Bài giảng 11:<br />
<br />
Giá kinh tế của vốn<br />
Thẩm định Đầu tư Công<br />
Học kỳ Hè, 2018<br />
<br />
Giảng viên: Đỗ Thiên Anh Tuấn<br />
(Có bổ sung từ bài giảng các năm trước)<br />
<br />
1<br />
<br />
Khái niệm<br />
• Giá kinh tế của vốn phản ánh chi phí cơ hội của vốn xét trên quan<br />
điểm tổng thể nền kinh tế.<br />
• Giá kinh tế của vốn hay suất chiết khấu kinh tế được sử dụng để chiết<br />
khấu lợi ích và chi phí kinh tế trong tương lai của dự án đầu tư.<br />
• Nói cách khác, suất chiết khấu kinh tế phản ánh sự đánh đổi giữa lợi<br />
ích và chi phí tương lai của dự án với lợi ích và chi phí hiện tại.<br />
• Suất chiết khấu bằng 0 có nghĩa là xã hội sẽ bàng quan về sự đánh đổi<br />
giữa lợi ích-chi phí trong tương lai với hiện tại.<br />
• Suất chiết khấu dương có nghĩa là xã hội sẽ ưu tiên cho lợi ích-chi phí<br />
hiện tại hơn là so với tương lai. Ngược lại đối với suất chiết khấu âm.<br />
• Trong nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo và không bị biến dạng, suất<br />
chiết khấu kinh tế sẽ tương thích với suất chiết khấu tài chính.<br />
<br />
2<br />
<br />
Cách tiếp cận tính chi phí vốn kinh tế<br />
Dựa vào suất sinh lợi của các dự án đầu tư tư nhân (ERRI):<br />
• Cách tính này dựa trên giả định đầu tư công sẽ có tác dụng<br />
thay thế đầu tư tư nhân. Do đó, chi phí vốn của dự án đầu tư<br />
công ít nhất sẽ bằng với suất sinh lợi mà dự án đầu tư tư nhân<br />
có thể đạt được.<br />
• Như vậy, chi phí vốn kinh tế được xem bằng với chi phí cơ hội kinh tế<br />
biên của vốn đầu tư tư nhân.<br />
• Cách tiếp cận này bị thiên lệch theo hướng ước tính quá cao chi phí<br />
vốn kinh tế. Có 2 lý do chính:<br />
• Các ngoại tác và thất bại thị trường làm biến dạng suất sinh lợi đầu tư tư nhân.<br />
• Các suất sinh lợi đầu tư tư nhân quan sát được thường bao gồm khoản bù đắp<br />
rủi ro trong đó.<br />
<br />
3<br />
<br />
Tính chi phí vốn kinh tế dựa theo<br />
phương pháp Ramsey (1928)<br />
ERTP = + * <br />
• Trong đó,<br />
<br />
• là sự ưa thích thời gian thuần túy: thể hiện sự kiên nhẫn và tính thiển cận của mỗi<br />
cá nhân. Các nghiên cứu thực nghiệm ước lượng từ 1% đến 3%.<br />
• là độ co giãn lợi ích biên của tiêu dùng: cho thấy thực tế là nếu người tiêu dùng<br />
giàu có hơn trong tương lai thì lợi ích tiêu dùng biên sẽ giảm đi.<br />
= ln(1 – t’)/ln(1 – t)<br />
Trong đó, t’ và t lần lượt là thuế suất thuế thu nhập biên và trung bình đối với người nộp thuế.<br />
Nếu = 1 có nghĩa là người tiêu dùng trung lập<br />
Nếu < 1 có nghĩa là người tiêu dùng không quá quan tâm vào tăng trưởng tương lai<br />
Nếu > 1 có nghĩa là người tiêu dùng quan tâm vào tăng trưởng tương lai.<br />
• là tốc độ tăng trưởng kỳ vọng của mức tiêu dùng bình quân đầu người: hàm ý là<br />
nếu các thế hệ tương lai được kỳ vọng giàu có hơn so với các thế hệ hiện tại, và nếu<br />
tiêu dùng tăng theo thời gian, thì suất chiết khấu sẽ tăng lên nhằm dịch chuyển sự<br />
ưu tiên cho thế hiện nghèo hơn ở hiện tại. Thông thường trong rất dài hạn, g sẽ<br />
tương đương với tốc độ tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người.<br />
<br />
4<br />
<br />
Lựa chọn phương pháp ước tính chi phí vốn<br />
kinh tế ở một số quốc gia<br />
Cơ sở lý thuyết<br />
<br />
Quốc gia<br />
<br />
Nguồn<br />
<br />
ERTP<br />
<br />
Đan Mạch<br />
Pháp<br />
Đức<br />
Ý<br />
Bồ Đào Nha<br />
Slovakia<br />
Tây Ban Nha<br />
Thụy Điển<br />
Anh<br />
Hoa Kỳ (cơ quan bảo vệ môi<br />
trường)<br />
<br />
Hepburn (2007)<br />
Quinet (2007)<br />
Florio (2006)<br />
Florio (2006)<br />
Florio (2006)<br />
Hepburn (2007)<br />
Florio (2006)<br />
Hagen et al. (2012)<br />
HM Treasury (2003)<br />
Zhuang et al. (2007)<br />
<br />
ERRI<br />
<br />
Úc<br />
Canada<br />
<br />
Harrison (2010)<br />
Bản hướng dẫn của Thư ký Hội<br />
đồng Kho bạc (2007)<br />
Zhuang et al. (2007)<br />
Florio (2006)<br />
Florio (2006)<br />
Zhuang et al. (2007)<br />
Zhuang et al. (2007)<br />
<br />
Ấn Độ<br />
Ireland<br />
Hà Lan<br />
New Zealand<br />
Hoa Kỳ (Văn phòng Quản lý và<br />
Ngân sách)<br />
Bình quân trọng số<br />
<br />
Trung Quốc<br />
<br />
Zhuang et al. (2007)<br />
<br />
Lãi suất đi vay của chính phủ<br />
<br />
Hungary<br />
<br />
Hepburn (2007)<br />
<br />
5<br />
<br />