intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tập huấn Phổ biến, giáo dục pháp luật trong môn GDCD THCS

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:49

230
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tập huấn Phổ biến, giáo dục pháp luật trong môn GDCD THCS trình bày về một số vấn đề chung về công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nội dung tích hợp phổ biến giáo dục pháp luật trong môn Giáo dục công dân ở cấp trung học cơ sở. Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tập huấn Phổ biến, giáo dục pháp luật trong môn GDCD THCS

  1. TẬP HUẤN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP THCS •GỒM BA PHẦN CHÍNH: Phần thứ nhất: Một số vấn đề chung về công tác phổ biến giáo dục pháp luật Phần thứ hai: Nội dung tích hợp phổ biến giáo dục pháp luật trong môn Giáo dục công dân ở cấp THCS Phần thứ ba: Phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá các bài tích hợp giáo dục pháp luật trong mônGDCD cấp THCS
  2. PHẦN THỨ NHẤT  MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
  3. 1. Quan niệm về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. a/ Tuyên truyền pháp luật - “Tuyên truyền là việc giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo”. - Tuyên truyền pháp luật là công bố, giới thiệu rộng rãi nội dung của pháp luật để mọi người biết, động viên, thuyết phục để mọi người tin tưởng và thực hiện đúng pháp luật
  4. 1. Quan niệm về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. a/ Tuyên truyền pháp luật b/ Phổ biến pháp luật - “Phổ biến là làm cho đông đảo mọi người biết đến một vấn đề, một tri thức bằng cách truyền đạt trực tiếp hay thông qua hình thức nào đó” hoặc “Làm cho mọi người đều biết đến”. - Phổ biến pháp luật mang tính tác nghiệp, truyền đạt nội dung pháp luật cho các đối tượng xác định hơn tuyên truyền pháp luật
  5. 1. Quan niệm về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục   pháp luật. a/ Tuyên truyền pháp luật b/ Phổ biến pháp luật - VD: phổ biến Luật Hôn nhân và gia đình cho phụ nữ của xã X...; phổ biến các quy định mới về soạn thảo văn bản cho cán bộ, công chức cơ quan Bộ Y...; phổ biến kinh nghiệm áp dụng pháp luật cho cán bộ địa chính của huyện Z... Ở những mức độ khác nhau, phổ biến pháp luật là nhằm làm cho đối tượng cụ thể hiểu thấu suốt các quy định của pháp luật để thực hiện pháp luật trên thực tế. Phổ biến pháp luật thường thông qua các hội nghị, các buổi tập huấn vv...  
  6. 1. Quan niệm về tuyên truyền,phổ biến, gdpl.   a/ Tuyên truyền pháp luật b/ Phổ biến pháp luật c/ Giáo dục pháp luật - Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm bồi dưỡng cho người học những phẩm chất đạo đức và những tri thức cần thiết để người học có khả năng tham gia mọi mặt của đời sống xã hội - Giảng dạy pháp luật trong trường học được thực hiện đối với một nhóm đối tượng nhất định trong xã hội với những điều kiện nhất định về chương trình, nội dung, đội ngũ giáo viên, phương tiện, phương pháp giảng dạy... - Giảng dạy pháp luật là một trong các hình thức giáo dục pháp luật cơ bản ở nước ta hiện nay.
  7. 2. Mục đích của phổ biến, giáo dục pháp luật a/Hình thành, làm sâu sắc và từng bước mở rộng hệ thống tri thức p.luật cho c.dân (mục đích nhận thức) thể hiện ở các trình độ sau + Hình thành tri thức pháp luật; + Mở rộng và làm sâu sắc tri thức p.luật; + Am hiểu thấu đáo pháp luật; + Biết cách đánh giá một cách đúng đắn các hành vi pháp lý
  8. 2. Mục đích của phổ biến, giáo dục pháp luật a/Hình thành, làm sâu sắc và từng bước mở rộng hệ thống tri thức p.luật cho c.dân b/Hình thành lòng tin vào pháp luật (mục đích cảm xúc) Pháp luật chỉ có thể được mọi người thực hiện nghiêm chỉnh khi họ tôn trọng, tin tưởng vào những quy định của pháp luật Mục đích cảm xúc của phổ biến, GDPL bao gồm: + Giáo dục tình cảm công bằng + Giáo dục tình cảm trách nhiệm + Giáo dục tình cảm không khoan nhượng + Giáo dục tình cảm pháp chế
  9. 2. Mục đích của phổ biến, giáo dục pháp luật a/Hình thành, làm sâu sắc và từng bước mở rộng hệ thống tri thức p.luật cho c.dân b/Hình thành lòng tin vào pháp luật c/Hình thành động cơ và hành vi tích cực theo pháp luật Phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm hình thành, củng cố tình cảm tốt đẹp của con người với pháp luật, đồng thời ngày càng nâng cao sự hiểu biết của con người đối với các quy định của pháp luật và các hiện tượng pháp luật trong đời sống, từ đó nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của nhân dân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2