intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Sử dụng vắc xin cho vật nuôi - Trường CĐ Cộng động Lào Cai

Chia sẻ: Chuheo Dethuong25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

35
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Sử dụng vắc xin cho vật nuôi cung cấp cho người học những kiến thức như: Vaccine và đặc tính cơ bản của vaccine; Sử dụng và bảo quản vắc xin; Vắc xin thường dùng cho vật nuôi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Sử dụng vắc xin cho vật nuôi - Trường CĐ Cộng động Lào Cai

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI TÀI LIỆU GIẢNG DẠY SỬ DỤNG VẮC XIN CHO VẬT NUÔI 1
  2. Lào Cai - Năm 2019 Bài 1: VACCINE VÀ ĐẶC TÍNH CƠ BẢN CỦA VACCINE 1. Khái niệm vaccine Các chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh nhiễm trùng được gọi là vaccine. Các vaccine được chế bằng bản thân mầm bệnh gây ra bệnh mà ta muốn phòng. 2. Tác dụng của vaccine Vaccine được đưa vào cơ thể động vật không còn khả năng gây bệnh hoặc chỉ gây ra một thể bệnh rất nhẹ không có hại cho động vật. Nhưng nó gây ra một phản ứng làm cho động vật có miễn dịch chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng. Phản ứng ấy gọi là đáp ứng miễn dịch. 3. Đặc tính cơ bản của vaccine - Tính sinh miễn dịch hay tính mẫn cảm: Đó là khả năng gây ra đáp ứng miễn dịch dịch thể hoặc tế bào hoặc cả hai. Tính sinh miễn dịch phụ thuộc vào kháng nguyên và cơ thể nhận kích thích. Có nghĩa là phụ thuộc vào tính lạ của kháng nguyên, đường đưa của kháng nguyên và cơ địa của mỗi cá thể động vật. - Tính kháng nguyên hay tính sinh kháng thể: Một vacxin khi đưa vào cơ thể phải có khả năng kích thích cơ thể sinh ra kháng thể. Các yếu tố gây bệnh có thể nhiều Egypto khác nhau. Trong đó có thể có egypto quá nhỏ không có tính sinh kháng thể nếu để nguyên. Muốn chúng sinh kháng thể chống lại mầm bệnh cần đổi chúng thành có tính kháng nguyên và kết hợp với một protein mang tải vô hại. - Tính hiệu lực: Tính hiệu lực nói lên khả năng bảo hộ động vật sau khi sử dụng vacxin. Một vacxin đưa vào cơ thể nhiều kháng thể được tạo ra nhưng không phải loại nào cũng có hiệu lực tức tiêu diệt được mầm bệnh. Do yếu tố gây bệnh có nhiều kháng nguyên khác nhau nên trong bào chế vắc xin trước tiên phải làm sao cho đáp ứng miễn dịch chống lại những nhóm quy định kháng nguyê thiết yếu. Tính hiệu lực hay khả năng bảo vệ của vacxin được đánh giá qua thực nghiệm nhưng chủ yếu phải đánh giá trên thực địa sau tiêm chủng ở các cá thể và mức độ miễn dịch quần thể, có thể thông qua hàm lượng kháng thể trung bình trong huyết thanh và tỷ lệ bảo hộ quần thể. 2
  3. Vacxin có hiệu lực là vacxin gây được miễn dịch ở mức độ cao, diệt được mầm bệnh tương ứng và bảo vệ cơ thể động vật bền vững. - Tính an toàn: Đây là một đặc tính quan trọng. Sau khi sản xuất vacxin phải được cơ quan kiểm định nhà nước kiểm tra chặt chẽ về mặt vô trùng, thuần khiết và vô độc. Vô trùng: không được nhiễm các vi sinh vật khác Thuần khiết: Không được lẫn thành phần kháng nguyên khác Vô độc: Liều sử dụng phải thấp hơn rất nhiều so với liều gây độc 3. Thành phần của vắc xin - Trong vacxin có 2 thành phần chính là : + Kháng nguyên: Mầm bệnh đã làm chết hoặc yếu đi + Chất bổ trợ: Hóa chất giết mầm bệnh và hóa chất giữ kháng nguyên ổn định. Thường dùng là keo phèn và nhũ dầu. 4. Phân loại vắc xin có 2 loại là vacxin sống và vacxin chết. - Vacxin sống (vacxin nhược độc): Là chế phẩm sinh học từ vi khuẩn hoặc virut đã được làm yếu đi đến mức không gây nguy hiểm cho vật nuôi, nhưng có tác dụng gây miễn dịch tốt; hoặc từ những chủng vi sinh vật vốn có tính gây bệnh thấp đối với động vật được tuyển chọn từ tự nhiên. - Vacxin chết (vacxin vô hoạt): Là chế phẩm sinh học từ vi khuẩn, virut mầm bệnh đã bị giết chết bằng các tác nhân vật lý như tia cực tím, các chất hóa học như axit phenic, formol 3
  4. BÀI 2: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN VẮC XIN 1. Nguyên tắc sử dụng và bảo quản vaccine 1.1. Tiêm phòng vacxin trên phạm vi hợp lý Viêc xác định chính xác và hợp lý phạm vi tiêm phòng của vacxin là vô cùng quan trọng và cần thiết, nó đảm bảo tính tiết kiệm trong sửa dụng vacxin, đồng thời lại đáp ứng được yêu cầu phòng bệnh. Cần phải tiêm phòng các ổ dịch cũ, những vùng hàng năm có dịch đe dọa, những vùng hai bên đường giao thông trọng yếu, quanh các chợ, xí nghiệp. Để đáp ứng được yêu cầu phồng bệnh thì tiêm phòng cần đạt tỷ lệ càng cao càng tốt. 1.2. Tiêm phòng vacxin đúng đối tượng - Nên phòng bệnh cho vật nuôi 15 – 20 ngày trước khi vận chuyển đi xa và sau 20 – 30 ngày trong trường hợp nhập vật nuôi từ nơi khác về.  - Vắc xin phòng bệnh nào thì chỉ phòng được loại bệnh đó, không phòng được bệnh khác.  - Không nên dùng vaccine cho động vật quá non và thận trọng đối với động vật đang mang thai, ở động vật non các cơ quan đảm nhận chức năng miễn dịch bảo vệ cơ thể chưa hoàn chỉnh nên đáp ứng miễn dịch đối với vaccine còn yếu. Ngoài ra, động vật non còn có một lượng kháng thể thụ động do mẹ truyền cho, những kháng thể đó có thể trung hoà kháng thể trong vaccine, ngăn cản vaccine tác dụng 1.3. Đúng liều lượng và đường đưa vaccine - Liều sử dụng  Cần sử dụng liều lượng vắc xin đúng theo chỉ định của nhà sản xuất. Sử dụng quá liều gây hiện tượng cường độc.   - Số lần dùng  Tuỳ loại vắc xin, động vật cảm nhiễm và tình hình dịch tễ mà số lần sử dụng khác nhau, có loại chỉ dùng 1 lần đã đủ miễn dịch cho con vật, một số vắc xin cần dùng nhắc lại hai hoặc nhiều lần - Đường đưa vacxin + Tiêm dưới da: vắc xin Newcatle, vắc xin dịch tả vịt, vắc xin tụ huyết trùng keo phèn...  + Tiêm bắp thịt: vắc xin được tiêm vào trong cơ thường được hấp thu vào trong máu nhanh hơn so với tiêm dưới da. Vacxin nhũ dầu + Phun sương, nhỏ mắt, mũi, miệng: vắc xin Laxota, Gumboro,…  + Chủng màng da: vắc xin đậu. 1.4. Bảo quản vaccine 4
  5. * Bảo quản vaccine: phải trong các điều kiện quy định, là vấn đề quan trọng quyết định chất lượng và hiệu lực của vaccine. Các điều kiện bảo quản chủ yếu: + Để trong tủ lạnh hay phòng lạnh với nhiệt độ 40C đến 100C. Trong điều kiện bảo quản đó sẽ giữ được vaccine đến hạn dùng được ghi trên nhãn của lọ vaccine. Nếu không bảo quản như vậy, hạn dùng vaccine sẽ bị rút ngắn hoặc mất hiệu lực. + Không được để vaccine ở chỗ nóng, có ánh sáng mặt trời vì như vậy vaccine sẽ mất hiệu lực. Vaccine đã rút từ lọ ra, đã được pha với nước cất không được cầm lâu trong tay mà phải sử dụng ngay. + Không được bảo quản vaccine ở độ lạnh âm, vì độ lạnh âm sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng vaccine, đặc biệt với nút cao su sẽ làm cho không khí và ẩm độ thấm vào các lọ vaccine đông khô. 1.5. Một số tai biến gặp phải sau khi tiêm vaccine 1.5.1. Những tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm vaccine - Có phản ứng cục bộ, có thể chườm chỗ nóng ở nơi tiêm và tiêm Cafein để giảm phản ứng mau hơn. Khi nơi tiêm bị nhiễm trùng gây apxe mủ thì phải chích và tiêm điều trị bằng kháng sinh - Nguyên nhân của dị ứng có thể do bản chất của động vật dễ bị dị ứng với chế phẩm sinh vật lạ đưa vào cơ thể, cũng có thể động vật đã tiếp xúc hoặc sử dụng những chế phẩm gây mẫn cảm tương tự hoặc bản chất của vacxin. - Để tránh phản ứng nặng thì sau khi tiêm vacxin phải theo dõi cẩn thận trạng thái sức khoẻ của đàn súc vật vài ba giờ liền. Nếu có hiện tượng dị ứng thì phải xử lý ngay bằng các loại thuốc chống Histamin như: Dimedron, Ephedrin, Phenergan, Adrenalin... 1.5.2. Những tai biến khi sử dụng vaccine 5.2.1. Nhiễm bệnh - Đối với các vaccine sống có thể gây bệnh cho các cơ thể bị suy giảm miễn dịch. - Nguyên nhân là do các vi sinh vật của vaccine khôi phục lại độc lực và trở thành mầm bệnh. Xảy ra ki tiêm vaccine quá liều lượng quy định vào cơ thể hoặc quá trình bảo quản, vận chuyển sai quy cách. 5.2.2. Bệnh miễn dịch - Tạo ra kháng thể chống lại hệ miễn dịch của chính mình 5.2.3. Sốc quá mẫn - Một số vacxin có thể gây phản ứng dị ứng. Phản ứng xảy ra nhanh sau khi 5
  6. tiêm. Động vật thể hiện: sốt, run rẩy, nôn mửa, thở gấp, nổi mẩn trên mặt da (lợn). Phản ứng nhẹ thì sau thời gian ngắn sẽ hết phản ứng nặng có thể làm súc vật bị chết thường gọi là phản ứng quá mẫn. 5.2.4. Tạo ra những biến chủng mới - Khi kháng nguyên được đưa vào có cấu trúc giống với kháng nguyên hiện có trong cơ thể vật nuôi. - Do sử dụng các loại vaccine nhược độc kém chất lượng, vận chuyển và bảo quản sai quy định 6
  7. Bài 3: VẮC XIN THƯỜNG DÙNG CHO VẬT NUÔI 1. Sử dụng vaccine phòng bệnh cho lợn 1.1. Vaccine tụ huyết trùng lợn -   Là vaccine vô hoạt, chế từ vi khuẩn Pausteurella multocida chủng FgHC.     Ưu điểm: - Vaccine an toàn, tạo đáp ứng miễn dịch tốt khi tiêm phòng cho lợn.     Liều lượng cách dùng: - Tiêm vào dưới da hoặc bắp thịt sau gốc tai hoặc mặt trong đùi cho lợn lớn hơn 2 tháng tuổi với liều 2,0ml/con. Lịch tiêm phòng: -  Dùng tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng cho lợn khỏe từ 20 ngày  tuổi trở lên.   Trình bày và bảo quản: -  Đóng chai có dung môi kèm tlợn. -  Bảo quản ở nhiệt độ 2-80C. 1.2. Vaccine Dịch tả lợn - Vaccine nhược độc chủng C an toàn, có hai dạng: vaccine đông khô của Việt Nam, vaccine tươi của Pháp. Ưu điểm: - Tạo miễn dịch sau 10-12 ngày tiêm vaccine. -  Thời gian miễn dịch 1 năm. - Tỷ lệ bảo hộ 90-98%. - Vaccine có thể tiêm phòng cho lợn ở mọi lứa tuổi và hoàn toàn an toàn cho lợn con đang bú và lợn nái chửa. Liều lượng và cách dùng: - Pha loãng vaccine bằng dung dịch sinh lý vô trùng. -  Thông thường pha sao cho 1ml dung dịch pha chứa đủ 1 liều vaccine tiêm cho 1 con lợn. -   Sau khi pha dùng ngay trong vòng 2-4 giờ. -   Tiêm vaccine dưới da, bắp thịt gốc tai hoặc mặt trong đùi với liều: 1ml cho lợn cai sữa 0.5ml cho lợn đang bú mẹ. Lịch tiêm phòng: -  Lợn con bú mẹ: 7
  8. ·        Tiêm lần 1 vào 15-20 ngày tuổi. ·        Tiêm lần 2 vào 30-45  ngày tuổi. -  Lợn nái: tiêm phòng bệnh trước khi phối giống 2 tuần. -  Lợn chửa: tiêm phòng bệnh 1 tháng trước khi đẻ. Trình bày và bảo quản: -  Đóng lọ đông khô hoặc chai có dung môi kèm tlợn. - Bảo quản ở nhiệt độ 20-C-80C. 1.3. Vaccine Phó thương hàn lợn Vắc-xin phó thương hàn lợn là dạng vắc-xin vô hoạt được chế tạo từ toàn bộ canh trùng được lên men (giải độc tố và tế bào) của vi khuẩn phó thương hàn lợn (Salmonella cholereasuis typ O:6,7 H:1,5) sau đó được vô hoạt bằng focmol và có chất bổ trợ là nước phèn chua. 1ml vắc-xin có chứa 1010 CFU. Chủng giống đã vào sản xuất vắc-xin phó thương hàn lợn là chủng S1, S2 có nguồn gốc từ Trung Quốc và được Cục thú y cấp phép. Thành phần: - Kháng nguyên: canh trùng lên men vi khuẩn phó thương hàn lợn. - Chất bổ trợ: nước phèn chua và một số hóa chất khác. Công dụng: Vắc-xin dùng để phòng bệnh phó thương hàn cho lợn từ 20 ngày tuổi trở lên. Liều tiêm và sử dụng: - Liều tiêm: 2ml/ con (tiêm 1 liều duy nhất không cần tiêm nhắc lại) - Đường tiêm: tiêm dưới da hoặc bắp thịt. - Lắc kỹ chai thuốc trước khi dùng nhưng không được tạo ra bọt khí. Lưu ý: - Sau khi tiêm vắc-xin 14-21 ngày, lợn sẽ có miễn dịch ổn định và kéo dài - Vắc-xin an toàn cho lợn mọi lứa tuổi từ 20 ngày trở lên - Không tiêm cho lợn ốm yếu, nghi ốm, gần đẻ, mới đẻ. Bảo quản: từ 2°C - 8°C, tránh ánh sáng trực tiếp 1.4. Vaccine Tụ dấu lợn Thành phần: Mỗi liều vắc xin có chứa: - Vi khuẩn Pasteurella multocida chủng AvPs3 >= 2.108 CFU - Vi khuẩn Erysipelothrix rhusiopathiae chủng VR2 >= 2.108CFU Chỉ định: sử dụng để phòng bệnh tụ huyết trùng và đóng dấu cho lợn trên 2 tháng tuổi Liều dùng và huớng dẫn sử dụng 8
  9. - Trộn chai vắc-xin thật kỹ trước và trong khi sử dụng bằng cách đảo ngược chai thuốc nhiều lần, tránh tạo bọt khí - Đường dùng: Tiêm dưới da hoặc bắp thịt - Liều lượng:  Lợn thịt: Lợn =< 25kg tiêm 2ml; Lợn >= 25kg tiêm 3ml  Lợn giống: Tiêm như lợn thịt, nhắc lại 6 tháng 1 lần, một năm tiêm phòng 2 lần.  Lợn nái: Định kỳ 1 năm tiêm phòng 2 lần (cách nhau 6 tháng) Trình bày - Vắc-xin chứa trong chai nhựa: 5; 10; 15;20; 50 liều - Hộp: 10; 50; 100 lọ Bảo quản: Bảo quản từ 2°C - 8°C, tránh ánh sáng trực tiếp, không để đông đá 2. Sử dụng vaccine phòng bệnh cho trâu, bò 2.1. Vaccine tụ huyết trùng - Vaccine là một canh khuẩn đậm đặc nuôi cấy chủng Pasteurella Multocida typ R1 (chủng Roberts) - Vi khuẩn bị giết bằng Formol và cho thêm keo phèn để nâng cao và kéo dài miễn dịch, đồng thời giảm nhẹ phản ứng do nội độc tố của vi khuẩn. Mỗi ml Vaccine chứa 10 tỷ vi khuẩn. - Khi để lắng lọ Vaccine chia làm 2 lớp: lớp nước trong ở trên có màu vàng nhạt, một lớp keo phèn trắng hơi vàng ở đáy lọ. Vaccine ít gây phản ứng cục bộ. - Sau khi tiêm 2 tuần có miễn dịch và miễn dịch kéo dài 8 tháng. - Vaccine có thể gây phản ứng dị ứng: 1 - 2 giờ sau tiêm, làm súc vật run rảy, chảy nước rãi, thở gấp, sốt, vãi đái vãi phân. Phần lớn là phản ứng nhẹ và súc vật qua khỏi, không cần điều trị. Một số có phản ứng nặng phải can thiệp như sau: + Sử đụng các loại thuốc chống dị ứng. Dimedron, Phenergan, Adrenalin. + Khi tiêm Vaccine cần chú ý theo dõi phản ứng. Sử dụng - Vaccine dùng để tiêm phòng bệnh Tụ huyết trùng trâu, bò, bê, nghé khoẻ mạnh. - Lắc kỹ trướckhi dùng để keo phèn hoà đều. - Tiêm dướida ở mặt bên cổ. Không được tiêm vào bắp thịt 9
  10. - Thời gian tiêm: nên tiêm trướcmùa mưa 1 tháng Liều tiêm - Mỗi trâu bò: 2 ml. Bảo quản - Vaccine để ở nơi râm mát, có nhiệt độ từ +40C - +100C thì giữ được 9 tháng. Không được giữ Vaccine ở lạnh âm. - Lọ Vaccine đã lấy ra phải dùng hết trong ngày. Trình bày - Lọ 100 ml có 50 liều - Lọ 50 ml có 25 liều 2.2. Vaccine Dịch tả trâu bò Vaccine Virut sống, chế tạo từ chủng Virut Kabeta O, nuôi trên môi trường tế bào thận bê mới sinh, được chuẩn độ trên tế bào và đông khô. Mỗi ml Vaccine chứa từ 104-5 TCID50 Virut. Vaccine tạo được miễn dịch cao, ổn định, độ dài miễn dịch tối đa 5 năm. vì vậy, mỗi năm chỉ tiêm cho trâu bò một lần vào những con mà năm trướckhông tiêm. Sử dụng Dùng cho trâu, bò, dê, cừu, lợn khoẻ mạnh. Khi tiêm xong có thể đánh dấu động vật bằng bấm tai hay dùng dấu nung để sang năm không tiêm. Với bê nghé chỉ tiêm khi quá 6 tháng tuổi. (Vì dưới6 tháng tuổi vẫn gặp những con còn kháng thể thụ động do mẹ truyền cho). Sau đó, mỗi năm tiêm một lần. Liều tiêm - Mỗi lọ thuốc chứa 40 liều. - Pha mỗi lọ 80 ml nước sinh lý đã vô trùng (NaCl 1%). Tiêm cho mỗi trâu, bò 2 ml vào dướida. - Trường hợp pha với 40 ml thì tiêm cho mỗi trâu bò 1ml vào dướida hoặc vào bắp thịt mông. Quy định về pha thuốc - Các dụng cụ dùng pha Vaccine tiêm Vaccine không được rửa bằng thuốc 10
  11. sát trùng bằng xà phòng, mà chỉ rửa bằng nước, rồi đun sôi để nguội mới dùng. - Chỉ pha nước với Vaccine trong khi dùng. Bảo quản Vaccine đông khô phải giữ trong tủ lạnh từ +40C - +100C. Không để trong lạnh âm. Trong điều kiện này Vaccine có thể bảo quản được 1 năm kể từ ngày xuất xưởng Vaccine đã pha rất nhạy cảm với nóng và ánh sáng mặt trời. Vì vậy, Vaccine đã pha phải giữ trong lạnh và chỉ sử dụng trong 2 giờ khi pha. Trình bày - Lọ đông khô 40 liều. 2.3. Vaccine lở mồm long móng Thành phần: - Kháng nguyên: Vi-rút Lở Mồm Long Móng vô hoạt có chứa một hoặc nhiều chủng huyết thanh lưu hành trong vùng. Type O, A, C, Asia 1, SAT 1, SAT 2, SAT3. - Chất bổ trợ: nhũ dầu kép (DOE): nước trong dầu, tất cả nằm trong nước. Chỉ định: Phòng bệnh Lở Mồm Long Móng cho lợn và thú nhai lại Sử dụng và Liều dùng: - Trộn dung dịch thuốc thật kỹ bằng cách xoay tròn chai thuốc trước khi sử dụng khoảng 20 lần. - Tiêm bắp: Tốt hơn là tiêm ở cổ, ngay sau tai đối với lợn và ở cổ phía trước vai ở gia súc nhai lại. - Liều dùng: Không kể tuổi tác và trọng lượng gia súc.Xem trên nhãn. Vùng có nguy cơ nhiễm bệnh Lở Mồm Long Móng thấp: - Tiêm phòng lần đầu cho gia súc sinh ra từ mẹ không tiêm phòng:  Lợn, cừu, dê: tiêm toàn đàn từ 14 ngày tuổi: một mũi tiêm. Nếu thời gian nuôi gia súc hơn 6 tháng: tiêm 2 mũi  cách nhau 4 - 5 tuần. Tái chủng mỗi 6 tháng. Dê, cừu lớn hơn 1 năm tuổi, mỗi năm tái chủng 1 lần.  Bê: tiêm toàn đàn lúc 14 ngày tuổi: 2 mũi cách nhau 4 - 5 tuần. Tái chủng mỗi 6 tháng 1 lần. - Tiêm phòng lần đầu cho gia súc sinh ra từ mẹ đã tiêm phòng: 11
  12.  Lợn, cừu, dê: tiêm toàn đàn lúc 2,5 tháng tuổi: một mũi tiêm. Nếu thời gian nuôi gia súc hơn 6 tháng: tiêm 2 mũi  cách nhau 4 - 5 tuần. Tái chủng mỗi 6 tháng. Dê, cừu lớn hơn 1 năm tái chủng 1 lần.  Bê: Tiêm toàn đàn lúc 2,5 tháng tuổi: 2 mũi cách nhau 4 - 5 tuần. Tái chủng 6 tháng 1 lần. Vùng có nguy cơ nhiễm bệnh Lở Mồm Long Móng cao: - Tiêm phòng lần đầu cho gia súc sinh ra từ mẹ không tiêm phòng:  Tiêm toàn đàn từ 14 ngày tuổi: Tiêm 2 mũi cách nhau 4 - 5 tuần.  Tái chủng: o Mỗi 4 tháng một lần cho lợn và bò o Mỗi 6 tháng một lần cho dê, cừu. - Tiêm phòng lần đầu cho gia súc sinh ra từ mẹ đã tiêm phòng:  Tiêm toàn đàn từ 2 tháng tuổi: Tiêm 2 mũi cách nhau 4 - 5 tuần.  Tái chủng: o Mỗi 4 tháng một lần cho lợn và bò. o Mỗi 6 tháng một lần cho dê, cừu Chống chỉ định: Không có. Chú ý: - Chỉ tiêm phòng cho gia súc khỏe mạnh. Thao tác cẩn thận đối với gia súc mang thai. - Bảo quản vắc-xin trong điều kiện vô trùng thông thường, khi đã mở nắp lọ, vắc- xin chỉ được sử dụng trong vòng 36 giờ với điều kiện phải được bảo quản ở nhiệt độ từ 2°C - 8°C và không được đâm kim vào nút cao su nhiều lần. Phản ứng tại chỗ: Sau khi tiêm phòng có thể phù nhẹ ở chỗ tiêm hoặc có thể kèm sốt nhẹ trong một thời gian ngắn. Rất hiếm khi xảy ra trường hợp quá mẫn vì tính chất tinh khiết của vắc-xin. Bảo quản: ở nhiệt độ từ 20C đến 80C trong bóng râm, không được làm đông lạnh Trình bày: Chai 20, 50, 100, 200, 300ml 3. Sử dụng vaccine phòng bệnh cho gia cầm 3.1. Vaccine Lasota, Newcastle Văc xin Newcastle chủng F (hệ II) nhược độc đông khô Đặc tính: Là vaccine nhược độc, đông khô, sản xuất từ virus Newcastle chủng F nuôi cây ở xoang niệu phôi trứng gà. - Vaccine an toàn, không gây phản ứng phụ ngay cả khi dùng cho gà con mới 12
  13. nở. Miễn dịch kéo dài được 1 tháng. Chỉ định: Dùng gây miễn dịch chủ động phòng bệnh Newcastle chủng F. Thành phần: - Mỗi liều vaccine chứa ít nhất 106 EIDso virus Newcastle chủng F. - Chất bổ trợ: sữa không kem. Cách sử dụng: Nhỏ mắt hoặc nhỏ mũi. + Vaccine được pha bằng nước sinh lý vô trùng đã làm lạnh với liều lương sao cho một con gà con 2 giọt chứa 1 liều vaccine. + Lắc tan đều, dùng ống hút nhỏ cho mỗi gà 2 giọt vào mắt hoặc mũi. Chú ý: Sau khi pha, chai vaccine phải được giữ trong nước đá, tránh ánh sáng mặt trời và dùng hết trong vòng 2-3 giờ. Chai vaccine dùng xong phải ngâm vào chất sát trùng hay luộc sôi trưđc khi bỏ đi. Dạng trình bày: Đóng chai 100 liều. Bảo quản: Để vaccine ở nhiệt độ từ 2 – 8°c. Không để vaccine vào ngăn đông. Nhà sản xuất và phân phối: Công ty Thuốc Thú y Trung ương (NAVETCO) * Văc xin Newcastle chủng Lasota nhược độc đông khô. Độc tính: Là vaccine nhược độc, đông khô, sản xuât từ virus Niucatxơn chủng Lasota, nuôi cấy ở xoang niệu phôi trứng gà. - Vaccine chủng Lasota tạo miễn dịch mạnh và dài hơn chủng F. Chỉ định: Dùng gây miễn dịch chủ động phòng bệnh Newcastle cho gà khỏe mạnh từ 2 tuần tuổi trở lên sau khi sử dụng Vaccine Newcastle chủng F ít nhất 14 ngày. Thành phần: Mỗi liều vaccine chứa ít nhất 106 EIDso virus Newcastle chủng Lasota. - Chất bổ trỢ: sữa khồng kem. Cách sử dạng: - Đường dùng vaccine: nhỏ mắt hoặc cho uống. - Phương pháp dùng vaccine: + Nhỏ mắt: Pha vaccine bằng nước muối sinh lý vô trùng đã làm lạnh vđi lượng sao cho đủ 1 con gà 2 giọt chứa 1 liều vaccine. Lắc tan đều, dùng ống hút, nhỏ mỗi bên mắt 1 giọt. + Cho uống: để gà nhìn khát từ 1 - 2 giờ trước khi cho uống. Tùy thuộc vào tuổi gà, pha vaccine bằng nước sinh lý, nước cất hoặc nước sạch làm lạnh không chứa chất tẩy hoặc chất sát trùng. Cho gà uống theo chỉ dẫn sau: 13
  14. - Gà 20 - 25 ngày tuổi cho uống 5ml/l liều/con. - Gà 45 ngày tuổi cho uống 7 - lOml/1 liều/1 con. - Gà trẽn 45 ngày tuổi uống 12 - 15ml/l liều/1 con. Chú ý: - Sau khi pha, tránh ánh sáng mặt trời và dùng hết trong vòng 2-3 giờ. Vaccine có thể gây phản ứng khi dùng cho đàn gà có bệnh hô hấp mãn tính (CRD). - Chai vacxín này đùng xong phải ngâm vào chất sát trùng hay luộc sôi trước khi bỏ đi. Dạng trình bày: Đóng chai 100 liều. Bảo quản: Để vaccine ở nhiệt độ 2 - 8°c, không để vaccine vào ngăn đông. Nhà sản xuất và phân phối: Công ty Thuốc Thú y Trung ương (NAVETCO). * Vaccine Newcastle chủng M (hệ I) nhược độc đông khô Đặc tính: Là vaccine nhược độc, đông khô, sản xuất từ virus Newcastle chịu nhiệt chủng Mukteswar, nuôi cấy ở xoang niệu phôi trứng gà. Vaccine tạo miễn địch mạnh và bền. - Chủng virus này có thể gây bệnh cho gà dưới hai tháng tuổi chưa được tiêm phòng vđi vaccine Newcastle chủng F hoặc Lasota. Chỉ định: Dùng gây miễn dịch chủ động phòng bệnh Newcastle lần đầu cho gà khỏe mạnh từ 2 tháng tuổi trở lên hoặc tái chủng cho gà dưới 2 tháng tuổi đã được chủng bằng các vaccine Newcastle chủng F, Lasota hoặc vaccine Newcastle chịu nhiệt. Thành' phần: Mỗi liễu vaccine chứa ít nhất 105 EID50 virus Newcastle chủng Mukteswar. - Chất bổ trợ: sữa không kem Cách sử đụng: Tiêm dưới da cổ, mặt trong đùi hoặc bắp thịt ức. -Phương pháp: Vaccine được pha bằng nước sinh lý lạnh vô trùng sao cho mỗi liều là 0,5ml. Lắc đều trước khi tiêm. Chú ý: - Sau khi pha, chai vaccine phải được giữ trong nước đá, tránh ánh sáng mặt trời và dùng hết trong vòng 2-3 giò. Vaccine có thể gây phản ứng mạnh khi đùng cho đàn gà mang bệnh hô hấp - mãn tính (CRD). -Đối với đàn gà đang đẻ, tiêm vaccine này có thể dẫn đến giảm sút sản lượng trứng. -Chai vaccine này dùng xong phải được ngâm vào chất sát trùng hay luộc sôi trước khi bỏ đi. 14
  15. Dạng trình bày: Đóng chai 100 liều. Bảo quản: Để vaccine ở nhiệt độ 2 - 8°c. Không để vaccine vào ngăn đông 3.2. Vaccine Gumboro Thành phần: Mỗi liều vắc-xin có chứa: - Kháng nguyên: Ít nhất 103TCID50 vi-rút nhược độc Gumboro chủng 2512 - Chất bổ trợ đông khô: Sữa tách bơ (Skim milk) Công dụng: Tạo miễn dịch chủ động phòng ngừa bệnh Gumboro Liều lượng và cách dùng: - Hoà tan với nước muối sinh lý hoặc dung dịch pha vắc-xin đông khô - Cho gà uống hoặc nhỏ mắt, nhỏ mũi - Nếu đàn gà mẹ chưa tiêm phòng, sử dụng vắc-xin phòng bệnh cho gà con vào lúc 5 - 7 ngày tuổi, sau 2 tuần nhắc lại lần 2 - Nếu đàn gà mẹ đã tiêm phòng, sử dụng cho gà con lúc đạt 2 tuần tuổi Bảo quản:  - Bảo quản từ 2°C - 8°C - Vắc-xin đã pha sử dụng trong 6 giờ Hạn sử dụng: ghi trên nhãn lọ Dạng trình bày: - Vắc-xin đông khô đóng trong lọ có chân không - Lọ: 50; 100; 150;200; 500; 1000 liều - Hộp: 10; 50 lọ 3.3. Vaccine Tụ huyết trùng gia cầm Là vacxin vô hoạt được nhũ hóa, chế từ vi khuẩn Pasteureỉla multocida - serotyp A:l. Vacxin có màu trắng sữa đồng nhất. - Vacxin an toàn, tạo miễn dịch cao và bền khi tiêm phòng cho gia cầm. Chỉ định: Dùng gây miễn dịch chủ động phòng bệnh tụ huyết trùng cho gà, vịt, ngan, ngỗng khỏe mạnh. Thành phần: - Mỗi lml vacxin chứa ít nhất 10!0 tế bào vi khuẩn Pasteureỉla muliocida serotyp A - Tiêm dưới da co hoặc ức của gia cầm vđi liều như sau: + Gia cầm từ 25 ngày tới dưđi 2 tháng tuổi, liều 0,5ml/con. 15
  16. + Gia cầm từ 2 tháng tuổi trở lên, liều lml/con. - Chú ý\ sử dụng hết vacxin trong ngày. Dạng trình bày: Vacxin đóng chai: 25ml chứa 25 liều, 50ml chứa 50 liều. Bảo quản: ở 2 - 8()C. Không để vacxin vào ngăn đông. 3.4. Vaccine dịch tả vịt Thành phần: mỗi liều vắc-xin có chứa: - Kháng nguyên: Ít nhất 103TCID50 vi-rút Dịch tå vịt chủng C - Chất bổ trợ: Sữa tách bơ (Skim milk)  Chỉ định: sử dụng để phòng bệnh dịch tả cho vit, ngan và ngỗng khỏe mạnh. Liều dùng và hướng dẫn sử dụng:  - Hòa tan vắc-xin với dung dịch pha vắc-xin đông khô hoặc nước muối sinh lý. - Căn cứ vào số liệu ghi trên nhãn để pha vắc-xin, mỗi liều tuơng ứng với 0,5ml. - Đường dùng: Tiêm dưới da hoặc bắp thịt. - Liều lượng: Mỗi con 0,5ml. - Lịch phòng bệnh:  Đối với vit nuôi thịt thương phẩm:    + Lần 1 : Sử dụng vắc-xin vào lúc 2 tuần tuổi.    + Lần 2: Từ 2-3 tuần sau khi tiêm vắc-xin lần 1  Đối với vịt đẻ trứng:   + Tiêm vắc-xin 2 lần giống như vịt nuôi thịt.   + Lần 3: Sử dụng vắc-xin lúc 5 tháng tuổi.   + Tiêm nhắc lại trước mỗi vụ đẻ kế tiếp Chú ý: - Chỉ sử dụng vắc-xin cho vit, ngan và ngỗng khỏe mạnh. - Không gây stress đối với con vật trước khi sử dụng vắc-xin. - Bơm tiêm và kim tiêm phải được tiệt trùng truớc và sau khi tiêm (bằng nước đun sôi)    Không đuợc tiệt trùng bơm tiêm và kim tiêm bằng hóa chất sát trùng. - Nếu tiêm phòng cho nhiều đàn thì sau mỗi đàn nên thay bơm và kim tiêm. - Vắc-xin đã bật nắp sử dụng trong vòng 2 - 3 giờ ở điều kiện bảo quản từ 2°C - 8°C, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp.  Trình bày: - Lọ đông khô: 150; 500; 1000 liều - Hộp: 10; 50; 100 lọ. 16
  17. Bảo quản: từ 2°C - 8°C, tránh ánh 3.5. Vaccine viêm gan vịt Thành phần: Mỗi liều vắc-xin có chứa: - Kháng nguyên: Ít nhất 103,3ELD50 vi-rút Viêm gan vit nhược độc type l. - Chất bổ trợ: sữa tách bơ (Skim milk) Chỉ định: Sử dụng đề phòng bệnh Viêm gan cho vịt khỏe mạnh ở mọi lứa tuổi Liều dùng và huớng dẫn sử dụng: - Hòa tan vắc-xin với dung dịch pha vắc-xin đông khô hoặc nước muối sinh lý, căn cứ vào số liều ghi trên nhãn để pha vắc-xin. - Lịch phòng bệnh:  Vịt con: + Vịt con sinh ra từ mẹ đã tiêm phòng ở vùng có tỷ lệ nhiễm bệnh cao được sử dụng vắc-xin vào lúc 7-10 ngày tuổi + Vit con sinh ra từ me chưa tiêm phòng đuợc sử dụng ngay sau khi nở  Vịt giống: + Tiêm vắc-xin nhắc lại vào lúc 7 tuần tuổi và trước đẻ 2 tuần - Đuờng dùng: Vắc-xin đuợc sử dụng theo đường tiêm dưới da, tiêm bắp, nhỏ mắt, nhỏ mũi và cho uống  Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp Mỗi vịt tiêm 1 liều tuơng ứng với 0,1 - 0,3 ml  Đường cho uống + Pha vắc-xin với 3-5 ml dung dịch pha vắc-xin đông khô hoặc nước muối sinh lý, lắc tan đều rồi thêm nước sạch không chứa  Chlor, ion kim loại nặng hoặc các chất sát trùng với lượng nước được tính từ 5 - 15ml cho một con vịt tùy theo lứa tuổi. + Trước khi uống vắc-xin, cho vịt ăn bình thường và nhịn khát từ 1 - 2 giờ để bảo đảm vit thu nhận hết vắc-xin.  Đường nhỏ mắt, nhỏ mũi: + Mỗi liều tương ứng 0,03 ml. + Pha vắc-xin bằng dung dịch pha vắc-xin đông khô hoặc nước muối sinh lý (thông thường 34 ml/ 1.000 liều) và sử dụng ống nhỏ giọt chuẩn. Nhỏ 1 giọt vào mắt hoặc vào mũi của vịt. Lưu ý: Người thao tác phải đảm bảo giọt vắc-xin thấm vào mắt hoặc vịt đã hít vào 17
  18. mūi trước khi thả vịt ra) Chú ý: - Chỉ sử dụng vắc-xin cho vịt khỏe mạnh. - Không gây Stress đối với vịt trước khi sử dụng vắc-xin - Dụng cụ để pha và chứa vắc-xin phải sạch sẽ, không có chat tẩy uế và chất sát trùng. - Vắc-xin đã bật nắp sử dụng trong vòng 2-3 giờ, tránh ánh sáng trực tiếp. Trình bày: - Lọ đông khô: 50; 100; 150; 500; 1000 liều - Hộp: 10; 50; 100 lọ Bảo quản: Bảo quản từ 2°C - 8°C, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp. 4. Sử dụng vaccine phòng bệnh cho chó, mèo 4.1. Vaccine dại Thành phần và hàm lượng:   Glycoprotein virus Dại ≥1 IU  Keo phèn (dạng Hydroxide)1,7 mg  Tá dược vừa đủ 1 liều trong 1 ml Công dụng:  Phòng bệnh Dại cho chó, mèo, ngựa, cừu, trâu, bò và các loài chồn. Cách dùng và liều dùng:  Tiêm dưới da (trừ ngựa) hoặc tiêm bắp. Liều dùng: 1ml/ con.  Bảo quản:  Bảo quản từ 2oC-8oC, không để vắc xin vào ngăn đông đá, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Hạn sử dụng:  36 tháng kể từ ngày sản xuất. 4.2. Vaccine phòng 5 bệnh (Biocan DHPPi) Vaccine vô hoạt phòng bệnh sài sốt , viêm gan, viêm thanh khí quản, bệnh Doparvovirus và bệnh Cúm chó. Thành phần: Trong 1 ml vaccine có chứa: a)Thành phần D (Đông khô): Virus febris contagioase canis…. Min 103 TCID50 –max 104.5 TCID50 Virus laryngotrachetidis contagiosase canis … min 103.5TCID50 –max 18
  19. 105.5TCID50 Parvo virus enteritidis canis vô hoạt … min 104.5TCID50 –max 105.5TCID50 Virus parainfluenza canis …………….min 103TCID50 –max 104.2TCID50 Nutrimeptum pro lyophilisatione…… ad 1ml b)Nước pha Aqua pro injection…………1 ml Chỉ định: Kích thích tạo miễn dịch chủ động chống lại sài sốt, viêm gan, viêm thanh khí quản (viêm phổi), bệnh do parvo virus , cúm chó Cách dùng: Liều 1 ml cho mọi lứa tuổi, trọng lượng, giống, có thể bắt đầu dùng vacine cho chó ở tuần tuổi thứ 6 Cách dùng: Tiêm dưới da tốt nhất là tiêm sâu dưới da sau xương bả vai. Chai 1 liều Bảo quản:Bảo quản nơi khô ráo, nhiệt độ 2 – 80C, tránh đông đá. Xuất sứ: Cộng hòa séc 4.3. Vaccine phòng 7 bệnh (PFIZER) Phòng 7 bệnh: • Viêm ruột do Parvovirus. • Bệnh care. • Viêm khí - phế quản. • Viêm gan truyền nhiễm. • Bệnh ho cũi chó. • 2 bệnh do Lepto trên chó. - Cách dùng: - Dùng xi lanh bơm lọ chứa dung dịch nước vào lọ đông khô, lắc nhẹ để chắc chắn viên đông khô được hòa tan hoàn toàn rồi tiêm dưới da cho chó. Liều dùng: - 1ml/con, bất kể trọng lượng, tuổi, giới, giống chó. Lịch Phòng: - Có thể tiêm cho chó sớm nhất vào 08 tuần tuổi, chủng ngừa lần 02 vào 12 tuần tuổi. - Tiêm nhắc lại mỗi năm để duy trì mức độ miễn dịch cao và lâu dài. Lọ 1 liều. Bảo quản: Bảo quản nhiệt độ 2 - 8°C, tránh ánh sáng mặt trời. Không làm đông đá. Xuất xứ: Tây Ban Nha. B. THỰC HÀNH 19
  20. Bài 1: Tiêm phòng vắc xin cho gà 1. Địa điểm: Tại cơ sở chăn nuôi 2. Dụng cụ: Dụng cụ thú y, nước sinh lý, vắc xin, lọ pha vaccin 3. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu vị trí tiêm vắc xin; pha vắc xin, cách sử dụng bơm kim tiêm, cách thực hiện thao tác - Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện các công việc: + Kiểm tra, sát trùng bơm kim tiêm + Pha văc xin + Thực hiện thao tác + Đánh dấu các con đã được tiêm + Lưu ý không tiêm vắc xin cho những con ốm, nghi ốm. + Vệ sinh dụng cụ thú y sau khi tiêm - Thời gian thực hiện: 4 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Tiêm hoặc nhỏ vắc xin cho gà đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi. Bài 2: Tiêm phòng vắc xin cho lợn 1. Địa điểm: Tại cơ sở chăn nuôi 2. Dụng cụ: Dụng cụ thú y, nước sinh lý, vắc xin, bút dạ… 3. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu vị trí tiêm vắc xin; pha vắc xin, cách sử dụng bơm kim tiêm, cách thực hiện thao tác - Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện các công việc: + Kiểm tra, sát trùng bơm kim tiêm + Pha văc xin + Thực hiện thao tác + Đánh dấu các con đã được tiêm + Lưu ý không tiêm vắc xin cho những con ốm, nghi ốm. + Vệ sinh dụng cụ thú y sau khi tiêm - Thời gian thực hiện: 8 giờ 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2