intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị danh mục đầu tư - Chương 7: Quyền chọn

Chia sẻ: Phạm Hoàng Nhi | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:30

117
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

hãy tham khảo Bài giảng Quản trị danh mục đầu tư - Chương 7: Quyền chọn trình bày nội dung về khái niệm quyền chọn, phân biệt với hợp đồng tương lai, quyền chọn mua, quyền chọn trên HĐTL chỉ số cổ phiếu, quyền chọn Hợp đồng tương lai,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị danh mục đầu tư - Chương 7: Quyền chọn

  1. Chương QUYỀN CHỌN
  2. Khái niệm quyền chọn • Là một công cụ tài chính, cho phép người sở hữu nó được mua (bán) một tài sản xác định trong một khoảng thời gian nhất định, với số lượng và giá cả xác định. • Ví dụ: một quyền chọn mua cho phép người sở hữu nó mua 100 cổ phần cổ phiếu ABC, với giá 35$/cổ phần, trong thời gian 6 tháng kể từ hôm nay.
  3. Phân biệt với hợp đồng tương lai • Bên mua quyền chọn có quyền – chứ không phải là nghĩa vụ - được mua (hoặc bán) tài sản. • Để có được quyền đó, phải mất một khoản “phí quyền”: giá phải trả cho quyền. • Bên bán quyền nhận được khoản phí quyền đó, đổi lại có nghĩa vụ phải làm đối tác của giao dịch khi bên mua quyền thực hiện quyền.
  4. Các đặc điểm khác • Các mức giá có liên quan – Giá thực hiện quyền – Giá thị trường của tài sản cơ sở – Giá quyền (phí mua quyền) • Các bên tham gia – Các định chế tài chính (cá nhân) có động cơ phòng ngừa rủi ro cho tài sản – Các định chế tài chính (hoặc cá nhân) muốn kiếm lợi nhuận dựa vào dự đoán biến động lãi suất hoặc giá. – Sở giao dịch: người môi giới và người tạo thị trường.
  5. Quyền chọn mua • Cho phép người mua quyền được quyền mua 100 cổ phần ABC, với giá 54$/cổ phần, đến tháng 9 thì hết hạn quyền. Hiện tại giá thị trường là 52$/cổ phần. Phí quyền là 4$/cổ phần. • Việc mua hay bán quyền chọn này phụ thuộc vào dự báo xu hướng giá của cổ phiếu ABC trong tương lai. • Nếu dự báo giá ABC sẽ tăng một người đầu cơ sẽ – Mua cổ phiếu ABC, chờ giá tăng sẽ bán – Mua quyền chọn mua, khi giá tăng sẽ thực hiện quyền
  6. Quyền chọn mua (tiếp) • Nếu dự báo giá ABC sẽ giảm: – Bán khống cổ phiếu ABC – Bán quyền chọn mua để được khoản phí quyền, với dự tính quyền sẽ không được thực hiện. • Tương quan giữa giá thực hiện (S) và giá thị trường (P) S < P: quyền chọn mua “có lãi” (in the money) S > P: “bị lỗ” S = P: hòa vốn
  7. Quyền chọn bán • Cho quyền người mua quyền được bán 100 cổ phần XYZ, với giá 65$/cổ phần, thời hạn: tháng 12. Hiện tại P = 68$/cổ phần. Phí quyền là 3$/cổ phần. • Nếu dự báo giá XYZ sẽ giảm một người đầu cơ sẽ – Bán khống cổ phiếu XYZ – Mua quyền chọn bán, khi giá giảm sẽ mua cổ phiếu trên thị trường (với giá rẻ) và thực hiện quyền. • Dự báo giá XYZ tăng: Bán quyền chọn bán. S > P: quyền chọn bán “có lãi” S < P: quyền chọn bán “lỗ” S = P: hòa vốn
  8. Đầu cơ bằng quyền chọn – Ví dụ 1 • Giá thị trường cổ phiếu Steelco 113$/cổ phần • Dự đoán: giá sẽ tăng trong tương lai gần. • Hành động: mua một quyền chọn mua, giá thực hiện 115$ và phí quyền 4$/cổ phần. • Trước ngày hết hạn quyền, giả sử giá Steelco tăng lên 121$/cổ phần: thực hiện quyền để mua cổ phiếu với giá 115$ rồi bán ngay với giá 121$. • Lãi ròng: 121 – 115 – 4 = 2$/cổ phần • Tỷ suất : 2/4 = 50% (chưa quy về năm) • Nếu giá cổ phiếu giảm: chịu mất 4$.
  9. ĐẦU CƠ VỚI QUYỀN CHỌN MUA Điểm hòa vốn = Giá thực hiện + Phí Người mua + quyền chọn mua 0 Giá thị trường 115$ 119$ của cổ phiếu - Người bán Giá thực hiện quyền chọn mua
  10. Đầu cơ bằng quyền chọn – Ví dụ 2 • Dự đoán: cổ phiếu Steelco sẽ giảm giá • Một quyền chọn bán Steelco với giá thực hiện 110$, đang có giá bán (phí quyền) 2$/cổ phần. • Hành động : mua quyền chọn bán. • Nếu giá giảm tới 104$/cổ phần, thực hiện quyền. Lãi ròng: 110 – 104 – 2 = 4$/cổ phần • Nếu giá tăng: không thực hiện quyền, chịu mất 2$ là tối đa.
  11. Rào chắn rủi ro– Ví dụ 1 • Tình huống: Quỹ Đầu tư đã mua cổ phiếu Steelco với giá 112$/cổ phần và dự đoán cổ phiếu có thể giảm giá trong ngắn hạn, (vẫn tốt trong dài hạn). • Hành động: Bán quyền chọn mua “có bảo đảm” (Phân biệt với người đầu cơ); S = 110$/cổ phần; phí quyền 5$/cổ phần. • Nguyên tắc – Giá TT của cổ phiếu tăng: quyền chọn được thực hiện, Quỹ đã chốt được giá bán. – Giá cổ phiếu giảm: quyền không được thực hiện, Quỹ có được 5$, nhưng cổ phiếu mất giá trị. Hai hiệu ứng này bù đắp cho nhau để loại bỏ hoặc hạn chế thiệt hại.
  12. (tiếp) • Vào ngày hết hạn quyền P < S = 110$  quyền sẽ không được thực hiện P = 106$  Lỗ = 106 + 5 – 112 = -1$/cổ phần P = 107$  Lãi = 107 + 5 – 112 = 0 (loại bỏ) P = 109$  Lãi = 109 + 5 – 112 = 2 (hạn chế) P > S = 110$: quyền sẽ được thực hiện P = 111  Lãi = 110 + 5 – 112 = 3$ … P = 120  Lãi = 110 + 5 -112 = 3$
  13. • Nhận xét: Với chiến lược rào chắn rủi ro bằng bán quyền chọn mua – Nếu giá cổ phiếu giảm trong một giới hạn nhất định, thiệt hại tổng thể của Quỹ có thể được loại bỏ hoặc được hạn chế. Giá càng giảm sâu thì tác dụng này càng yếu. – Nếu giá cổ phiếu tăng là cơ hội cho những người mua quyền thực hiện quyền, Quỹ sẽ phải thực hiện nghĩa vụ, bán cổ phiếu theo giá đã chốt  “rào chắn” luôn cả cơ hội có lợi nhuận • Kết luận: Xem xét việc có nên sử dụng chiến lược này hay không?
  14. Rào chắn rủi ro – Ví dụ 2 • Quỹ vẫn đang lo ngại giá cổ phiếu sẽ giảm. • Một lựa chọn khác: mua một quyền chọn bán. • Nếu giá cổ phiếu giảm, Quỹ thực hiện quyền, mua CP trên thị trường và bán chúng theo giá chốt, thu lợi nhuận để bù đắp cho phần mất giá trên những cổ phiếu đang nắm giữ. • Nếu giá cổ phiếu tăng: không thực hiện quyền mua nữa. • Chiến lược này chỉ áp dụng khi có dự tính về sự giảm sút tạm thời.
  15. Yếu tố quy định mức phí mua quyền • Giá thị trường của công cụ cơ sở so với giá thực hiện của quyền chọn. – Một cổ phiếu có thể có nhiều quyền chọn mua (bán) đồng thời lưu hành. – Với quyền chọn mua, giá cổ phiếu càng cao so với giá thực hiện thì phí quyền càng cao – Với quyền chọn bán: giá cổ phiếu càng thấp so với giá thực hiện thì phí quyền càng cao • Tính biến động của tài sản cơ sở • Thời gian cho tới khi hết hiệu lực quyền chọn mua
  16. Quyền chọn Hợp đồng tương lai • Khái niệm: là một công cụ cho người sở hữu nó quyền – không phải là nghĩa vụ - được mua (bán) một HĐTL tại một mức giá xác định, trong một khoảng thời gian nhất định. • Tác dụng: cho phép xác lập vị thế với HĐTL nếu điều kiện là thuận lợi, và tránh được vị thế đó nếu điều kiện bất lợi (để cho quyền hết hiệu lực). • Quyền chọn HĐTL chỉ số cổ phiếu • Quyền chọn HĐTL lãi suất
  17. Đầu cơ với quyền chọn trên HĐTL Dự đoán lãi suất giảm • Mua quyền chọn mua trên HĐTL trái phiếu Kho bạc – Giá HĐTL: 94-32 (tức 94 và 32/64 phần trăm của 100000$, tức 94500$) – Phí mua quyền: 2-00 (2% của 100000$; tức 2000$) – Nếu dự đoán đúng: Thực hiện quyền chọn + đóng vị thế bằng cách bán HĐTL Giá bán HĐTL (đã tăng lên) 99000$ – Giá mua HĐTL – 94500$ – Phí quyền chọn – 2000$ = Lãi ròng của chiến lược 2500$ (125%) mua quyền chọn mua HĐTL
  18. (tiếp) • Về phía người bán quyền chọn mua: – Nhận được phí quyền và có nghĩa vụ cung cấp HĐTL khi quyền chọn được thực hiện – Vì dự đoán lãi suất sẽ tăng, giá HĐTL sẽ giảm và quyền sẽ không được thực hiện. • Khi lãi suất giảm (dự đoán sai): thực hiện nghĩa vụ Giá bán HĐTL 94500$ – Giá mua HĐTL – 99000$ + Phí quyền đã nhận + 2000$ = lãi ròng của chiến - 2500$ lược bán quyền chọn mua
  19. (tiếp) • Bán quyền chọn bán: – Nếu lãi suất giảm (đoán đúng), giá thị trường của HĐTL tăng – Quyền chọn bán không được thực hiện – Người bán được hưởng phí quyền.
  20. Đầu cơ với quyền chọn (tiếp) Dự đoán lãi suất tăng • Mua quyền chọn bán trên HĐTL trái phiếu; giá thực hiện 97-00 (97000$); phí mua quyền 3-00 (3000$). – Lãi suất tăng, giá HĐTL giảm tới 89-00 – Thực hiện quyền được bán + đóng vị thế bằng cách mua HĐTL cùng loại. Giá bán HĐTL 97000$ – Giá mua HĐTL (để giao) – 89000$ – Phí quyền đã trả – 3000 $ = lãi ròng của chiến lược = 5000 $ bán quyền chọn bán HĐTL
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2