Bài giảng Quy chế & kế hoạch: Đào tạo trình độ Thạc sĩ với mục tiêu để học viên có kiến thức khoa học nền tảng, có kỹ năng chuyên sâu cho nghiên cứu về một lĩnh vực khoa học hoặc hoạt động nghề nghiệp hiệu quả; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Bài giảng Quy chế & kế hoạch: Đào tạo trình độ Thạc sĩ
- Quy chế & kế hoạch
ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
Khóa 2012 2014
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
- Giới thiệu Trường ĐH Nha Trang
Tiền thân của Trường là khoa Thủy sản được thành
lập ngày 01/8/1959 tại Học viện Nông Lâm Hà Nội
(nay là Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội).
Ngày 16/08/1966, Khoa Thủy sản tách thành Trường
Thủy sản.
Năm 1977, Trường chuyển địa điểm từ Hải Phòng vào
Tp. Nha Trang và lấy tên là Trường Đại học Hải sản.
Năm 1980, Trường đổi tên thành Trường Đại học
Thủy sản.
Năm 2006, Truờng đổi tên thành Trường Đại học Nha
Trang.
- Sứ mạng - ĐHNT
“Trường Đại học Nha Trang có nhiệm vụ
đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có
trình độ đại học và sau đại học thuộc đa
lĩnh vực; tổ chức nghiên cứu khoa học,
chuyển giao công nghệ và cung cấp các
dịch vụ chuyên môn cho nền kinh tế
quốc dân, đặc biệt trong lĩnh vực thủy
sản”
- Tầm nhìn- ĐHNT
“Trường Đại học Nha Trang không ngừng
phát triển các nguồn lực để đưa Nhà
trường trở thành trường đại học đa
ngành, với chất lượng đào tạo và nghiên
cứu khoa học đạt chuẩn quốc gia và tiếp
cận đến trình độ của khu vực”
- Mục tiêu đào tạo thạc sĩ
Đào tạo trình độ thạc sĩ để học viên có
kiến thức khoa học nền tảng, có kỹ năng
chuyên sâu cho nghiên cứu về một lĩnh
vực khoa học hoặc hoạt động nghề
nghiệp hiệu quả; có khả năng làm việc
độc lập, sáng tạo và có năng lực phát
hiện, giải quyết những vấn đề thuộc
ngành được đào tạo
- Thời gian đào tạo
Thời gian đào tạo là 2 năm
Học viên (HV) được phép hoàn thành
sớm chương trình đào tạo nhưng không
ít hơn 1,5 năm.
HV được phép gia hạn thời gian học tập,
thực hiện luận văn nhưng tổng thời gian
đào tạo không quá 4 năm.
- Kế hoạch khung
- Thời gian đào tạo trong ngày
- Thời lượng chương trình
Thời lượng: 45 tín chỉ (tc)
1 tc = 15 tiết giảng lí thuyết = 30 45 tiết
thực hành, thí nghiệm = 45 60 tiết làm
luận văn
Để tiếp thu được 1 tc lý thuyết, HV phải
dành ít nhất 30 giờ tự học, tự nghiên cứu
1 tiết = 50 phút (?)
- Các loại tín chỉ
1 tín chỉ lý thuyết = 15 giờ lên lớp + 30
giờ tự học, tự nghiên cứu
1 tín chỉ thực hành = 30 giờ lên lớp + 30
giờ tự học, tự nghiên cứu
1 tín chỉ luận văn = 45 giờ tự học, tự
nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của GV
- Cấu trúc chương trình
Phần 1 - Kiến thức chung: Triết học
(2tc), Phương pháp luận NCKH (2tc),
Ngoại ngữ (điều kiện)
Phần 2 - Kiến thức cơ sở, chuyên ngành
Bắtbuộc
Tự chọn
Một số CT có các hướng chuyên sâu/
chuyên ngành
Phần 3 - Luận văn Thạc sĩ (15tc)
- Các ngành và khoa/viện đào tạo
- Danh mục học phần
Danh sách HP sẽ được cung cấp trong
Sổ tay học viên cao học năm 2012
Hoặc có thể tham khảo trên trang web
của K. Sau Đại học
- Học phần Ngoại ngữ
HV tự học để đạt yêu cầu trước khi giao đề tài
luận văn và trước khi tốt nghiệp (sẽ được đề
cập ở phần sau)
Trường hỗ trợ HV bằng cách tổ chức các khóa
đào tạo tiếng Anh theo chuẩn TOEIC, TOEFL.
Trung tâm Ngoại ngữ của trường tổ chức
hàng tháng thi cấp chứng chỉ nội bộ TOEIC và
TOEFL.
Ngoài ra, Trường phối hợp với IIG Việt Nam tổ
chức thi TOEIC, TOEFL ITP tại trường.
- Yêu cầu trình độ ngoại ngữ trước
khi giao đề tài luận văn
Có kết quả thi Tiếng Anh theo dạng thức chuẩn TOEIC do Trường tổ
chức đạt từ 300 điểm trở lên;
Có kết quả thi Tiếng Anh theo dạng thức chuẩn B1 theo Khung tham
khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ (CEFR) do Trường tổ chức đạt từ 35
điểm trở lên;
Có một trong các chứng chỉ (do tổ chức khảo thí quốc tế cấp) sau:
Tiếng Anh: TOEFL PBT 300 điểm, TOEFL CBT 90 điểm, TOEFL iBT 30
điểm, IELTS 3.0 điểm, TOEIC 300 điểm trở lên;
Tiếng Pháp: DELF A2, TCF niveau 1 trở lên;
Tiếng Nga: TBU trở lên;
Tiếng Đức: ZD cấp độ A2 trở lên;
Tiếng Trung: HSK cấp độ 1 trở lên;
Tiếng Nhật: JLPT cấp độ N5 trở lên.
Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ được đào tạo ở nước
ngoài;
Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Ngoại ngữ.
- Yêu cầu trình độ ngoại ngữ trước
khi tốt nghiệp
Có chứng chỉ Tiếng Anh cấp độ B1 trở lên theo Khung tham
khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ (CEFR) do Trường cấp;
Có một trong các chứng chỉ (do tổ chức khảo thí quốc tế cấp)
sau:
Tiếng Anh: TOEFL PBT 450 điểm, TOEFL CBT 133 điểm, TOEFL
iBT 45 điểm, IELTS 4.5 điểm, TOEIC 450 điểm trở lên;
Tiếng Pháp: DELF B1, TCF niveau 3 trở lên;
Tiếng Nga: TRKI 1 trở lên;
Tiếng Đức: ZD cấp độ B1 trở lên;
Tiếng Trung: HSK cấp độ 3 trở lên;
Tiếng Nhật: JLPT cấp độ N4 trở lên.
Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ được đào tạo ở
nước ngoài;
Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngoại ngữ.
- Học phần Triết học
HV được miễn HP này nếu có: chứng
chỉ SĐH do các cơ sở đào tạo SĐH cấp,
bằng trung cao cấp lý luận chính trị….
HV nộp bản sao có công chứng về Khoa
SĐH (Ô. Ngọc) trong vòng 7 ngày kể từ
ngày khai giảng để Trường xem xét,
quyết định.
- Tổ chức đào tạo
Phương thức đào tạo: học chế tín chỉ;
Hình thức đào tạo:
Tậptrung: trong giờ hành chính
Không tập trung: ngoài giờ hành chính
Tốithứ 2, 4 và 6
Cuối tuần (thứ 7 và CN)
- Tự chọn học phần
HVđược tự chọn HP trong nhóm HP tự chọn
dự kiến tổ chức giảng dạy trong học kỳ theo
một trong 2 phương thức sau:
Điều kiện để mở lớp HP là có tối thiểu 20 học viên
đăng ký. Trường hợp số HV ít hơn 20, HV được
yêu cầu chọn lại trong số HP đủ điều kiện mở lớp;
Hoặc HP có nhiều HV lựa chọn sẽ được mở lớp.
Phương thức cho HV tự chọn HP phụ thuộc
ngành đào tạo, địa điểm đào tạo và mức độ
đáp ứng của đội ngũ GV cơ hữu của Trường.
- Tự chọn học phần (tt)
Ngành Quản trị kinh doanh: phương
thức 1
Các ngành đào tạo khác: phương thức 2