Bài giảng Vật liệu xây dựng<br />
<br />
Chương 1: Các tính chất cơ bản của vật liệu<br />
CHƯƠNG I<br />
<br />
CÁC TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA VẬT LIỆU XÂY DỰNG<br />
I. Khái nhiệm chung về tính chất của vật liệu<br />
Đối với một công trình, tuỳ theo công năng của nó khi làm việc vật liệu xây dựng có thể chịu<br />
các yếu tố tác động bên ngoài như:<br />
-<br />
<br />
Tác động cơ học (chịu lực trọng lượng bản thân, gió, hoạt tải sử dụng, sóng, động đất,<br />
tuyết...)<br />
<br />
-<br />
<br />
Tác động hóa học (xâm thực của môi trường axit (các bể nước thải), nước biển, sinh vật<br />
biển, nước mưa...)<br />
<br />
-<br />
<br />
Các tác dụng khác (áp suất hơi, nhiệt, phóng xạ)<br />
<br />
Bên trong vật liệu, khả năng làm việc của vật liệu phụ thuộc các yếu tố như:<br />
-<br />
<br />
Sự sắp xếp các cấu trúc<br />
<br />
-<br />
<br />
Hàm lượng các thành phần khoáng<br />
<br />
-<br />
<br />
Các liên kết (ion, phân tử, cộng hoá trị...)<br />
<br />
-<br />
<br />
Thành phần pha....<br />
<br />
Mỗi tính chất của vật liệu được đặc trưng bởi một đại lượng cụ thể, chúng được xác định bằng<br />
các thí nghiệm, hay tính toán dẫn xuất...Việc xác định các tính chất của từng loại vật liệu sẽ được giới<br />
thiệu trong môn học về thí nghiệm Vật liệu xây dựng, phần tiếp theo sẽ trình bày các tính chất cơ<br />
bản của vật liệu.<br />
II. Các tính chất cơ lý và hoá lý cơ bản của vật liệu<br />
<br />
II.1. Khối lượng riêng ( [F]/[L]3): (Specific gravity)<br />
•<br />
<br />
Công thức xác định<br />
<br />
γa =<br />
<br />
Trong đó:<br />
<br />
GVa -<br />
<br />
G<br />
Va<br />
<br />
(g/cm3 , kg/m3, Tf/m3)<br />
<br />
(1-1)<br />
<br />
Khối lượng mẫu thí nghiệm ở trạng thái khô, (g).<br />
Thể tích đặc tuyệt đối của vật liệu, (cm3).<br />
<br />
Bảng I.1 Trình bày một số đặc trưng của các loại vật liệu thông dụng<br />
•<br />
<br />
Phương pháp xác định:<br />
- Cân đo với vật liệu đặc hoàn toàn, có kích thước hình học rõ ràng: thép, kính.<br />
<br />
I- 1<br />
<br />
Bài giảng Vật liệu xây dựng<br />
<br />
Chương 1: Các tính chất cơ bản của vật liệu<br />
<br />
- Dùng bình tỉ trọng với vật liệu rỗng, rời rạc. Ví dụ: cát, xi măng, không dùng dung dịch có<br />
phản ứng hóa học với vật liệu .<br />
•<br />
<br />
Phạm vi ứng dụng:<br />
- Để tính độ đặc, độ rỗng của vật liệu .<br />
- Phân biệt vật liệu cùng loại.<br />
- Tính cấp phối bê-tông .<br />
<br />
II. 2. Khối lượng thể tích: (Unit weight, [F]/[L]3)<br />
•<br />
<br />
Công thức xác định<br />
<br />
γo =<br />
Trong đó:<br />
<br />
G<br />
Vo<br />
<br />
(g/cm3 , kg/m3, T/m3).<br />
<br />
(1-2)<br />
<br />
G - Khối lượng mẫu thí nghiệm ở trạng thái tự nhiên , (g).<br />
Vo - Thể tích tự nhiên của vật liệu, (cm3).<br />
<br />
γo biến động trong phạm vi rộng (0.02 - 7.85 g/cm3). Đối với những vật liệu hoàn toàn đặc thì<br />
γo ≈ γa.<br />
•<br />
<br />
Phương pháp xác định<br />
- Cân và đo với vật liệu có kích thước hình học rõ ràng.<br />
- Bọc mẫu bằng parafin, cân trong chất lỏng tìm thể tích chất lỏng dời chỗ. Áp dụng cho<br />
<br />
mẫu có hình dáng bất kỳ.<br />
- Dùng dụng cụ có dung tích để xác định đối vớùi vật liệu dạng rời rạc.<br />
•<br />
<br />
Phạm vi ứng dụng<br />
- Vật liệu càng ẩm, γo càng cao. γo có ý nghĩa thực tế lớn,<br />
- Biết γo có thể xác định độ ẩm, cường độ và hệ số truyền nhiệt của vật liệu.<br />
- Dùng γo để tính độ đặc, độ rỗng của vật liệu .<br />
- Tính độ ổn định của công trình, chọn phương tiện vận chuyển và tính cấp phối bê-tông<br />
Bảng I.1. Một số đặc trưng của các loại vật liệu thông dụng<br />
<br />
STT<br />
<br />
Vật liệu<br />
<br />
Tính chất<br />
3<br />
<br />
γo (g/cm<br />
1<br />
<br />
)<br />
<br />
γa (g/cm3)<br />
<br />
Đá thiên nhiên, 2.20 - 3.30<br />
nhân tạo<br />
<br />
2<br />
<br />
Kim loại đen<br />
<br />
7.25 - 7.85<br />
<br />
3<br />
<br />
gỗ, bitum, nhựa 0.90 - 1.80<br />
tổng hợp<br />
<br />
I- 2<br />
<br />
Bài giảng Vật liệu xây dựng<br />
4<br />
<br />
Gạch<br />
<br />
đất<br />
<br />
Chương 1: Các tính chất cơ bản của vật liệu<br />
<br />
sét 1.6 - 1.9<br />
<br />
nung<br />
5<br />
<br />
Bê tông nặng<br />
<br />
1.8 - 2.4<br />
<br />
6<br />
<br />
Gạch silicat<br />
<br />
1.2 - 1.6<br />
<br />
Mipo có nhiều lỗ 0.02<br />
rỗng<br />
II.3. Độ rỗng, r(%):<br />
•<br />
<br />
Công thức xác định<br />
<br />
r=<br />
<br />
V − Va<br />
Vr<br />
.100% = o<br />
.100%<br />
Vo<br />
Vo<br />
<br />
(1-3a)<br />
<br />
r=<br />
<br />
⎛ V ⎞<br />
Vr<br />
.100% = ⎜1 − a ⎟ .100% = (1 − d).100%<br />
Vo<br />
⎝ Vo ⎠<br />
<br />
(1-3b)<br />
<br />
⎛ γ ⎞<br />
r = ⎜ 1 − a ⎟ .100%<br />
⎝ γo ⎠<br />
Với:<br />
<br />
(1-3c)<br />
<br />
Vr: Thể tích lỗ rỗng của vật liệu .<br />
Vo : Thể tích tự nhiên của vật liệu.<br />
<br />
•<br />
<br />
Phương pháp xác định<br />
Theo cách tính toán từ các đại lượng đã biết, hoặc dùng phương pháp bão hoà heli lỏng.<br />
<br />
•<br />
<br />
Phạm vi ứng dụng<br />
Độ rỗng r là chỉ tiêu quan trọng, ảnh hưởng đến những tính chất khác của vật liệu như khối<br />
<br />
lượng thể tích γ0, cường độ R, độ hút nước Hp, hệ số truyền nhiệt λ,... Vật liệu có r nhỏ sẽ có cường<br />
độ cao và độ thấm nước nhỏ. Với vật liệu có r cao lại có độ cách nhiệt cao. Xu hướng hiện nay là<br />
chọn những loại vật liệu có độ rỗng nhưng cường độ cao.<br />
II.4. Độ đặc, d(%):<br />
•<br />
<br />
Công thức xác định<br />
<br />
d=<br />
<br />
⎛G⎞ ⎛G⎞ γ<br />
Va<br />
.100% = ⎜ ⎟ ⎜ ⎟ = o .100%<br />
Vo<br />
⎝ γa ⎠ ⎝ γo ⎠ γa<br />
<br />
(1-4a)<br />
<br />
d=<br />
<br />
γo<br />
.100%<br />
γa<br />
<br />
(1-4b)<br />
<br />
Độ đặc luôn luôn nhỏ hơn 1 và tùy thuộc vào độ rỗng của vật liệu.<br />
<br />
Vật liệu xốp<br />
<br />
d = 0.20 ~ 0.30%<br />
<br />
I- 3<br />
<br />
Bài giảng Vật liệu xây dựng<br />
<br />
Chương 1: Các tính chất cơ bản của vật liệu<br />
<br />
5. Độ hút nước (%):<br />
•<br />
<br />
Công thức xác định<br />
<br />
Độ hút nước cùa vật liệu có thể biểu diễn theo khối lượng (Hp) hay theo thể tích (Hv).<br />
<br />
Hp =<br />
<br />
(1-5a)<br />
<br />
Hv =<br />
trong đó:<br />
<br />
G<br />
G1 − G<br />
.100% = n,bh .100%<br />
G<br />
G m,k<br />
V<br />
G1 − G<br />
.100% = n,bh .100%<br />
G<br />
Vm,k<br />
<br />
(1-5b)<br />
<br />
G1 - Khối lượng mẫu đã ngâm nước.<br />
G - Khối lượng mẫu đã sấy khô.<br />
Vo: Thể tích tự nhiên của mẫu thí nghiệm.<br />
<br />
Liên hệ giữa Hp và Hv:<br />
<br />
⎞ ⎛G −G<br />
H v ⎛ G1 − G<br />
⎞ G<br />
=⎜<br />
.100% ⎟ ⎜ 1<br />
.100% ⎟ =<br />
= γo<br />
H p ⎝ Vo<br />
⎠ Vo<br />
⎠ ⎝ G<br />
<br />
(1-5c)<br />
<br />
H v = γ o .H p<br />
<br />
(1-5d)<br />
<br />
Hv luôn luôn < 100%; Hp có thể > 100% đối với vật liệu rất rỗng và rất nhẹ. Độ hút nước<br />
phụ thuộc độ rỗng r và tính chất lỗ rỗng của vật liệu, vì vậy có thể dùng Hp và Hv để đánh giá độ<br />
truyền nhiệt và những tính chất khác của vật liệu .<br />
Ví dụ:<br />
<br />
Hp = 8 - 20%<br />
<br />
Gạch đất sét xấu<br />
<br />
Hp =<br />
<br />
Bê tông nặng<br />
•<br />
<br />
Gạch đất sét tốt<br />
<br />
Hp = 3%.<br />
<br />
25 - 30%<br />
<br />
Phạm vi ứng dụng<br />
Biết được Hp hoặc Hv có thể biết biết được một số những tính chất khác của vật liệu như độ<br />
<br />
rỗng r, cường độ R, hệ số truyền nhiệt λ, khối lượng thể tích γo.<br />
II.6. Độ bão hòa nước:<br />
•<br />
<br />
Định nghĩa:<br />
Độ bão hòa nước là khả năng hút nước tối đa của vật liệu ở dưới áp suất 20mmHg hoặc khi<br />
<br />
đun trong nước sôi. Nó được đánh giá bằng hệ số bão hòa nước.<br />
<br />
I- 4<br />
<br />
Bài giảng Vật liệu xây dựng<br />
<br />
Chương 1: Các tính chất cơ bản của vật liệu<br />
<br />
Hệ số bão hòa nước Cbh được đánh giá thông qua độ hút nước thể tích bão hòa<br />
<br />
Hvbh và độ rỗng<br />
<br />
r . Cũng chính là tỉ số % thể tích nước chứa trong vật liệu ở trạng thái bão hòa vối thể tích rỗng của<br />
vật liệu .<br />
Kí hiệu: Cbh<br />
•<br />
<br />
Công thức: Dùng hệ số bão hòa Cbh để đánh giá mức bão hòa nước:<br />
<br />
CBH =<br />
<br />
Với:<br />
<br />
H bh<br />
vv<br />
r<br />
<br />
.100% =<br />
<br />
( Vn<br />
( Vr<br />
<br />
Vo )<br />
V<br />
.100% = n<br />
Vo )<br />
Vr<br />
<br />
(1-6a)<br />
<br />
Hvbh : Độ hút nước bão hòa theo thể tích.<br />
R<br />
<br />
:<br />
<br />
Độ rỗng của vật liệu.<br />
<br />
max<br />
Cbh = 1. Khi Cbh tăng lượng nước vào lỗ rỗng của vật liệu càng nhiều. Vật liệu càng bão hòa<br />
<br />
nước, khối lượng thể tích γo , thể tích V0 , hệ số truyền nhiệt λ càng tăng nhưng cường độ R sẽ càng<br />
giảm.<br />
Phương pháp xác định: Có 2 phương pháp xác định:<br />
+ Phương pháp 1:<br />
<br />
- Sấy khô mẫu thí nghiệm, cân G.<br />
- Đun trong nước sôi, để nguội.<br />
- Cân G1, tính tóan theo công thức độ hút nước trên.<br />
<br />
+ Phương pháp 2:<br />
<br />
- Ngâm mẫu trong bình nước có nắp đậy kín.<br />
- Hạ áp suất xuống 20mmHg, rút chân không.<br />
- Giữ ở áp suất này đến khi không còn bọt khí thoát ra nữa.<br />
- Đưa về áp suất bình thường 760mmHg.<br />
- Giữ sau 2 giờ, vớt mẫu, cân và tính kết qủa.<br />
<br />
II.7. Hệ số mềm<br />
Định nghĩa:<br />
Là tỉ số giữa cường độ của vật liệu đã bão hòa nước với cường độ của nó ở trạng thái khô.<br />
Kí hiệu: Mức độ giảm cường độ được biểu thị bằng hệ số mềm Km.<br />
<br />
Km =<br />
<br />
R bh<br />
Rk<br />
<br />
(1-7)<br />
<br />
Với:<br />
Rbh<br />
<br />
: Cường độ mẫu bão hòa nước.<br />
<br />
Rk<br />
<br />
: Cường độ mẫu thí nghiệm ở trạng thái khô.<br />
<br />
I- 5<br />
<br />