intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Theo dõi và điều chỉnh máy tạo nhịp tim khi người bệnh đã cấy máy tạo nhịp tim được shock điện - ThS. BS. Lê Võ Kiên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

29
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Theo dõi và điều chỉnh máy tạo nhịp tim khi người bệnh đã cấy máy tạo nhịp tim được shock điện do ThS. BS. Lê Võ Kiên biên soạn trình bày các nội dung chính sau: Các vị trí có thể đặt bản cực shock điện; Tương tác điện từ; Các rối loạn chức năng máy tạo nhịp có thể gặp phải khi có tương tác điện từ; Rối loạn chức năng máy tạo nhịp ở bệnh nhân được shock điện;... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Theo dõi và điều chỉnh máy tạo nhịp tim khi người bệnh đã cấy máy tạo nhịp tim được shock điện - ThS. BS. Lê Võ Kiên

  1. THEO DÕI VÀ ĐIỀU CHỈNH MÁY TẠO NHỊP TIM KHI NGƯỜI BỆNH ĐÃ CẤY MÁY TẠO NHỊP TIM ĐƯỢC SHOCK ĐIỆN ThS. BS Lê Võ Kiên Viện Tim mạch Việt Nam
  2. Vị trí đặt máy tạo nhịp và máy phá rung tự động thông thường ở vùng ngực trái
  3. Các vị trí có thể đặt bản cực shock điện • Bờ trái xương ức – Mỏm (BN nằm ngửa) • Nách – Nách (BN nằm ngửa) • Trước – Sau (BN nằm nghiêng phải) • Mỏm – Sau cao (BN nằm nghiêng phải) Các nghiên cứu cho thấy, các cách đặt bản cực shock không có khác biệt về điện trở qua thành ngực và cường độ dòng điện của cú shock. Moulton C et al., Placement of electrodes for defibrillation--a review of the evidence. Eur J Emerg Med, 2000 Jun;7(2):135-43. European Resuscitation Council; Guidelines for Resuscitation 2005. Resuscitation. 2005;67:S3–S6. Garcia LA, Kerber RE. Transthoracic defibrillation: does electrodes adhesive pad position alter transthoracic impedance? Resuscitation. 1998;37:139–143.
  4. Các vị trí có thể đặt bản cực shock điện
  5. Trường hợp lâm sàng Annamaria (Italy) báo cáo năm 2008, - BN nữ 76 tuổi. - TS cấy máy tạo nhịp 2 buồng do hội chứng suy nút xoang trước vào viện 4 năm. Vị trí cấy máy ở ngực bên phải. - BN vào viện vì HoHL nhiều và HoBL nhiều có chỉ định phẫu thuật thay van hai lá cơ học và sửa van ba lá. - Sau mổ, trong quá trình hồi sức, BN đột ngột xuất hiện cơn tim nhanh QRS giãn rộng, kèm tụt huyết áp. - BN được shock điện hai lần (100J và 150J) để cắt cơn tim nhanh thất. - Do tính chất khẩn cấp, BS đã thực hiện shock điện với bản cực shock điện được để ở vị trí thường quy (1 bản cực ở bờ phải xương ức ngay ở vị trí ổ máy tạo nhịp, 1 bản cực ở mỏm tim). - Sau shock điện, kiểm tra máy tạo nhịp thấy pin máy hết sạch điện, không còn khả năng tạo nhịp. - BN được tạo nhịp tạm thời với điện cực thượng tâm mạc đã để sẵn từ trước khi đóng ngực. - Sau đó trước khi ra viện được thay máy tạo nhịp vĩnh viễn mới. Annamaria et al., Indian Pacing Electrophysiol J. 2008 Jul-Sep; 8(3): 222–226.
  6. Nhiều báo cáo lâm sàng khác trên thế giới cũng cho thấy: Shock điện ngoài lồng ngực có khả năng gây rối loạn chức năng máy tạo nhịp tim và máy phá rung tự động sẵn có của bệnh nhân.
  7. Tương tác điện từ Là nguyên nhân khiến máy tạo nhịp tim có thể bị ảnh hưởng bởi các nguồn điện ngoại lai: - Shock điện ngoài lồng ngực - Dao điện trong phẫu thuật - Chụp cộng hưởng từ - Triệt đốt rối loạn nhịp sử dụng dòng điện có tần số radio - Xạ trị trong ung thư - Tán sỏi ngoài cơ thể - Điện thoại di động - … Das G, Eaton J. Pacemaker malfunction following transthoracic countershock. PACE. 1981;4:487–490.
  8. Các rối loạn chức năng máy tạo nhịp có thể gặp phải khi có tương tác điện từ • Tự thay đổi các thông số lập trình của phần mềm • Không ức chế tạo nhịp khi có nhịp nội tại của bệnh nhân • Mất dẫn hoặc tăng ngưỡng tạo nhịp • Hỏng mạch điện trong máy • Hỏng pin máy • Hỏng tụ điện của máy ICD Das G, Eaton J. Pacemaker malfunction following transthoracic countershock. PACE. 1981;4:487–490. Erdogan Okan. Electromagnetic Interference on Pacemakers. Indian Pacing Electrophysiol J. 2002;2:74. Salukhe TV, Dob D, Sutton R. Pacemakers and defibrillators: anaesthetic implications. British Journal of Anaesthesia. 2004;93:95–104. Allen M. Pacemaker and implantable cardioverter defibrillators. Anaesthesia. 2006;61:883– 890.
  9. Rối loạn chức năng máy tạo nhịp ở bệnh nhân được shock điện Thống kê từ 4 nghiên cứu và 11 ca lâm sàng từ 1978 đến 2004 Lüker, J., Sultan, A., Plenge, T., van den Bruck, J., Heeger, C.-H., Meyer, S., … Steven, D. (2017). Electrical cardioversion of patients with implanted pacemaker or cardioverter– defibrillator: results of a survey of german centers and systematic review of the literature. Clinical Research in Cardiology, 107(3), 249–258.
  10. Tóm tắt kết quả từ thống kê này Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến “hỏng” máy tạo nhịp sau khi shock điện • Hầu hết là máy đặt ở ngực phải • Điện cực loại đơn cực (Unipolar) • Thế hệ máy sản xuất khoảng trước năm 2005 • Shock điện nhiều lần với mức năng lượng cao (do sử dụng máy shock 1 pha) • Bản cực shock đặt ở vị trí ức – mỏm như thường quy (nếu máy cấy bên phải thì bản cực xương ức sẽ “đè” lên máy tạo nhịp) Lüker, J., Sultan, A., Plenge, T., van den Bruck, J., Heeger, C.-H., Meyer, S., … Steven, D. (2017). Electrical cardioversion of patients with implanted pacemaker or cardioverter– defibrillator: results of a survey of german centers and systematic review of the literature. Clinical Research in Cardiology, 107(3), 249–258.
  11. Máy tạo nhịp đặt ở vùng ngực phải
  12. Nghiên cứu sổ bộ tại CHLB Đức, thu thập số liệu trong năm 2014 Lüker, J., Sultan, A., Plenge, T., van den Bruck, J., Heeger, C.-H., Meyer, S., … Steven, D. (2017). Electrical cardioversion of patients with implanted pacemaker or cardioverter– defibrillator: results of a survey of german centers and systematic review of the literature. Clinical Research in Cardiology, 107(3), 249–258.
  13. • 16554 lượt shock điện • Trong đó 1809 BN mang máy tạo nhịp hoặc ICD. • Rối loạn chức năng máy tạo nhịp: 0,6% (11/1809 BN), chủ yếu là tăng ngưỡng tạo nhịp thoáng qua. • Không có BN bị biến chứng nặng đe dọa tính mạng hoặc phải thay máy tạo nhịp. Lüker, J., Sultan, A., Plenge, T., van den Bruck, J., Heeger, C.-H., Meyer, S., … Steven, D. (2017). Electrical cardioversion of patients with implanted pacemaker or cardioverter– defibrillator: results of a survey of german centers and systematic review of the literature. Clinical Research in Cardiology, 107(3), 249–258.
  14. Khuyến cáo của Hội Tim mạch Đức Israel CW, Nowak B, Willems S, Bänsch D, Butter C, Doll N, Eckardt L, Geller JC, Klingenheben T, Lewalter T (2011) Empfehlungen zur externen Kardioversion bei Patienten mit Herzschrittmacher oder implantiertem Kardioverter/Defibrillator. Der Kardiologe 5:257–263
  15. Khuyến cáo của Hội Hồi sức Châu Âu
  16. Quy trình theo dõi chuẩn bị bệnh nhân mang máy tạo nhịp được shock điện chuyển nhịp
  17. Trước khi shock điện ngoài lồng ngực • Kiểm tra thông số của máy: ngưỡng tạo nhịp, nhận cảm, điện trở. • Tăng output tạo nhịp trên 2,5V hoặc gấp 2 lần ngưỡng tạo nhịp, hoặc gấp 4 lần ngưỡng tạo nhịp nếu BN phụ thuộc hoàn toàn máy tạo nhịp. • Tăng tần số tạo nhịp tối thiểu để giảm nguy cơ rung nhĩ sau shock điện. • Tắt chức năng phá rung ở máy ICD và CRT-D
  18. Trong quá trình shock điện ngoài lồng ngực • Bật sẵn máy lập trình bên cạnh bệnh nhân (không đặt cục nam châm lên người BN). • Đặt bản cực shock điện cách xa ổ chứa máy tạo nhịp ít nhất 8 – 15 cm. Không đặt bản cực trực tiếp lên ổ máy. – Nếu máy tạo nhịp ở ngực trái: có thể đặt bản cực ở vị trí ức – mỏm hoặc trước – sau. – Nếu máy tạo nhịp ở ngực phải: có thể đặt bản cực ở vị trí: nách – nách (trong tình huống cấp cứu) hoặc trước – sau • Nên sử dụng máy shock 2 pha (chỉ cần năng lượng thấp hơn so với máy 1 pha) • Shock từng bước với mức năng lượng tăng dần. • Giữa các lần shock, nên chờ ít nhất 2 – 5 phút (để diode của máy tạo nhịp nguội dần sau cú shock)
  19. Sau khi shock điện • Kiểm tra ngay thông số máy: điện trở, pin, ngưỡng tạo nhịp, khả năng nhận cảm. • Bật lại chức năng phá rung ở máy ICD và CRT-D • Kiểm tra lại – Trước khi BN ra viện – Sau 1 tuần – Sau 1 tháng
  20. Trong trường hợp shock điện khẩn cấp • Tiến hành shock điện ngay, không chờ đợi kiểm tra thông số máy. • Ngay sau shock điện, phải kiểm tra ngay thông số máy tạo nhịp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
18=>0