Bài giảng Quản trị học - Chương 6: Chức năng lãnh đạo. Chương này cung cấp cho học viên những kiến thức về: khái niệm và các nguyên tắc lãnh đạo; phong cách lãnh đạo; động cơ; lãnh đạo nhóm; giải quyết xung đột;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung Text: Bài giảng Quản trị học - Chương 6: Chức năng lãnh đạo
CHƯƠNG 6: CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO
6.1. Khái niệm và các nguyên tắc lãnh đạo
6.2. Phong cách lãnh đạo
6.3. Động cơ
6.4. Lãnh đạo nhóm
6.5. Giải quyết xung đột
67
6.1. Khái niệm và các nguyên tắc lãnh đạo
6.1.1. Khái niệm và vai trò của lãnh đạo
Khái niệm:
“Lãnh đạo là gây ảnh hưởng đến nhân viên hay tổ chức để họ
hoàn thành một cách tự nguyện các mục tiêu của tổ chức.”
(Nguyễn Thị Bích Loan & Phạm Công Đoàn, 2019)
Vai trò:
Hiện thực hóa các sản phẩm của hoạch định và tổ chức
Tạo ra sức mạnh tinh thần cho tổ chức
Nâng cao năng lực làm việc của cá nhân, nhóm trong tổ chức
Tạo bầu không khí tốt trong tổ chức
68
6.1. Khái niệm và các nguyên tắc lãnh đạo
6.1.2. Các nguyên tắc lãnh đạo
Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu
Nhà lãnh đạo phải đóng vai trò là “phương tiện” để giúp nhân
viên thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ
Lãnh đạo phải theo chức trách và quyền hạn
Tuân thủ các nguyên tắc của ủy nhiệm, ủy quyền trong lãnh
đạo
69
6.2. Phong cách lãnh đạo
6.2.1. Một số phong cách lãnh đạo
Khái niệm:
Phong cách lãnh đạo: Cách thức khá ổn định mà nhà quản trị gây
ảnh hưởng đến người thừa hành để thực hiện mục tiêu
Phân loại:
Phong cách chuyên quyền
Phong cách dân chủ
Phong cách tự do
70
6.2. Phong cách lãnh đạo
6.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn phong cách
lãnh đạo
Các nhân tố
• Trình độ, năng lực, trạng thái tâm sinh lý, vị trí,
bản thân mục tiêu, tính cách
nhà quản trị
• Cá nhân nhân viên
Các nhân tố
• Tập thể nhân viên
bên ngoài
• Tình huống lãnh đạo
71
6.3. Động cơ
6.3.1. Khái niệm động cơ
- Là quá trình tâm lý của con người
- Kích thích họ hành động để đạt được mục tiêu
- Được phát sinh từ nhu cầu
72
6.3. Động cơ
6.3.2. Một số lý thuyết về động cơ trong lãnh đạo
Lý thuyết Lý thuyết Lý thuyết
cổ điển tâm lý xã hội hiện đại
Nhấn mạnh Tập trung vào
Chú trọng trao quyền cho xác định đúng
kích thích kinh nhân viên, thúc nhu cầu của
tế để động viên đẩy quan hệ nhân viên để
nhân viên xã hội trong gây ảnh hưởng
tổ chức thích hợp
R. Owen, A. Maslow,
F. Taylor
H. Munsterberg J.S. Adam 73
6.4. Lãnh đạo nhóm
6.4.1. Khái niệm và vai trò của nhóm
Khái niệm nhóm:
Là một tập thể các cá nhân
Cùng nhau chia sẻ những chuẩn mực nhất định
Tìm cách thỏa mãn nhu cầu của mình thông qua việc đạt được
mục tiêu của nhóm
Vai trò của nhóm:
Kết hợp nỗ lực của các cá nhân
Thúc đẩy hoạt động đổi mới, sáng tạo
Tăng hiệu quả làm việc của tập thể
74
6.4. Lãnh đạo nhóm
6.4.2. Phân loại nhóm
Nhóm chính thức và không chính thức
Nhóm điều khiển, nhóm nhiệm vụ, công việc
Nhóm có cùng sở hữu hay lợi ích
Nhóm bạn bè
Nhóm đặc biệt (các ủy ban)
Các tổ, nhóm tự quản
Nhóm đa văn hóa
75
6.4. Lãnh đạo nhóm
6.4.3. Lãnh đạo trong các giai đoạn phát triển nhóm
Hình Sóng Chuẩn Thực Ngừng
thành gió hóa hiện lại
• Thống • Nhận dạng • Nhà quản • Nhà quản • Nhà quản
nhất các đúng mâu trị cần tạo trị cần tận trị cần
mục tiêu, thuẫn, giải điều kiện dụng tối tổng kết,
nhiệm vụ quyết và cho các đa năng rút kinh
để đạt đưa nhóm thành viên lực các nghiệm
được sự vào ổn chia sẻ thành viên
đồng định thông tin,
thuận hợp tác
với nhau
76
6.5. Giải quyết xung đột
6.5.1. Khái niệm và bản chất của xung đột
Khái niệm xung đột:
- Là sự bất đồng giữa hai hay nhiều phía mà mỗi phía cố gắng
làm tất cả những gì có thể để bên kia chấp nhận quan điểm của
mình trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến lợi ích hay
các giá trị xã hội.
Bản chất của xung đột:
- Có thể gây ra hậu quả xấu
- Có thể có tác dụng tốt, tạo ra sự phát triển
77
6.5. Giải quyết xung đột
6.5.2. Các loại xung đột
Xung đột giữa các cá nhân
Xung đột giữa cá nhân với nhóm
Xung đột giữa các nhóm
78
6.5. Giải quyết xung đột
6.5.3. Cách thức giải quyết xung đột
Né tránh
Xoa dịu
Cưỡng bức
Thỏa hiệp
Giải quyết tận gốc vấn đề
79