YOMEDIA

ADSENSE
Bài giảng Tập huấn Phương pháp ôn tập tốt nghiệp Phương pháp vẽ và sử dụng bảng số liệu, biểu đồ
112
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download

Bài giảng Tập huấn Phương pháp ôn tập tốt nghiệp Phương pháp vẽ và sử dụng bảng số liệu, biểu đồ trình bày về các khái niệm; đặc điểm hệ thống bài tập bảng số liệu, biểu đồ trong thi tốt nghiệp; hướng dẫn chọn biểu đồ thích hợp; quy trình chung khi xây dựng các loại biểu đồ; cách nhận xét bảng số liệu, biểu đồ; nguyên tắc chung để giải thích biểu đồ.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tập huấn Phương pháp ôn tập tốt nghiệp Phương pháp vẽ và sử dụng bảng số liệu, biểu đồ
- 1
- 1. CÁC KHÁI NIỆM THEO TỪ ĐIỂN BỎCH KHOA TOÀN THƯ VIỆT NAM: “BIỂU ĐỒ LÀ HỠNH VẼ BIỂU DIỄN MỐI QUAN HỆ GIỮA CỎC ĐẠI LƯỢNG. CỎC DẠNG BIỂU ĐỒ THỤNG DỤNG NHẤT LÀ BIỂU ĐỒ CHỮ NHẬT VÀ BIỂU ĐỒ HỠNH QUẠT (TRŨN). BIỂU ĐỒ MỤ TẢ MỘT CỎCH TRỰC QUAN SỰ PHỤ THUỘC GIỮA CỎC ĐẠI LƯỢNG. VỚ DỤ: BIỂU ĐỒ TĂNG DÕN SỐ CỦA MỘT NƯỚC, BIỂU ĐỒ THU NHẬP QUỐC DÕN”. BIỂU ĐỒ LÀ CẤU TRỲC ĐỒ HỌA DỰNG ĐỂ BIỂU HIỆN TRỰC QUAN SỐ LIỆU THỐNG KỜ VỀ QUỎ TRỠNH PHỎT TRIỂN CỦA HIỆN TƯỢNG, CẤU TRỲC CỦA HIỆN TƯỢNG, MỐI QUAN HỆ VỀ THỜI GIAN VÀ KHỤNG GIAN GIỮA CỎC HIỆN TƯỢNG ĐỊA LỚ. 2
- 2. PHÂN LOẠI Phân loại theo hình thức thể hiện: biểu đồ I cột, đường, kết hợp, miền... Phân loại theo bản chất đối tượng: biểu II đồ động thái, cơ cấu, so sánh, mối quan hệ. III Phân loại theo nội dung: biểu đồ tự nhiên, dân cư – xã hội, kinh tế ... 3
- 2.1.PHÂN LOẠI THEO HÈNH THỨC THỂ HIỆN a) Biểu đồ cột Là dạng biểu đồ thích hợp nhất và phổ biến để thể hiện quy mô (giá trị) của đối tượng địa lí ở thời điểm xác định hoặc lãnh thổ nhất định. Số liệu vẽ có thể là đại lượng tuyệt đối (số người, số tiền, diện tích..) hoặc đại lượng tương đối (số %). Trong loại biểu đồ này còn chia ra các loại khác nhau: cột đơn, cột gộp nhóm, cột chồng (chồng liên tiếp, chồng từ gốc tọa độ), cột thanh ngang, tháp dân số 4
- B) Biểu đồ đường (đồ thị hoặc đường biểu diễn) Đồ thị dùng để biểu diễn sự thay đổi của một hoặc vài đại lượng địa lí theo chuỗi thời gian (thường từ 4 năm trở lên, còn ít hơn có thể dùng cột). Các mốc thời gian thường là các thời điểm xác định. Vì vậy nếu chuỗi số liệu biến đổi theo không gian hay theo thời kì (chứ không phải theo từng thời điểm, từng năm) thì người ta không dùng đồ thị mà dùng các loại biểu đồ khác, chẳng hạn như biểu đồ cột. (VD GTDS theo thời kì – trang 78NC) 5
- Có các dạng đồ thị thể hiện các hiện tượng khác nhau thì cách vẽ khác nhau. – Đồ thị thể hiện sự thay đổi của một hay nhiều hiện tượng cùng đơn vị theo thời gian -> thì biểu đồ thể hiện trên trục tọa độ có 1 trục tung, 1 trục hoành. – Đồ thị thể hiện sự thay đổi của hai hiện tượng khác nhau về đơn vị theo thời gian. Có hai cách thể hiện: + Sử dụng hệ trục tọa độ gồm hai trục tung thể hiện giá trị hai đối tượng. + Xử lí số liệu từ tuyệt đối về số liệu tương đối, sử dụng hệ trục tọa độ 1 trục tung (đơn vị %). – Đồ thị thể hiện sự thay đổi của 3 hiện tượng trở lên có đơn vị tính khác nhau. Trường hợp này chỉ có một cách duy nhất là chuyển các số liệu tuyệt đối thành số liệu tương đối theo cách lấy giá trị năm đầu là 100%, giá trị năm sau tính theo năm đầu. 6
- Biểu đồ tốc độ tăng trưởng của các nhóm cây trồng giai đoạn 1990–2005 7
- C) Biểu đồ kết hợp cột – đường Thường để thể hiện nhiều đối tượng địa lí có mối quan hệ nhất định với nhau và khác nhau về đơn vị đo. Loại biểu đồ này rất phổ biến, thông thường người ta dùng hai trục đứng cho hai chuỗi số liệu thể hiện hai đối tượng khác nhau nhưng có mối liên hệ với nhau. Trong địa lí tự nhiên, học sinh có thể gặp loại biểu đồ dạng này ở biểu đồ khí hậu. Trong địa lí kinh tế – xã hội như biểu đồ thể hiện diện tích và sản lượng cây trồng, sản lượng và số dân qua các năm khác nhau. Về nguyên tắc ta có thể sử dụng biểu đồ kết hợp cột đường không chỉ cho hai đối tượng mà có thể nhiều hơn. Chẳng hạn, trên cùng một hệ trục tọa độ có thể biểu diễn diện tích rừng (gồm diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng) và độ che phủ rừng. 8
- Biểu đồ thể hiện sự biến đổi diện tích rừng và độ che phủ rừng của nước ta giai đoạn 1943–2005 9
- d) Biểu đồ hình tròn (biểu đồ bánh) Biểu đồ hình tròn dùng để thể hiện cơ cấu của đối tượng địa lí tính theo giá trị tương đối (các thành phần cộng lại bằng 100%) và thể hiện quy mô (ứng với kích thước biểu đồ) của hiện tượng khi cần trình bày trực quan Trong một số trường hợp, có thể vẽ thêm một vòng tròn đồng tâm để ghi giá trị về số liệu tổng. Khi đó ta có biểu đồ hình vành khăn. Một dạng đặc biệt của biểu đồ tròn là biểu đồ bát úp (nửa tròn). 10
- e) Biểu đồ miền Biểu đồ miền như là một trường hợp đặc biệt của biểu đồ cột chồng, khi mà bề ngang các cột được thu nhỏ lại chỉ còn là các đường thẳng đứng và khi đó các cột lại được nối với nhau. Biểu đồ miền vẽ khi cần thể hiện sự thay đổi cơ cấu của nhiều đối tượng địa lí qua nhiều thời điểm (từ 4 năm trở lên). + Biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi của hiện tượng (theo giá trị tương đối) + Biểu đồ miền thể hiện thay đổi của hiện tượng theo giá trị tuyệt đối. + Biểu đồ miền chồng theo giá trị lấy từ gốc tọa độ 11
- Biểu đồ tình hình thay đổi tỉ suất sinh, tỉ suất tử và gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta giai đoạn 1960–2006 12
- f) Các dạng biểu đồ khác + Biểu đồ tam giác. + Biểu đồ tượng hình. + Biểu đồ hình vuông. 13
- 3. ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG BÀI TẬP BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ TRONG THI TỐT NGHIỆP Các bài tập đa dạng về nội dung, bám sát chương trình sách giáo khoa. Các bảng số liệu đơn giản, thường thể hiện ít đối tượng hoặc ít năm. Yêu cầu vẽ khá dễ nhận biết loại biểu đồ hoặc chỉ rõ biểu đồ cần vẽ Nội dung nhận xét đơn giản Yêu cầu giải thích ý chính, không cần đi sâu phân tích các nguyên nhân. 14
- 4. HƯỚNG DẪN CHỌN BIỂU ĐỒ THÍCH HỢP Vào nội dung bảng 1 số liệu 4.1. 2 Mục đích biểu đồ cần thể hiện CĂN CỨ 3 Chức năng của biểu đồ 15
- 4. HƯỚNG DẪN CHỌN BIỂU ĐỒ THÍCH HỢP Xác định nội dung 1 bảng số liệu theo các chiều Một 4.2. bảng Nhiều 2 Chọn các biểu đồ có CÁC Cách thể vẽ theo lệnh đề hỏi BƯỚC Và cách vẽ 3 Lựa chọn biểu đồ đáp ứng nhiều tiêu chí nhất 16
- VÍ DỤ Cho bảng số liệu: DT cây công Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện rõ nhất nghiệp hàng năm, lâu năm thời 1.Sự thay đổi DT cây công nghiệp kì 1987 – 2009. hàng năm, lâu năm 2.Tốc độ tăng trưởng diện tích cây DT cây DT cây công nghiệp hàng năm, lâu năm 3.Cơ cấu diện tích cây công nghiệp Năm Tổng số công nghiệp công nghiệp hàng năm, lâu năm hàng năm lâu năm 4.Quy môn, cơ cấu và tốc độ tăng 1987 1213,0 638,0 575,0 trưởng diện tích cây công nghiệp 1994 1465,7 655,8 809,9 hàng năm, lâu năm. 1998 2010,9 808,2 1202,7 2003 2345,8 835,0 1510,8 2009 2644,8 758,6 1936,2 17
- CÁCH XÁC ĐỊNH NHANH Trường hợp 1: mục đích vẽ thể hiện cơ cấu hiện tượng thì thường chọn các dạng biểu đồ tròn, miền, cột chồng. + Nếu bảng số liệu dưới 4 thời điểm năm thì vẽ biểu tròn. + Nếu bảng số liệu từ 4 năm trở lên thì thể hiện rõ nhất cơ cấu là miền. + Nếu yêu cầu vẽ thể hiện quy mô, cơ cấu thì vẽ tròn nếu ít năm với bán kính đường tròn khác nhau; nếu trên 3 năm vẽ miền theo giá trị tuyệt đối hoặc cột chồng. 18
- CÁCH XÁC ĐỊNH NHANH Trường hợp 2: mục đích thể hiện sự thay đổi của một hoặc nhiều đại lượng về mặt giá trị tuyết đối thì có thể chọn biểu đồ cột, đường. + Vẽ cột khi cần thể hiện quy mô (giá trị) của đối tượng, hoặc hiện tượng phân theo các nội dung. + Vẽ đồ thị khi cần thể hiện sự biến động, tốc độ tăng trưởng qua nhiều năm (từ 4 năm trở lên) và phải là thời điểm xác định (không được theo giai đoạn). + Vẽ biểu đồ kết hợp khi: Bảng số liệu có từ 2 đại lượng trở lên và có mối quan hệ với nhau. Nếu bảng số liệu có 3 đại lượng, trong đó có hai đại lượng có quan hệ với nhau và yêu cầu phải thể hiện ba đại lượng trên cùng một hệ trục thì ta chọn biểu đồ kết hợp. Khi đó, hai đại lượng có mối quan hệ với nhau thì vẽ biểu đồ cột chồng, đại lượng còn lại thể hiện biểu đồ đường 19
- VÍ DỤ 1 Bảng số liệu giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo giá so sánh 1994 phân theo nhóm cây Lương Cây ăn Năm Tổng số Rau đậu Cây CN thực quả 1990 49604,0 33289,6 3477,0 6692,3 5028,5 1995 66183,4 42110,4 4983,6 12149,4 5577,6 1999 86380,6 52719,7 6179,6 19906,1 6131,2 2009 124487,3 70197,7 10926,8 31920,9 9744,6 a) Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây b) Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng 3 ngành trồng trọt chính c) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu.... 20

ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:

Báo xấu

LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
