intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tennis Elbow và vật lý trị liệu - CN VLTL. Bùi Kim Hằng

Chia sẻ: ViJoy ViJoy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:34

35
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tennis Elbow và vật lý trị liệu trình bày các nội dung chính sau: Trích dẫn những nguyên tắc nền tảng về cơ sinh học và cấu trúc giải phẫu liên quan đến Tennis Elbow; Lựa chọn các phương thức Vật lý trị liệu; Thiết lập chương trình Vật lý trị liệu trong điều trị và phòng ngừa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tennis Elbow và vật lý trị liệu - CN VLTL. Bùi Kim Hằng

  1. TENNIS ELBOW & VẬT LÝ TRỊ LIỆU CN VLTL Bùi Kim Hằng KHOA PHCN BV CTCH
  2. MỤC TIÊU • trích dẫn những nguyên tắc nền tảng về cơ sinh học và cấu trúc giải phẫu liên quan đến Tennis Elbow • lựa chọn các phương thức Vật lý trị liệu • thiết lập chương trình Vật lý trị liệu trong điều trị và phòng ngừa
  3. NỘI DUNG TENNIS ELBOW VÀ CÁC CẤU TRÚC GIẢI PHẪU LIÊN QUAN NGUYÊN TẮC NỀN TẢNG VỀ SINH CƠ HỌC TRONG TENNIS ELBOW ĐIỀU TRỊ VẬT LÝ TRỊ LIỆU TÀI LIỆU THAM KHẢO
  4. I. TENNIS ELBOW VÀ CÁC CẤU TRÚC GIẢI PHẪU LIÊN QUAN I.1 ĐỊNH NGHĨA: Tennis elbow/Lateral epicondylitis/ Lateral tennis elbow/ Lateral stress syndrome):  hội chứng quá tải hoặc chấn thương/lực căng liên tục  gây đau và tổn thương thoái hóa hoặc viêm nơi bám nguyên ủy trên lồi cầu ngoài của nhóm cơ duỗi cổ tay.
  5. I. TENNIS ELBOW VÀ CÁC CẤU TRÚC GIẢI PHẪU LIÊN QUAN I.2 BỆNH LÝ HỌC: • tăng sản nguyên bào sợi mạch máu • rách và thoái hóa vi thể ở cấu trúc gân, nơi tiếp điểm gân-cơ hoặc gân-màng xương • mô hạt thành lập, bao bọc các điểm tận thần kinh  đau • mô hạt không phát triển  mô gân không lành (tendinous nonunion)
  6. I. TENNIS ELBOW VÀ CÁC CẤU TRÚC GIẢI PHẪU LIÊN QUAN I.3 TẦN SUẤT: • 1 – 3%, nữ = nam, khoảng tuổi 30 – 55, thường xuất hiện đầu tiên ở bên tay thuận • 10 – 50% ở những người chơi tennis
  7. I. TENNIS ELBOW VÀ CÁC CẤU TRÚC GIẢI PHẪU LIÊN QUAN • I.4 NGUYÊN NHÂN: đôi khi không rõ, nhưng phần lớn là do: • quá tải với cử động gập-duỗi hoặc quay sấp-quay ngữa lặp lại nhiều lần trong các môn thể thao với tay cao quá đầu (tennis, bóng ném, bóng chày…), hoặc liên quan đến nghề nghiệp (khiêng vác nặng, đầu bếp, pha chế rượu, lập trình viên…) • kỹ thuật chơi tennis không tốt • dụng cụ không tương thích (chu vi cán vợt quá nhỏ, lưới vợt quá căng/cứng, vợt nặng, chất lượng banh kém…) • yếu cơ vùng vai, cánh tay, khuỷu
  8. I. TENNIS ELBOW VÀ CÁC CẤU TRÚC GIẢI PHẪU LIÊN QUAN • I.5 TRIỆU CHỨNG: đau vùng lồi cầu ngoài, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày (bắt tay, mở/vặn chốt cửa, cầm giữ đồ vật…), giảm sức cầm nắm
  9. I. TENNIS ELBOW VÀ CÁC CẤU TRÚC GIẢI PHẪU LIÊN QUAN I.6 CÁC CẤU TRÚC GIẢI PHẪU LIÊN QUAN: I.6.1 Cơ:  cơ duỗi cổ tay quay ngắn (ECRB – Extensor Carpi Radialis Brevis): dễ tổn thương nhất, do + vị trí giải phẫu: mặt dưới gân cọ xát trên rìa ngoài chỏm con khi khuỷu gập-duỗi + vận động phối hợp: cơ ECRL ở phía trước ép chặt cơ ECRB vào xương khi khuỷu duỗi + chức năng: cố định cổ tay khi khuỷu duỗi/ bị căng quá mức khi khuỷu duỗi, cẳng tay quay sấp, cổ tay gập lòng và nghiêng trụ
  10. I. TENNIS ELBOW VÀ CÁC CẤU TRÚC GIẢI PHẪU LIÊN QUAN I.6 CÁC CẤU TRÚC GIẢI PHẪU LIÊN QUAN: I.6.1 Cơ:  cơ duỗi cổ tay quay dài: ECRL (Extensor Carpi Radialis Longus)  cơ duỗi chung ngón: EDC (Extensor Digitorum Communis) tổn thương trong 1/3 trường hợp (phần điểm bám tới ngón 3 xuất phát từ lồi cầu ngoài)  cơ duỗi cổ tay trụ: ECU (Extensor Carpi Ulnaris)
  11. I. TENNIS ELBOW VÀ CÁC CẤU TRÚC GIẢI PHẪU LIÊN QUAN I.6 CÁC CẤU TRÚC GIẢI PHẪU LIÊN QUAN: I.6.2 Thần kinh: TK gian cốt sau (PIN – Posterior Interosseous Nerve)
  12. II. NGUYÊN TẮC NỀN TẢNG VỀ SINH CƠ HỌC TRONG TENNIS ELBOW II.1 Nguyên lý đòn bẩy: • loại 1: điểm tựa ở giữa  có thể lợi/ thiệt/ lực cản và lực cơ bằng nhau • loại 2: lực cản ở giữa  lợi về lực, biên độ cử động nhỏ • loại 3: lực cơ ở giữa  thiệt về lực, biên độ & tốc độ cử động lớn
  13. II. NGUYÊN TẮC NỀN TẢNG VỀ SINH CƠ HỌC TRONG TENNIS ELBOW Chuyển đổi kiểu đòn bẩy tại khớp khuỷu từ loại 3 (gập khuỷu, co cơ hướng tâm) thành loại 2 (duỗi khuỷu, co cơ ly tâm)  cải thiện sức mạnh cơ và giảm đau
  14. II. NGUYÊN TẮC NỀN TẢNG VỀ SINH CƠ HỌC TRONG TENNIS ELBOW II.2 Các kiểu co cơ: Co cơ đẳng trường (Isometric contraction) Co cơ đẳng trương (Isotonic contraction) - Co cơ hướng tâm (concentric contraction) - Co cơ ly tâm (eccentric contraction)
  15. II. NGUYÊN TẮC NỀN TẢNG VỀ SINH CƠ HỌC TRONG TENNIS ELBOW II.3 Co cơ ly tâm: • kéo dài phức hợp gân- cơ  tác động vào tiến trình tái sắp xếp cấu trúc gân  tạo thuận sự tăng sinh và tăng sức căng của gân • tác động lên đồng thời cơ chủ vận và nghịch vận  tạo thuận dẫn truyền thần kinh-cơ  TEE (Therapeutic Eccentric Exercises) rất hiệu quả trong điều trị các bệnh lý về gân cơ
  16. III. ĐIỀU TRỊ III.1 BẢO TỒN: giai đoạn 1 và 2  PRICEMM  thay đổi dụng cụ thể thao (vợt, banh…)  vận động tập
  17. III. ĐIỀU TRỊ PRICEMM • P (Protection): nẹp/ đai  phân tán lực co kéo trên điểm gân bám • R (Rest): giảm hoạt động • I (Ice): 10 – 15 phút/ 4 – 6 lần/ ngày • C (Compression): băng ép vùng dưới khuỷu • E (Elevation): nâng cao tay (nếu sưng bàn tay, ngón tay)
  18. III. ĐIỀU TRỊ PRICEMM  M (Medications): + NSAID + Chích Steroid + Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP – Placelet- Rich Plasma)
  19. III. ĐIỀU TRỊ PRICEMM  M (Modalities): • điện • sóng âm (siêu âm, shock wave) • sóng ngắn • ion di (iontophoresis) • sóng ánh sáng (hồng ngoại, LASER…)
  20. III. ĐIỀU TRỊ III.2 PHẪU THUẬT: • giai đoạn 3 (2%) • đau dai dẳng (>1 năm), đau khi nghỉ, BN cần vận động ở mức độ cao (thể thao, thi đấu) • sau 6 – 12 tháng điều trị bảo tồn thất bại • nhằm thay đổi tình trạng lực kéo của gân trên màng xương và tuần hoàn tại chỗ: loại bỏ mô tổn thương, lấy calci lắng đọng, giải phóng điểm bám gân trên lồi cầu ngoài, đính lại chỗ gân bám…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2