intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Saccarozơ

Chia sẻ: Abcdef_44 Abcdef_44 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

182
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(Saccaroz, Saccarose, Saccharose, Sucrose, Đường mía, Đường củ cải, Đường thốt nốt, Đường cát, Đường kính, Đường phèn, Đuờng phổi)Saccarozơ là một loại đisaccarit, được tạo ra do hai monosaccarit là a-glucoz và b-fructozơ liên kết với nhau bằng liên kết α-glicozit ở C1 của glucoz, hay liên kết β-glicozit ở C2 của fructozơ. (Nhóm –OH ở C số 1 của a-glucoz với nhóm –OH ở C số 2 của b-fructozơ kết hợp với nhau và loại ra một phân tử H2O, tạo nhóm chức ete −O− mà thành). Saccarozơ là loại đường thường gặp nhất, nó có nhiều trong...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Saccarozơ

  1. Saccarozơ (Saccaroz, Saccarose, Saccharose, Sucrose, Đư ờng mía, Đường củ cải, Đường thốt nốt, Đường cát, Đường kính, Đường phèn, Đuờng phổi) Saccarozơ là m ột loại đisaccarit, đ ược tạo ra do hai monosaccarit là a-glucoz và b-fructozơ liên kết với nhau bằng liên kết α-glicozit ở C1 của glucoz, hay liên kết β-glicozit ở C2 của fructoz ơ. (Nhóm –OH ở C số 1 của a-glucoz với nhóm –OH ở C số 2 của b-fructozơ kết hợp với nhau và loại ra một phân tử H2O, tạo nhóm chức ete −O− mà thành). Saccarozơ là loại đường thường gặp nhất, nó có nhiều trong các cây mía, thốt nốt, củ cải đ ường… Saccarozơ hiện diện dạng rắn ở điều kiện th ường, không màu, không mùi, có vị ngọt. Saccarozơ nóng chảy ở 184-185˚C, ít tan trong ruợu, tan nhiều trong nước, nước càng nóng càng hòa tan nhiều saccarozơ. CTPT: C12H22O11 (Δ = 2 => Có 2 vòng no)
  2. CTCT: Cấu tạo của saccaroz ơ do nhóm –OH gắn vào C số 1 của α-glucoz kết hợp với nhóm –OH gắn vào C số 2 của β-fructozơ và loại một phân tử H2O tạo thành nhóm ete –O– liên kết hai vòng này (liên kết α-glicozit ở C1 của α-glucoz hay liên kết β-glicozit ở C2 của β-fructozơ). Phản ứng thủy phân: Với sự hiện diện của axit vô cơ (H+) hoặc men làm xúc tác, saccarozơ bị thủy phân tạo hai monosaccarit tạo nên nó là glucoz và fructozơ C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6 Saccarozơ Nước Fructozơ Glucoz
  3. Phản ứng với Cu(OH)2: Dung dịch saccarozơ hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ th ường để tạo dung dịch có màu xanh lam, do có tạo đồng (II) saccarat tan, có màu xanh lam. Vì trong cấu tạo của saccaroz ơ có chứa hai nhóm –OH liên kết ở hai nguyên tử C kế bên (tính chất của một rượu đa chức). Saccarozơ tác dụng với vôi sữa (hỗn hợp Ca(OH)2 - H2O, đục) tạo muối canxi saccarat (Saccarat Calcium) (tan, dung dịch trong). Khí CO2 tác dụng dung dịch canxi saccarat tái tạo saccaroz ơ (tan) và canxi cacbonat (Carbonat Calcium, CaCO3, không tan). Người ta áp dụng tính chất này để loại các tạp chất như protit, axit hữu cơ…trong quá trình sản xuất đường từ mía. C12H22O11 + Ca(OH)2 + H2O C12H22O11.CaO.2H2O Saccarozơ Vôi sữa (ít tan, đục) Canxi saccarat (tan, trong)
  4. C12H22O11.CaO.2H2O + CO2 C12H22O11 + CaCO3 + 2H2O Saccarozơ (tan) Khí cacbonic Canxi cacbonat (không tan) Saccrozơ không mở vòng để tạo nhóm chức aldehyd đ ược (vì nhóm –OH ở C số 1 của α-glucoz ở dạng ete, không thể mở v òng để tạo nhóm chức aldehyd), nên dung dịch saccarozơ không cho phản ứng tráng gương và không tác dụng với dung dịch Fehling hay Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. Do đó saccarozơ là loại đường không có tính khử (không l à đường khử). Chỉ sau khi thủy phân, có sự tạo glucoz và fructozơ, lúc bấy giờ, dung dịch thu đ ược mới cho được phản ứng tráng gương, cũng như tác dụng được với dung dịch Fehli ng. Các giai đoạn sản xuất đường từ mía như sau: Mía thu hoạch được đem nghiền và ép để lấy nước mía. Trong nước - mía có chứa khoảng 18% khối luợng saccarozơ. Dùng nước nóng để chiết lấy thêm đường từ bã đã được ép.
  5. Nước mía thu được chế hóa với vôi sữa để loại các tạp chất nh ư - protit, axit hữu cơ (như axit oxalic, axit citric,…), axit vô cơ (axit photphoric, acid phosphoric, H3PO4), có trong nước mía. Các tạp chất này sẽ kết hợp với vôi sữa tạo kết tủa, đ ược lọc bỏ. Có một phần saccarorozơ tác dụng vôi sữa tạo muối canxi saccarat tan trong dung dịch. Lọc bỏ kết tủa. Sục khí CO2 vào dung dịch qua lọc để loại Ca 2+ trong nước vôi còn dư, đồng thời tái tạo saccarozơ từ canxi saccarat. Tẩy màu nước đường - bằng cho lọc qua than xương hay than hoạt tính hoặc chế hóa với khí SO2 (khí sulfurơ) hoặc dùng NaHSO3 (hiposulfit natri). Đun nóng nuớc đường ở nhiệt độ khoảng 100˚C để kết tủa hoàn toàn - các tạp chất. Lọc bỏ toàn bộ kết tủa để thu lấy n ước đường sạch và trong. Cô đặc dung dịch nước đường ở áp suất thấp để làm tăng nồng độ - đường. Làm lạnh dung dịch nước đường và dùng máy ly tâm để tách lấy đường kết tinh. Phần nước đường không thể kết tinh hết cũng nh ư còn lẫn các tạp chất được gọi là rỉ đường. Rỉ đường được dùng cho lên men đi ều chế rượu etylic.
  6. CaC2O4↓ HOOC-COOH + Ca(OH)2 + 2H2O Axit oxalic (Acid oxalic) Canxi oxalat (Oxalat calcium) Ca3(PO4)2↓ 2H3PO4 + 3Ca(OH)2 + 6H2O Axit photphoric (Acid phosphoric) Canxi photphat (Phosphat calcium) C12H22O11 + Ca(OH)2 + H2O C12H22O11.CaO.2H2O Saccarozơ Vôi sữa (ít tan, đục) Canxi saccarat (tan, trong) Ca(OH)2 (còn dư) CO2 (có dư) CaCO3↓ + + H2O C12H22O11.CaO.2H2O + CO2 C12H22O11 + CaCO3 + 2H2O Saccarozơ (tan) Canxi cacbonat (không Canxi saccarat Khí cacbonic tan)
  7. Bài tập Tại sao khi làm nước chanh đường hay cà phê đá, người bán hàng cho a) đường vào ly và khuấy đều trước khi cho nước đá vào ly? Tại sao có khá nhiều tên chỉ saccaroz trong tiếng Việt nh ư saccarozơ, b) saccarose, saccaroza, đường cát, đường thẻ, đường đinh, đường phèn, đường phổi, đường kính, đường ngào, đường trắng, đường vàng, đường tinh, đường mía, đường muỗng, đường cục, đường thốt nốt, đường củ cải, đường ăn, đường chảy, đường phên, đường tán, đường viên...? Cái tên có nói lên nội dung gì không?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2