intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thẩm định Đầu tư Công: Bài 13 - Nguyễn Xuân Thành

Chia sẻ: Phạm Hồng Phương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

195
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài 13: Phân tích lợi ích và chi phí kinh tế hàng ngoại thương thuộc bài giảng Thẩm định Đầu tư Công giúp người tham khảo hiểu thêm về hàng phi ngoại thương, hàng ngoại thương và hàng có thể ngoại thương, hàng có thể nhập khẩu không bị biến dạng, hàng nhập khẩu chịu thuế nhập khẩu, hàng xuất khẩu chịu thuế xuất khẩu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thẩm định Đầu tư Công: Bài 13 - Nguyễn Xuân Thành

  1. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Thẩm định Đầu tư Công Bài 13: Phân tích lợi ích và chi phí kinh tế hàng ngoại thương Thẩm định Đầu tư Công Học kỳ Hè 2012 Giảng viên: Nguyễn Xuân Thành Hàng phi ngoại thương, hàng ngoại thương và hàng có thể ngoại thương Hàng phi ngoại thương (non-traded goods) là hàng hóa được sản xuất và tiêu dùng hoàn toàn ở trong nước. Hàng ngoại thương (traded goods) gồm hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu:  Hàng xuất khẩu là hàng sản xuất ở trong nước và được xuất khẩu ra nước ngoài.  Hàng nhập khẩu là hàng sản xuất ở nước ngoài và được tiêu dùng ở trong nước. Hàng có thể ngoại thương (tradable goods) gồm hàng có thể xuất khẩu và hàng có thể nhập khẩu:  Hàng có thể xuất khẩu là hàng sản xuất trong nước mà một phần được tiêu dùng trong nước và một phần được xuất khẩu.  Hàng có thể nhập khẩu và gồm hàng tiêu dùng ở trong nước mà một phần được sản xuất trong nước và một phần được nhập khẩu. Nguyễn Xuân Thành 1
  2. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Thẩm định Đầu tư Công Hàng có thể nhập khẩu không bị biến dạng P S và D là đường cung và cầu (D) (S) nội địa. SM là đường cung thế giới với giá PM. Không có thuế NK, giá nội PM B A (SM) địa sẽ bằng giá thế giới. Ở mức giá thế giới, lượng tiêu dùng nội địa là QD0, nhưng sản xuất nội địa chỉ Q bằng QS0. QS0 QD0 Lượng nhập khẩu là QD0 – QS0. Hàng có thể nhập khẩu không bị biến dạng Dự án sản xuất hàng thay thế nhập khẩu Dự án có sản lượng Qp làm đường cung dịch sang phải. P Giá nội địa vẫn không đổi ở PM nên (D) (S) (S)+QP tiêu dùng vẫn là QD0 và sản xuất nội địa trước đây vẫn là QS0. Sản xuất nội địa tăng lên QS1, với mức tăng bằng đúng sản lượng dự án. B C A Toàn bộ sản lượng dự án là dùng để PM (SM) thay thế hàng nhập khẩu. Nói cách khác, tác động của dự án là tác động thay thế hàng nhập khẩu. Lợi ích kinh tế gộp của dự án bằng lợi QS0 QS1 QD0 Q ích tiết kiệm nguồn lực nhập khẩu: Diện tích QS0BCQS1. Giá kinh tế đầu ra của dự án: Pe = P M = P f Nguyễn Xuân Thành 2
  3. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Thẩm định Đầu tư Công Hàng có thể nhập khẩu không bị biến dạng Dự án sử dụng hàng có thể nhập khẩu Dự án ra đời làm đường cầu hàng có thể nhập khẩu dịch sang phải. P (D)+QP Giá nội địa vẫn không đổi ở PW nên (D) (S) tiêu dùng của các đơn vị hiện hữu vẫn là QD0 và sản xuất nội địa vẫn là QS0. Tổng tiêu dùng nội địa tăng lên QD1, với mức tăng bằng đúng lượng cầu đầu vào của dự án. PM B A C (SM) Toàn bộ lượng cầu đầu vào của dự được cung cấp bởi nhập khẩu. Nói cách khác, tác động của dự án là tác động tăng thêm hàng nhập khẩu. Chi phí kinh tế gộp của dự án bằng chi QS0 QD0 QD1 Q phí nhập khẩu: Diện tích QD0ACQD1. Giá kinh tế của đầu vào của dự án: Pe = P M = P f Hàng có thể xuất khẩu không bị biến dạng P (D) (S) S và D là đường cung và cầu nội địa. PX B A (DX) DX là đường cầu thế giới với giá PX. Không có thuế hay trợ giá XK, giá nội địa sẽ bằng giá thế giới. Ở mức giá thế giới, lượng tiêu dùng nội địa là QD0, nhưng sản xuất nội địa cao hơn ở mức QS0. Lượng xuất khẩu là QD0 – QS0. Q QD0 QS0 Nguyễn Xuân Thành 3
  4. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Thẩm định Đầu tư Công Hàng có thể xuất khẩu không bị biến dạng Dự án sản xuất hàng có thể xuất khẩu P Dự án có sản lượng Qp làm đường (D) (S) (S)+QP cung dịch sang phải. Giá nội địa vẫn không đổi ở PX nên B A tiêu dùng nội địa vẫn là QD0. PX C (DX) Sản xuất nội địa tăng lên QS1, với mức tăng bằng đúng sản lượng dự án. Toàn bộ sản lượng dự án là dùng để xuất khẩu. Nói cách khác, tác động của dự án là tác động gia tăng xuất khẩu. Lợi ích kinh tế gộp của dự án bằng Q lợi ích tăng thêm xuất khẩu: QD0 QS0 QS1 Diện tích QS0ACQS1. Giá kinh tế đầu ra của dự án: Pe = P X = Pf Hàng có thể xuất khẩu không bị biến dạng Dự án sử dụng hàng có thể xuất khẩu P Dự án ra đời làm cầu hàng có thể (D) (D)+QP (S) xuất khẩu dịch sang phải. Giá nội địa vẫn không đổi ở PX nên B C A PX (DX) tiêu dùng nội địa của các đơn vị hiện hữu vẫn là QD0 và sản xuất nội địa tăng vẫn là QS0, Lượng xuất khẩu giảm đi bằng đúng mức cầu của dự án. Nói cách khác, tác động của dự án là tác động thay thế xuất khẩu. QD0 QD1 QS0 Q Chi phí kinh tế gộp của dự án bằng chi phí giảm xuất khẩu: Diện tích QD0BCQD1. Giá kinh tế đầu ra của dự án: Pe = P X = Pf Nguyễn Xuân Thành 4
  5. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Thẩm định Đầu tư Công Hàng nhập khẩu chịu thuế nhập khẩu P Thuế nhập khẩu với thuế (D) (S) suất t làm giá nội địa tăng từ PM lên PM(1+t). Sản xuất nội địa tăng lên và PM(1+t) B A (SM1) tiêu dùng nội địa giảm đi. b a PM E F (SM) Vậy, dưới tác động của thuế nhập khẩu, lượng nhập khẩu giảm đi. Q QS QS0 QD0 QD Hàng nhập khẩu chịu thuế nhập khẩu Dự án sản xuất hàng thay thế nhập khẩu Khi có dự án, tiêu dùng vẫn là QD0 P và SX nội địa trước đây vẫn là QS0. (D) (S) (S)+QP Toàn bộ sản lượng dự án là để thay thế nhập khẩu. Lợi ích kinh tế gộp của dự án bằng B C A lợi ích tiết kiệm nguồn lực nhập PM(1+t) (SM1) khẩu: PM (SM) E D Diện tích QS0EDQS1. Giá kinh tế đầu ra của dự án: Pe = P M Q Giá tài chính đầu ra của dự án: QS0 QS1 QD0 Pf = PM(1 + t) Thuế nhập khẩu là khoản chuyển giao. Về mặt tài chính, giá một đơn vị hàng nhập khẩu là Pf = PM(1 + t), trong đó có khoản thuế T = PMt chuyển cho nhà nước. Về mặt kinh tế, chi phí nguồn lực xã hội chỉ là P M. Nguyễn Xuân Thành 5
  6. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Thẩm định Đầu tư Công Hàng nhập khẩu chịu thuế nhập khẩu Dự án sử dụng hàng nhập khẩu Khi có dự án, tổng tiêu dùng nội đia P (D)+QP tăng lên QD1, trong khi SX nội địa (D) (S) vẫn là QS0. Toàn bộ lượng cầu đầu vào dự án là nhập khẩu tăng thêm. Chi phí kinh tế gộp của dự án bằng B A C chi phí nhập khẩu tăng thêm: PM(1+t) (SM1) Diện tích QD0FDQD1. PM (SM) E F D Giá kinh tế đầu vào của dự án: Pe = P M Giá tài chính đầu vào của dự án: Q Pf = PM(1 + t) QS0 QD0 QD1 Thuế nhập khẩu là khoản chuyển giao. Về mặt tài chính, giá một đơn vị hàng nhập khẩu là Pf = PM(1 + t), trong đó có khoản thuế T = PMt chuyển cho nhà nước. Về mặt kinh tế, chi phí nguồn lực xã hội chỉ là P M. Hàng xuất khẩu chịu thuế xuất khẩu P (D) (S) Thuế xuất khẩu với thuế suất t làm giá nội địa giảm từ PX b a PX B A (DX) xuống PX(1-t). PX(1-t) (DX1) Sản xuất nội địa giảm đi và tiêu dùng nội địa tăng lên. Vậy, dưới tác động của thuế xuất khẩu, lượng xuất khẩu giảm đi. Q QD QD0 QS0 QS Nguyễn Xuân Thành 6
  7. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Thẩm định Đầu tư Công Hàng xuất khẩu chịu thuế xuất khẩu Dự án sản xuất hàng có thể xuất khẩu Với dự án, giá nội địa vẫn là PX(1 – t) P nên tiêu dùng nội địa vẫn là QD0 và (D) (S) (S)+Q P sản xuất của các đơn vị hiện hữu vẫn là QS0. Toàn bộ sản lượng của dự án G D PX (DX) được dùng để xuất khẩu. PX(1-t) (DX1) B A C Lợi ích kinh tế gộp của dự án bằng lợi ích tăng thêm xuất khẩu: Diện tích QS0GDQS1. Giá kinh tế đầu ra của dự án: Pe = P X Q Giá tài chính đầu ra của dự án: QD0 QS0 QS1 Pf = PX(1 – t) Thuế xuất khẩu là khoản chuyển giao từ nhà xuất khẩu sang nhà nước. Nền kinh tế nhận được Pe = PX từ người mua nước ngoài, trong đó nhà XK nhận giá tài chính Pf = PX(1 – t) và nhà nước nhận thuế T = PXt. Hàng xuất khẩu chịu thuế xuất khẩu Dự án sử dụng hàng có thể xuất khẩu Khi có dự án, giá nội địa không đổi P (D)+QP nên sản xuất nội địa vẫn là QS0 và (D) (S) tiêu dùng của các đơn vị hiện hữu vẫn là QD0. Toàn bộ lượng cầu đầu G D PX (DX) vào của dự án được lấy từ việc giảm PX(1-t) (DX1) B C A xuất khẩu. Chi phí kinh tế gộp của dự án bằng chi phí giảm xuất khẩu: Diện tích QD0GDQD1. Giá kinh tế đầu vào của dự án: Q Pe = P X QD0 QD1 QS0 Giá tài chính đầu vào của dự án: Pf = PX(1 – t) Thuế xuất khẩu là khoản chuyển giao từ nhà xuất khẩu sang nhà nước. Chi phí cơ hội của giảm xuất khẩu là Pe = PX bằng mất mát tài chính của nhà xuất khẩu Pf = PX(1 – t) và thất thu thuế của nhà nước T = PXt. Nguyễn Xuân Thành 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2