Bài giảng Thương mại điện tử căn bản: Chương 2 - PGS.TS.GVCC Nguyễn Anh Tuấn
lượt xem 8
download
Bài giảng Thương mại điện tử căn bản: Chương 2 giúp người học hiểu về "Cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội-pháp lý, hạ tầng mạng-công nghệ của Thương mại điện tử". Nội dung trình bày cụ thể gồm có: Cơ sở hạ tầng Kinh tế - Xã hội, Cơ sở hạ tầng pháp lý, Cơ sở hạ tầng mạng, Cơ sở hạ tầng công nghệ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Thương mại điện tử căn bản: Chương 2 - PGS.TS.GVCC Nguyễn Anh Tuấn
- Chương 2. CƠ SỞ HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI - PHÁP LÝ, HẠ TẦNG MẠNG - CÔNG NGHỆ CỦA TMĐT 2.1. Cơ sở hạ tầng Kinh tế - Xã hội 2.2. Cơ sở hạ tầng pháp lý 2.3. Cơ sở hạ tầng mạng 2.4. Cơ sở hạ tầng công nghệ
- 2.1. Cơ sở hạ tầng Kinh tế - Xã hội 2.1.1. Khái niệm và vai trò cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đối với TMĐT a. Khái niệm: Cơ sở hạ tầng trong chủ nghĩa duy vật lịch sử là tổng hợp những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh tế- xã hội nhất định. Hạ tầng kinh tế - xã hội của TMĐT là toàn bộ các nhân tố, các điều kiện cơ bản về kinh tế xã hội nhằm tạo ra môi trường cho sự hình thành và phát triển của TMĐT b. Vai trò: Đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy ứng dụng, phát triển TMĐT trong đời sống kinh tế, xã hội của một vùng, địa phương, quốc gia và thế giới
- 2.1. Cơ sở hạ tầng Kinh tế - Xã hội (tiếp) 2.1.2. Những yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới thương mại điện tử a. Yếu tố về kinh tế: tiềm năng nền KT, tốc độ tăng trưởng, lạm phát , tỷ giá hối đoái, thu nhập và phân bố dân cư... b. Yếu tố về xã hội- văn hóa: Dân số và sự biến động về dân số, nghề nghiệp, tầng lớp xã hội, dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo và nền văn hóa.
- 2.1. Cơ sở hạ tầng Kinh tế - Xã hội (tiếp) 2.1.3. Những yêu cầu về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới TMĐT • Các chuẩn mực cần thiết về kinh tế: thị trường giao dịch, tài chính, tiền tệ, phương thức thanh toán, chứng từ, giao nhận vận tải, bảo hiểm, giải quyết tranh chấp... • Đủ tiềm lực về kinh tế: hệ thống cung ứng hàng hóa dịch vụ, nhu cầu và khả năng thanh toán, năng lực cạnh tranh... • Cơ chế, chính sách của Chính phủ khuyến khích áp dụng công nghệ • Thay đổi thói quen tập quán giao dịch mua bán • Năng lực công nghệ của khách hàng, của doanh nghiệp
- 2.1. Cơ sở hạ tầng Kinh tế - Xã hội (tiếp) 2.1.4. Tạo lập môi trường kinh tế - xã hội cho thực hiện thương mại điện tử Về phía Nhà nước: • Xây dựng và thực thi chiến lược phát triển TMĐT • Xây dựng ban hành cơ chế, chính sách, pháp luật, chuẩn mực về kinh tế - xã hội hỗ trợ phát triển TMĐT Về phía các doanh nghiệp: • Tôn trọng, tuân thủ quy định pháp luật trong và ngoài nước về giao dịch TMĐT • Xúc tiến bồi dưỡng nâng cao năng lực về thực hành TMĐT • Xây dựng và phát triển thương hiệu, nâng cao và giữ gìn uy tín của DN
- 2.1. Cơ sở hạ tầng Kinh tế - Xã hội (tiếp) 2.1.5. Các doanh nghiệp dịch vụ cho TMĐT a. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics - Doanh nghiệp dịch vụ vận tải, chuyển phát - Doanh nghiệp dịch vụ giao nhận - Doanh nghiệp dịch vụ kho bãi
- 2.1. Cơ sở hạ tầng Kinh tế - Xã hội (tiếp) 2.1.5. Các doanh nghiệp dịch vụ cho TMĐT b. Các doanh nghiệp dịch vụ thanh toán - Các ngân hàng thương mại - Các tổ chức có chức năng thanh toán điện tử c. Các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng kỹ thuật Nhà cung cấp khả năng truy cập Internet (Internet Access Provider- IAP) Nhà cung cấp dịch vụ Internet hoặc cung cấp dịch vụ nối mạng (Internet Service Provider - ISP) Nhà cung cấp thông tin lên Internet (Internet Contents Provider -ICP) Nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng (Application Service Provider -ASP) Nhà cung cấp dịch vụ email (Email Server) …
- 2.2. Cơ sở hạ tầng pháp lý 2.2.1. Một số vấn đề pháp lý liên quan tới TMĐT Những yêu cầu hiện nay của Luật quốc gia và quốc tế về văn bản chứng thực trên giấy, chữ ký tay và bản gốc chứng từ là trở ngại lớn nhất đối với TMĐT Một số yêu cầu về văn bản và chữ ký: ● Yêu cầu về văn bản (written document) ● Yêu cầu về chữ ký (signature); chữ ký điện tử là gì? ● Yêu cầu về văn bản gốc (original) Các vấn đề liên quan tới luật thương mại: + Liên quan đến bí mật cá nhân và bảo vệ thông tin cá nhân. + Liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ. + Liên quan tới thuế và thuế quan. + Liên quan tới luật áp dụng và giải quyết tranh chấp. + Các quy định về tiêu chuẩn hóa công nghiệp và thương mại.
- 2.2. Cơ sở hạ tầng pháp lý (tiếp) 2.2.2. Luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử (Model Law on Electronic Commerce) UNCITRAL(United Nations Commission on International Trade Law) Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật Thương mại quốc tế (UN thành lập17 Tháng 12 năm 1966) Điều 1: Phạm vi điều chỉnh. Đạo luật này có hiệu lực áp dụng đối với mọi loại thông tin thể hiện dưới hình thức thông tin số hoá được sử dụng trong khuôn khổ các hoạt động thương mại. Điều 5: Công nhận giá trị pháp lý của các thông tin số. Hiệu lực, giá trị pháp lý, hiệu lực thi hành của một thông tin không thể bị phủ nhận vì lý do duy nhất là thông tin đó được thể hiện dưới hình thức thông tin số hoá. 1. Trong trường hợp pháp luật quy định một thông tin phải được thể hiện dưới hình thức văn bản viết, thì một bản tin số được coi là đã thoả mãn điều kiện này nếu thông tin trong bản tin số có thể truy cập được sau này. 2. Điều kiện quy định tại khoản 1 được thể hiện dưới dạng một nghĩa vụ bắt buộc hoặc pháp luật chỉ đơn thuần quy định các hệ quả pháp lý nếu thông tin không được thể hiện dưới hình thức văn bản viết.
- 2.2. Cơ sở hạ tầng pháp lý (tiếp) 2.2.2. Luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử (Model Law on Electronic Commerce) (tiếp) Điều 7 : Chữ ký. 1. Trong trường hợp pháp luật quy định một bản tin phải có chữ ký của một người nào đó, thì bản tin số được coi là đã thoả mãn điều kiện trên trong các trường hợp sau đây: a. Đã sử dụng một phương pháp để xác định người ký và để chứng tỏ người đó phê duyệt thông tin chữa trong bản tin số đó. b. Phương pháp được sử dụng có đủ độ tin cậy, xét trên phương diện đối tượng vì nó mà bản tin được tạo ra hoặc chuyển đi, tính đến tất cả các bối cảnh có liên quan, kể cả các thoả thuận liên quan đã ký.
- 2.2. Cơ sở hạ tầng pháp lý (tiếp) 2.2.2. Luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử (Model Law on Electronic Commerce)(tiếp) Điều 8: Bản gốc. 1. Trong trường hợp pháp luật quy định một thông tin phải được thể hiện hoặc lưu giữ dưới hình thức bản gốc, thì một bản tin số được coi là thoả mãn điều kiện trên trong các trường hợp sau: a. Bảo đảm đủ độ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin dể từ thời điểm thông tin được tạo ra lần đầu, dưới hình thức chính thức cuối cùng là một bản thông tin hay một hình thức khác; b. Thông tin chứa trong bản tin số đó có thể giới thiệu được cho người mà nó cần phải được giới thiệu, trong trường hợp pháp luật quy định một thông tin phải được giới thiệu cho mọi người.
- 2.2. Cơ sở hạ tầng pháp lý (tiếp) 2.2.2. Luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử (Model Law on Electronic Commerce)(tiếp) Điều 9: Tính xác thực và khả năng được chấp nhận của thông tin số. 1. Không được viện dẫn một quy định về cung cấp chứng cứ trong một thủ tục pháp lý để bác bỏ khả năng chấp nhận một bản tin số được cung cấp làm bằng chứng: a. Với lý do đó là một bản tin số, nên không thể sử dụng làm bằng chứng được; hoặc.. b. Với lý do là bản tin đó không thể hiện dưới dạng bản gốc, trong trường hợp đó là chứng cứ có giá trị nhất mà người phải cung cấp chứng cứ có thể có được. Thông tin được thể hiện dưới dạng một bản tin số được công nhận tính xác thực. Tính xác thực được đánh giá tuỳ thuộc vào độ tin cậy của cách thức tạo ra, lưu giữ và truyền tải bản tin, độ tin cậy của cách thức bảo toàn tính toàn toàn vẹn của thông tin, cách thức xác định căn cước của người gửi tin và tuỳ thuộc mọi đánh giá xác đáng khác.
- 2.2. Cơ sở hạ tầng pháp lý (tiếp) 2.2.2. Luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử (Model Law on Electronic Commerce)(tiếp) Điều 10: Lưu giữ các thông tin số. Trong trường hợp pháp luật quy định hồ sơ, tài liệu, bản tin hoặc thông tin phải được lưu giữ, thì điều kiện này coi như thoả mãn nếu các hồ sơ, tài liệu hay bản tin đó được lưu giữ dưới dạng thông tin số, nhưng phải tuân thủ các điều kiện sau: a. Thông tin chứa trong bản tin số có khả năng truy cập, tra cứu được sau này; b. Bản tin số cần phải được lưu giữ dưới hình thức mà nó đã được tạo ra, gửi đi hoặc tiếp nhận hoặc dưới một hình thức khác chứng tỏ bản tin đó thể hiện chính xác các thông tin đã được tạo ra, được gửi đi hoặc được tiếp nhận; c. Mọi thông tin cho phép xác định xuất xứ và nơi đến của bản tin số cũng như mọi dấu hiệu về ngày, giờ gửi hoặc nhận bản tin cũng phải được lưu giữ, nếu có.
- 2.2. Cơ sở hạ tầng pháp lý (tiếp) 2.2.2. Luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử (Model Law on Electronic Commerce)(tiếp) Điều 14: Thông báo xác nhận đã nhận được thông tin. - Thông báo xác nhận (không có thời hạn hiệu lực) sẽ được thực hiện: + Bằng mọi phương tiện thông tin liên lạc, tự động hoá hay một cách khác, do người nhận thực hiện: hoặc + Bằng mọi hành vi của người nhận đủ để chứng tỏ với người gửi rằng đã nhận được thông tin số đó. Xác nhận phụ thuộc vào người gửi đã nhận được thông báo xác nhận hay chưa, thì bản tin số đó được coi như chưa được chuyển đi chừng nào người gửi chưa nhận được thông báo xác nhận. - Thông báo xác nhận có thời hạn: Xác nhận phải được thực hiện trong thời hạn hiệu lực
- 2.2. Cơ sở hạ tầng pháp lý (tiếp) 2.2.2. Luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử (Model Law on Electronic Commerce)(tiếp) Điều 15: Thời điểm, địa điểm gửi và nhận thông tin số hoá. Thời điểm: + Nếu người nhận đã chỉ định một hệ thống thông tin để nhận các bản tin số hoá thì: - Thời điểm nhận thông tin là thời điểm bản tin số hoá đi vào hệ thống thông tin đã được chỉ định đó; - Thời điểm nhận được thông tin là thời điểm người nhận truy cập thông tin đó, trong trường hợp bản tin số hoá được gửi vào một hệ thống thông tin khác với hệ thống thông tin và người nhận đã chỉ định để nhận tin. + Nếu người nhận đã không chỉ định một hệ thống thông tin nào để nhận tin, thì thời điểm nhận được thông tin là thời điểm bản tin số đi vào một hệ thống thông tin của người nhận. Địa điểm: Là đã được gửi đi từ người gửi đặt cơ sở và được nhận tại nơi người nhận đặt cơ sở
- 2.2. Cơ sở hạ tầng pháp lý (tiếp) 2.2.3. Các văn bản pháp quy về giao dịch điện tử tại Việt Nam a. Sự cần thiết - Sự phát triển nhanh chóng của CNTT và giao dịch, chứng từ điện tử cần có sự quản lý thống nhất - Xu thế quốc tế và toàn cầu Việt Nam không thể ngoài cuộc - Cần có cơ sở pháp lý để tạo điều kiện phát triển cho TMĐT - Ngoài tuân thủ luật lệ chung (quốc tế) còn có cái riêng, đặc thù của VN b. Một số văn bản pháp lý về giao dịch điện tử tại Việt Nam Luật Giao dịch điện tử: Số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005 - Phạm vi điều chỉnh: giao dịch điện tử trong các lĩnh vực dân sự, thương và hành chính nhà nước - Thông điệp dữ liệu: có thể sử dụng làm cơ sở pháp lý như văn bản, được làm chứng từ và lưu trữ - Chữ ký điện tử: có giá trị pháp lý như chữ ký thông thường - Hợp đồng điện tử: được Nhà nước công nhận - Bảo mật thông tin và dữ liệu điện tử - Sơ hữu trí tuệ trong giao dịch điện tử Luật Công nghệ thông tin: Số 67/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 Đề cập đến các vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông và hạ tầng cơ sở mạng, quy định những vấn đề bảo mật thông tin và an toàn mạng
- 2.3. Cơ sở hạ tầng mạng 2.3.1. Mạng nội bộ 2.3.1.1. Mạng máy tính Mạng máy tính là một hệ thống gồm hai hay nhiều máy tính được kết nối để trao đổi thông tin với nhau. a. Mạng LAN (Local Area Network) Nếu hai hoặc nhiều máy tính và thiết bị ngoại vi được kết nối trong một khu vực nhỏ như một căn phòng, văn phòng, hay một khuôn viên, được gọi là mạng LAN . Đó là nhóm các máy tính trong một mạng LAN chia sẻ một kết nối phổ biến. b. Mạng WAN (Wide Area Network) Bao gồm các mạng nội bộ kết nối với nhau qua đường dây điện thoại thuê bao hoặc nhờ một số công nghệ khác như hệ thống điện tử viễn thông hoặc vệ tinh. c. Mạng MAN (Metropolitan Area Network) Mạng đô thị MAN là mạng dữ liệu băng rộng được thiết kế cho phạm vi trong thành phố, thị xã. Khoảng cách thường nhỏ hơn 100 km. d. Mạng GAN (global area network) Kết nối máy tính từ các châu lục khác nhau. Thông thường kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông và vệ tinh.
- 2.3. Cơ sở hạ tầng mạng 2.3.1. Mạng nội bộ 2.3.1.2. Mạng website nội bộ (intranet) a. Khái niệm intranet Intranet hay mạng web nội bộ là một hệ thống hạ tầng mạng để phục vụ nhu cầu chia sẻ thông tin trong nội bộ công ty bằng việc sử dụng nguyên lý và công cụ của web. Mạng Intranet là mạng máy tính cục bộ dành cho các doanh nghiệp liên kết với khách hàng theo tiêu chuẩn của Internet, các doanh nghiệp sử dụng mạng để quản lý trong nội bộ doanh nghiệp và liên kết với bên ngoài Tính chất quan trọng của Intranet là phải có kế hoạch để bảo vệ thông tin nội bộ, không cho phép những người không được phép truy nhập cơ sở dữ liệu của mình. Có nhiều cách ngăn chặn như dùng mật khẩu, các biện pháp mã hoá hay bức tường lửa (nhưng bức tường lửa rất khó ngăn chặn “người nhà”). Một biện pháp bảo vệ hữu hiệu truyền thống là chính sách và hệ thống quyết định cho ai được vào lĩnh vực dữ liệu nào.
- b. Chức năng của intranet - Lưu trữ và phân phối thông tin - Cung cấp công cụ tìm kiếm - Giao tiếp 2 chiều - Gọi điện thoại bằng máy tính - Kết hợp TMĐT c. Các ứng dụng của intranet Lưu giữ và cung cấp thông tin về: catalogue sản phẩm, chính sách công ty, đơn đặt hàng, chia sẻ tài liệu, danh bạ điện thoại, quản lý nhân sự, chương trình đào tạo, cơ sở dữ liệu khách hàng, dự liệu doanh nghiệp… d. Các lợi ích của việc sử dụng intranet - Marketing nội bộ - Dịch vụ khách hàng - Tìm kiếm và truy cập dữ liệu - Chia sẻ kiến thức - Cá thể hóa thông tin - Ủy quyền - Quản lý dữ liệu - Quản lý dự án - Đào tạo - Thúc đẩy xử lý quá trình giao dịch - Phân phối thông tin không giấy tờ…
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Thương mại điện tử - Bài 10: An ninh trong thương mại điện tử
49 p | 261 | 38
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Chương 10 - Nguyễn Đức Cương
10 p | 429 | 36
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Bài 2 - Các mô hình thương mại điện tử
67 p | 176 | 28
-
Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử
24 p | 231 | 21
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Chương 1 - Trần Hoài Nam
30 p | 199 | 15
-
Bài giảng Thương mại điện tử - Bài 1: Tổng quan về thương mại điện tử
27 p | 204 | 8
-
Bài giảng Thương mại điện tử cách tiếp cận quản lý: Chương 3 - Lê Văn Huy
42 p | 18 | 4
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Chương 4 - ThS. Nguyễn Thị Trần Lộc
38 p | 9 | 3
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Chương 3 - ThS. Nguyễn Thị Trần Lộc
26 p | 10 | 3
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Chương 1 - ThS. Nguyễn Thị Trần Lộc
15 p | 6 | 3
-
Bài giảng Thương mại điện tử cách tiếp cận quản lý: Chương 6 - Lê Văn Huy
59 p | 16 | 3
-
Bài giảng Thương mại điện tử cách tiếp cận quản lý: Chương 5 - Lê Văn Huy
39 p | 9 | 3
-
Bài giảng Thương mại điện tử cách tiếp cận quản lý: Chương 4 - Lê Văn Huy
48 p | 13 | 3
-
Bài giảng Thương mại điện tử cách tiếp cận quản lý: Chương 1 - Lê Văn Huy
47 p | 17 | 3
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Chương 2 - ThS. Nguyễn Thị Trần Lộc
16 p | 12 | 2
-
Bài giảng Thương mại điện tử cách tiếp cận quản lý: Chương 2 - Lê Văn Huy
26 p | 10 | 2
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Chương 6 - ThS. Nguyễn Thị Trần Lộc
35 p | 8 | 2
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Chương 5 - ThS. Nguyễn Thị Trần Lộc
18 p | 12 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn