intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thuốc và hoá chất thủy sản (Drug and chemical in aquaculture)

Chia sẻ: Nguyễn Khởi Minh | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:146

234
lượt xem
46
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với kết cấu nội dung gồm 4 phần, bài giảng "Thuốc và hoá chất thủy sản" giới thiệu đến các bạn những nội dung về dược ly học đại cương, dược lý học chuyên khoa, ứng dụng của thuốc và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thuốc và hoá chất thủy sản (Drug and chemical in aquaculture)

  1. THUỐC VÀ HOÁ CHẤT THỦY SẢN (Drug and Chemical in Aquaculture) Th.S LÊ VĂN ẤM Khoa Nông Nghiệp – Đại Học Bạc Liêu
  2. Nội dung chính PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG (3 tiết) ü Về sản xuất và kinh doanh ü Về sử dụng trong nuôi trồng thủy sản ü Về liều lượng sử dụng PHẦN II: DƯỢC LY HỌC ĐẠI CƯƠNG (7 tiết) ü Chương 1: Các khái niệm cơ bản về thuốc và hóa chất ü Chương 2: Vận chuyển, hấp thu, phân bố và thải trừ thuốc & hóa chất
  3. Tài liệu tham khảo ü Từ Thanh Dung, Giáo trình bệnh học thủy sản, Đại học Cần Thơ, 2005. ü Bùi Quang Tề, Bệnh học thủy sản, 2006 ü Edward J. Noga, Fish Disease: Diagnosis and Treatment, 2nd Edition, 2010. ü Plumb, Donald. Plumb's Veterinary Drug Handbook 7th, 2011. ü Yolande Bishop, The Veterinary Formulary, Sixth edition, 2005. ü Jim E. Riviere, Mark G. Papich, Veterinary Pharmacology and Therapeutics, 9th Edition, 2009
  4.  Tiêu chí đánh giá sinh viên (thang điểm 10,0)  - Kiểm tra giữa học kỳ: 01 bài (30%)  - Thi cuối học kỳ: Đề thi tự luận (70%)
  5. CHƯƠNG II: DƯỢC LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG (7 tiết) ü 2.1 Các khái niệm cơ bản ü 2.2 Tổng quát về dược động học lâm sàng ü 2.3 Tác động của kháng sinh và sự đề kháng của vi khuẩn ü 2.4 Sử dụng kháng sinh ü 2.5 Tác dụng phụ của kháng sinh
  6. Một số khái niệm cơ bản  Dược lý học (Pharmacology) là môn học nghiên cứu về nguyên lý và những qui luật tác động lẫn nhau giữa thuốc với cơ thể sinh vật, đề cập đến những kiến thức lịch sử, nguồn gốc, cấu trúc của thuốc. Sự tác động và cơ chế về số phận của thuốc trong cơ thể, công dụng cũng như tai biến khi sử dụng thuốc, trong đó chia làm 2 phần:
  7.  Dược động học (pharmacokinetics): nghiên cứu về tác động của cơ thể đối với thuốc hay số phận của thuốc trong cơ thể qua các quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa và đào thải.  Dược lực học (pharmacodynamics): nghiên cứu về tác động của thuốc đối với cơ thể về mặt tính chất cường độ và thời gian.
  8.  Dược lý thực nghiệm (experimental pharmacology) Thử tác dụng dược lý của thuốc trên động vật thí nghiệm hoặc trên các cơ quan và mô của con vật đã tách rời khởi cơ thể.  Dược lý thời khắc (chronopharmacology) Nghiên cứu dược động học và tác dụng của thuốc biến thiên theo quy luật ngày đêm (24 giờ) hoặc theo tháng trong năm
  9.  Thụ thể (receptor) Thụ thể còn gọi điểm tiếp nhận, là các đại phân tử bản chất protein, có trong một số tế bào của cơ thể với một lượng giới hạn, có khả năng liên kết với phân tử thuốc và khởi đầu một chuồi các phản ứng sinh hóa để gây ra đáp ứng sinh học đặc hiệu. Khi thuốc gắn vào tế bào mà không gây ra tác dụng gì, nơi gắn thuốc được gọi là nơi tiếp nhận (acceptor) hoặc receptor câm (silent receptor).
  10.  Chỉ định và chống chỉ định (indication và contra-indication) ü Chỉ định: phạm vi sử dụng của một thuốc trong thăm dò, chẩn đoán,phòng và trị một số bệnh nhất định. ü Chống chỉ định: không được sử dụng thuốc trong những trường hợp cụ thể để tránh độc tính và các tai biến khi dùng thuốc.
  11.  Thức ăn (Food) ü Thức ăn là vật chất ăn được và được sử dụng làm nguồn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thê sinh vật nhăm duy tri mọi hoạt và làm cơ thể phát triển.  Chất độc (Toxin) ü Chất độc là những chất có thế làm hư hỏng, phá hoại cơ năng hay thực thế sống hoặc gây chết.
  12.  Thuốc (Drug) Thuốc là những chất từ bên ngoài đưa vào cơ thế có tác dụng: ü Phòng bệnh. ü Chữa bệnh ü Chẩn đoán bệnh ở lâm sàng. Giữa thuốc, thức ăn và chất độc không có ranh giới rõ ràng, thường do nhiều yếu tố quyết định, nhưng quan trọng nhất vẫn là liều lượng sử dụng.
  13.  Tá dược (Excipient) ü Tá dược là một chất phụ gia thêm vào hoạt chất, được dùng trong điều chế thuốc, để ổn định về mặt vật lý học, hóa học, sinh học cũng như về mặt vi trùng học, hoặc để bảo quản thuốc,... ü Tá dược đóng vai trò quan trọng đối với hiệu lực của hoạt chất chính, có thể làm thay đổi sự khuếch tán, độ hòa tan thuốc, giúp phát huy tác dụng của thuốc.
  14.  ED50 (50% effective dose) ü ED50 là liều hiệu quả 50%, tức là liều dùng làm 50% trường hợp có hiệu quả, cũng có nghĩa khác là liêu gây nên 50% của đáp ứng tối đa.  LD50 (mean lethal dose) ü LD50 là liều gây chết 50% động vật thí nghiệm.
  15.  Độc tính chuyên biệt (special toxicity) ü Tính chất độc gây nên sự phát triển bất thường ở một số cơ quan chuyên biệt.  Độc tính trưòng diễn (long term toxicity) ü Độc tính xảy ra sau khi sử dụng thuốc trong nhiều ngày
  16.  Thời gian bán thải (Half life) ü Là thời gian cần thiết đế phân nửa thuốc loại thải khỏi cơ thể hay cụ thể là thời gian cần thiết đê nồng độ thuốc trong huyết tương bị giảm đi phân nửa.
  17.  Danh pháp thuốc (Drug nomenclature) Một thuốc thường có 3 tên gọi: -Tên khoa học (chemical name): gọi theo cấu tạo hóa học của thuốc. -Tên hoạt chất (generic name, common name): cho biết hoạt tính dược lực, thuốc thường được sử dụng bằng tên này và theo qui định chung của quốc tế, được ghi trong thành phần của nhãn thuốc. -Tên thương mại (brand name, proprietary name): hay biệt dược, tên gọi trên thị trường, tùy hăng sản xuất, thuốc có tên khác nhau.
  18.  Thí dụ: ü Tên khoa học: N-(4hydroxyphenyl) acetamide ü Tên hoạt chất: Paracetamol ü Tên thương mại: Panadol, Pacemol
  19.  Sự kìm khuẩn và sự sát khuẩn -Sự kim khuẩn là hiện tượng kháng sinh làm chậm lại sự sinh sôi của vi khuấn. -Sự sát khuẩn là hiện tượng kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0