YOMEDIA
ADSENSE
Bài giảng Quy trình vận hành một trang trại nuôi cá biển quy mô công nghiệp (tài liệu tập huấn cho cán bộ quản lý trang trại): Phần 1 - TS. Lê Xuân
148
lượt xem 30
download
lượt xem 30
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Hiện nay, việc vận hành một trang trại nuôi cá biển quy mô công nghiệp là vấn đề mới ở Việt Nam. Xuất phát từ thực tế đó "Bài giảng Quy trình vận hành một trang trại nuôi cá biển quy mô công nghiệp (tài liệu tập huấn cho cán bộ quản lý trang trại): Phần 1 đã được TS. Lê Xuân biên soạn.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quy trình vận hành một trang trại nuôi cá biển quy mô công nghiệp (tài liệu tập huấn cho cán bộ quản lý trang trại): Phần 1 - TS. Lê Xuân
- VIỆN NGHIÊN CỨU TRƯỜNG TRUNG CẤP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN I NGHỀ NINH HÒA DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO VÀ KHUYẾN NGƢ CHO VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN I PHA 3 - NÂNG CAO NĂNG LỰC NGHỀ NUÔI CÁ BIỂN VIỆT NAM Mã số: SRV-11/0027 BÀI GIẢNG QUY TRÌNH VẬN HÀNH MỘT TRANG TRẠI NUÔI CÁ BIỂN QUY MÔ CÔNG NGHIỆP (Tài liệu tập huấn cho cán bộ quản lý trang trại) Biên soạn: TS. Lê Xân Bắc Ninh, 2014
- Mục lục Danh mục các bảng..........................................................................................................5 Danh mục các hình ..........................................................................................................6 LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................7 BÀI I: GIỚI THIỆU ĐẶC ĐIỂM NUÔI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ BIỂN..................11 1. Tổng quan tình hình nuôi cá biển Thế giới và Việt Nam ................................. 11 1.1 Thế giới.............................................................................................................11 1.2 Việt Nam ...........................................................................................................16 2. Các loài cá biển phù hợp với quy mô công nghiệp............................................ 23 2.1 Tiêu chí chọn loài cá biển phù hợp nuôi với quy mô công nghiệp ...............23 2.2 Các loài cá phù hợp để nuôi quy mô công nghiệp .........................................24 2.3 Công nghệ nuôi được sử dụng ........................................................................30 2.4 Giới hạn độ mặn và nhiệt độ của các loài cá nuôi .........................................33 2.5 Nhu cầu Oxy. ...................................................................................................34 2.6 Tập tính ăn, loại thức ăn. ................................................................................34 2.7 Đặc điểm tăng trưởng và tình trạng sức khỏe. ...............................................37 BÀI II. LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP CÁ GIỐNG. .................................................39 1. Giới thiệu tình hình sản xuất giống và hiện trạng các trại sản xuất giống cá biển ở Việt Nam ........................................................................................................ 39 1.1 Tình hình sản xuất giống cá biển ở Việt Nam ...............................................39 1.2 Hiện trạng các trại sản xuất giống .................................................................41 2. Nguồn gốc cá giống và ảnh hưởng tới an toàn sinh học, chất lượng ............... 42 2.1 Cá giống nuôi trong bể của các trại giống. ....................................................42 2.2 Cá giống nuôi trong ao. ...................................................................................43 2.3 Cá giống nuôi trong lồng nổi (giai) hay mương nổi đặt trong ao. ................43 2.4 Cá giống nhập khẩu. .......................................................................................43 3. Kiểm tra bệnh, ký sinh trùng .............................................................................. 45 3.1 Kiểm tra bệnh do virus, vi khuẩn ....................................................................45 3.2 Kiểm tra bệnh do ký sinh trùng .......................................................................45 2
- BÀI III: LỰA CHỌN, VẬN CHUYỂN VÀ THẢ CÁ GIỐNG. ..................................48 1. Lựa chon, xác định số lượng (đếm) cá giống ..................................................... 48 1.1 Tiêu chuẩn chọn giống ....................................................................................48 1.2 Định lượng cá giống ........................................................................................48 2. Kỹ thuật vận chuyển cá giống ............................................................................. 48 2.1 Phương pháp vận chuyển kín. ........................................................................48 2.2 Phương pháp vận chuyển hở. .........................................................................49 3. Tắm cá giống trước khi thả nuôi ........................................................................ 50 4. Thả giống. ............................................................................................................. 50 BÀI IV: DINH DƢỠNG, CÁC LOẠI THỨC ĂN VÀ CHẤT LƢỢNG, KỸ THUẬT CHO ĂN. .................................................................................52 1. Lựa chọn thức ăn ................................................................................................. 52 1.1 Giới thiệu nhu cầu dinh dưỡng của cá ...........................................................52 1.2 Thức ăn viên, ưu điểm thức ăn viên so với cá tạp .........................................52 2. Chất lượng thức ăn .............................................................................................. 53 2.1 Cỡ viên thức ăn ................................................................................................53 2.2 Bảo quản thức ăn ............................................................................................54 3. Quản lý thức ăn và phương pháp cho cá ăn ...................................................... 55 3.1 Thời gian cho ăn. .............................................................................................55 3.2 Lượng thức ăn và tỷ lệ cho ăn.........................................................................55 3.3 Kỹ thuật cho cá ăn ...........................................................................................55 4. Theo dõi tình trạng sức khỏe cá. ......................................................................... 56 4.1 Kiểm tra hoạt động của cá. ..............................................................................56 4.2 Kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá ................................................................56 4.3 San cá, duy trì khối lượng cá/m nước ............................................................57 4.4 Phân cỡ cá ........................................................................................................57 4.4.1 Phân cỡ bằng tay (phân cỡ bằng quan sát trực quan) .................................57 4.4.2 Phân cỡ cá bằng thiết bị chuyên dụng ........................................................57 BÀI V: KIỂM TRA, LẮP ĐẶT BẢO TRÌ VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG. ................59 3
- 1. Kiểm tra lưới lồng nuôi và lưới bảo vệ............................................................... 59 1.1 Nguyên nhân rách lưới ...................................................................................59 1.2 Giải pháp ..........................................................................................................59 2. Loại bỏ cá chết ...................................................................................................... 60 3. Kiểm tra định vị lồng nuôi .................................................................................. 61 4. Kiểm tra, bảo dưỡng và vệ sinh lồng.................................................................. 61 5. Thay túi lưới lồng nuôi ........................................................................................ 62 6. Chuyển cá sang lồng nuôi mới ............................................................................ 63 7. Giám sát môi trường vùng nuôi .......................................................................... 64 8. Bảo vệ hệ thống lồng nuôi.................................................................................... 64 BÀI VI: THU HOẠCH VÀ xỬ LÝ SAU THU HOẠCH .............................................65 1. Thời gian thu hoạch. ............................................................................................ 65 1.1 Tiếp thị và thông tin thị trường .......................................................................65 1.2 Cỡ cá thu hoạch ...............................................................................................65 1.3 Thời điểm thu hoạch........................................................................................66 2. Thu hoạch ............................................................................................................. 66 2.1 Thu tỉa ..............................................................................................................67 2.2 Thu toàn bộ ......................................................................................................67 3. Xử lý sau thu hoạch(sơ chế, bảo quản sau thu hoạch) ..................................... 67 3.1 Sơ chế cá sau thu hoạch ..................................................................................67 3.2 Vận chuyển đến nhà máy chế biến, sân bay hoặc nhà phân phối ................67 3.3 Chất lượng .......................................................................................................67 BÀI VII: CÁC HOẠT ĐỘNG HẬU CẦN TRÊN BỜ. ...............................................69 1. Quản lý lưới lồng .................................................................................................. 69 1.1 Vệ sinh, làm sạch túi lưới ................................................................................69 1.2 Sửa chữa túi lưới .............................................................................................69 1.3 Kiểm tra độ chắc, an toàn của lưới .................................................................69 1.4 Bảo quản lưới ..................................................................................................69 1.5 Ghi chép, đánh số lưới, ngày sử dụng hoặc lưu giữ: ....................................69 2. Bảo quản lưu giữ thức ăn, trang thiết bị............................................................ 70 4
- 2.1 Thức ăn ............................................................................................................70 2.2 Bảo quản, lưu giữ trang thiết bị......................................................................70 3. Hội thảo ................................................................................................................. 71 BÀI VIII. LƢU GIỮ HỒ SƠ ........................................................................................72 1. Báo cáo kiểm tra lưới, phao, khung lồng, neo, dây… ....................................... 72 1.1 Hồ sơ ghi chép công việc hàng ngày ..............................................................72 1.2 Hồ sơ ghi chép công việc theo lịch trình ........................................................72 2. Ghi chép thức ăn và quản lý thức ăn ................................................................. 74 3. Ghi chép tình trạng sức khỏe cá. ........................................................................ 74 3.1 Hoạt động bơi lội, bắt mồi của cá ...................................................................74 3.2 Kiểm tra ký sinh trùng và tắm cho cá .............................................................74 3.3 Lấy mẫu bệnh phẩm nếu thấy cá có những dấu hiệu bất thường ................75 3.4 Cá chết ..............................................................................................................75 3.5 Kiểm tra khối lượng cá trong lồng ..................................................................75 4. Ghi chép các yếu tố môi trường, thời tiết .......................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................78 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. 1: Tổng lƣợng chất thải do các sông chính tải ra biển (t/năm) .......................22 Bảng 1. 2: Một số loài cá mú là đối tƣợng nuôi. ..........................................................29 Bảng 1. 3: Sản lƣợng, số lƣợng lồng cá biển nuôi ở Việt Nam [2] ..............................31 Bảng 1. 4: Hiện trạng nguồn giống, phƣơng thức nuôi các loài cá biển ở VN[3] .......31 Bảng 2. 1: Kết quả nghiên cứu và sản xuất giống cá biển đến năm 2009. .................. 39 Bảng 2. 2: Mức độ đáp ứng tiêu chí an toàn sinh học của cá giống có nguồn gốc khác nhau. ..............................................................................................................................44 Bảng 3. 1: Kích thƣớc (L mm) cá nuôi và cỡ mắt lƣới lồng nuôi. ............................. 51 Bảng 3. 2: Cỡ giống và mật độ thả ban đầu. .................................................................51 Bảng 4. 1: So sánh thức ăn công nghiệp với cá tạp. .................................................... 53 5
- Bảng 4. 2: Cỡ thức ăn phù hợp theo từng giai đoạn của cá. ..........................................54 Bảng 6. 1: Cỡ thƣơng phẩm của một số loài cá nuôi. ................................................. 66 Bảng 8. 1: Công việc cần thực hiện trong ngày. ......................................................... 73 Bảng 8. 2: Nhật ký cho cá ăn theo các lồng nuôi ..........................................................74 Bảng 8. 3: Theo dõi khối lƣợng cá. ..............................................................................75 Bảng 8. 4: Kết quả theo dõi các yếu tố môi trƣờng vùng nuôi......................................76 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. 1: Sản lƣợng cá biển nuôi trên thế giới 1993 - 2003 [4] ..................................12 Hình 1. 2: Giá trị cá biển nuôi trên thế giới [4] ............................................................13 Hình 1. 3: Sản lƣợng một số đối tƣợng cá biển nuôi của thế giới [4] ...........................14 Hình 1. 4: Cá Giò(cá Bớp) Rachycentron canadum Linnaeus, 1766. ..........................25 Hình 1. 5: Cá Chim vây vàng (Pompano) (Trachinotus blochii Lacepède, 1801). ......26 Hình 1. 6: Cá Hồng Mỹ (Redrum) (Sciaenops ocellatus Linnaeus, 1766) .................26 Hình 1. 7: Cá chẽm – cá vƣợc (Sea Bass) Lates calcarifer (Bloch, 790) ....................27 Hình 1. 8: Cá Hồng bạc và cá Hồng đỏ. .......................................................................28 Hình 1. 9: E. Coioides Forsskcal, 1775 .........................................................................30 Hình 1. 10: E. bleekeri Vaillant, 1878 ...........................................................................30 Hình 1. 11: E. fuscoguttatus (Forsskcal, 1775) ...........................................................30 Hình 1. 12: Cromileptes altivelis ...................................................................................30 Hình 2. 1: Nhà xƣởng, ao ƣơng giống của Trung tâm Quốc gia giống Hải sản miền Bắc tại Cát Bà, Hải Phòng. ........................................................................................... 42 Hình 2. 2: Trùng bánh xe (Trichodina rostrata) và sán lá đơn chủ (Diplectanum querni) ...........................................................................................................................46 Hình 3. 1: Bơm oxy, đóng túi nylon vận chuyển cá giống. ......................................... 49 Hình 4. 1: Thức ăn công nghiệp cho cá biển. .............................................................. 54 6
- Hình 4. 2: Các yếu tố ảnh hƣởng đến hệ số chuyển đổi thức ăn FCR. ........................55 Hình 4. 3: Nhân công cho cá ăn và máy tự động cho cá ăn. .........................................56 Hình 4. 4: Lọc phân cỡ cá bằng sàng và bằng máy tự động.........................................58 Hình 5. 1: Cá kiếm và cá nóc là địch hại làm rách lƣới lồng nuôi. ............................. 59 Hình 5. 2: Lƣới lồng bị rách. .........................................................................................60 Hình 5. 3: Lặn kiểm tra lồng nuôi, lồng bảo vệ............................................................60 Hình 5. 4: Thu cá chết trong lồng nuôi. ........................................................................60 Hình 5. 5: Vệ sinh khung lồng, loại bỏ sinh vật bám ....................................................61 Hình 5. 6: Kiểm tra phao, dây, neo và lƣới lồng nuôi. .................................................62 Hình 5. 7: Lƣới lồng bị sinh vật bám trên bề mặt. .......................................................62 Hình 5. 8: Thay lƣới và giặt túi lƣới .............................................................................63 Hình 5. 9: Thay lƣới và chuyển cá sang lƣới lồng mới. ...............................................63 Hình 5. 10: Vận chuyển cá bằng Platform (A) và bằng túi lƣới (B) ............................64 Hình 5. 11: Hệ thống phao cảnh báo vùng nuôi. ...........................................................64 Hình 7. 1: Kiểm tra an toàn lƣới và vá lƣới.................................................................. 69 LỜI MỞ ĐẦU Nuôi cá biển qui mô công nghiệp tuy đã có ở Việt Nam từ hơn 10 năm nay ở Phú Yên (Marine Farm), Vũng Tàu, Kiên Giang (Đài Loan) nhƣng các trang trại này của những doanh nghiệp nƣớc ngoài. Bởi vậy, vận hành một trang trại nuôi cá biển qui mô công nghiệp là vấn đề mới ở Việt Nam. Với trại nuôi cá biển truyền thống, qui mô gia đình là phổ biến nên việc vận hành hầu nhƣ bị động, công việc hàng ngày và cả vụ, cả năm thƣờng do phát sinh và đƣợc điều hành theo kinh nghiệm. Con giống, chủ yếu khai thác tự nhiên (một số không lớn mua từ các trại giống hay nhập ngoại qua các doanh nghiệp kinh doanh). Thời gian và nguồn giống không chủ động; sản lƣợng không lớn, không tập trung và phụ thuộc nhiều vào thƣơng lái. Tại các vùng nuôi, số lƣợng lồng bè tự phát nên mật độ không 7
- đƣợc khống chế, nhiều nơi quá cao dẫn đến ô nhiễm môi trƣờng, dịch bệnh lây lan khó kiểm soát, ngƣời nuôi thất thu. Với các trang trại nuôi công nghiệp, dù lớn hay nhỏ, quản lý trang trại nhất thiết phải là doanh nghiệp. Đã là doanh nghiệp, mọi hoạt động từ lúc bắt đầu thành lập đến quá trình sản xuất kinh doanh đều phải đƣợc xây dựng kế hoạch ở dự án đầu tƣ. Sau khi địa điểm đƣợc lựa chọn, cơ sở vật chất: lồng, lƣới, tàu thuyền… đƣợc xây dựng, những ngƣời quản lý điều hành trang trại không những phải hiểu biết về kỹ thuật nuôi cá biển từ khâu chọn và mua giống, chọn và mua thức ăn, phòng và trị bệnh cho cá, biết đề phòng và phát hiện sớm để giải quyết những sự cố có thể xẩy ra, biết tổ chức thực hiện, bố trí nhân lực hợp lý để phát huy hiệu quả mà còn phải biết lập kế hoach sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Các bài giảng trong Modul này nhằm giới thiệu sơ lƣợc các vấn đề để ngƣời điều hành quản lý trang trại có đƣợc những kỹ năng trên. Bài I . GIỚI THIỆU VỀ ĐẶC ĐIỂM NUÔI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ BIỂN TIỀM NĂNG Bài học giới thiệu cho ngƣời học biết đƣợc tình hình nuôi cá biển trên thế giới và Việt Nam; ngƣời học có thể bao quát chung mô hình phát triển và đối tƣợng nuôi của mỗi nƣớc để có thể tham khảo áp dụng cho trang trại mình. Bài học cũng giới thiệu một số loài cá biển có thể là đối tƣơng để nuôi công nghiệp ở Việt Nam, sơ bộ về đặc điểm sinh học, mùa vụ sinh sản trong tự nhiên và ở các trại giống. Qua đó có thể lựa chọn nên nuôi loài cá nào, mua giống ở đâu? Thời gian nào thì có cá giống?các yêu cầu tối thiểu về điều kiện môi trƣờng của mỗi loài… Bài II. LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP CÁ GIỐNG. Đây là công việc đầu tiên có ý nghĩa quan trọng đến hiệu quả sản xuất của một vụ nuôi. Bài học sẽ giới thiệu tình hình chung về sản xuất giống cá biển ở Việt Nam, về khả năng cung ứng giống cho trang trại của mình. Ngƣời học cũng sẽ nắm đƣợc ƣu nhƣợc điểm của cá giống từ các nguồn khác nhau: cá giống ƣơng nuôi trong bể, trong ao đất, trong lồng nổi và cá giống nhập khẩu; khả năng đảm bảo an toàn sinh học của các nguồn giống đó. Bài giảng cũng giới thiệu sơ lƣợc về phƣơng pháp kiểm tra mức độ nhiễm bệnh của cá giống để có quyết định mua hay không. 8
- Bài III. LỰA CHỌN, VẬN CHUYỂN VÀ THẢ CÁ GIỐNG. Bài học giới thiệu cho ngƣời quản lý phƣơng pháp quan sát, kiểm tra tình trạng sức khỏe, nguồn gốc (trong hồ sơ sản xuất cuat trại giống) của từng mẻ cá giống để quyết định lựa chọn trại cung cấp giống; vận chuyển giống thƣờng do trại giống đảm nhiệm nhƣng ngƣời quản lý trại nuôi cần hiểu đƣợc các phƣơng pháp vận chuyển để kiểm tra, giám sát. Bài học cũng giới thiệu để ngƣời học nắm đƣợc những việc cần làm khi cá giống đã đƣợc vận chuyển tới trại nuôi nhằm đảm bảo cá giống có chất lƣơng tốt nhất. Bài IV. DINH DƢỠNG, CÁC LOẠI THỨC ĂN, CHẤT LƢỢNG VÀ CÁCH CHO ĂN. Đây là công việc xuyên suốt quanh vụ, quanh năm của một trang trại và cũng là công việc quyết định hiệu quả sản xuất. Bài học giới thiệu cho ngƣời quản lý trang trại biết đƣợc phƣơng pháp lựa chọn loại thức ăn cho loài cá mình nuôi, cỡ và thành phần dinh dƣỡng của từng giai đoạn, khẩu phần ăn, kỹ thuật cho ăn và biết quan sát tình trạng sức khỏe của cá qua hoạt động bắt mồi để điều chỉnh lƣợng thức ăn phù hợp. Ngƣời học cũng đƣợc giới thiệu về sự cần thiết và phƣơng pháp phân cỡ cá để nâng cao hiệu quả thức ăn, cá lớn đồng đều. Bài V. KIỂM TRA, LẮP ĐẶT BẢO TRÌ VÀ CÁC VẬN HÀNH KHÁC. Bài học giới thiệu cho ngƣời quản lý vận hành trang trại nắm đƣợc những công việc hàng ngày nhất đinh phải đƣợc thực hiện, giám sát, kiểm tra: lặn kiểm tra tình trạng rách lƣới, vệ sinh lƣới bảo vệ , lƣới nuôi; kiểm tra vị trí lồng; theo dõi các yếu tố môi trƣờng; thay lƣới, chuyển cá đến lồng mới; trông coi bảo vệ và giám sát các công việc khác. Bài VI. AN TOÀN SINH HỌC. Bài học giới thiệu chung về các loại bệnh thƣờng gặp cho các loài cá biển nuôi; phƣơng pháp phòng bệnh, chẩn đoán, điều trị bệnh. Đặc biệt, trại nuôi cá biển công nghiệp phải phát triển đảm bảo an ninh sinh học nhằm nâng cao hiệu quả và giá trị sản phẩm. Bài học giới thiệu giới thiệu những việc cần làm để đảm bảo anh toàn sinh học cho trang trại và sản phẩm của trang trại. Bài VII. THU HOẠCH VÀ XỬ LÝ SAU THU HOẠCH. 9
- Sau một vụ nuôi, sản phẩm cuối cùng đã có nhƣng phƣơng pháp thu hoạch và xử lý sản phẩm (sơ chế) sau thu hoạch có vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị sản phẩm, hiệu quả vụ nuôi. Bài học giới thiệu cỡ cá thƣơng phẩm của một số loài, những việc cần làm khi cá đã đến cỡ thƣơng phẩm: ký kết hợp đồng, tìm kiểm thị trƣờng, chuẩn bị phƣơng tiện… Bài học cũng giới thiệu các phƣơng pháp thu hoạch, sơ chế trƣớc khi vận chuyển cá đến nơi tiêu thụ. Bài VIII. CÁC HOẠT ĐỘNG HẬU CẦN TRÊN BỜ. Với trại nuôi công nghiệp, rất nhiều các loại vật tƣ, dụng cụ, trang thiết bị, tàu thuyền, lồng lƣới, thức ăn… cần có để bổ sung, sử dụng hàng ngày hay thay thế định kỳ và đột xuất. Bởi vậy các hoạt động trên bờ không kém phần quan trọng mà ngƣời quản lý trang trại phải quán xuyến. Bài học giới thiệu phƣơng pháp vệ sinh, sửa chữa lồng lƣới, bảo quản và kiểm tra chất lƣợng lƣới, sợi, thức ăn cho cá nhằm giảm thiểu hƣ hao, mất mát hoặc giảm sút chất lƣợng. Bài IX. LƢU GIỮ HỒ SƠ. Đây là bài học cuối cùng của Quy trình vận hành và cũng là bài học quan trọng, khẳng định tính công nghiệp, chính qui của trang trại nuôi công nghiệp so với nuôi truyền thống. Đây cũng là những công việc quan trọng để xây dựng một trang trại nuôi an toàn sinh học và bền vững. Bài học giới thiệu tầm quan trong và phƣơng pháp lập hồ sơ chi tất cả trang thiết bị, cơ sở vật chất, tình trạng cá và biến động của điều kiện môi trƣờng hàng ngày. Do là một nghề mới đối với Việt nam, trên cơ sở kinh nghiệm tham gia hay trực tiếp quản lý điều hành và tham khảo một số trại giống, trại nuôi cá biển ở Việt Nam và một số nƣớc có nghề nuôi cá biển phát triển, các Bài học trên chắc chắn còn nhiều điều thiếu sót, những ngƣời biên soạn xin cáo lỗi và mong đƣợc sự đóng góp ý kiến của những cán bộ kỹ thuật, những ngƣ dân lành nghề để Bài học hoàn chỉnh dần, góp phần nhỏ vào sự phát triển của nghề nuôi cá biển ở Việt Nam. 10
- BÀI I: GIỚI THIỆU ĐẶC ĐIỂM NUÔI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ BIỂN 1. Tổng quan tình hình nuôi cá biển Thế giới và Việt Nam 1.1 Thế giới Nuôi cá biển là một ngành mới nhƣng đã có tốc độ phát triển nhanh, tạo ra hàng tỷ USD và hàng triệu việc làm góp phần đảm bảo và nâng cao chất lƣợng thực phẩm của nhân loại. Theo thống kê của FAO, sản lƣợng nuôi cá biển năm 2002 của khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng đạt khoảng 1 triệu tấn, giá trị 3,2 tỷ USD, tăng 240% so với năm 1990 và chiếm 95% sản lƣợng nuôi cá biển của thế giới [3]. Cá biển luôn là nguồn thực phẩm có giá trị cao, hầu hết các nƣớc có biển đều mong muốn tăng nhanh sản lƣợng nuôi để bù đắp sản lƣợng cá biển khai thác tự nhiên đang có xu hƣớng giảm sút. Theo các báo cáo đƣợc công bố, nuôi cá biển phát triển nhanh và đạt sản lƣợng từ 3,5 – 4 triệu tấn vào năm 2000[4]. Các đối tƣợng nuôi quan trọng là: cá Hồi (Nauy đạt 1 triệu tấn, Chi lê khoảng 0,5 triệu tấn); các loài cá quý hiếm nhƣ cá Song, cá Tráp, cá Cam, cá Hồng... đƣợc phát triển nuôi ở Đông Á, Đông Nam Á và Địa Trung Hải. Sản lƣợng của nhóm cá này đạt khoảng 0,5 – 0,6 triệu tấn (2000) [4]. Na uy là cƣờng quốc về nuôi cá biển trong 2 thập kỷ qua, là nƣớc xuất khẩu cá biển nuôi số 1 của thế giới. Từ đầu thập kỷ 80, Nauy đã xác định nuôi cá biển là mũi nhọn kinh tế của đất nƣớc, trong đó cá Hồi là đối tƣợng chủ đạo. Sau 20 năm liên tục nghiên cứu và phát triển, Nauy đã đạt tới đỉnh cao về nuôi cá biển, sản lƣợng và giá trị liên tục tăng. Năm 1985 sản lƣợng nuôi đạt 40.000 tấn, giá trị 53 triệu USD; năm 1990 đạt 46.000 tấn giá trị 776 triệu USD, năm 1995 đạt 250.000 tấn giá trị 08 triệu USD, đến năm 2000 sản lƣợng nuôi đạt 420.000 tấn đạt giá trị 350 triệu USD. Sản phẩm cá Hồi của Nauy rất đa dạng với 7 chủng loại từ 1kg/con đến trên 7kg/con [4], chu kỳ nuôi rất khác nhau từ 2 đến 6 năm. Hệ số chuyển đổi thức ăn tinh giảm xuống chỉ còn 1,5. Cá hồi đƣợc nuôi trong lồng đơn hình tròn là chủ yếu, ngoài ra còn nuôi trong các lồng hình chữ nhật xếp thành từng khối hay nuôi trong các bể bê tông xây sát bờ biển. Điều đáng chú ý là mặc dù nuôi cá ở quy mô công nghiệp tập trung mật độ cao nhƣng về cơ bản vẫn giữ đƣợc độ trong sạch cho môi trƣờng nƣớc biển và thành công của công nghệ vacxin nên 20 năm nuôi liên tục cá hồi Nauy vẫn chƣa bị dịch bệnh gây tổn 11
- hại lớn. Thị trƣờng tiêu thụ cá Hồi Nauy rất rộng lớn: EU, Nhật Bản, Mỹ, Đông Âu, Trung Quốc, Đài Loan và một số nƣớc Đông Nam Á. Việc cá Hồi Đại Tây Dƣơng của Nauy chiếm lĩnh thị trƣờng Nhật Bản và mới đây là thị trƣờng Trung Quốc đƣợc coi là thành tích lớn trong lĩnh vực thƣơng mại cá biển nuôi. Theo kế hoạch phát triển, dự kiến đến năm 2000 sản lƣợng cá Hồi của Nauy đạt 1 triệu tấn, cá tuyết sẽ đạt 0,5 triệu tấn. Sau thành công của Nauy, nuôi cá biển ở khu vực Bắc Âu cũng phát triển mạnh, các loài nuôi chính vẫn là cá hồi Đại Tây Dƣơng và cá hồi vân. Phần lớn sản lƣợng 2 đối tƣợng trên là ở Nauy, Scốtlen, Aixơlen và Đảo Faeroe, một số nƣớc Phần Lan, Đan Mạch, Thuỵ Điển đang tiếp cận công nghệ nuôi đối tƣợng này. Sản lƣợng ở khu vực Bắc Âu năm 2004 đạt 800.000 tấn cá hồi Đại tây Dƣơng và 80.000 tấn cá hồi vân [5]. Trung Quốc là nƣớc có sản lƣợng cá biển nuôi của tăng nhanh: năm 1990 sản lƣợng nuôi là 10.000 tấn, năm 1995 là 264.000 tấn, năm 1999 là 503.000 tấn chiếm khoảng 58% sản lƣợng nuôi của Châu Á, năm 2004 là 562.000 tấn, năm 2005 là 660.000 tấn [7]. Sau 10 năm sản lƣợng nuôi cá biển tăng gấp 5 lần nhƣng giá trị nuôi cá biển của Trung Quốc lại không cao, tổng giá trị cá biển nuôi năm 1999 chỉ đạt 962 triệu USD, giá trị trung bình của sản phẩm cá biển nuôi thƣơng phẩm chỉ đạt 1,9 USD/kg. Với sản lƣợng chiếm 20,5% tổng sản lƣợng cá biển nuôi của thế giới nhƣng giá trị chỉ chiếm 1%. Trung Quốc là thị trƣờng tiêu thụ cá biển lớn nhất thế giới và mục tiêu của họ chủ yếu là tiêu thụ nội địa. [7] Riêng cá hồng Mỹ (cá Hồng Mỹ- Scyaenops ocellatus) năm 2005 Trung Quốc sản xuất và tiêu thụ 43.500 tấn [ 7 ] 1400 1200 1000 800 Sản lượng (1000tấn) 600 400 200 0 1993 1995 1998 2000 2001 2002 2003 Hình 1. 1: Sản lượng cá biển nuôi trên thế giới 1993 - 2003 [4] 12
- Nhật Bản là nƣớc đứng thứ 3 thế giới về mặt sản lƣợng cá biển nuôi, nhƣng đứng đầu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, năng suất, hiệu quả và giá trị sản lƣợng. Nhật Bản là nƣớc đƣa ra mô hình hiện đại về nuôi cá biển trong lồng rất sớm (đầu thập kỷ 70), là nƣớc hiện nay cho sinh sản nhân tạo nhiều loài cá nhất và đang đi đầu trong lĩnh vực nuôi cá ngừ vây vàng, cá ngừ vây xanh theo chu kỳ kín và lồng nuôi đƣợc đặt ngay tại dòng hải lƣu ấm của Thái Bình Dƣơng. Sản lƣợng năm 2000 của Nhật Bản đạt 245.566 tấn, năm 2001 đạt 252.73 tấn, năm 2002 : 260.373 tấn và năm 2003 đạt 264.858 tấn [4]. Nhìn chung sản lƣợng nuôi của Nhật Bản từ năm 1990 đến năm 2000 không tăng nhiều nhƣng do nuôi nhiều loại cá quý hiếm nhƣ cá Cam, cá Chình Nhật Bản, cá Song, nên đạt giá trị sản lƣợng cao, năm 1999 giá trị sản lƣợng nuôi cá biển của Nhật Bản đạt 1,73 tỷ USD. Tuy nhiên do nhu cầu trong nƣớc luôn cao nên hàng năm Nhật Bản nhập rất nhiều các sản phẩm từ cá biển. Năm 2000 nhập khẩu 334 triệu USD cá biển nuôi ở dạng sống (chủ yếu là cá Chình từ Trung Quốc, cá Song từ Đài Loan), 70 triệu USD cá Hồi nuôi từ Nauy, Canada, Chi Lê. 6 5.349 5 4.27 4.046 4.051 4 3.376 3.382 3 2.76 Gia tri (ty USD) 2 1 0 1993 1995 1998 2000 2001 2002 2003 Hình 1. 2: Giá trị cá biển nuôi trên thế giới [4] Sau Nhật Bản, Đài Loan phát triển nuôi cá biển từ rất sớm và có nhiều đóng góp quan trọng cho sự tiến bộ của nghề nuôi cá biển của thế giới. Hiện nay tại Đài Loan đang nuôi khoảng 20 loài cá biển và hầu hết đều đƣợc sinh sản nhân tạo thành công (trừ cá Chình). Đài Loan có trình độ cao về khoa học công nghệ nuôi cá biển đặc biệt là sinh sản nhân tạo. Tuy nhiên, những năm gần đây do sản lƣợng một số đối tƣợng nuôi nƣớc ngọt (cá Chình) ngày một giảm, sản lƣợng nuôi cá chình năm 1999 chỉ còn 6.000 tấn, giảm 7% so với năm 1990 [5]. Nguyên nhân chính là do Trung 13
- Quốc phát triển ồ ạt nghề nuôi cá Chình đạt sản lƣợng lớn và giá rẻ: giá cá Chình giảm từ 8,4USD/kg xuống còn 3,8USD/kg. Do vậy, Đài Loan đã phát triển mạnh nghề nuôi cá biển và coi đây là hƣớng quan trọng của của nghề cá theo phƣơng châm phát triển nuôi đa loài. Hình thức nuôi cá biển của Đài Loan cũng đa dạng nhƣng chủ yếu là nuôi trong ao đất (bờ đúc ximăng) và hệ thống lồng hiện đại chịu đƣợc sóng gió lớn. Từ đầu những năm 90, Đài Loan còn xuất khẩu cá giống đi hầu hết các nƣớc châu Á. 2000 Sản lượng cá 1800 hồi (nghìn tấn) 1600 1400 Sản lượng cá 1200 rạn san hô (nghìn tấn) 1000 Sản lượng 800 nhóm cá đối 600 (nghìn tấn) 400 Tong cong 200 0 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Hình 1. 3: Sản lượng một số đối tượng cá biển nuôi của thế giới [4] Chi Lê là nƣớc trƣớc đây nghề cá khá đơn điệu chỉ tập trung vào khai thác cá nổi có giá trị thấp. Do có bờ biển khúc khuỷu, nhiều eo ngách, vịnh, khí hậu ôn hoà, nƣớc biển trong sạch rất thích hợp trong việc phát triển các loài cá ôn đới chính vì vậy Chi Lê đã chọn mô hình nuôi cá Hồi Đại Tây Dƣơng của Nauy và cá Hồi Thái Bình Dƣơng của Nhật Bản làm đối tƣợng nuôi chính. Bắt đầu phát triển nuôi cá biển từ những năm 80, nhƣng chỉ sau 10 năm, Chi Lê đã trở thành cƣờng quốc đứng thứ 4 thế giới về sản lƣợng, thứ 3 về giá trị và thứ nhì thế giới về xuất khẩu cá biển nuôi. Ngoài 2 đối tƣợng trên, Chi Lê còn phát triển mạnh mẽ nghề nuôi cá Hồi sông với sản lƣợng đạt 50.000 tấn vào năm 2000 [5]. Khi áp dụng công nghệ nuôi cá lồng của Nauy và Nhật Bản họ không rập khuôn mà sáng tạo xây dựng thành mô hình riêng của mình. Lợi dụng địa hình thuận lợi, họ quây lƣới ở các eo ngách, vịnh nhỏ rồi nuôi cá, hoặc đào các ao dọc biển để nuôi cá Hồi, hạn chế việc nuôi cá trong lồng. Chi Lê lại có công nghiệp chế biến bột cá rất phát triển đạt tiêu chuẩn cao nên thức ăn cho nuôi cá 14
- biển ở Chi lê có giá thành thấp- đây chính là lợi thế nên Chi lê có giá thành cá biển nuôi thấp nhất thế giới dẫn đến xuất khẩu đạt lợi nhuận cao. Ở khu vực Trung Âu, năm 1970, Pháp thành công trong việc nghiên cứu sản xuất cá Tráp Châu Âu, cuối năm 1980, Italia thành công trong việc sinh sản nhân tạo cá Mú Địa Trung Hải. Đến năm 2002 tổng số cá giống của 2 đối tƣợng này đạt 650 triệu con [5]. Ở khu vực Địa Trung Hải, Hy Lạp là nƣớc đứng đầu có nghề nuôi cá biển phát triển nhờ tiếp cận kỹ thuật sản xuất giống tiến bộ của Pháp, Italia, Anh, Nauy, Nhật Bản. Chỉ sau một thời gian ngắn, họ đã thành công trong khâu cho cá sinh sản nhân tạo, sản xuất đƣợc cá giống chất lƣợng cao, công nghệ nuôi đƣợc phát triển nhanh chóng. Năm 2000 sản lƣợng nuôi đạt 79.000 tấn, giá trị 49 triệu USD, sau 10 năm phát triển, năm 2000 Hy Lạp trở thành cƣờng quốc số thế giới về nuôi cá Tráp châu Âu: 35.000 tấn và cá Mú Địa Trung Hải: 44.000 tấn. Thành công của Hy Lạp về nuôi cá biển đã trở thành phong trào nuôi cá biển rầm rộ ở các quốc gia ven Địa Trung Hải. Sau Hy Lạp nhiều nƣớc ở khu vực này nhƣ Tây Ban Nha, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ… đều đƣa các đối tƣợng trên vào nuôi và đã cho kết quả tốt. Sản lƣợng năm 1995 ở khu vực này đạt 34.700 tấn, năm 2004 đạt 75.000 tấn [5]. Tăng trƣởng trung bình hàng năm đạt 7%. Kích cỡ nuôi thƣơng phẩm 2 đối tƣợng (cá Tráp châu Âu và cá Mú Địa Trung Hải) tại khu vực này dao động trong khoảng 300 – 400 gam với thời gian nuôi từ 2 – 20 tháng. Mục tiêu của Hy Lạp là nuôi cá biển xuất khẩu, hơn 70% sản lƣợng đƣợc xuất khẩu sang các nƣớc EU. Cỡ cá xuất khẩu rất đa dạng từ 250 – 700 gam/con. Cá đƣợc chế biến dƣới dạng cá đông nguyên con, cá tƣơi nguyên con, cá philê. Mặc dù giá nuôi thƣơng phẩm liên tục rớt giá: cá Tráp châu Âu từ 6,7USD/kg năm 1990 xuống còn 0,5USD/kg năm 1994 và 6,5USD/kg năm 1999 nhƣng nghề nuôi cá biển Hy Lạp vẫn đứng vững và phát triển ổn định do luôn cải tiến công nghệ nuôi, quản lý, tăng cƣờng tiếp thị hơn nữa đầu vào luôn đƣợc giảm một cách hợp lý nên nghề nuôi vẫn phát triển vững chắc. Các nƣớc Đông Nam Á chƣa có nghề nuôi cá biển phát triển nhƣ các khu vực khác. Thập niên 90 của thế kỷ trƣớc, Thái Lan đi đầu trong lĩnh vực nuôi cá biển nhờ 15
- thành công sản xuất giống nhân tạo và sau đó phát triển nuôi cá Vƣợc. Những năm cuối thập niên 90, sản lƣợng cá Vƣợc của Thái Lan đã đạt tới hàng trăm ngàn tấn. Thị trƣờng tiêu thụ cá Vƣợc của Thái Lan là Hồng Kông và một số nƣớc châu Âu. Cỡ cá Vƣợc thƣơng phẩm từ 0,6-,0kg. Từ sau năm 2000, do sự cạnh tranh của cá Tráp Châu Âu, sự thành công của Trung Quốc và các nƣớc khác trong sản xuất giống và nuôi cá Vƣợc, giá cá Vƣợc giảm nhanh làm cho nghề nuôi cá Vƣợc của Thái Lan bị đình trệ. Philippin là nƣớc dẫn đầu thế giới về nuôi cá Măng biển (Chanos chanos) và đang tiếp tục phát triển tuy giá trị cũng đang ngày càng giảm sút. Sản lƣợng cá Măng năm 2005 của Philipin đạt trên 37.000 tấn. Tuy nhiên sản phẩm xuất khẩu còn khá hạn chế. Những mô hình phát triển nuôi đơn loài của Na Uy, Chi Lê, Hi Lạp, nuôi đa loài nhƣng tập trung một số loài chủ lực nhƣ Nhật Bản, Thái Lan(với cá Vƣợc trƣớc đây); nuôi đa loài nhƣ Trung Quốc, Đài Loan...đều là những bài học mà Việt Nam có thể tham khảo để chọn ra mô hình phát triển. 1.2 Việt Nam Với bờ biển dài 3260km, vùng đặc quyền kinh tế trên 1 triệu km2, có trên 3000 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều eo vịnh; điều kiện tự nhiên thuận lợi, đối tƣợng cá nuôi phong phú: cá Mú, cá Hồng, cá Cam, cá Tráp, cá Giò, cá Vƣợc... nhƣng nuôi cá biển ở Việt Nam chƣa phát triển đúng tiềm năng. Khởi đầu nuôi cá biển ở Việt Nam là những lồng nuôi giữ cá giống bắt từ tự nhiên để bán cho khách du lịch ở tỉnh Khánh Hòa và Quảng Ninh từ cuối những năm 80. Đến năm 1995, Việt Nam mới bắt đầu nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi cá biển. Sau gần 20 năm, nuôi cá biển ở Việt nam mới có những bƣớc phát triển khiêm tốn. Hình thức và qui mô nuôi Các hoạt động nuôi cá trên biển trong cả nƣớc chỉ mới tiến hành một cách lẻ tẻ, không đáng kể, chƣa tạo ra một khối lƣợng sản phẩm lớn, sản phẩm đơn thuần là cá sống tiêu thụ trong các nhà hàng, khách sạn. Hình thức nuôi phổ biến là nuôi trong lồng nhỏ, đặt trong các vịnh kín. Nuôi cá biển trong ao chỉ mới bắt đầu ở một số địa phƣơng nhƣ Quảng Ninh, Khánh Hoà, Bình Định, Nghệ An... Các vùng cửa sông chƣa đƣợc tận dụng để đặt lồng nuôi cá trừ một số diện tích không đáng kể ở Vũng Tàu. Nhìn chung, 16
- nuôi cá biển ở Việt Nam có hệ thống canh tác đơn sơ, tự phát, chƣa có sự điều hành quản lý hay định hƣớng của Nhà nƣớc. Kỹ thuật nuôi Kỹ thuật nuôi cá biển ở Việt Nam còn đơn giản, nuôi theo kinh nghiệm của ngƣời dân, chƣa mang tính công nghiệp. Hiện nay đã có một số doanh nghiệp trong nƣớc và ngoài nƣớc (Đài Loan) đã và đang đầu tƣ vào lĩnh vực nuôi biển theo hƣớng công nghiệp tại nƣớc ta. Đây là động lực tốt để phát triển nghề này. Đối tượng nuôi Với hơn 36 loài cá kinh tế, Việt Nam đang nuôi khoảng loài với quy mô và hình thức khác nhau. Các loài cá nuôi trong lồng hiện nay chủ yếu là một vài loài cá Song (Epinephelus spp), cá Giò (Rachycentron canadum) và một vài loài cá Hồng (Lutjanus spp), cá Tráp (Pagrus spp), cá Hồng Mỹ (Scyaenops ocellatus)... Rất nhiều các loài cá khác có thể nuôi một sản lƣợng lớn để chế biến đông lạnh hay đông tƣơi chƣa đuợc quan tâm phát triển. Thức ăn Cá tạp vẫn là nguồn thức ăn chủ yếu. Một số cơ sở bắt đầu sử dụng thức ăn viên công nghiệp hoặc tự chế biến thức ăn hỗn hợp từ nguồn nguyên liệu tại chỗ. Giá cá tạp thay đổi thất thƣờng và theo mùa vụ từ 2.000 – 10.000đ/kg. Hệ số thức ăn dao động từ 8 – 5 tuỳ theo loại thức ăn và loài cá nuôi [4]. Đã có đề tài nghiên cứu về dinh dƣỡng và thức ăn nhân tạo cho cá biển nhƣng chƣa đi đƣợc vào thực tế. Do chƣa có nhu cầu lớn nên các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chƣa quan tâm đến sản xuất thức ăn cá biển. Sự đắn đo này nếu kéo dài cũng sẽ mất thị phần nhƣ thức ăn tôm đã bị lấn át của các hãng thức ăn nƣớc ngoài. Nuôi cá biển bằng cá tạp sẽ không chủ động và không thể phát triển lớn về sản lƣợng, môi trƣờng sẽ ô nhiễm, dịch bệnh sẽ lây lan. Dịch bệnh Tuy nuôi cá biển ở Việt Nam chƣa phát triển nhƣng dịch bệnh đã phát triển lan rộng nhất là các vùng có mật độ lồng nuôi cao. Một số bệnh đã gây thiệt hại trên cá biển nuôi nhƣ: bệnh ký sinh trùng, bệnh do virus VNN, bệnh do vi khuẩn, bệnh nấm... trên cá Song, cá Giò. Năm 2003 tại Cát Bà - Hải Phòng tỷ lệ nhiễm bệnh VNN ở cá 17
- Song là 28,75% và cá Giò là 25,84% trong tổng số mẫu thu [7]. Hiện nay không những ở Việt Nam mà trên thế giới cũng chƣa có thuốc đặc trị các loại bệnh cá biển nhất là bệnh do VNN. Đối với các bệnh khác hầu hết chỉ mới đề xuất đƣợc một số biện pháp phòng bệnh, chƣa có thuốc hay các biện pháp chữa bệnh hiệu quả. Nghiên cứu sản xuất Vacxin nhƣ Nauy chỉ mới đƣợc khởi đầu. Trong khi đó, một số vùng nuôi cá biển có thời điểm bệnh đã làm thiệt hại 20-80% tùy loài, tùy năm. Hiện trạng dịch vụ Cung cấp con giống: lƣợng giống từ trong nƣớc cung cấp còn ít, lƣợng giống khai thác tự nhiên, nhập từ Đài Loan, Trung Quốc còn chiếm sản lƣợng lớn. Dịch vụ vật tƣ và các dịch vụ khác: hầu hết chƣa hình thành, cung ứng vật tƣ và tiêu thụ sản phẩm chủ yếu do thƣơng lái nhỏ, chƣa hình thành các cơ sở sản xuất phụ kiện phục vụ nuôi cá biển. Dịch vụ khuyến ngƣ: hầu hết các địa phƣơng đã có tổ chức khuyến ngƣ. Hàng năm ở mỗi địa phƣơng các tổ chức này đã mở từ 5-10 lớp tập huấn về nuôi cá biển, nhuyễn thể cho hàng trăm lƣợt ngƣời. Tuy nhiên, chất lƣợng của các lớp tập huấn chƣa đạt yêu cầu. Những khó khăn để phát triển nuôi cá biển ở Việt Nam hiện nay. Trƣớc khi quyết định xây dựng và phát triển hay để điều hành một trang trại những ngƣời quản lý cần nắm rõ những khó khăn, thách thức có thể gặp phải để có kế hoạch và biện pháp khắc phục. Có thể tóm lƣợc các khó khăn nhƣ sau: + Cơ sở hạ tầng. Nhƣ đã phân tích ở trên, cơ sở hạ tầng cho nuôi biển ở Việt Nam hiện nay gần nhƣ chƣa có .Cụ thể: - Con giống. Việt Nam hiện nay mới sản xuất đƣợc cá giống của 8 loài cá biển nhƣng chủ yếu qui mô nhỏ và công nghệ mới dừng lại ở các Viện nghiên cứu, các Trƣờng Đại học. Một số Công ty tƣ nhân ở Quảng Ninh, Phú Yên, Khánh Hòa và TP Hồ chí Minh đang 18
- xây dựng Trại sản xuất cá giống nhƣng mục đích chủ yếu là nhập cá hƣơng từ Đài Loan về ƣơng thành cá giống. - Thức ăn. Thức ăn nuôi cá hiện nay chủ yếu là cá tạp nhƣng khi nuôi biển phát triển trên qui mô lớn nhất thiết phải có thức ăn tổng hợp. Bởi vậy cần có biện pháp hỗ trợ để một số nhà máy sản xuất thức ăn nuôi tôm thử nghiệm sản xuất thức ăn nuôi cá biển. - Công nghệ nuôi. Nuôi biển ở Việt Nam là một lĩnh vực mới, công nghệ nuôi chỉ mới có đƣợc những nghiên cứu ban đầu. Bởi vậy nhất thiết phải đẩy mạnh việc nghiên cứu, đào tạo kể cả hợp tác với nƣớc ngoài. - Cầu cảng, dịch vụ hậu cần, trang thiết bị phụ trợ: Do sản xuất chƣa phát triển nên các dịch vụ cũng chƣa phát triển. Trang thiết bị phụ trợ hầu hết đáng nhập ở nƣớc ngoài. + Khó khăn về tiếp thị Đây là một khâu quan trọng hàng đầu trong sản xuất kinh doanh. Có thể nói Việt Nam đã có một ít kinh nghiệm trong một số ngành sản xuất nhƣng về tiếp thị chúng ta còn rất non kém. Khi có đƣợc một sản phẩm mới, một mặt hàng mới, một đối tƣợng nuôi mới thì các phƣơng tiện thông tin thƣờng chỉ tuyên truyền về hiệu quả của nó so với sản phẩm cũ: nuôi, trồng đối tƣợng này hiệu quả gấp đôi gấp 2-3 lần đối tƣợng kia mà không kể đến nhu cầu thị trƣờng. Ngƣời dân cứ thế mà tự phát đầu tƣ phát triển. Khi đã có sản phẩm lại không có ai mua, mất giá.... Tiếp thị kém không những giảm thấp hiệu quả sản xuất mà có khi còn làm tổn hại to lớn cho nền sản xuất. Nuôi biển phải đầu tƣ lớn, thời gian nuôi dài nên tiếp thị cần đi trƣớc một bƣớc. Trƣớc khi tập trung phát triển nuôi một đối tƣợng cần nắm đƣợc nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế đối với các loại sản phẩm chế biến từ đối tƣợng đó và phải triển khai công tác tiếp thị song song thậm chí trƣớc khi phát triển nuôi. Để chủ động thị trƣờng cần phát triển nuôi đa loài, không chỉ ƣu tiên nuôi các đối tƣợng tiêu thụ tƣơi sống có giá trị cao (các loài cá Song, cá Tráp..) mà nên ƣu tiên phát triển nuôi những đối tƣợng có khả năng tiêu thụ đƣợc lƣợng sản phẩm lớn 19
- bằng sản phẩm phi lê, đông tƣơi nguyên con nhƣ cá Giò, cá Chim vây vàng, cá Vƣợc, cá Hồng Mỹ, cá Hồng bạc, cá Song Vua, cá Tráp..v.v. + Tác động từ các ngành khác. - Sự phát triển cảng biển và giao thông vận tải biển Các vùng có điều kiên phát triển nuôi biển cũng thƣờng có điều kiện để phát triển cảng, vận tải biển và các loại dịch vụ hàng hải. Các cảng lớn hiện đang hoạt động và tiếp tục đƣợc nâng cấp phát triển nhƣ cảng Hải Phòng, cảng Hòn Gai, Cảng Cái Lân, Cảng Vân Phong và hàng chục cảng nhỏ khác…. Sự phát triển của các cảng biển đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của khu vực nhƣng nhất định sẽ có tác động xấu đến môi trƣờng, ảnh hƣởng đến khả năng phát triển nuôi biển cả hiện tại và tƣơng lai. Do vậy khi phát triển nuôi các đối tƣợng trên biển cần xem xét mức độ ảnh hƣởng của nguyên nhân này trong từng khu vực. Phát triển nuôi biển sẽ không làm ảnh hƣởng đến giao thông và cũng không để chịu tác động xấu do hoạt động giao thông đem đến. - Phát triển công nghiệp và xây dựng khu công nghiệp ven biển: Hầu hết các tỉnh ven biển đều phát triển các khu công nghiệp ven biển, gần với các cảng, các vịnh kín. Sự hoạt động của các khu công nghiệp này chắc chắn sẽ có ảnh hƣởng đến môi trƣờng biển nhất là khi các khu CN không có hệ thống xử lý nƣớc thải. Sự bùng nổ của các khu CN ven biển nếu không đƣợc qui hoạch và không có những qui định tiêu chuẩn rõ ràng thì sẽ trở thành mối đe dọa lớn và lâu dài cho môi trƣờng biển nói chung và hoạt động NTTS trên biển nói riêng. - Phát triển du lịch và đô thị Ven biển Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Các bãi biển khá bằng phẳng, nƣớc trong, sóng gió vừa phải, cảnh quan đẹp rất thích hợp cho việc tắm biển và vui chơi giải trí. Sự kết hợp hài hoà giữa các cảnh quan tự nhiên với cảnh quan văn hoá - xã hội của biển tạo cho du lịch biển có lợi thế phát triển. Đặc biệt, các vịnh kín và bán kín thuận lợi để phát triển nuôi cá biển đồng thời là các vùng có tiềm năng phát triển du lịch lớn. Theo đánh giá của Tổng cục du lịch, 5 trong số 8 khu vực trọng điểm du lịch của cả nƣớc nằm ở vùng ven biển đồng thời cũng là các khu vực có tiềm năng để phát triển nuôi cá biển. Các khu vực có tiềm năng du lịch biển lớn trong vùng 20
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn