Bàn luận về phương pháp kế toán đối với các chương trình phát hành cổ phiếu cho người lao động (ESOP)
lượt xem 2
download
Bài viết này bàn luận về phương pháp kế toán đối với các chương trình phát hành cổ phiếu cho người lao động, so sánh phương pháp kế toán phổ biến mà các DN Việt Nam đang áp dụng với hướng dẫn kế toán tại Chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS 02) – Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu, để từ đó phân tích, bàn luận và góp ý.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bàn luận về phương pháp kế toán đối với các chương trình phát hành cổ phiếu cho người lao động (ESOP)
- 19. BÀN LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN ĐỐI VỚI CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG (ESOP) DISCUSSION ON ACCOUNTING METHODS FOR EMPLOYEE STOCK OWNERSHIP PLANS (ESOP) TS. Nguyễn Trọng Hiếu - ThS. Phạm Quang Trung - ThS. Nguyễn Mạnh Cường* *Ecovis AFA Vietnam Tóm tắt Các chuẩn mực kế toán Việt Nam, cùng với Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp (DN), từ khi ban hành đã đóng góp tích cực vào công tác quản lý, điều hành và ra quyết định của các DN. Tuy nhiên, cùng với sự hội nhập quốc tế và thực tế đã có nhiều giao dịch kinh tế mới phát sinh mà chưa có hướng dẫn, dẫn đến khó khăn trong quá trình hạch toán kế toán của DN. Bài viết này bàn luận về phương pháp kế toán đối với các chương trình phát hành cổ phiếu cho người lao động, so sánh phương pháp kế toán phổ biến mà các DN Việt Nam đang áp dụng với hướng dẫn kế toán tại Chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS 02) – Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu, để từ đó phân tích, bàn luận và góp ý. Từ khóa: phát hành cổ phiếu cho người lao động, thanh toán dựa trên cơ sở cổ phiếu, quyền chọn mua cổ phiếu, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán doanh nghiệp. Abstract The Vietnam Accounting Standards, along with Circular No. 200/2014/TT-BTC dated December 22, 2014, which guides the accounting regime for enterCprises, have positively contributed to the management, administration, and decision-making processes of businesses since their issuance. However, with international integration and the emergence of many new economic transactions that lack guidance, companies face difficulties in their accounting practices. This article discusses the accounting methods for employee stock ownership plans, comparing the common accounting methods currently applied by Vietnamese enterprises with the guidance provided in the International Financial Reporting Standard IFRS 02 – Share-based Payment, in order to analyze, discuss, and provide recommendations. Keywords: employee stock issuance, share-based payment, stock options, accounting standards, enterprise accounting regime. JEL Classifications: M40, M41, M49. 1. Giới thiệu 1
- Trong nền kinh tế hiện nay, vai trò của yếu tố con người ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển bền vững của mỗi DN. Con người không chỉ là nguồn lực chính tạo ra giá trị mà còn là động lực thúc đẩy đổi mới và sáng tạo. Để giữ chân và thu hút nhân lực chất lượng cao, các DN đưa ra chính sách đãi ngộ hợp lý, trong đó những chương trình phát hành cổ phiếu cho người lao động (employee stock ownership plan – ESOP) ngày càng được nhiều DN sử dụng. Các chương trình này không chỉ khuyến khích người lao động cống hiến hết mình cho sự phát triển của công ty, mà còn giúp họ gắn bó và có trách nhiệm hơn với DN, khi người lao động trở thành cổ đông và họ sẽ có động lực lớn hơn để đóng góp vào sự phát triển của DN, từ đó tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, có nhiều DN đã phát hành cổ phiếu theo các chương trình phát hành cổ phiếu cho người lao động. Tuy nhiên, các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán DN Việt Nam, cũng như các quy định pháp lý liên quan đến lập và trình bày BCTC tại Việt Nam hiện nay đang thiếu những hướng dẫn liên quan phương pháp kế toán đối với các chương trình phát hành cổ phiếu cho người lao động. Do thiếu những hướng dẫn hạch toán kế toán liên quan các chương trình phát hành cổ phiếu cho người lao động dẫn đến khó khăn cho các DN trong hạch toán các nghiệp vụ phát sinh, cũng như việc ghi nhận, trình bày cho giao dịch này có thể không thống nhất giữa các DN, vì cách hiểu khác nhau. Bài viết này bàn luận về cách hạch toán kế toán đối với chương trình phát hành cổ phiếu cho người lao động, so sánh phương pháp kế toán phổ biến mà các DN Việt Nam đang áp dụng với hướng dẫn kế toán tại chuẩn mực BCTC quốc tế, cụ thể là IFRS 02 – Share based payment (thanh toán dựa trên cơ sở cổ phiếu). Để từ đó, phân tích và bàn luận về những điểm chưa phù hợp. 2. Đặc điểm phát hành ESOPs ở Việt Nam và minh hoạ một số trường hợp Đặc điểm phát hành ESOPs ở Việt Nam ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt trong các DN lớn và công ty niêm yết. Việc phát hành cổ phiếu cho người lao động (ESOP) tại Việt Nam có nhiều đặc điểm nổi bật. Mục đích chính của việc phát hành này là nhằm tạo động lực giữ chân nhân tài và gắn kết lợi ích của người lao động với DN, đồng thời huy động vốn từ nội bộ. Đối tượng được phát hành ESOP chủ yếu tập trung vào cán bộ quản lý cấp cao và nhân viên chủ chốt, tuy nhiên một số DN đã mở rộng đối tượng này cho toàn bộ nhân viên. Điều kiện phát hành ESOP thường gắn liền với thời gian làm việc tại DN, thông thường là từ 3 đến 5 năm và có thể kết hợp với các chỉ tiêu hiệu suất cá nhân hoặc công ty. Giá phát hành ESOP thường thấp hơn giá thị trường, có thể bằng mệnh 2
- giá hoặc có chiết khấu. Một số DN còn kết hợp với các khoản vay ưu đãi để hỗ trợ nhân viên mua cổ phiếu. Để đảm bảo sự gắn kết lâu dài của nhân viên, các DN thường áp dụng hạn chế chuyển nhượng từ 01 đến 03 năm đối với cổ phiếu ESOP. Quy mô phát hành ESOP thường chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số cổ phiếu của DN, khoảng 1-5% và có thể được thực hiện qua nhiều đợt trong nhiều năm. Về khung pháp lý, việc phát hành ESOP phải tuân thủ Luật DN, Luật Chứng khoán và các quy định liên quan. Đồng thời, cần được thông qua bởi đại hội đồng cổ đông. Những đặc điểm này tạo nên bức tranh tổng thể về việc phát hành ESOP tại Việt Nam, phản ánh xu hướng ngày càng phổ biến của hình thức này trong việc quản trị nhân sự và huy động vốn của các DN. Minh hoạ một số trường hợp phát hành ESOP Để hiểu rõ hơn về cách thức phát hành ESOP ở Việt Nam, chúng ta sẽ xem xét một số trường hợp minh họa: Trường hợp 1: Chương trình ESOP có gắn với điều kiện dịch vụ Năm 2023, DN F quyết định phát hành ESOP cho 750 nhân viên chủ chốt với các thông tin sau: mỗi nhân viên được quyền mua 10.000 cổ phiếu, với giá 10.000 VND/cổ phiếu (giá thị trường là 120.000 VND/cổ phiếu), điều kiện là: nhân viên phải làm việc tại công ty ít nhất 03 năm kể từ ngày phát hành và thời gian hạn chế chuyển nhượng là 03 năm, kể từ ngày phát hành. Kết quả thực hiện: năm 2023, 30 nhân viên nghỉ việc, năm 2024, 45 nhân viên nghỉ việc và năm 2025, có 15 nhân viên nghỉ việc. Thực tế, trong 03 năm, có tổng cộng 90 nhân viên nghỉ việc. Trường hợp 2: Chương trình ESOP có gắn với điều kiện hiệu suất DN y A quyết định phát hành ESOP cho 100 nhân viên chủ chốt, với các điều kiện sau: mỗi nhân viên được quyền mua 1.000 cổ phiếu, với giá 15.000 VND/cổ phiếu (giá thị trường là 20.000 VND/cổ phiếu), điều kiện là DN phải đạt mức tăng trưởng lợi nhuận 15% mỗi năm trong 03 năm liên tiếp và thời gian hạn chế chuyển nhượng là 02 năm, kể từ ngày phát hành. Kết quả thực hiện: năm 01, DN đạt mức tăng trưởng lợi nhuận 18%, năm 2, DN đạt mức tăng trưởng lợi nhuận 16% và năm 3, DN đạt mức tăng trưởng lợi nhuận 14%. Trong trường hợp này, do không đạt được mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trong năm thứ 03 nên chương trình ESOP sẽ không được thực hiện. Trường hợp 3: Chương trình ESOP kết hợp với khoản vay ưu đãi DN X triển khai chương trình ESOP cho 50 nhân viên cấp quản lý với các điều kiện: mỗi nhân viên được quyền mua 2.000 cổ phiếu, với giá 30.000 VND/cổ phiếu (giá thị trường là 40.000 VND/cổ phiếu). DN cung cấp khoản vay ưu đãi để nhân viên 3
- mua cổ phiếu, lãi suất 3%/năm, thời hạn vay 5 năm, với điều kiện: nhân viên phải làm việc tại công ty ít nhất 5 năm kể từ ngày phát hành và thời gian hạn chế chuyển nhượng là 03 năm, kể từ ngày phát hành. Trong trường hợp này, việc kết hợp ESOP với khoản vay ưu đãi, giúp nhân viên có thể tham gia chương trình mà không cần một khoản tiền lớn ban đầu, đồng thời tạo động lực để họ gắn bó lâu dài với DN. 3. Phương pháp kế toán đang được áp dụng phổ biến tại Việt Nam Hiện nay, Việt Nam chưa có chuẩn mực kế toán hướng dẫn các giao dịch thanh toán dựa trên cổ phiếu và Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014, hướng dẫn CĐKT DN theo, cũng chưa có hướng dẫn phương pháp kế toán đối với giao dịch thanh toán dựa trên cổ phiếu. Từ đó, việc ghi nhận giao dịch này trên thực tế có thể không nhất quán giữa các DN. Chương trình ESOP phổ biến nhất tại các công ty ở Việt Nam hiện nay là các chương trình ESOP có gắn với điều kiện dịch vụ, với nghiệp vụ phát hành minh hoạ Trường hợp 1 nêu trên, phần lớn các DN tại Việt Nam sẽ ghi nhận, như sau: Tại ngày 01/01/2023, khi thực hiện quyền chọn mua cổ phiếu: - Số tiền DN F thu được là: 750 x 10.000 x 10.000 = 75.000.000.000 VND; - Bút toán ghi nhận: Nợ Tiền/Có Vốn góp của chủ sở hữu: 75.000.000.000 VND. Tại ngày 31/12/2023, khi lập BCTC năm 2023: - Số lượng nhân viên nghỉ việc trong năm 2023 là 30 nhân viên, DN F đã mua lại cổ phiếu của các nhân viên nghỉ việc theo mệnh giá 10.000 VND/Cổ phiếu. Số tiền DN F bỏ ra để mua lại cổ phiếu của các nhân viên nghỉ việc là: 30 x 10.000 x 10.000 = 3.000.000.000 VND; - Bút toán ghi nhận: Nợ Cổ phiếu quỹ/Có Tiền: 3.000.000.000 VND; - Theo quy định hiện hành thì sau đó DN F sẽ giảm vốn, bút toán ghi nhận: Nợ Vốn góp của chủ sở hữu/Có Cổ phiếu quỹ: 3.000.000.000 VND. Tại ngày 31/12/2024, khi lập BCTC năm 2024: - Số lượng nhân viên nghỉ việc trong năm 2024 là 45 nhân viên, DN F đã mua lại cổ phiếu của các nhân viên nghỉ việc theo mệnh giá 10.000 VND/Cổ phiếu. Số tiền DN F bỏ ra để mua lại cổ phiếu của các nhân viên nghỉ việc là: 45 x 10.000 x 10.000 = 4.500.000.000 VND; - Bút toán ghi nhận: Nợ Cổ phiếu quỹ/Có Tiền: 4.500.000.000 VND; - Theo quy định hiện hành thì sau đó DN F sẽ giảm vốn, bút toán ghi nhận: Nợ Vốn góp của chủ sở hữu/Có Cổ phiếu quỹ: 4.500.000.000 VND. Tại ngày 31/12/2025, khi lập BCTC năm 2025: 4
- - Số lượng nhân viên nghỉ việc trong năm 2025 là 15 nhân viên, DN F đã mua lại cổ phiếu của các nhân viên nghỉ việc theo mệnh giá 10.000 VND/Cổ phiếu. Số tiền DN F bỏ ra để mua lại cổ phiếu của các nhân viên nghỉ việc là: 15 x 10.000 x 10.000 = 1.500.000.000 VND; - Bút toán ghi nhận: Nợ Cổ phiếu quỹ/ Có Tiền: 1.500.000.000 VND; - Theo quy định hiện hành thì sau đó DN F sẽ giảm vốn, bút toán ghi nhận: Nợ Vốn góp của chủ sở hữu/ Có Cổ phiếu quỹ: 1.500.000.000 VND. 4. Phương pháp kế toán theo IFRS 02 - Share based payment (thanh toán trên cơ sở cổ phiếu) Theo IFRS 02, chương trình phát hành cổ phiếu cho người lao động được phân loại là giao dịch thanh toán dựa trên cổ phiếu được thanh toán bằng vốn chủ sở hữu (Equity-settled share-based payment transaction). Với nghiệp vụ phát hành minh hoạ Trường hợp 1 nêu trên thì phương pháp kế toán theo IFRS 02, như sau: Xác định giá trị hợp lý của quyền chọn mua cổ phiếu tại ngày cấp quyền: Giá trị hợp lý của quyền chọn = 100.000 VND/Cổ phiếu. Tổng giá trị hợp lý = 750 x 10.000 x 100.000 = 750.000.000.000 VND. Ước tính số lượng nhân viên dự kiến đáp ứng điều kiện dịch vụ: năm 2023, ước tính còn 630 nhân viên còn làm việc sau 03 năm; năm 2024, ước tính còn 645 nhân viên còn làm việc sau 3 năm; và năm 2025, thực tế là còn 660 nhân viên còn làm việc sau 03 năm. Ghi nhận chi phí và vốn chủ sở hữu trong 03 năm: Năm 2023: - Chi phí ghi nhận = 750.000.000.000 x (1/3) x (630/750) = 210.000.000.000 VND - Bút toán: Nợ Chi phí/ Có Vốn chủ sở hữu: 210.000.000.000 VND Năm 2024: - Chi phí ghi nhận = 750.000.000.000 x (2/3) x (645/750) - 210.000.000.000 = 220.000.000.000 VND - Bút toán: Nợ Chi phí/ Có Vốn chủ sở hữu: 220.000.000.000 VND Năm 2025: - Chi phí ghi nhận = 750.000.000.000 x (660/750) - 210.000.000.000 - 221.000.000.000 = 230.000.000.000 VND - Bút toán: Nợ Chi phí/Có Vốn chủ sở hữu: 230.000.000.000 VND Ghi nhận tiền thu từ việc phát hành cổ phiếu: - Bút toán: Nợ Tiền/Có Vốn góp của chủ sở hữu: 66.000.000.000 VND. 5
- 5. So sánh và phân tích Khi so sánh phương pháp kế toán đang được áp dụng phổ biến tại Việt Nam. Với phương pháp kế toán theo IFRS 02, ta có thể thấy một số điểm khác biệt quan trọng: Thời điểm ghi nhận Phương pháp Việt Nam: ghi nhận vốn chủ sở hữu tại thời điểm phát hành cổ phiếu. IFRS 02: ghi nhận chi phí và vốn chủ sở hữu trong suốt thời gian người lao động phải làm việc để đáp ứng điều kiện. Giá trị ghi nhận Phương pháp Việt Nam: ghi nhận theo mệnh giá cổ phiếu. IFRS 02: ghi nhận theo giá trị hợp lý của quyền chọn mua cổ phiếu tại ngày cấp quyền. Tác động đến BCTC Phương pháp Việt Nam: chỉ ảnh hưởng đến bảng cân đối kế toán (tăng tiền và vốn chủ sở hữu). IFRS 02: ảnh hưởng cả báo cáo kết quả kinh doanh (tăng chi phí) và bảng cân đối kế toán (tăng vốn chủ sở hữu). Xử lý khi nhân viên nghỉ việc Phương pháp Việt Nam: ghi nhận cổ phiếu quỹ và giảm vốn chủ sở hữu. IFRS 02: không cần điều chỉnh, vì chi phí đã được ghi nhận dựa trên ước tính số lượng nhân viên đáp ứng điều kiện. 6. Kết luận và kiến nghị Việc áp dụng phương pháp kế toán theo IFRS 02 cho chương trình phát hành cổ phiếu với người lao động tại Việt Nam sẽ có nhiều ưu điểm, sẽ giúp phản ánh chính xác hơn bản chất kinh tế của giao dịch bằng cách ghi nhận chi phí phù hợp với thời gian người lao động cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, nó còn cung cấp thông tin hữu ích hơn cho người sử dụng BCTC bằng cách phản ánh đầy đủ chi phí liên quan đến việc sử dụng nguồn nhân lực. Đồng thời, việc áp dụng IFRS 02 sẽ tăng tính so sánh và phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế, giúp nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng đánh giá tình hình tài chính của DN. Để áp dụng phương pháp kế toán này tại Việt Nam, cần có những bước chuẩn bị quan trọng: đầu tiên, cần ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam về thanh toán dựa trên cổ phiếu dựa trên nền tảng của IFRS 02; tiếp theo là, cần sửa đổi và bổ sung 6
- Thông tư 200/2014/TT-BTC để hướng dẫn cụ thể về phương pháp kế toán cho các giao dịch thanh toán dựa trên cổ phiếu; bên cạnh đó, việc tổ chức đào tạo, hướng dẫn cho các DN và kế toán viên về cách áp dụng chuẩn mực mới là rất cần thiết; và cuối cùng, cần xem xét tác động của việc áp dụng chuẩn mực mới đến các quy định về thuế, để có những điều chỉnh phù hợp nếu cần thiết. Việc áp dụng phương pháp kế toán theo IFRS 02, sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng thông tin tài chính của các DN Việt Nam. Đồng thời, nó cũng sẽ thúc đẩy quá trình hội nhập với chuẩn mực kế toán quốc tế, giúp Việt Nam tiến gần hơn với các thông lệ kế toán toàn cầu. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho các DN trong nước, mà còn tăng cường sự minh bạch và độ tin cậy của thông tin tài chính đối với các nhà đầu tư quốc tế. Tài liệu tham khảo Bộ Tài chính. (2014). Thông tư số 200/2014/TT-BTC. Hướng dẫn chế độ kế toán DN, ban hành ngày 22/12/2014, NXB Tài chính, Hà Nội. Nguyễn Văn Phúc (2024). DN cần lưu ý điều gì khi phát hành cổ phiếu ESOP. Tạp chí Điện tử Pháp lý. https://phaply.net.vn/doanh-nghiep-can-luu-y-dieu-gi-khi- phat-hanh-co-phieu-esop-a258310.html. Diệp Anh. (2023). Cổ phiếu ESOP và chuyện bất cân xứng lợi ích. Tạp chí Chứng khoán. https://tapchichungkhoan.vn/tin-tuc/co-phieu-esop-va-chuyen-bat-can- xung-loi-ich-t36906.html. IFRS 02 – Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu. 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kế toán thương mại dịch vụ: Chương 1 - TS. Trần Văn Tùng
24 p | 272 | 81
-
Đề tài: Sự phát triển của kế toán thế giới và kế toán Việt Nam.
15 p | 305 | 75
-
Bài giảng Kế toán quản trị - Chương 2: Phân loại chi phí (slide)
54 p | 873 | 61
-
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP LUẬN THỐNG KÊ
105 p | 256 | 49
-
Bài thảo luận: Hệ thống kế toán thuế Nhật Bản
13 p | 342 | 37
-
Khoá luận tốt nghiệp: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Trợ giúp Thương mại Khang An
128 p | 165 | 19
-
Quá trình hình thành giáo trình kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên p10
10 p | 70 | 13
-
Bài giảng Thực hành Kế toán doanh nghiệp 1: Chương 3 - Trần Thị Huyên
25 p | 66 | 12
-
Khoá luận tốt nghiệp: Quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH kiểm toán VACO thực hiện tại Công ty in XYZ
111 p | 61 | 10
-
Quá trình hình thành phương pháp vẽ sơ đồ hạch toán kế toán vốn bằng tiền p7
5 p | 113 | 8
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 3: Phương pháp chứng từ kế toán (Năm 2022)
20 p | 31 | 7
-
Quá trình kê khai và khái niệm về phương pháp kê khai thuế tài sản trong doanh nghiệp tư nhân p3
5 p | 87 | 6
-
Bài giảng Tổ chức hạch toán kế toán: Chương 1 - Trường Đại học Nha Trang (bản cập nhật)
73 p | 96 | 6
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 4 - Đại học Ngân hàng
54 p | 43 | 5
-
Bài giảng Nguyên lý Kế toán: Chương 2 - Nguyễn Thị Phương Mai
13 p | 106 | 5
-
Quá trình kê khai và khái niệm về phương pháp kê khai thuế tài sản trong doanh nghiệp tư nhân p5
5 p | 69 | 4
-
Đề cương học phần Rèn nghề kế toán doanh nghiệp
6 p | 12 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn