intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Triết học Mác-Lênin - Chương 3: Chủ nghĩa duy vật lịch sử (76 trang)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Triết học Mác-Lênin - Chương 3: Chủ nghĩa duy vật lịch sử, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội; Giai cấp và dân tộc; Nhà nước và cách mạng xã hội; Ý thức xã hội; Triết học về con người;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Triết học Mác-Lênin - Chương 3: Chủ nghĩa duy vật lịch sử (76 trang)

  1. Chương 3 CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
  2. Chương 3 CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ I. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội II. Giai cấp và dân tộc III. Nhà nước và cách mạng xã hội IV. Ý thức xã hội V. Triết học về con người
  3. HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI Học thuyết về những quy luật chung nhất của sự vận động và phát triển xã hội
  4. I. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội 1. Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội 2. Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất 3. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội 4. Sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên
  5. 1. Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội Là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người Tại sao nói sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội? Thứ nhất, Sản xuất vật chất là yêu câu khách quan, tất yếu để con người tồn tại và phát triển Thứ hai, trong quá trình sản xuất vật chất, con người đồng thời sáng tạo ra toàn bộ các mặt của đời sống xã hội (nhà nước, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, các quan hệ gia đình, cộng đồng, dân tộc, quốc tế,… Thứ ba, trong quá trình sản xuất vật chất, con người không ngừng làm biến đổi tự nhiên, xã hội, đồng thời làm biến đổi luôn chính bản thân con người. Sản xuất vật chất còn là cơ sở của sự tiến bộ xã hội
  6. 2. Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất a) Khái niệm phương thức sản xuất Phương thức sản xuất là những cách thức mà con người sử dụng để tiến hành quá trình sản xuất của xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất định. Cấu trúc của phương thức sản xuất MỖI PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT LÀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
  7. 2. Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Cấu trúc của phương thức sản xuất Lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất là toàn bộ các nhân tố vật chất, kỹ thuật của quá trình sản xuất, chúng tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau tạo ra sức sản xuất làm cải biến các đối tượng trong quá trình sản xuất, tức là tạo ra năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội. Lực lượng sản xuất bao gồm: Người lao động (như năng lực, kỹ năng, tri thức...) và các tư liệu sản xuất (gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động) trong đó nhân tố người lao động giữ vai trò quyết định Quan hệ sản xuất Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất Quan hệ sở hữu về TLSX QUAN HỆ SẢN Quan hệ về tổ chức,quản lý SX XUẤT Quan hệ phân phối sản phẩm
  8. CẤU TRÚC PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT NLĐ LỰC CCLĐ LƯỢNG TLLĐ SẢN TLSX PHƯƠNG XUẤT PTLĐ THỨC ĐTLĐ SẢN XUẤT QUAN Quan hệ sở hữu về TLSX HỆ SẢN Quan hệ về tổ chức,quản lý SX XUẤT Quan hệ phân phối sản phẩm
  9. 2. Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất b) Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất - Tính chất va trình độ của lực lượng sản xuất như thế nào thì quan hệ sản xuất phải như thế ấy để đảm bảo sự phù hợp (Quan hệ sản xuất phải được xây dựng phù hợp với trình độ thực tế của Lực lượng sản xuất) - Khi lực lượng sản xuất thay đổi (phát triển) thì sớm hay muộn quan hệ sản xuất cũng phải thay đổi theo để thích ứng Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất - Khi quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì nó trở thành động lực mở đường, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển, thúc đẩy xã hội phát triển - Ngược lại, nếu không phù hợp, nó sẽ trở thành xiềng xích trói buộc, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, cản trở sự phát triển của xã hội…
  10. 2. Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Ý nghĩa phương pháp luận - Muốn phát triển sản xuất xã hội phải đi từ việc giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất - Nhận thức và vận dụng đúng đắn quy luật này sẽ thúc đẩy nền sản xuất xã hội phát triển, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển - Trong xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa cần chống tư tưởng nôn nóng, duy ý chí, không tuân theo quy luật kinh tế khách quan (muốn quan hệ sản xuất đi trước)
  11. 3. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội a) Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Cơ sở hạ tấng là toàn bộ các QHSX hợp thành kết cấu kinh tế của xã hội trong một gia đoạn lịch sử nhất định Cơ sở hạ tầng của 1 xã hội, trong toàn bộ sự vận động của nó, được tạo nên bởi: + Quan hệ sản xuất thống trị. + Quan hệ sản xuất tàn dư. + Quan hệ sản xuất mới tồn tại dưới hình thức mầm mống, đại biểu cho sự phát triển xã hội trong tương lai. Trong đó quan hệ sản xuất thống trị chiếm địa vị chủ đạo chi phối quan hệ sản xuất khác, định hướng cho sự phát triển của đời sống kinh tế, xã hội và giữ vai trò đặc trưng cho chế đô kinh tế của một xã hội nhất định.
  12. 3. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội a) Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Kiến trúc thượng tầng Kiến trúc thượng tầng của mỗi xã hội dung để chỉ toàn bộ hệ thống kết cấu các hình thái ý thức xã hội cùng với các thiết chế chính trị - xã hội tương ứng, được hình thành trên cơ sở hạ tầng kinh tế nhất định. Kiến trúc thượng tầng của một xã hội là một kết cấu phức tạp có thể được phân tích từ những giác độ khác nhau, từ đó cho thấy mối quan hệ đan xen chi phối lẫn nhau giữa chúng. Từ giác độ chung nhất có thể thấy KTTT của một xã hội bao gồm: + Hệ thống các hình thái ý thức xã hội( hình thái ý thức chính trị, pháp quyền, tôn giáo,…). + Các thiết chế chính trị tương ứng( nhà nước, chính Đảng, giáo hội,…).
  13. 3. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội b) Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng ➢ CSHT nào thì sinh ra KTTT ấy, QHSX nào giữ vai trò thống trị thì tạo ra KTTT tương ứng. Mâu thuẫn trong kinh tế quyết định mâu thuẫn trong tư tưởng ➢ CSHT thay đổi thì sớm hay muộn KTTT cũng thay đổi theo ➢ CSHT cũ mất đi thì KTTT do nó sinh ra cũng mất đi theo ➢ CSHT mới sinh ra thì KTTT cũng sinh ra kèm theo ➢ CSHT mất đi nhưng bộ phận yếu tố củ nó vẫn tồn tại dai dẳng
  14. 3. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội b) Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Tác động trở lại của KTTT đối với CSHT ➢ Chức năng xã hội của KTTT là bảo vệ duy trì củng cố và phát triển CSHT đã sinh ra nó. Đồng thời kế thừa chọn lọc CSHT và KTTT cũ vào trong quá trình xây dựng CSHT và KTTT mới ➢ KTTT tác động đến CSHT bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó nhà nước giữ vai trò quan trọng nhất ➢ KTTT tác động đến CSHT theo 2 chiều + phù hợp thì thúc đẩy tiến bộ xã hội + ngược lại thì kiềm hãm tiến bộ xã hội
  15. 3. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội b) Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Ý nghĩa và thực tiễn cuộc sống Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt của đời sống xã hội, chúng thống nhất biện chứng với nhau Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng là quy luật phổ biến của mỗi hình thái kinh tế - xã hội. 1. CSHT VIỆT NAM hiện nay? 2. KTTT VIỆT NAM hiện nay? 3. Sự thống nhất và mâu thuẫn? 4. Nguyên nhân và định hướng, giải pháp?
  16. 4. Sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên a) Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật, dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy Hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức tạp, trong đó có 3 mặt cơ bản: - Lực lượng sản xuất - Quan hệ sản xuất - Kiến trúc thượng tầng
  17. 3. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội b) Tiến trình lịch sử - tự nhiên của xã hội loài người Sự vận động và phát triển của xã hội không tuân theo ý chí chủ quan của con người mà tuân theo các quy luật khách quan, đó là các quy luật của chính bản thân cấu trúc hình thái kinh tế - xã hội, là hệ thống các quy luật xã hội thuộc các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học,... mà trước hết và cơ bản nhất là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quy luật kiến trúc thưọng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng. Nguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển của xã hội, của lịch sử nhân loại, của mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa,... của xã hội, suy đến cùng đều có nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp từ sự phát triển của lực lượng sản xuất của xã hội đó. Quá trình phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội, tức là quá trình thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử nhân loại và sự phát triển của lịch sử xã hội loài người có thể đo sự tác động của nhiều nhân tố chủ quan, nhưng nhân tố giữ vai trò quyết định chính là sự tác động của các quy luật khách quan. Dưới sự tác động của quy luật khách quan mà lịch sử nhân loại, xét trong tính chất toàn bộ của nó là quá trình thay thế tuần tự của các hình thái kinh tế - xã hội: nguyên thủy, nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và tương lai nhất định thuộc về hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
  18. 3. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội c) Giá trị khoa học bền vững và ý nghĩa cách mạng  Lý luận hình thái KT-XH là cơ sở khoa học và cách mạng cho sự phân tích lịch sử xã hội.  Học thuyết hình thái KT-XH là cơ sở khoa học cho việc xác định con đường phát triển của Việt Nam  Đứng trên quan điểm về hình thái KT-XH để phê phán một số quan điểm về sự phát triển của lịch sử - xã hội (Fukuyama, S. Huntington, Alvin Tofler…)
  19. II. GIAI CẤP VÀ DÂN TỘC
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2