Bài giảng Tổ chức cuộc sống gia đình - ĐH Phạm Văn Đồng
lượt xem 5
download
Bài giảng Tổ chức cuộc sống gia đình trang bị cho sinh viên ngành KTGĐ những kiến thức cơ bản về vai trò của gia đình trong xã hội, các kỹ năng cơ bản về việc lập kế hoạch và sắp xếp công việc trong gia đình, trong đó có kế hoạch thu chi và nền tảng xây dựng và quản lý thu chi trong gia đình. Ngoài ra học phần còn đề cập đến một số kỹ thuật cần thiết về việc sử dụng và bảo quản đồ dùng trong gia đình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tổ chức cuộc sống gia đình - ĐH Phạm Văn Đồng
- Quảng Ngãi, 2018 1
- MỤC LỤC MỤC LỤC 2 LỜI MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG 1. GIA ĐÌNH VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ TRONG GIA ĐÌNH 4 1.1. Giới thiệu chung về khái niệm gia đình ............................................. …..4 1.2. Các giai đoạn phát triển gia đình ............................................................. 8 1.3. Các mối quan hệ trong gia đình ............................................................... 9 CHƯƠNG 2 17 GIÁO DỤC VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE 17 2.1. Giáo dục con cái trong gia đình ............................................................. 17 2.2. Chăm sóc sức khỏe gia đình .................................................................. 24 CHƯƠNG 3. QUẢN LÝ GIA ĐÌNH 62 3.1. Quản lý công việc gia đình .................................................................... 62 3.2. Quản lý ngân sách gia đình .................................................................... 75 3.3. Chi tiêu gia đình sao cho hợp lý ............................................................ 87 CHƯƠNG 4. SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH 90 4.1.Thiết bị dùng nhiệt năng ......................................................................... 90 4.2.Thiết bị dùng cơ năng ............................................................................. 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 2
- LỜI MỞ ĐẦU Đào tạo giáo viên giảng dạy môn Công nghệ (Kinh tế gia đình) (KTGĐ) bậc Trung học cơ sở (THCS), đáp ứng được những yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục và xã hội; có kiến thức, kỹ năng, năng lực giáo dục và sức khỏe để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ của người giáo viên. Môn học “Tổ chức cuộc sống gia đình” được xây dựng trong phần bắt buộc của chương trình đào tạo, bao gồm 02 tín chỉ (30 tiết). Học phần này, trang bị cho sinh viên ngành KTGĐ những kiến thức cơ bản về vai trò của gia đình trong xã hội, các kỹ năng cơ bản về việc lập kế hoạch và sắp xếp công việc trong gia đình, trong đó có kế hoạch thu chi và nền tảng xây dựng và quản lý thu chi trong gia đình. Ngoài ra học phần còn đề cập đến một số kỹ thuật cần thiết về việc sử dụng và bảo quản đồ dùng trong gia đình. Trong quá trình biên soạn không tránh những thiếu sót, rất mong sự đóng góp chân thành của độc giả. Chân thành cảm ơn. Tác giả 3
- CHƯƠNG 1 GIA ĐÌNH VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ TRONG GIA ĐÌNH *MỤC TIÊU: - Trình bày được khái niệm gia đình - Mô tả và giải thích được các chức năng của gia đình và những ảnh hưởng của gia đình đối với xã hội. *NỘI DUNG 1.1. Giới thiệu chung về khái niệm gia đình 1.1.1. Gia đình là gì? - Là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng hoặc quan hệ giáo dục. - Gia đình là một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn hóa – xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục… giữa các thành viên. - Gia đình hình thành từ rất sớm và trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Lịch sử nhân loại có những hình thức hôn nhân: tạp hôn, đối ngẫu, một vợ một chồng thì cũng có các hình thức gia đình: tập thể, cặp đôi, cá thể và cũng có các loại gia đình: một thế hệ, hai thế hệ và nhiều thế hệ. - Dưới góc độ xã hội học Gia đình là một nhóm người được thống nhất với nhau bởi mối quan hệ hôn nhân và huyết thống hoặc nhận con nuôi, tạo thành một hộ duy nhất, tác động qua lại, giao tiếp với nhau theo vai trò xã hội của riêng từng người trong số họ: là chồng, là vợ (quan hệ chồng vợ) tạo thành một nền văn hóa chung. - Dưới góc độ tâm lí học Gia đình là một nhóm xã hội mà các thành viên trong nhóm có quan hệ tình cảm và huyết thống sâu sắc; cùng có chung giá trị kinh tế, vật chất, tinh thần trong những thời điểm lịch sử nhất định. 4
- Vậy gia đình là một cộng đồng người, một tế bào xã hội mà các thành viên của nó liên kết với nhau bằng quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, bằng sinh hoạt chung và có trách nhiệm với nhau theo đạo lý và pháp luật. - Đặc trưng cơ bản của gia đình dưới góc độ tâm lí học: + Gia đình là một nhóm xã hội gồm có ít nhất hai người + Trong gia đình có đủ các giới tính + Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình phải là quan hệ ruột thịt, có huyết thống. + Quan hệ kinh tế của các thành viên trong gia đình là do hoạt động của các thành viên trong gia đình mang lại. + Các thành viên trong gia đình sống chung trong một nhà. - Ý nghĩa Ngày Gia đình Việt Nam Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách đã được gia đình Việt Nam giữ gìn, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Qua nhiều thời kỳ phát triển, cấu trúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam có những thay đổi, nhưng chức năng cơ bản của gia đình vẫn còn tồn tại và gia đình vẫn là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Ngày Gia đình Việt Nam là một văn hóa lớn nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam, là dịp để các gia đình giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình văn hóa, hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đây cũng là ngày mọi người trong gia đình quan tâm đến nhau, xã hội quan tâm đến trẻ nhỏ và những người không có bố mẹ, cặp vợ chồng phải hiểu được giá trị mái ấm và cùng nhau vượt qua sóng gió để có một gia đình hạnh phúc. 1.1.2. Mối quan hệ giữa gia đình và xã hội 5
- - Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, là nhân tố tồn tại và phát triển của xã hội. Gia đình như một tế bào tự nhiên, là đơn vị nhỏ nhất để tạo nên xã hội. Không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không tồn tại và phát triển được. Chính vì vậy, muốn xã hội tốt thì phải xây dựng gia đình tốt. Tuy nhiên mức độ tác động của gia đình đối với xã hội còn phụ thuộc vào bản chất của từng chế độ xã hội. Trong các chế xã hội dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sx, sự bất bình đẳng trong quan hệ gia đình, quan hệ xã hội đã hạn chế rất lớn đến sự tác động của gia đình đối với xã hội. - Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội Mỗi cá nhân chỉ có thể sinh ra trong gia đình. Không thể có con người sinh ra từ bên ngoài gia đình. Gia đình là môi trường đầu tiên có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự hình thành và phát triển tính cách của mỗi cá nhân. Và cũng chính trong gia đình, mỗi cá nhân sẽ học được cách cư xử với người xung quanh và xã hội. - Gia đình là tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống của mỗi thành viên, mỗi công dân của xã hội. Chỉ trong gia đình, mới thể hiện mối quan hệ tình cảm thiêng liêng giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái. Gia đình là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc những công dân tốt cho xã hội. Sự hạnh phúc gia đình là tiền đề để hình thành nên nhân cách tốt cho những công dân của xã hội. “Tại sao nói gia đình là tiền đề để hình thành nên nhân cách tốt cho công dân”. Vì vậy muốn xây dựng xã hội thì phải chú trọng xây dựng gia đình. Hồ chủ tịch nói: “Gia đình tốt thì xã hội tốt, nhiều gia đình tốt cộng lại thì làm cho xã hội tốt hơn” Xây dựng gia đình là một trách nhiệm, một bộ phận cấu thành trong chỉnh thể các mục tiêu phấn đấu của xã hội, vì sự ổn định và phát triển của xã hội. Thế nhưng, các cá nhân không chỉ sống trong quan hệ gia đình mà còn có những quan hệ xã hội. Mỗi cá nhân không chỉ là thành viên của gia đình mà còn là thành viên của xã hội. Không thể có con người bên ngoài xã hội. Gia đình đóng vai trò quan trọng để đáp ứng nhu cầu về quan hệ xã hội của mỗ cá nhân. 6
- Ngược lại, bất cứ xã hội nào cũng thông qua gia đình để tác động đến mỗi cá nhân. Mặt khác, nhiều hiện tượng của xã hội cũng thông qua gia đình mà có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển của mỗi cá nhân về tư tưởng, đạo đức, lối sống. 1.1.3. Phân loại gia đình * Các kiểu gia đình - Gia đình hạt nhân: gồm 1 đến 2 thế hệ (vợ chồng hoặc cha mẹ và con cái chưa lập gia đình). - Gia đình mở rộng: gồm 3-4 thế hệ sống chung. - Gia đình ghép: gồm gia đình hạt nhân (vợ chồng, con cái có thêm ông bà, cô chú, dâu rể, cháu…) * Các thành viên gia đình - Quan hệ vợ chồng - Quan hệ cha mẹ và con cái (con ruột, con nuôi) * Chức năng của gia đình - Chức năng thỏa mãn tình cảm giữa các thành viên trong gia đình: Thỏa mãn tình cảm giữa cha mẹ và con cái (sống vì nhau), tình cảm giữa anh chị em trong gia đình (thương yêu, đùm bọc lẫn nhau). Phần đông mọi người trong xã hội đều coi gia đình là “tổ ấm”, nơi người ta đi về, nơi người ta chia sẻ với nhau về niềm vui, nỗi buồn, tức là nơi tình cảm của con người được thỏa mãn. - Chức năng sinh sản: Chức năng này tồn tại một cách tự nhiên, vì xã hội chỉ tồn tại được khi hành vi sinh sản vẫn còn được duy trì. Chức năng này được coi là một giá trị của gia đình mà từ cổ chí kim loài người phải thừa nhận. Bản thân F. Engel, một nhà duy vật vĩ đại cũng cho rằng theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch sử suy cho cùng là... sự tái sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống. Chức năng sinh sản của gia đình là một giá trị trường tồn. - Chức năng giáo dục: Theo lý thuyết gia đình là “tế bào của xã hội, là yếu tố đầu tiên và cơ bản của quá trình giáo dục”. Gia đình là nơi đại bộ phận trẻ em được người lớn thường xuyên giáo dục: “Dạy con từ thưở còn thơ”. Trong môi trường gia đình, trẻ bắt đầu hình thành nhân cách, lối sống và đặc biệt là nhân sinh quan. Các 7
- bậc phụ huynh, nhất là các bà, các mẹ có ảnh hưởng rất lớn tới tương lai của đứa trẻ: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. - Chức năng xã hội hoá: Có thể coi gia đình là một xã hội thu nhỏ. Mỗi thành viên là một tính cách. Việc va chạm các tính cách khác nhau trong một gia đình là môi trường đầu tiên để trẻ em học cách hoà hợp với cộng đồng. - Chức năng kinh tế: Cho đến nay gia đình vẫn còn là một đơn vị sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Hơn thế nữa nó cũng là đơn vị tiêu dùng chủ yếu các sản phẩm do nền kinh tế sản xuất ra, do vậy nó là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của kinh tế. 1.2. Các giai đoạn phát triển gia đình 1.2.1. Giai đoạn vợ chồng son Đây là thời kỳ tạo dựng, vun vén gia đình của đôi vợ chồng mới cưới. Sau tuần trăng mật họ trở về với đời sống thường nhật, tình yêu thơ mộng chuyển sang tình cảm vợ chồng với nhiều ràng buộc. Họ phải thích ứng với nghĩa vụ làm vợ, làm chồng, làm con rể, con dâu (nếu sống chung trong một gia đình). Nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn này là tìm hiểu nhau để tạo sự hòa hợp cả hai đã bọc lộ tâm tính thật sự của mình trước người bạn đời thông qua những tình huống xảy ra trong đời sống chung. Nếu ở riêng họ cần thích ứng điều kiện sống của mình để tạo một nề nếp cho gia đình mới của họ. Nếu phải sống chung trong gia đình, cần có sự tế nhị, hướng dẫn, phân công, hòa hợp với cuộc sống chung, tránh những va chạm do chưa thích ứng của đôi vợ chồng trẻ. 1.2.2. Giai đoạn có con đầu lòng Con đầu lòng là niềm vui bất tận của gia đình nếu có kế hoạch chu đáo. Nếu không được chuẩn bị trước, gia đình sẽ bị xáo trộn như: công việc của vợ tăng lên khi chăm sóc cho con, trong khi còn đi làm để tạo kinh tế gia đình. Người vợ sẽ ít quan tâm đến chồng, kinh tế sẽ khó khăn vì phải mua sắm đồ dùng trong nhà và nuôi dưỡng con cái. Họ phải thích nghi với con đầu lòng và việc tạo kinh tế gia đình, thăng tiến nghề nghiệp. 1.2.3. Giai đoạn có con tuổi thiếu niên Thời kỳ này con cái bắt đầu tham gia ngoài xã hội, trẻ có bạn học tập ở nhà trường, có các quan hệ thầy trò, bạn cùng trường, cùng lớp, cùng xóm. Gia đình sẽ 8
- gặp các khó khăn chủ quan như con cái, ông bà bệnh tật, vợ chồng thất nghiệp, đau yếu, bệnh tật, tai nạn, hoặc do quá lao theo danh vọng tiền tài mà xem nhẹ việc nuôi dạy con cái, ít quan tâm đến các thành viên trong gia đình. Thời kỳ này cha mẹ phải chú ý đến con cái nhiều hơn vì tuổi hình thành và phát triển nhân cách của trẻ chủ yếu từ thời thơ ấu đến năm 18 tuổi. Vì vậy muốn có con ngoan, gia đình hạnh phúc, phải chú trọng giai đoạn này. Nề nếp và trật tự kỷ cương của gia đình sẽ được hình thành. Mỗi thành viên của gia đình phải nhận thức rõ về vị trí, vai trò và quyền hạn của mình trong gia đình, thích nghi với các thành viên mới (1 - 2 con). Bố mẹ cần giáo dục giới tính và dạy con biết sử dụng ngân sách gia đình. 1.2.4. Giai đoạn có con trưởng thành Khi con cái đã trưởng thành, việc giáo dục con cái chuyển sang một bước ngoặc khác, không còn dạy dỗ mà là tìm hiểu, phải cảm thông, hướng dẫn khi cần thiết và tôn trọng nhân cách của con. Việc hướng nghiệp, đưa con vào đời, dựng vợ gả chồng cho con đồng thời với củng cố gia đình lớn, tham gia công tác xã hội, địa phương, phát triển bản thân tùy theo hoàn cảnh, điều kiện gia đình và chuẩn bị tuổi già. 1.2.5. Giai đoạn vợ chồng già Theo các báo cáo nghiên cứu cho thấy, người già có đủ vợ chồng sẽ sống lâu hơn người độc thân, li hôn hay góa bụa. Tùy theo hoàn cảnh gia đình mà ông bà sống riêng hay chung với con cái. Vai trò ông bà bây giờ là cố vấn cho con cháu bằng những kinh nghiệm sống của mình, giữ gìn sức khỏe và củng cố mối liên hệ giữa các thế hệ trong gia đình. Khi một trong hai người qua đời thì người còn lại cần sự bù đắp bằng tình thương yêu của anh chị em, con cháu trong gia đình, đồng thời tạo niềm tin giữa bạn bè cùng tuổi thông qua các hoạt động như: nghiên cứu, sáng tác, chăm sóc cây cảnh, thể dục dưỡng sinh, giúp tuổi già thêm vui vẻ, hữu ích và kéo dài tuổi thọ. Các nhà nghiên cứu khuyên phụ nữ nên tổ chức cuộc sống bản thân sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất trong từng giai đoạn của cuộc đời. 1.3. Các mối quan hệ trong gia đình Trong gia đình, người cha, người mẹ biết rõ vai trò và bổn phận của mình, con cái sẽ nhìn theo, nghe theo và học tập theo nhanh chóng hơn. Gia đình như vậy sẽ tạo được những người công dân tốt, hiểu rõ vai trò và bổn phận của mình. Gia 9
- đình liên quan đến xã hội. Gia đình tốt, xã hội tốt. Gia đình có những người con có tinh thần trách nhiệm, xã hội sẽ có những con người sống trật tự, ngăn nắp có lòng nhân hậu, biết yêu thương đồng loại, biết hòa nhã với mọi người, biết đánh giá, học tập những điều hay lẽ phải, biết phê phán, khắc phục thói hư tật xấu, từ đó đem lại sự tiến bộ và thịnh vượng cho nước nhà. 1.3.1. Người cha trong gia đình Cách sống của người cha ảnh hưởng rất nhiều đến con cái. Thông thường nếu ngườ cha có tham gia công việc xã hội sẽ có tự tin trong giáo dục con cái. Dù ở bất cứ thể chế xã hội nào, người chồng, người cha phải là trụ cột của gia đình, vai trò của người phụ nữ không thể lấn lướt người đàn ông. Ngày nay tuy người phụ nữ đã góp phần tham gia các hoạt động xã hội, chủ động về mặt kinh tế, có vai trò chung với người chồng trong việc làm kinh tế, nhưng vẫn phải biết “nhường chồng” một bước thì gia đình mới êm ấm, hạnh phúc. Người chồng, người cha luôn là người dẫn dắt con cái đương đầu với cuộc sống, rèn luyện ý chí, nghị lực, tính kiên cường, nhất là con trai. Bổn phận và trách nhiệm của người cha, người chồng trong gia đình: * Đi làm - Thời gian: 8 giờ làm ở cơ quan, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ cho gia đình và những công việc khác. - Vai trò: Phần đông những người đàn ông trên thế giới nói chung và tại Việt nam nói riêng đều làm chủ gia đình và là trụ cột chính trong gia đình gồm có vợ và các con. Do đó người chủ gia đình cần làm việc nuôi bản than và gia đình, chăm lo đời sống vật chất tinh thần và an ninh cho gia đình, giữ vai trò quyết định tối hậu trong gia đình. Dư luận xã hội thường đánh giá về người chồng nhiều hơn. * Tại cơ quan làm việc - Làm việc đúng giờ, với lương tâm nghề nghiệp, tác phong lao động mới. - Luôn có tinh thần cầu tiến, học hỏi nâng cao trình độ tay nghề. - Giúp đồng nghiệp khi họ cần thiết, hoặc ốm đau, bệnh tật. - Luôn giữ hòa khí với mọi người xung quanh. * Đối với vợ - Che chở đùm bọc cho vợ về phương diện vật chất và tinh thần. 10
- - Thảo luận giúp ý kiến cho vợ xây dựng kế hoạch chi tiêu, sử dụng thời gian, tổ chức cuộc sống gia đình và nuôi dạy con cái, đầu tư kinh tế. - Giúp vợ tạo mối quan hệ tốt với cha mẹ và họ hàng bên chồng. - Thông cảm và giúp vợ công việc nhà. - Tạo sự an tâm, tin tưởng, kính phục người chồng góp phần xây dựng và bảo vệ hạnh phúc gia đình. * Đối với con cái Định hướng và tạo điều kiện cho sự phát triển của con theo mục đích giáo dục nhằm rèn luyện người con hiếu thảo trong gia đình, là công dân tốt cho xã hội. - Người cha luôn tượng trưng cho sức mạnh, lòng can đảm, uy quyền, sự công bằng, hiểu biết rộng và danh vọng của đứa con. - Là người bạn tâm tình của con, ân cần hỏi han, tìm hiểu và giúp đỡ con về mặt tinh thần và vật chất. - Xây dựng mối quan hệ tốt, tin yêu, cởi mở giữa cha mẹ và con cái, giúp con tự giác rèn luyện trở thành người hữu dụng. Cha tham gia giải trí với con cái để cho con góp sức vào công việc của người cha. - Hướng dẫn cho con chọn nghề, chọn bạn và lý tưởng sống. * Đối với láng giềng bà con than thuộc: Giao thiệp tốt với láng giềng và thường xuyên thăm ông bà, bà con trong họ hàng. 1.3.2. Người mẹ trong gia đình Cũng như người cha khái niệm người mẹ không thể tách rời bởi vì không có người vợ xấu là người mẹ tốt. Người mẹ luôn có thiên hướng chăm sóc, nuôi dưỡng con cái, luôn bảo vệ con trước những nguy hiểm của đời sống. * Đi làm - Thời gian: 8 giờ làm ở cơ quan, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ cho gia đình và những công việc khác (kinh tế phụ, giao tiếp, dạy con, nghỉ ngơi và ngủ). - Vai trò: Ngày xưa người vợ thường giữ việc nội trợ trong gia đình, việc kiếm tiền nuôi gia đình chỉ dành cho người cha. Ngày nay cùng với người cah tạo cho gia đình 1 nếp sống thỏa mái, người vợ phải đi làm. Do đó người mẹ có trách nhiệm trong công việc tại sở, là vợ đối với chồng, là mẹ dạy bảo con cái. * Nội trợ 11
- Người vợ còn gọi là nội tướng lo việc nhà, là trụ cột, là đầu tàu trong việc tổ chức mọi công việc trong gia đình. - Quản lí của cải vật chất và tinh thần trong gia đình, quyết định chi tiêu hàng ngày, hàng tháng về ăn, ở, mặc, học hành và tiện nghi gai đình, tính toán ngân quỷ gia đình để hu cầu gia đình được thỏa mãn. - Chăm sóc, phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe chồng, con và người thân trong gia đình. - Biết may vá để tiết kiệm ngân quỷ gia đình và làm niềm vui cho gia đình; bảo trì đồ đạt trong nhà, kéo dài tuổi thọ đồ vật. - Tổ chức việc nhà khoa học, hợp lý, xếp đặt mọi nơi trong nhà. - Tạo không khí gia đình yên vui, thoải mái, tạo nét sinh hoạt gia đình chất lượng ngày càng cao, giữ hòa thuận yên vui trong gia đình. * Đối với chồng - Luôn luôn vui tươi, dịu ngọt trong lời nói, xưng hô khéo léo. - Gọn gàng, xinh đẹp, duyên dáng, lịch sự, sạch sẽ, vệ sinh. - Thường xuyên biết tự kiềm chế, tự chủ đối với sự bực dọc của mình. - Cùng chồng lo việc nhà, tạo điều kiện giúp chồng, thực hiện sự nghiệp trong xã hội, thăng tiến nghề nghiệp. - Hiểu rõ ưu khuyết điểm của chồng, phát huy ưu điểm tạo uy tín chồng. Càng nhược điểm, khuyết điểm của người chồng thì lựa lời khuyên nhủ, thảo luận; biết hy sinh cho chồng con, biết nhẫn nhịn và tha thứ, độ lượng. - Chia sẽ niềm vui, nỗi buồn của chồng, chịu khó lắng nghe, tìm hiểu người chồng, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của người chồng. * Đối với con cái Trong gia đình mẹ là người chịu trách nhiệm giáo dục con vì “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Mẹ là người tiếp xúc với con cái thường xuyên và nhiều nhất trong gia đình, do đó ảnh hưởng của người mẹ vô cùng quan trọng. - Mẹ là tấm gương tốt cho con cái noi theo. - Cách ứng xử người mẹ đối với mọi người trong gia đình, xóm giềng, bạn bè, được phản ảnh qua từng đứa con. 12
- - Đối với con gái mẹ là người hướng dẫn về mặt tình cảm, cách ứng xử khi con lập gia đình. - Là người thầy giáo đầu tiên cho các con, lời nói và hành động của mẹ là tấm gương cho các con noi theo (kiến thức nghề nghiệp, nề nếp, sinh hoạt, thói quen)… - Hiểu biết tâm lý phát triển của đứa trẻ, là người bạn thân thiết của các con, nhắc nhỡ, khuyên bảo, động viên, chỉ dẫn cho những điều tốt đẹp, tránh những xấu xa, thương yêu các con đồng đều. 1.3.3. Con cái trong gia đình Con cái là một thành viên của gia đình, ngay trước cung tham gia chăn nuôi, trồng trọt nhằm tạo nền kinh tế gia đình. Ngày nay, con cái giữ vai trò khá quan trọng, cần có trách nhiệm và bổn phận trong gia đình, đó là bổn phận đối với bản thân bao gồm việc tự phục vụ bản thân như ăn, ngủ, vệ sinh…, tự lo việc học tập rèn luyện của mình. Bên cạnh đó có vai trò: Tạo không khí vui vẻ cho gia đình. Mỗi bước trưởng thành, thành công của con cái đều đem lại cho gia đình niềm vui riêng và giúp cho sự liên hệ của cha mẹ khắng khít nhau hơn, tránh sự căng thẳng trong gia đình. - Bổn phận với cha mẹ Con cái cần biết trân trọng công ơn cha mẹ, sự hi sinh của cha mẹ. Phải đền đáp công ơn cha mẹ bằng cách: + Có trách nhiệm học tập tốt (ở trường, ở nhà), khi chọn nghề nên trao đổi ý kiến với cha mẹ, biết tôn trọng, nghe lời dạy bảo của cha mẹ, không nên xem thường kinh nghiệm của cha mẹ, không gắt gỏng, càu nhàu. + Tự giác, vui vẻ hoàn thành công việc phân công trong gia đình để cha mẹ đỡ vất vả. + Có trách nhiệm góp phần xây dựng gia đình văn hóa mới, làm cho cha mẹ hài lòng, vui sướng và hạnh phúc vì con cái. Quan tâm, chăm sóc sức khỏe cha mẹ, chia se vui buồn với cha mẹ.Lớn lên con cái làm giúp đỡ cha mẹ về tài chính. Nếu ở riêng nên thu xếp giờ về thăm cha mẹ thường xuyên. Chăm sóc phụng dưỡng bố mẹ già. Trong việc chăm sóc phụng dưỡng nên chú ý một số điều như sau: 13
- + Chăm sóc cha mẹ một cách thành tâm, kính trọng với tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”. + Phải giữ thái độ, hành vi ứng xử cung kính, lễ phép, nhẹ nhàng, lựa lời lựa ý nói với cha mẹ. + Kiên nhẫn, nhân hậu, thuốc thang, chăm sóc bồi dưỡng khi cha mẹ đau ốm, không được giận dữ, mắng nhiếc, nóng nẩy với cha mẹ. - Với anh chị em Anh chị trong gia đình có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ các em về nhiều mặt, biết nhường nhịn em, làm gương tốt cho các em noi theo, xưng hô anh chị với các em. Các em biết noi gương tốt anh chị, không hỗn láo với anh chị. 1.3.3. Quan hệ với gia đình bên nội - Vợ chồng trẻ đối với gia đình bên nội Gia đình bên nội gồm: ông bà, cha mẹ chồng và các anh chị em chồng, đóng vai trò khá quan trọng trong việc tạo dựng hạnh phúc cho gia đình vợ chồng trẻ. Nếu người vợ trẻ do cha mẹ chồng chọn thì gặp nhiều thuận lợi hơn về quan hệ với gia đình chồng vì được vừa ý mẹ chồngdễ tạo sự thông cảm với con dâu, hoặc vì thương con trai nên phải thương con dâu. Những đôi vợ chồng trẻ không được tự ý chọn lựa sẽ gặp những trở ngại nhất định. Ngày nay, đa số vợ chồng trẻ là tự ý lựa chọn, có thời gian tìm hiểu trước rồi giới thiệu với gia đình và cha mẹ chồng đi cưới hỏi, sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong mối quan hệ với gia đình chồng, nhất là khi sống chung trong một gia đình, vì: + Mẹ chồng, chị em chồng và nàng dâu không có tình cảm trước. + Người mẹ mất ảnh hưởng đối với con trai, mẹ chồng ganh tị tình cảm với con dâu, em gái ganh tị tình cảm mà anh trai dành cho chị dâu. + Về tình thương, cha mẹ muốn chi phối và cai trị hạnh phúc của con cái. + Vì tính nhỏ nhặt của đàn bà với nhau, quyền lợi va chạm khi chung sống. + Vì sự bất đồng tư tưởng, quan điểm, lối sống hiện đại. + Vì bản tính kiêu kì của vợ hoặc mẹ chồng. Quan niệm xuất giá tòng phu vẫn còn ảnh hưởng phần nào trong chế độ xã hội Việt Nam. Ngày nay, người phụ nữ lấy chồng phải theo chồng. Nhà nào cha mẹ 14
- chồng giàu có, khỏe mạnh thì thường ở riêng một mình, còn nhà nào có cha mẹ già yếu, đơn chiếc thì mới ở chung. Đối với cha mẹ, đôi vợ chồng trẻ phải: Kính trọng, thương yêu, biết vâng lời cha mẹ; biết phụng dưỡng cha mẹ, có món ngon vật lạ phải để danh cho cha mẹ. Cũng có trường hợp con cái ăn riêng, ở riêng, hàng tháng đưa tiền giúp đỡ cha mẹ và chăm sóc ông bà cũng là tấm gương tốt cho con cái học tập. Có điều kiện tạo cơ sờ vật chất ban đầu, để dành khi có điều kiện ra riêng. - Gia đình bên nội đối với gia đình vợ chồng trẻ + Không nên ganh tị tình cảm của vợ chồng con đối với ông bà ngoại. + Khuyến khích con cái tinh thần tự lập trong kinh tế, giáo dục, tổ chức cuộc sống gia đình, bảo vệ quyền lợi con dâu, giúp đỡ, chăm sóc, dạy dỗ các cháu. Tham gia ý kiến với con cái khi cần thiết nhằm giúp đỡ kinh nghiệm sống cho các con. 1.3.4. Quan hệ với gia đình bên ngoại - Đôi vợ chồng trẻ đối với gia đình bên ngoại Gia đình bên ngoại bao gồm: ông bà, cha mẹ vợ và các anh chị em vợ. Bổn phận và trách nhiệm của đôi vợ chồng trẻ là phải: Kính trọng và yêu thương cha mẹ vợ như cha mẹ chồng. Thỉnh thoảng về thăm viếng, động viên, giúp đỡ cha mẹ, em út và ngày Tết, nghỉ hè nên cho các cháu về ngoại thăm ông bà ngoại. Chăm sóc sức khỏe ông bà ngoại khi đau ốm, bệnh tật. - Gia đình bên ngoại đối với vợ chồng trẻ: Giúp đỡ con gái trong điều kiện cho phép (nuôi con sinh đẻ, giữ cháu ngoại). Không tạo sự ỷ lại cho con gái (giận chồng về nhà cha mẹ), dạy bảo con bảo vệ hạnh phúc gia đình, nhiệm vụ làm vợ, làm dâu. Quan hệ tốt với sui gia. 1.3.5. Ông bà Vai trò của ông bà rất quan trọng trong việc xác lập nề nếp gia phong. Ông bà thường quan tâm, dạy bảo con cháu điều hơn lẽ thiệt trong đối nhân xử thế hàng ngày, bao gồm một số nội dung sau: Giữ tôn ti trật tự, biết “Đóng cửa bảo nhau” để giữ được không khí gia đình hòa thuận yên vui. Cách ứng xử đối với họ hàng thân thuộc: “uống nước nhớ nguồn”. Coi trọng tình xóm giềng. Truyền dạy kinh nghiệm trông nom, chăm sóc trẻ. 15
- CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày gia đình là gì? Phân tích các chức năng của gia đình. 2. Trình bày các gia đoạn phát triển gia đình và các mối quan hệ trong gia đình hiện nay. 3. Nêu vị trí của gia đình đối với xã hội và ảnh hưởng của xã hội đối với gia đình. 4. Trình bày truyền thống giáo dục trong gia đình Việt Nam. 5. Mô tả và giải thích các định hướng trong giáo dục gia đình. 6. Trình bày yêu cầu giáo dục trong gia đình hiện nay. 16
- CHƯƠNG 2 GIÁO DỤC VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE * MỤC TIÊU: - Mô tả và giải thích được các định hướng trong giáo dục gia đình - Xử lý được một số vấn đề thông thường liên quan đến sức khỏe. * NỘI DUNG 2.1. Giáo dục con cái trong gia đình 2.1.1. Truyền thống giáo dục trong gia đình Việt Nam 2.1.1.1. Giáo dục gia đình trong lịch sử Giáo dục trong gia đình từ lâu đã được xem là một mặt quan trọng góp phần hình thành và phát triển nhân cách một con người. Gia đình Việt Nam tồn tại từ thời dựng nước, hiện nay đã chuyển qua giai đoạn phụ hệ. Tuy nhiên ảnh hưởng của yếu tố mẫu quyền vẫn còn được bảo lưu khá đậm nét trong thời kỳ đầu của lịch sử (vai trò của mẹ Âu Cơ, Bà Trưng, Bà Triệu...) và trong một số tộc người miền núi ngày nay, đó là đặc trưng của các xã hội thuộc văn minh Nam Á. Nhìn chung gia đình Việt Nam truyền thống là loại gia đình nhỏ, chịu ảnh hưởng của chế độ mẫu quyền. Người mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục con cái. Ở thời kỳ phong kiến, các gia đình thượng lưu quý tộc hoặc quan lại cũng đã xuất hiện những loại gia đình lớn, có 4 hoặc 5 thế hệ cùng sống chung dưới một mái nhà, dưới quyền răn dạy của một vị gia trưởng cao tuổi uy nghiêm, nhân từ. Chẳng hạn gia đình của hoàng thân Tuy Lí Vương con của Minh Mạng có đến 27 con cháu cùng chung sống. Trong thời phong kiến những loại gia đình lớn này được triều đình khen thưởng và tuyên dương như hình ảnh mẫu mực của nền luân lý Nho giáo. “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” là quan niệm đề cao vai trò của giáo dục trong gia đình. Gia đình Việt Nam thời xưa phần nào chịu ảnh hưởng của Nho giáo với quan niệm gia trưởng, chế độ phụ quyền. Theo quan niệm Nho giáo, nội dung đạo hiếu của con cái với bố mẹ bao gồm các mặt kính yêu, vâng lời và phụng dưỡng cha mẹ. Trách nhiệm chủ yếu của cha mẹ là nuôi dưỡng và răn dạy con cái. Còn đối với quan hệ vợ chồng, gia đình Việt 17
- Nam có phần nào bình đẳng hơn ở Trung Quốc. Trên nguyên tắc, các hoạt động của người phụ nữ chỉ giới hạn trong gia đình, lao động và nuôi dạy con cái. Người vợ phải biết phục tùng chồng, phu xướng phụ tùy, biết giữ gìn tứ đức công, dung, ngôn, hạnh. Tuy nhiên, trên thực tế Việt Nam, vai trò của người vợ có phần được kính trọng và đề cao. Người vợ được xem như nội tướng trong gia đình trên cơ sở bình đẳng (thuận vợ thuận chồng), không chỉ trong khối bình dân mà ở cả gia tầng thượng lưu, nho sĩ. Sự bền chặt của hai quan hệ cơ bản bố mẹ - con cái và vợ - chồng, cùng với một nền giáo dục gia đình tỉ mỉ, có hiệu quả, đã củng cố tính vững chắc của gia đình Việt Nam truyền thống như những tế bào cơ sở của xã hội. 2.1.1.2. Trách nhiệm ngày nay của gia đình trong việc giáo dục con cái Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi con người sinh sống, lớn lên và hình thành nhân cách của mình. Gia đình là cơ sở để duy trì nòi giống và là cơ sở của việc giáo dục thế hệ đang lớn lên. Không có gia đình để duy trì thế hệ nối tiếp, để góp phần quan trọng vào việc đào tạo và bồi dưỡng con người có ích thì xã hội không thể tồn tại và phát triển được. Gia đình phản ánh những thành tựu, những khó khăn và những mâu thuẫn của đời sống xã hội, đồng thời gia đình cũng ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Từ xưa đến nay, các gia đình đều thực hiện chức năng giáo dục trong gia đình một cách tự giác, với một tình cảm tự nhiên. Bố mẹ nào cũng trông chờ, hy vọng ở con, mong cho con ngoan ngoãn, thông minh, giúp ích cho gia đình và xã hội, và vì thế họ luôn chăm sóc, nuôi dạy con cái và hy sinh tất cả vì con. Tuy vậy, trừ một số gia đình ý thức được đúng mức đến việc giáo dục con cái, vẫn còn một số đông chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của vấn đề giáo dục trong gia đình, dẫn đến một số thiếu sót phổ biến như sau: - Cha mẹ không quan tâm đến việc giáo dục con, phó mặc cho nhà trường - Cha mẹ không thống nhất về mục đích, nhiệm vụ và phương pháp giáo dục con cái. - Cha mẹ còn thiếu những kiến thức cần thiết về khoa học giáo dục. Họ không rõ phải dạy con cái gì và dạy như thế nào. - Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái có nội dung nghèo nàn. 18
- - Cha mẹ không thông cảm với những nhu cầu của con về vui chơi, vận động và về những hoạt động độc lập khác. - Giữa cha mẹ, hoặc giữa cha mẹ và ông bà có mâu thuẫn trong việc đề ra các yêu cầu ứng xử đối với con cái. - Cha mẹ đánh đập, chửi mắng con cái, có thái độ, ứng xử thất thường đối với con, đối xử không công bằng với các con. Một số gia đình có quan điểm, tư tưởng và tình cảm chính trị sai lệch, lạc hậu, có lối sống không lành mạnh, sai trái về pháp luật và đạo đức, có quan hệ vợ chồng không tốt đẹp... Giáo dục con cái trong gia đình ngày nay không chỉ là công việc riêng tư của mỗi cặp vợ chồng mà còn là trách nhiệm, đạo đức và nghĩa vụ công dân của những người làm cha mẹ. Ngày nay, xã hội đã xác định trách nhiệm giáo dục con cái là trách nhiệm của gia đình. 2.1.2. Giáo dục con cái trong gia đình hiện nay 2.1.2.1. Định hướng giáo dục gia đình Như chúng ta đã biết, tầm quan trọng của gia đình trong việc giáo dục con cái để xây dựng nề nếp, gia phong là điều tối cần thiết để giáo dục con cái trong gia đình. Gia đình phải có quan điểm rõ ràng với việc hình thành nhân cách con cái. Ở mỗi lứa tuổi, mỗi giai đoạn học tập của trẻ, gia cần cần xác định những nhiệm vụ giáo dục riêng và có định hướng giáo dục con cái. Sau đây là hai định hướng chính cho giáo dục con cái trong gia đình: * Định hướng hành vi ứng xử Sự phát triển về đạo đức của trẻ bắt nguồn từ các hành vi ứng xử được hình thành từ những giai đoạn đầu đời. Muốn phát triển về mặt đạo đức của trẻ phải quan sát hành vi ứng xử của trẻ, đó là toàn bộ những cử chỉ, phản ứng, hành động trả lời đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi của các quan hệ trong xã hội. Trên cơ sở đó, để có định hướng hình thành phẩm chất đạo đức cho trẻ. Trong các tổ chức xã hội thì gia đình là thành phần có thế mạnh và điều kiện để tiến hành giáo dục cho trẻ sớm nhất. Giáo dục đạo đức là nhu cầu tự giác của mỗi gia đình; gia đình nào cũng muốn cho con cái mình trở thành những người có tâm hồn trong sạch, trí tuệ phát triển, thể lực cường tráng..., trở thành những người công 19
- dân tốt, có ích cho xã hội và làm vẻ vang cho gia đình, dòng họ. Ở đây có sự thống nhất cao giữa gia đình và xã hội. Trong gia đình cần dạy trẻ ý thức kính trọng, vâng lời, lễ độ, biết kiềm chế xúc cảm hành vi của mình. Các hành vi ứng xử trong gia đình là những hành vi ban đầu khởi nguyên cho mọi hành vi của trẻ. Đứa trẻ phỏng theo hành vi của người lớn và đáp ứng phù hợp. Vì vậy tấm gương nhân cách mẫu mực, nề nếp, gia phong trong gia đình rất cần thiết, có thể xem như cơm ăn, nước uống trong đời sống tinh thần của trẻ. Khi trẻ giao tiếp ngoài xã hội, cần dạy trẻ biết tôn trọng người khác, không được nói xấu mọi người, không đặt điều, thiếu trung thực. Chính điều này được thể hiện qua quan điểm sống và thái độ của gia đình. Để trẻ có nhân cách tốt, thể hiện đầy đủ nhất trong hành vi ứng xử, cách nói năng, cử chỉ, hành động thì gia đình nên giáo dục trẻ theo một số quan điểm sau: - Quan điểm tôn trọng mọi người trong giao tiếp xã hội. - Có niềm tin yêu con người ở mọi lứa tuổi, nghề nghiệp, vị trí khác nhau trong xã hội. - Thương yêu, giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn. - Không gây đối đầu trong quan hệ. - Có lòng nhân ái trong mối quan hệ, tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao. - Trong giao tiếp, nói năng luôn có ý thức về mức độ, phạm vi, thông tin cần nói, việc làm. Cần hành động tùy theo điều kiện hoàn cảnh, mức độ thân tình, ruột thịt. * Tóm lại, những giá trị đạo đức cần được hình thành ở trẻ trong gia đình có thể phân thành hai nhóm: - Nhóm những chuẩn mực đạo đức trong gia đình bao gồm các quy định về cách cư xử với người thân, quy định về trách nhiệm trong gia đình và quy định về tình cảm gia đình. - Nhóm những chuẩn mực đạo đức trong xã hội bao gồm các quy định về trách nhiệm đối với xã hội, văn hóa đạo đức truyền thống và văn hóa đạo đức mang tính toàn cầu. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thuyết khế ước xã hội
10 p | 969 | 79
-
Bài giảng Đoàn kết vận động cựu chiến binh phát huy vai trò, tiềm năng của các thế hệ cựu chiến binh Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới
30 p | 237 | 20
-
Bài giảng Xã hội học: Chương VII
43 p | 193 | 16
-
Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy học lịch sử bài nội khóa trên lớp
13 p | 93 | 8
-
Bài giảng Chương trình giáo dục phổ thông Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
47 p | 135 | 7
-
Toàn tập Văn kiện Đảng bộ tỉnh Hà Giang (1971-1975) - Tập 4
712 p | 14 | 5
-
Kĩ năng cảm thụ văn học - cơ sở hình thành năng lực dạy học của giáo viên ngữ văn
4 p | 88 | 4
-
Bài giảng Cấu trúc gia đình châu Á: Quá khứ, hiện tại và tương lai
38 p | 58 | 4
-
Một số kinh nghiệm trong việc lựa chọn, xây dựng, nhân rộng mô hình xóa đói, giảm nghèo và chống tái nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc Mông và Dao tại các huyện khu vực núi đất – Bài học từ dự án ở xã Bản Péo, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang
8 p | 37 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn