khu đất canh tác Thí nghiệm phải đư ợc đặt trên các khu đất có lịch sử canh tác rõ ràng. Đây là yêu c ầu hết sức cần thiết đối với mỗi thí nghiệm đồng ruộng. Một số biện pháp kỹ thuật có ảnh hưởng tới đất cũng có thể làm cho đ ất tốt hơn, nếu như biết sử dụng và ngược lại có thể làm cho đ ất bị thoái hóa. Vì vậy, cần phải biết rõ quá trình canh tác của khu đất trước khi đặt thí nghiệm nghiên cứu. Khi xem xét lịch sử canh tác của ruộng thí nghiệm cần lưu ý: - Không đ ặt ruộng thí nghiệm nằm kề sát các trục đ ường giao thông lớn m à nên cách t ừ 10 - 20m. - Không đặt ruộng thí nghiệm nằm sát các hệ thống dẫn n ước thải của các khu dân cư, bệnh viện, các khu công nghiệp. - Không đặt ruộng thí nghiệm trên đ ất mới khai hoang, đất này phải làm thí nghiệm trắng vài vụ để san bằng độ đồng đều sau đó mới l àm thí nghiệm. 2. CÁC LO ẠI THÍ NGHIỆM Hiện nay có nhiều cách phân loại thí nghiệm. Thông thường có thể phân thành các loại sau: 2.1. Thí nghi ệm thăm dò: Thí nghiệm thăm dò hay còn gọi là thí nghiệm sơ bộ, thí nghiệm khảo sát. Mục đích của loại thí nghiệm n ày là nh ằm xây dựng những nhận thức ban đầu về đối tượng nghiên cứu để có cơ sở xây dựng các nội dung nghiên cứu chính sau này được tốt hơn. Do đó, thí nghiệm n ày thường làm trên diện tích nhỏ nhắc lại ít lần và có thể không nhắc lại. Không đ i sâu phân tích về cây và đ ất đai, chỉ quan sát, đánh giá các biểu hiện của cây với các biện pháp thí nghiệm và theo dõi một số chỉ tiêu có tính chất cơ b ản về năng suất. 2.2. Thí nghi ệm chính thức Đây là thí nghiệm đặt ra nhằm giải quyết nội dung c ơ bản của vấn đề nghiên cứu. Do đó, thí nghiệm này phải thực hiện đúng như thiết kế đ ã xây dựng, phải tuân thủ các yêu cầu đặt ra. Tùy thuộc vào lo ại cây trồng, loại hình thí nghiệm, mục đích nghiên cứu có thể chia thí nghiệm chính thức th ành các lo ại khác nhau theo số lượng nhân tố, thời gian và khối luợng nghiên cứu. 2.2.1. Theo số l ượng nhân tố thí nghiệm 10
  12. + Thí nghiệm một nhân tố: L à thí nghiệm chỉ có mặt một nhân tố tham gia (nhân tố này có quyền thay đổi giữa các công thức) để nghiên cứu tác động của nó đến s ự thay đổi của kết quả thí nghiệm Thí dụ: Nghiên cứu ảnh h ưởng của liều lượng phân lân đến quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc. Như vậy yếu tố thí nghiệm ở đây l à liều lượng lân nên được phép thay đổi ở các mức bón khác nhau. Còn các nhân tố khác đ ều phải đ ược thực hiện đồng đều (yếu tố không thí nghiệm) + T hí nghiệm nhiều nhân tố: Đ ây là thí nghiệm có mặt từ hai nhân tố thí nghiệm trở lên. Trong thí nghiệm n ày người ta nghiên cứu ảnh hưởng đồng thời của các nhân tố đối với cây trồng. Đây là những thí nghiệm phức tạp và thường là bước nghiên cứu tiếp của các thí nghiệm một nhân tố. Để giúp cho thí nghiệm này có kết quả rõ ràng phải chia cụ thể thí nghiệm 2 nhân tố, 3 nhân tố...đểcó cách sắp xếp ngo ài đồng cho phù hợp với số lư ợng nhân tố thì mới xử lý kết quả bằng các mô hình thống kê tương ứ ng nhằm tăng tính chính xác. 2.2.2. Chia theo thời gian nghi ên cứu + Thí nghiệm ngắn hạn: Thường gọi là thí nghiệm ít năm. Đây l à loại thí nghiệm nghiên cứu trong thời gian ngắn đ ã có thể rút ra được kết lu ận. Thông thường loại này được áp dụng để nghiên cứu tác dụng của một biện pháp kỹ thuật cụ thể với cây trồng Thí d ụ: Nghiên cứu về mật độ cấy, về thời vụ của một giống cây trồng như lúa, ngô, đậu đỗ, rau... + Thí nghiệm d ài hạn (thí nghiệm lâu năm): Đ ây là lo ại hình thí nghiệm cần có thời gian hàng ch ục năm nghiên c ứu liên tục mới có thể đ ưa ra kết luận, cá biệt có thí nghiệm phải h àng trăm năm. Thí dụ: nghiên cứu hiệu lực của phân lân đến năng suất và chất lư ợng của nhãn vải, hay xo ài; Nghiên cứu diễn biến của độ phì đ ất khi trồng sắn. Các loại thí nghiệm n ày qua nhiều năm mới có thể rút ra đ ược kết luận chính xác . 2.2.3. Theo khối l ượng nghi ên cứu Có thể chia ra + T hí nghiệm đ ơn độc (độc lập): Các thí nghiệm làm ở nhiều nơi và không có liên quan gì với nhau c ả. Thường thì kết quả có tính chính xác cao, đúng cho một điều kiện cụ thể. Song tính phổ biến lại hẹp, thậm chí rất hẹp. + Thí nghiệm hệ thống: Đây là những thí nghiệm làm ở nhiều nơi và có liên hệ với 11
  13. nhau theo những khía cạnh nhất định mà người nghiên cứu đặt ra. Thí nghiệm này có nhược điểm l à khối lư ợng lớn, tốn công sức và vật chất, tốn thời gian; có thể cách xa nhau về địa lý, khác nhau thời tiết và đất đai (điều kiện sinh thái), về tập quán và điều kiện kinh tế - xã hội. Ưu điểm của nhóm này là thí nghiệm mang tính đa dạng và khi kết quả th ành công có phổ áp dụng rộng rãi. 2.3. Thí nghi ệm l àm trong đi ều kiện sản xuất Loại thí nghiệm n ày còn có tên gọi là thực nghiệm khoa học, thực nghiệm đồng ruộng. Với chuyên ngành chọn giống và nhân giống còn gọi là thí nghiệm khảo nghiệm hay khu vực hóa giống mới. Đây là nh ững thực nghiệm cần phải đ ược thẩm định lại trong điều kiện tự nhiên trước khi chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho nông dân. Loại này khối lượng lớn có thể nhắc lại nhiều hay ít tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và đất đai. Không cần theo dõi quá chi tiết về chỉ tiêu về sinh trưởng của cây mà ch ủ yếu là quan sát tình hình sinh trưởng, nhiễm sâu bệnh để đ ưa ra các nhận định chung về phản ứng của cây với điều kiện tự nhiên, nhưng c ần quan tâm cụ thể đến năng suất và hiệu quả kinh tế. 3. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH THÍ NGHIỆM 3.1. Một số vấn đề li ên quan đến xây dựng ch ương trình thí nghi ệm 3.1.1. Các loại công thức trong thí nghiệm + Loại công th ức đối chứng hay c òn gọi là công th ức tiêu chu ẩn: Công thức đ ối chứng được đặt ra làm tiêu chu ẩn cho các công thức khác trong thí nghiệm so sánh để rút ra hiệu quả cụ thể của nhân tố (biện pháp) nghiên c ứu. Công thức đối chứng được xây dựng như sau: - Nếu là thí nghiệm giống thì giống trong công thức đối chứng thường là giống tốt đang đ ược sản xuất của địa phương ch ấp nhận, cũng có thể l à một giống tiêu chuẩn của Nhà nước hay một vùng nhất định đ ã được chính thức công nhận (Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận). - Nếu l à biện pháp kỹ thuật khác như m ật độ, thời gian gieo cấy thì công thức đối chứng là biện pháp đang được sủ dụng rộng r ãi ở một vùng. - Nếu là các nhân tố như phân bón, phun thuốc bảo vệ thực vật, tưới nước ...thì công thức đối chứng thư ờng đư ợc xây dựng ở mức 0. Trong một thí nghiệm ít nhất phải xây dựng một công thức đối chứng. Còn tùy thuộc vào các điều kiện cụ thể khi làm thí nghiệm và nội dung nghiên cứu m à có thể bố trí hai hay ba công thức đối chứng. + Loại công thức nghiên cứu: Công thức nghiên cứu l à tình huống cụ thể đư ợc đặt 12
  14. ra đ ể nghiên cứu ( Các giống , các mức phân bón, các loại phân bón...). Kết quả của công thức nghiên cứu được so sánh với kết quả của công thức đối chứng. Cả hai loại công thức đối chứng và công th ức nghiên cứu đều gọi chung là các công thức thí nghiệm hay nghiệm thức. Để xây dựng công thức thí nghiệm cần lưu ý những vấn đề sau: Một là: Cần tạo điều kiện để các công thức thí nghiệm so sánh đ ược với nhau và so sánh được với công thức đối chứng. Thí d ụ: Nghiên cứu hiệu lực của supe lân đến sinh trưởng, phát triển, khả năng nhiễm sâu bệnh và năng su ất lúa. Như vậy t ùy thuộc vào điều kiện cụ thể của thí nghiệm đất đai, thời vụ m à xây dựng số luợng công thức thí nghiệm cho phù hợp. Song đối với thí nghiệm này ít nhất cũng phải có 3 công thức, trong đó: Công thức I: là không bón lân vào đất (0 P 2O5) (CT I là đối chứng) Công thức II: là bón lân ở m ức 30 P 2O5 (CT II) Công thức III: l à bón lân ở mức 60 P 2O5 (CT III) Bố trí như vậy sẽ so sánh đ ược hiệu lực của việc có bón lân so với không bón lân tới các chỉ tiêu nghiên cứu ở cây lúa. Sau đó cho phép so sánh hai mức bón lân thì m ức nào đạt năng suất cao hơn và m ức nào đạt hiệu quả đầu t ư lân cao hơn. Để thí nghiệm thành công người nghiên cứu không những phải có kiến thức chuyên môn mà còn phải có kiến thức tổng hợp và các hiểu biết thực tiễn trong điều kiện cụ thể. 3.1.2. Xác định số l ượng công thức trong một thí nghiệm Số lượng công thức thí nghiệm đ ược xác định t ùy thuộc vào nội dung và mục đích của người nghiên cứu. Thông thường thí nghiệm một nhân tố có số lượng công thức ít hơn thí nghiệm hai nhân tố. N guyên tắc xác định: “Dựa vào giả thiết khoa học để lập ra công thức trung tâm, từ công thức trung tâm sẽ xê dịch lên phía trên một số mức và xuống phía dưới một số mức”. Còn khoảng cách giữa các mức tùy thuộc vào tác đ ộng của nhân tố ng hiên cứu tới đối tượng được sử dụng trong thí nghiệm (vật liệu thí nghiệm). Như vậy, với thí nghiệm một nhân tố có bao nhiêu mức thì có bấy nhiêu công thức kể cả mức đối chứng có thể l à mức 0. Thí dụ: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân N tới năng suất lúa Đây là thí nghiệm một nhân tố. Nếu như lấy công thức trung tâm là 100 N thì các công thức được xây dựng xung quanh công thức trung tâm như sau: Công thức I: 0 N (đối chứng) 13
  15. Công thức II: bón 50 N Công thức III: bón 100 N Công thức IV: bón 150 N Công thức V: bó n 200 N Công thức VI: bón 250 N Như vậy thí nghiệm có thể có 5 công thức (dừng lại mức 200N) hoặc có thể có 6 công thức như ví dụ trên. K hông nên đ ặt ít hơn 5 ho ặc nhiều hơn 6. Độ rộng hay hẹp của N giữa các công thức phụ thuộc vào vai trò của đạm (N) và đ ối tượng nghiên cứu. Thí dụ đối với cây lúa và cây ngô độ rộng như thí nghiệm đ ã nêu là phù hợp, còn nếu l à cây họ đậu (đậu tương, lạc,...) thì độ rộng như thí nghiệm trên lại cao và mức bón 250 N có thể là thừa. Còn trong thí nghiệm nhiều nhân tố thì một nguyên t ắc chung là: số lượng công thức thí nghiệm là tích c ủa số mức của mỗi nhân tố thí nghiệm. Thí nghiệm: Nghiên cứu liều l ượng của phân lân (4liều lư ợng) tới năng suất của giống đậu tương (2 giống) vụ Đông tại Đồng bằng sông Hồng. Đây là thí nghiệm h ai nhân tố (nhân tố giống ký hiệu là A với số mức là La ), nhân tố lân ký hiệu l à B với số mức tham gia l à Lb Vậy số công thức nghiên c ứu K = La X Lb (2.1) Thí nghiệm có 8 công thức, số công thức K= 2 x 4 = 8 3.1.3. Một số chỉ ti êu kỹ thuật cho thiết kế thí nghiệm + Diện tích ô thí nghiệm: Ô thí nghiệm là thành phần cơ bản của thí nghiệm trên đó các nhân tố thí nghiệm đ ược thực hiện theo một nội dung đ ã được xây dựng. Do đó, diện tích ô (cụ thể là kích thước ô) phải như nhau. Nếu lấy độ chính xác của thí nghiệm là hệ số biến động CV% để khảo sát thì giá trị này phụ thuộc vào những khía cạnh nh ư sau: - Diện tích ô thí nghiệm - Hình dáng ô thí nghiệm (là vuông hay ch ữ nhật...) - Địa hình đặt thí nghiệm - Loại đất thí nghiệm. - Loại cây trồng - Loại thí nghiệm Diện tích ô thí nghiệm lớn hay nhỏ t ùy thuộc vào: 1) Mục đích và yêu cầu của thí nghiệm: Những thí nghiệm so sánh giống hoặc một biện pháp kỹ thuật n ào đó đ ể chuẩn bị phổ biến ra sản xuất thì diện tích ô 14
  16. phải đủ lớn. Thí nghiệm trong điều kiện sản xuất (thí nghiệm khảo nghiệm) thì diện tích ô thí nghiệm phải lớn hơn thí nghiệm thăm dò và thí nghiệm chính. 2) Phụ thuộc vào lo ại cây trồng và mật độ gieo cấy sao cho mỗi ô thí nghiệm có kh ả năng tạo ra một quần thể cây trồng mang tính đại diện, ổn định và đ ảm bảo số lượng cá thể trong quá trình nghiên cứu được đánh giá khách quan gần tương tự như ngoài sản xuất. 3) Phụ thuộc vào phương tiện kỹ thuật khi thực hiện thí nghiệm. Nếu l àm bằng thủ công thì diện tích ô nhỏ, còn nếu làm bằng máy (cơ giới) diện tích ô phải rộng hơn. Như vậy diện tích ô phải phù hợp để có thể ho àn thành công việc thí nghiệm trong khuôn khổ thời gian m à yêu c ầu thí nghiệm đặt ra. + Hình dạng ô thí nghiệm: Hình dạng ô thí nghiệm được xây dựng bởi tỷ lệ giữa 2 cạnh của ô thí nghiệm, nếu tỷ lệ là 1 (1:1) ô có dạng hình vuông. Còn các tỷ lệ khác 1 là hình chữ nhật. Whyte (1964) lại đề xuất: Nếu diện tích ô thí nghiệm nhỏ thì hình dạng ô nên vuông để giảm diện tích phần bảo vệ. Theo Phạm Chí Thành và Ngu yễn Thị Lan (1983):- Ở điều kiện tương đối đồng đều việc thay đổi hình dạng ô thí nghiệm không có ảnh hưởng đáng kể đến độ chính xác của thí nghiệm. - Ở điều kiện đất ít đồng đều khi ô hình ch ữ nhật thì độ chính xác sẽ càng cao - Khi đất không đồng đều thì việc thay đổi hình dạng ô thí nghiệm không l àm cho độ chính xác của thí nghiệm nâng lên. + Hướng của ô thí nghiệm: Nhìn chung vấn đề n ày ít có liên quan tới độ chính xác của thí nghiệm nếu như đất thí nghiệm đồng đều. Còn khi đ ất thí nghiệm có độ biến độ ng lớn thì h ướng ô thí nghiệm có ảnh h ưởng đến độ chính xác của thí nghiệm. Ở đất dốc độ phì của đất thay đổi từ đỉnh đồi xuống chân đồi, vì vậy chiều dài c ủa ô nên vuông góc với đ ường đồng mức. Các lần nhắc lại c ùng phải nằm ở cùng một độ chạy vòng quan h đồi. * Số lần nhắc lại: Nhắc lại của thí nghiệm có nghĩa là: mỗi công thức thí nghiệm đ ược thực hiện ở một số ô trong cùng mảnh đất thí nghiệm hoặc khu vực thí nghiệm (gọi là nhắc lại không gian) trong cùng một thời gian thí nghiệm. Thí nghiệm phải đ ược nhắc lại là một tiêu chuẩn bắt buộc khi nghiên cứu. Theo tác gi ả Remera dẫn từ Dospekhov (1979) thì: - Khi tăng số lần nhắc lại độ chính xác của thí nghiệm tăng nhiều hơn khi tăng diện tích ô thí nghiệm. 15
  17. - K hi tăng số lần nhắc lại thì ban đ ầu đ ộ chính xác tăng nhanh, nh ưng nếu tiếp tục tăng nhắc lại nhiều lần (lớn hơn 4 lần) thì độ chính xác có giảm, song giảm chậm. - Khi diện tích ô nhỏ thì nhắc lại nhiều hơn diện tích ô lớn. * Dải bảo vệ và hàng biên: + Dải bảo vệ là phần diện tích bao qu anh m ảnh đất (khu đất) làm thí nghiệm. Đây là nội dung đặt ra nhằm đảm bảo nguyên t ắc"Sai khác duy nhất". Tùy thuộc vào điều kiện của khu đất thí nghiệm mà độ rộng của dải bảo vệ có thay đổi. + Hàng biên: Hàng biên chính là phần bảo vệ của ô thí nghiệm nhằm loại trừ ảnh hư ởng giữa các ô với nhau (đặc biệt các ô khác công thức). Tuyệt đối không lấy mẫu theo dõi tại các vị trí xung quanh rìa ô thí nghiệm (hàng biên) đ ể thí nghiệm mang tính chính xác và khách quan. 3.2. Xây d ựng nền thí nghiệm Nền thí nghiệm là bao gồm tất cả các điều kiện canh tác đ ược thực hiện đồng nhất giữa tất cả các công thức của thí nghiệm. Nền thí nghiệm không phải l à nhân tố so sánh giữa các công thức với nhau. Tuy nhiên, nó giúp cho các công thức nghiên cứu thể hiện đ ược tác dụng. Vì vậy, chọn nền thí nghiệm căn cứ vào các điều kiện sau: + P hải đại diện về điều kiện kinh tế - xã hội của thời điểm các kết quả nghiên cứu dự kiến sẽ được áp dụng vào sản xuất. + P hải l à điều kiện để cho nhân tố thí nghiệm phát huy đ ược hiệu lực của nó. Do đó, phải hết sức cẩn thận khi xây dựng nền thí nghiệm, để nền thí nghiệm không phải là một tác nhân làm giảm tác dụng của các nhân tố nghiên cứu. 3.3. Chọn đất thí nghiệm Để đạt đ ược các yêu cầu nêu trên, trước khi làm thí nghiệm phải có đ ược các thông tin về đất bao gồm các nội dung sau: 3.3.1. Chọn địa hình Chọn đất thí nghiệm phải phẳng nhằm đảm bảo độ đồng đều. tuy nhiên thực tế độ phẳng mặt ruộng khi gieo cấy có thể chênh lệch chút ít. Nếu làm thí nghiệm lúa nước trên đất dốc phải làm trên các ruộng bậc thang. Còn với thí nghiệm về các cây trồng cạn khác thì chênh lệch độ phẳng mặt ruộng cho phép đạt mức  10cm . Với các thí nghiệm cây trồng tr ên đ ất dốc thì yêu c ầu độ dốc cho phép để làm thí nghiệm là 25% và m ặt ruộng hay đồi ph ải dốc đều và tốt nhất cũng nên làm đường đồng mức. Tùy thuộc vào đ ặc điểm sinh học của từng loại cây trồng m à chọn đất dốc cho phù hợp. Nên bố trí gọn thí nghiệm trên một khu vực (có thể 1 lần nhắc lại trên đất có độ dốc tương t ự nhau). 16
  18. 3.3.2. Chọn lý tí nh đ ất và hóa tính đất Chọn đất đ ược đặt ra với mục đích là sau khi thí nghiệm th ành công, các kết quả sẽ được ứng dụng ở những vùng đ ất cùng loại t ương t ự. Rất cần quan tâm đến lịch sử canh tác của đất trước lúc đặt thí nghiệm. Nhất là các biện pháp kỹ thu ật canh tác trước có khả năng l àm thay đ ổi tới kết cấu và các chỉ tiêu lý, hóa tính của đất. Nhìn chung khi chọn đất thí nghiệm nên chọn xa các rừng cây; xa trục đ ường giao thông, xa nơi chứa n ước thải hay mương d ẫn, nước thải của các khu dân c ư, nhà m áy, bệnh viện...với khoảng cách từ 40-50m. Tránh làm thí nghiệm trên đ ất mới khai hoang. Tùy điều kiện cụ thể mà bố trí thí nghiệm trắng vài vụ để san bằng độ đồng đều của đất thí nghiệm. Ta có thể san bằng độ đồng đều của đất bằng cách: Gieo cấy c ùng một lo ại cây trồng trong vài vụ liên t ục và thường d ùng các lo ại cây trồng h àng dày như lúa (đ ối với đất ngập nước), rau, đậu đỗ (đối với đất màu); K ỹ thuật chăm sóc bón phân theo kiểu bón vá áo vào các chỗ cây trồng sinh trưởng xấu hoặc xấu nhiều bón nhiều, xấu ít bón ít, chỗ tốt thì không bón nữa. 4. XÂY DỰNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 4.1. Cơ sở để xây dựng đề tài Đề tài nghiên cứu khoa học đ ược xây dựng trên cơ sở đ ã xác định được mục tiêu nghiên cứu. Vì vậy, cơ sở để xây dựng đề tài dựa vào: a) Yêu cầu của thực tiễn đặt ra. b) Xu ất phát từ yêu cầu nhiệm vụ c) Xu ất phát từ đơn đ ặt hàng d) Xu ất phát từ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nơi nghiên cứu . c) Từ nguồn kinh phí và thời gian nghiên cứu 4.2.Yêu c ầu của đề tài nghiên cứu Để có đ ược nội dung của đề cương nghiên c ứu khoa học, người nghiên cứu phải xác định cho được tên của đề t ài nghiên cứu (có thể chi tiết tới tên thí nghiệm). Yêu cầu của tên đề tài là: Ngắn gọn, chính xác, đầy đủ và có giới hạn. Trong đề tài nghiên cứu phải thể hiện rõ các vấn đề s au: 1) Phải phản ánh đ ược đ òi hỏi của thực tiễn sản xuất. Thực tế rất đa dạng và phong phú, song người chủ trì đề tài ph ải biết chọn lọc vấn đề c ơ bản và thiết thực để nghiên cứu. 2) Phải biết kế thừa một cách chọn lọc và đ ặc biệt phải nêu rõ mục đích và yêu c ầu đề tài đ ặt ra. 17
  19. 3) Thể hiện đ ược sự phối hợp nghiên cứu giữa các cơ quan, phải xác định rõ người chủ trì và người thực hiện. 4) Phải thể hiện rõ quy ho ạch và quy trình thí nghiệm. 4.3. Nội dung của xây dựng đề tài nghiên cứu + Tên đề tài hay tên t hí nghi ệm: yêu c ầu như phần trên - Ghi c ụ thể tên và mã chuyên ngành ho ặc m ã ngành - Tên người chủ trì - Tên người thực hiện - Cơ quan quản lý khoa học của đề tài. + Nội dung đề cương nghiên cứu:(Bao gồm các phần) P hần 1: Mở đầu 1. Đặt vấn đề: Ghi ngắn gọn nhằm nêu lên tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu. 2. Mục đích và yêu cầu của đề tài a. Mục đích: Viết rõ ràng, không viết dài. Đây sẽ là cơ sở để bố trí thí nghiệm đư ợc chặt chẽ và đầy đủ. b. Yêu cầu: P hần này đòi hỏi viết thật cụ thể là đề tài nh ằm đạt được những gì. P hần 2 : Tổng quan các vấn đề nghi ên cứu P hần này viết sơ lược cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài và tình hình nghiên cứu trong nước và thế giới một cách ngắn gọn (tóm tắt) có liên quan tới vấn đề nghiên cứu. P hần 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu 1. Nội dung nghiên cứu 1.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu (nếu có thể ghi thêm giới hạn của vấn đề nghiên cứu) 1.2. Nội dung nghiên cứu + Nêu số lư ợng và nội dung của các công thức thí nghiệm (viế t rõ cho từng công thức, đây là yếu tố thí nghiệm). - Các biện pháp thuộc yếu tố không thí nghiệm (nền thí nghiệm) nên viết tỷ mỷ, những biện pháp thứ yếu nên viết tóm tắt. - Diện tích ô thí nghiệm (ghi cả diện tích và kích thước ô). - Số lần nhắc lại. 18
  20. - Cách s ắp xếp các công thức (nếu vẽ sơ đồ thí nghiệm thì càng tốt). + Chỉ tiêu nghiên cứu: ghi các chỉ tiêu của từng nội dung, càng chi tiết càng tốt 2. Phương pháp nghiên cứu: Ghi cụ thể các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu đề tài như: phương pháp theo dõi, phân tích c ủa từng chỉ tiêu, cách lấy mẫu... 3. Dự trù kinh phí nghiên cứu: Gồm vật t ư, công (h ạch toán bằng tiền). L ưu ý các vật tư nên có cùng nguồn gốc và thời hạn sử dụng là tốt nhất. 4. Phân công th ực hiện và kế hoạch hợp tác: Ghi rõ tên người thực hiện các công việc trong thời gian n ào, cơ quan nào hợp tác nghiên c ứu. P hần 4: Dự kiến kết quả đạt đư ợc B . TIẾN H ÀNH THÍ NGHIỆM ĐỒNG RUỘNG 1. CHIA Ô THÍ NGHIỆM Đ ây là việc chuyển thiết kế thí nghiệm trên sơ đ ồ đ ã xây dựng ra ngo ài thực địa nơi làm thí nghiệm. Vì vậy, phải thực hiện chính xác để tạo ra các ô thí nghiệm có diện tích và kích thư ớc giống nhau, đảm bảo đúng các vị trí đ ã sắp xếp nh ư thiết kế. Tuy nhiên, mức chênh lệch cho phép về chiều d ài mảnh có thể dao động từ 5 - 10cm/100m dài. Dụng cụ: La bàn; thước vuông góc; th ước (có thể thước dây hay th ước mét); cọc để cắm định vị trí. Nguyên tắc chia ô thí nghiệm th ường bắt đầu từ ô to về ô nhỏ (từ mảnh thí nghiệm chia thành t ừng lần nhắc lại sau đó đến chia các ô trong lần nhắc lại). Ví dụ bố trí thí nghiệm gồm 5 công thức (ký hiệu I, II, III, IV, V), 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 30 m2 (5x6). Các bư ớc chia ô cụ thể như sau: + X ác định ranh giới khu thí nghiệm: C ăn cứ vào thiết kế đ ã nêu và địa điểm chọn cụ thể để đặt ruộng t hí nghiệmc ( Sơ đồ 4.2). Chiều dài m ảnh thí nghiệm tính là 31.6m (kể cả khoảng cách giữa các ô trong lần nhắc lại cách nhau 0.4m). Dải bảo vệ giữa 2 đầu ruộng sẽ có độ rộng 6.0 - 7.0m. Tùy điều kiện cụ thể, chiều ngang mảnh thí nghiệm sẽ là 16m (kể cả 1m l à 2 khoảng cách giữa 3 lần nhắc lại ). Trong thí nghiệm n ày ô thí nghiệm sẽ có dạng gần vuông nhưng mảnh thí nghiệm có hình chữ nhật. + Xác định ranh giới lần nhắc lại: Khi đã có vị trí chính xác của mảnh thí nghiệm sẽ xác định đ ư ợc ranh giới giữa các lần nhắc lại (3 lần) nh ư đã nêu ở trên, giữa các lần nhắc lại chúng tôi để khoảng cách đắp bờ 0.5m rộng hơn so với khoảng cách giữa các ô trong c ùng l ần nhắc lại (song khoảng cách giữa các lần nhắc phải có độ rộng tối thiểu bằng khoảng cách các ô). + X ác định ranh gi ới các ô thí nghiệm: P hải chia mỗi lần nhắc lại làm 5 phần bằng nhau(mỗi phần 6m và giữa các phần có khoảng cách 0.4m) cho 5 công thức. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0