intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thống kê kinh doanh: Chương 3 - Phạm Văn Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

84
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Thống kê kinh doanh: Chương 3 Xác suất, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Ôn tập về Đại số tổ hợp; Các khái niệm cơ bản; Xác suất; Các công thức tính xác suất. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thống kê kinh doanh: Chương 3 - Phạm Văn Minh

  1. THỐNG KÊ KINH DOANH (Business Statistics) Chương 3. Xác Suất 1
  2. Chương 3: XÁC SUẤT III.1. Ôn tập về Đại số tổ hợp III.2. Các khái niệm cơ bản III.3. Xác suất III.4. Các công thức tính xác suất 2
  3. III.1. ÔN TẬP VỀ ĐẠI SỐ TỔ HỢP Số cách sắp xếp ngẫu nhiên n phần tử Quy tắc cộng Quy tắc nhân Số cách chọn ngẫu nhiên k phần tử từ n phần tử (k n) sao cho k phần tử đó không lặp và có phân biệt thứ tự. Số cách chọn ngẫu nhiên k phần tử từ n phần tử sao cho k phần tử đó có thể lặp lại và có phân biệt thứ tự. Số cách chọn ngẫu nhiên k phần tử từ n phần tử (k n) sao cho k phần tử đó không lặp và không có phân biệt thứ tự. 3
  4. III.1. ÔN TẬP VỀ ĐẠI SỐ TỔ HỢP 1. Quy tắc cộng  Giả sử một công việc V có thể thực hiện theo hai phương án V1 hoặc V2, trong đó V1 có m1 cách thực hiện, V2 có m2 cách thực hiện và mỗi cách thực hiện V1 không trùng với bất kì cách thực hiện V2 nào. Khi đó số cách thực hiện công việc V là: n = m1 + m 2 Quy tắc CỘNG V1 áp dụng cho 1 giai/công đoạn V + với nhiều phương án/trường hợp. V2 4
  5. III.1. ÔN TẬP VỀ ĐẠI SỐ TỔ HỢP 1. Quy tắc cộng (tt) Quy tắc cộng mở rộng:  Nếu một công việc có k phương án thực hiện. Phương án 1 có n1 cách thực hiện. Phương án 2 có n2 cách thực hiện… Phương án k có nk cách thực hiện. Trong đó không có hai phương án nào có cách thực hiện trùng nhau. Khi đó, có n = n1+n2+…+nk cách thực hiện công việc trên. 5
  6. III.1. ÔN TẬP VỀ ĐẠI SỐ TỔ HỢP 1. Quy tắc cộng (tt)  Ví dụ 3.1. Nhà An có 2 xe đạp, 3 xe máy. Khi đến trường An đi xe đạp hoặc xe máy. Hỏi An có bao nhiêu cách đi đến trường?  Ví dụ 3.2. Một bộ bài có 52 lá với 4 chất (Cơ, Rô, Chuồn, Bích) khác nhau. Hỏi có bao nhiêu cách lấy ra một lá cơ hoặc lá át/ách? Trong ví dụ này có thể sử dụng quy tắc cộng (bằng cách lấy số cách chọn một lá át/ách cộng với số cách chọn một lá cơ) được không? Tại sao? 6
  7. III.1. ÔN TẬP VỀ ĐẠI SỐ TỔ HỢP 2. Quy tắc nhân  Giả sử một công việc V bao gồm hai công/giai đoạn V1 và V2, trong đó V1 có m1 cách thực hiện, V2 có m2 cách thực hiện và mỗi cách thực hiện V1 đều có m2 cách thực hiện V2. Khi đó số cách thực hiện công việc V là: n = m1 . m2 Quy tắc NHÂN áp dụng cho nhiều giai/công đoạn với m1 m2 nhiều phương A B C án/trường hợp. 7
  8. III.1. ÔN TẬP VỀ ĐẠI SỐ TỔ HỢP 2. Quy tắc nhân mở rộng  Nếu một công việc được tiến hành qua k giai đoạn. Giai đoạn 1 có n1 cách thực hiện. Giai đoạn 2 có n2 cách thực hiện… Giai đoạn k có nk cách thực hiện. Khi đó, có n = n1.n2…nk cách thực hiện công việc trên. Hình minh họa 3 giai đoạn 8
  9. III.1. ÔN TẬP VỀ ĐẠI SỐ TỔ HỢP Ví dụ 3.3. Áp dụng quy tắc cộng và nhân Giả sử có 6 quyển sách Toán, 5 quyển sách Lý và 4 quyển sách Hóa (tất cả đều khác nhau), hỏi có bao nhiêu cách để chọn: a. Một quyển sách bất kỳ; b. Một bộ gồm 3 quyển Toán, Lý, Hóa. Gợi ý và ghi nhớ: - Các phương án thì cộng; các giai đoạn thì nhân 9
  10. III.1. ÔN TẬP VỀ ĐẠI SỐ TỔ HỢP Ôn tập: Hoán vị (Permutations):  Hoán vị: viết tắt P, nghĩa là đổi trật tự (đổi chỗ/vị trí) của cái gì một cách ngẫu nhiên. Excel:  Công thức: =FACT(5) = 120 [Giai thừa: tích các số tự nhiên tính từ 1 cho đến chính nó]  Sử dụng: khi cần sắp xếp toàn bộ n phần tử một cách ngẫu nhiên. 10
  11. III.1. ÔN TẬP VỀ ĐẠI SỐ TỔ HỢP 3. Tổ hợp (Combinations, Combinatorial)  Mỗi tập con gồm k phần tử khác nhau lấy ra từ tập hợp có n phần tử (k  n) được gọi là một tổ hợp chập k của n phần tử đã cho. Số các tổ hợp chập k của n phần tử là: Lưu ý: k phần tử đó không lặp và không phân biệt thứ tự.  Ví dụ 3.4. Có 5 đội bóng thi đấu vòng loại. Mỗi trận đấu giữa các đội (gồm 2 phần tử lấy từ 5 phần tử) là một tổ hợp chập 2 của 5 phần tử đã cho. Vậy số trận đấu là: Excel: =COMBIN(5,2) = 10 11
  12. III.1. ĐẠI SỐ TỔ HỢP 3. Tổ hợp (tt) Ví dụ 3.5. Lấy ra 5 viên phấn từ một hộp có 10 viên phấn trắng và 6 viên phấn màu. Hỏi có bao nhiêu cách lấy được: a) các viên phấn bất kì? b) 2 viên phấn màu? c) ít nhất 4 viên phấn màu? d) ít nhất 1 viên phấn màu? Giải: a) Số cách lấy 5 viên trong 16 viên phấn là: = 4368 b) Số cách lấy 2 viên trong 6 viên phấn màu là: Số cách lấy 3 viên trong 10 viên phấn trắng là: Vậy số cách chọn là: . = 15.120 = 1800 c) Có 2 trường hợp/phương án sau: d) 4116 (?) Cả 5 viên đều là phấn màu: Có 1 viên trắng và 4 viên phấn màu: . Vậy số cách chọn là: + . = 6 + 10.15 = 156 12
  13. III.1. ÔN TẬP VỀ ĐẠI SỐ TỔ HỢP 3. Tổ hợp (tt) Ví dụ 3.6. Một lớp học có 36 sinh viên, trong đó có 21 nữ. Chọn ngẫu nhiên 7 sinh viên trong lớp. Hỏi có bao nhiêu cách chọn: a) các sinh viên bất kỳ; a) 8 347 680 b) 3 sinh viên nam; b) 2 723 175 c) ít nhất 6 sinh viên nữ; c) 930 240 d) ít nhất 1 sinh viên nữ. d) 8 341 245 13
  14. III.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN  Một phép thử ngẫu nhiên (random experiment) là một thí nghiệm, hay một quan sát mà có thể được lặp đi lặp lại nhiều lần dưới cùng một điều kiện giống nhau. Kết quả của từng phép thử là không thể biết trước, nhưng tập hợp tất cả các kết quả có thể có của phép thử thì luôn được xác định.  Kết quả của phép thử được gọi là biến cố sơ cấp (sample point or experimental outcome). Hợp thành của các biến cố sơ cấp gọi là biến cố (event). Kí hiệu: A, B, ... , C1, C2, ...  Tập hợp tất cả các kết quả có thể có của một phép thử gọi là không gian mẫu (sample space). Kí hiệu là . 14
  15. III.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. PHÉP THỬ - BIẾN CỐ - KHÔNG GIAN MẪU (tt) Ví dụ 3.7. Các phép thử và kết quả thu được: 1. Tung đồng xu Mặt sấp hoặc ngửa (mặt hình/chữ) 2. Cá cược 1 trận bóng Hòa, thắng hoặc thua 3. Tung 1 con xúc xắc Mặt 1, 2, 3, 4, 5, 6 4. Bóc 1 tờ lịch Một ngày bất kì trong 365 ngày Ví dụ 3.8. Hãy chỉ ra phép thử, biến cố sơ cấp, biến cố và không gian mẫu trong ví dụ sau đây: Người nghe không Không liên Máy trả Người nghe Kết quả muốn trả lời lạc được lời trả lời đầy đủ Số cuộc gọi 378 45 142 435 15
  16. III.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 2. PHÂN LOẠI BIẾN CỐ  Biến cố chắc chắn: Là biến cố luôn luôn xảy ra trong một phép thử, kí hiệu là . (hoặc W)  Biến cố không thể: Là biến cố không bao giờ xảy ra trong một phép thử, kí hiệu là .  Biến cố ngẫu nhiên: Là biến cố có thể xảy ra hoặc không thể xảy ra trong một phép thử, kí hiệu là A, B, ..., C1, C2, ...  Và còn nhiều loại khác: biến cố thuận lợi/tương đương/xung khắc, biến cố hiệu/tổng/tích, … 16
  17. III.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 2. PHÂN LOẠI BIẾN CỐ (tt) Ví dụ 3.9. Các biến cố sau đây là biến cố gì? a) Tung một viên phấn lên cao, viên phấn rơi xuống. b) Một sinh viên đi thi môn Toán và đậu môn này, nhưng đi thi Ngoại ngữ lại bị rớt. c) Bóc một tờ lịch trong một lốc lịch năm 2009, được tờ có ghi ngày 31-6-2009. 17
  18. III.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 3. Các phép toán đối với biến cố a) Tổng các biến cố  Cho hai biến cố A và B. Tổng của chúng là một biến cố C sao cho C xảy ra khi A hoặc B xảy ra, kí hiệu C = A+B.  Ví dụ 3.10. Hai xạ thủ cùng bắn vào một con thú. Gọi A là biến cố xạ thủ thứ nhất bắn trúng, B là biến cố xạ thủ thứ hai bắn trúng. Khi đó biến cố thú bị trúng đạn là C = A+B. b) Tích các biến cố  Cho hai biến cố A và B. Tích của chúng là một biến cố C sao cho C xảy ra khi A và B xảy ra, kí hiệu C = A.B.  Ví dụ 3.11. Hai xạ thủ cùng bắn vào một con thú. Gọi A là biến cố xạ thủ thứ nhất bắn không trúng, B là biến cố xạ thủ thứ hai bắn không trúng. Khi đó biến cố thú không bị trúng đạn là C = A.B. 18
  19. III.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 3. Các phép toán đối với biến cố (tt) c) Biến cố đối lập  Hai biến cố A và B được gọi là đối lập nhau nếu biến cố A xảy ra thì biến cố B không xảy ra và nếu A không xảy ra thì B phải xảy ra.  Kí hiệu:  Ví dụ 3.12. Tung ngẫu nhiên một con súc sắc, A là biến cố súc sắc xuất hiện mặt chẵn, là biến cố súc sắc xuất hiện mặt lẻ. 19
  20. III.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 3. Các phép toán đối với biến cố (tt)  Ví dụ 3.13. Một sinh viên thi hai môn Toán và Lý. Gọi A là biến cố sinh viên đó đậu Toán, B là biến cố sinh viên đó đậu Lý. Hãy viết các biến cố sau thành phép toán của A và B: a) Sinh viên đó đậu ít nhất một môn. b) Sinh viên đó đậu cả hai môn. c) Sinh viên đó chỉ đậu môn Lý. d) Sinh viên đó bị rớt cả hai môn. e) Sinh viên đó chỉ đậu một môn. f) Sinh viên đó đậu không quá một môn. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD


ERROR:expected searchd protocol version 1+, got version '0'
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1