intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản lý công - Chương 3: Quản lý cung ứng cơ sở hạ tầng (Chương trình Cao học)

Chia sẻ: Lý Hàn Y | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Quản lý công - Chương 3: Quản lý cung ứng cơ sở hạ tầng. Chương này cung cấp cho sinh viên những nội dung kiến thức tổng quan bao gồm: khái niệm và vai trò của cơ sở hạ tầng; đặc trưng của cơ sở hạ tầng và vai trò của nhà nước trong cung ứng cơ sở hạ tầng; mô hình cung ứng cơ sở hạ tầng;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản lý công - Chương 3: Quản lý cung ứng cơ sở hạ tầng (Chương trình Cao học)

  1. CHƯƠNG 3: QUẢN LÝ CUNG ỨNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG NỘI ĐẶC TRƯNG CỦA CSHT VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG CUNG ỨNG CSHT DUNG MÔ HÌNH CUNG ỨNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
  2. 2.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG  Khái niệm CSHT là tổng thể các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật và kiến trúc đóng vai trò nền tảng cơ bản cho các hoạt động kinh tế, XH được diễn ra một cách bình thường.  Ví dụ: – Hệ thống giao thông – Hệ thống truyền tải điện – Viễn thông
  3. Phân loại CSHT  Theo góc độ tổ chức xã hội  CSHT kỹ thuật: những công trình phục vụ sản xuất và dân sinh  CSHT xã hội: các công trình đảm bảo điều kiện cho phát triển con người, đời sống dân sinh
  4. Vai trò của CSHT đối với phát triển kinh tế  Tầm Vĩ mô: Hệ thống CSHT phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phần giải quyết các vấn đề XH.  Tầm Vi mô: CSHT ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người dân:  Chi phí sản xuất  Cấu trúc chuỗi cung cấp  Hiệu quả khai thác, sử dụng nguồn lực tự nhiên  Tăng giá trị tạo ra từ người lao động  Tăng cầu tiêu dùng và tạo việc làm
  5. 3.2. Đặc trưng của CSHTKT…  CSHT kỹ thuật là một loại tài sản vật chất và mang tính chất của loại hàng hóa công cộng, dịch vụ công  CSHTKT được tạo ra, bảo dưỡng, duy trì bởi hoạt động tập thể mà nhà nước giữ vai trò chính.  CSHTKT mang đặc tính của ngành kinh tế và vùng kinh tế mà nó phục vụ.  CSHTKT mang tính kỹ thuật cao, hệ thống và đồng bộ.  Đầu tư vào CSHTKT đòi hỏi nguồn vốn rất lớn, thu hồi vốn chậm, lợi nhuận thấp hoặc không có lợi nhuận.
  6. 3.2. … Vai trò của nhà nước trong cung ứng CSHT Vai trò của nhà nước đối với sự phát triển đầu tư CSHTKT là sử dụng quyền lực nhà nước để quản lý sự phát triển đầu tư xây dựng CSHTKT của nền kinh tế quốc dân.  Vai trò là Nhà quản lý  Vai trò là Nhà đầu tư  Vai trò là Nhà cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực CSHTKT  Vai trò là Người kiểm soát
  7. Thảo luận: Thực trạng CSHT ở Việt Nam?  Hạ tầng giao thông?  Hạ tầng viễn thông?  Hạ tầng đô thị?  Hạ tầng công trình cấp, thoát nước  Hạ tầng công trình cấp điện?  Hạ tầng công trình đê điều ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường?  Hạ tầng xã hội?
  8. 3.3. MÔ HÌNH CUNG ỨNG CSHT  MÔ HÌNH NHÀ NƯỚC CUNG ỨNG CSHT  MÔ HÌNH HỢP TÁC CÔNG TƯ TRONG CUNG ỨNG CSHT
  9. Lý thuyết “Các bên tham gia”  Các bên tham gia là bất cứ nhóm hay cá nhân nào có ảnh hưởng hay bi ̣ảnh hưởng bởi sự đạt được mục tiêu của tổ chức.  Các bên tham gia là những người hay các nhóm nhỏ với quyền lực để đáp ứng, thương thảo, thay đổi tương lai chiến lược của một tổ chức.  Cần phải cân bằng quyền lực và lợi ích giữa các bên tham gia để tạo một chiến lược thành công trong tương lai.
  10. Lý thuyết “Các bên tham gia”  Trong lĩnh vực phát triển CSHTKT có ba bên chính tham gia:  Nhóm cung cấp tài chính  Nhóm cung cấp dịch vu ̣ kỹ thuật chuyên ngành  Nhóm người mua.
  11. Mô hình nhà nước cung ứng CSHT  Cung ứng trực tiếp: Nhà nước cung ứng tài chính và Nhà nước tổ chức cung ứng  Nhà nước bỏ vốn ra tạo lập, tiến hành hoạt động sản xuất, cung ứng.  Chủ thể trực tiếp cung ứng là doanh nghiệp nhà nước (DNNN)
  12. Mô hình nhà nước cung ứng CSHT  Cung ứng gián tiếp: Nhà nước chuyển giao cho tư nhân thực hiện nhưng vẫn bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành của Nhà nước bằng các biện pháp can thiệp gián tiếp:  Sử dụng các quy chế để điều tiết và kiểm soát DN.  Sử dụng biện pháp miễn giảm thuế hoặc trợ cấp cho DN.  Ký hợp đồng với tư nhân để tư nhân tự cung ứng CSHT theo các điều khoản nhất định.
  13. Hạn chế của mô hình nhà nước cung ứng CSHT  Hiệu quả không cao  Áp lực đối với NSNN  Thất thoát tài sản nhà nước.
  14. Hợp tác công tư (PPP) trong xây dựng và cung ứng cơ sở hạ tầng  Khái niệm:  PPP (Public Private Partner): là việc Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân cùng phối hợp thực hiện Dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng trên cơ sở hợp đồng dự án.  Với mô hình PPP, Nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và tư nhân được khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ.
  15. Các hình thức PPP  Nhượng quyền khai thác.  Mô hình thiết kế - xây dựng - tài trợ - vận hành (Design- Build - Finance - Operate hay DBFO).  Xây dựng - vận hành - chuyển giao (Build - Operate - Transfer hay BOT).  Xây dựng - chuyển giao - vận hành (BTO).  Xây dựng - sở hữu - vận hành (Build - Own - Operate hay BOO):
  16. Nguyên tắc  Thu hút được nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân.  Vốn của khu vực tư nhân được huy động theo nguyên tắc không dẫn đến nợ công.  Vốn chủ sở hữu của Nhà nước trong Dự án phải đảm bảo tối thiểu bằng 30% phần vốn của khu vực tư nhân tham gia Dự án. Vốn vay thương mại (không có bảo lãnh của Chính phủ) tới mức tối đa bằng 70% phần vốn của khu vực tư nhân.  Cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế, phù hợp với pháp luật VN, theo tập quán và thông lệ quốc tế
  17. Những vấn đề đặt ra khi áp dụng mô hình PPP  Về thể chế công và các điều kiện pháp lý.  Về ranh giới giữa vai trò Nhà nước và tư nhân và nguy cơ bóp méo thị trường.  Về chi phí của các dự án PPP.  Về thiết kế cơ chế tài chính và cơ chế phân chia trách nhiệm, xác định mức thu phí hay phần trợ cấp của nhà nước.  Mâu thuẫn giữa lợi ích chung và lợi ích cá nhân.
  18. Lĩnh vực thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công – tư ở Việt Nam  Đường bộ, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ  Đường sắt, cầu đường sắt, hầm đường sắt.  Giao thông đô thị.  Cảng hàng không, cảng biển, cảng sông.  Hệ thống cung cấp nước sạch.  Nhà máy điện.  Y tế (bệnh viện).  Môi trường (nhà máy xử lý chất thải).  Các Dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
  19. Vấn đề thảo luận?  Những vấn đề phát sinh khi áp dụng mô hình PPP tại VN?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2