SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. ĐÀ NẴNG<br />
TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP<br />
Ý VIỆT<br />
<br />
BÀI GIẢNG<br />
<br />
VẬT LIỆU XÂY DỰNG<br />
<br />
Năm 2012<br />
<br />
BÀI GIẢNG VẬT LIỆU XÂY DỰNG<br />
<br />
TRƯỜNG<br />
<br />
TCCN Ý VIỆT<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
ĐỀ CƯƠNG ……………..……………………………………………………………....1<br />
CHƯƠNG MỞ ĐẦU ……………………………………………………………….…...7<br />
CHƯƠNG 1: CÁC TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA VẬT LIỆU ……………………….9<br />
1.1. CÁC TÍNH CHẤT VẬT LÝ CHỦ YẾU ……………………………………….....9<br />
1.2. CÁC TÍNH CHẤT CƠ HỌC CHỦ YẾU ………………………………………..17<br />
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU ĐÁ THIÊN NHIÊN ………………………………….…...23<br />
2.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI ……………………………………………….….23<br />
2.2. THÀNH PHẦN, TÍNH CHẤT VÀ CÔNG DỤNG CỦA ĐÁ …………….….....24<br />
2.3. SỬ DỤNG ĐÁ ………………………………………………………………….….27<br />
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU GỐM XÂY DỰNG ………………………………….…...29<br />
3.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI …………………………………………….…….29<br />
3.2. NGUYÊN LIỆU VÀ SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH CHẾ TẠO …………….………30<br />
3.3. CÁC LOẠI SẢN PHẨM GỐM XÂY DỰNG …………………………….….….31<br />
CHƯƠNG 4: CHẤT KẾT DÍNH VÔ CƠ …………………………………….….…..37<br />
4.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI ………………………………………….….…...37<br />
4.2. VÔI RẮN TRONG KHÔNG KHÍ …………………………………………..…...37<br />
4.3. THẠCH CAO XÂY DỰNG ……………………………………………….……..40<br />
4.4. XI MĂNG POOCLĂNG …………………………………………………....……42<br />
4.5. CÁC LOẠI XIMĂNG KHÁC …………………………………………..….…….53<br />
CHƯƠNG 5: BÊ TÔNG ……………………………………………………..…….….62<br />
5.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI …………………………………………………..62<br />
5.2. VẬT LIỆU CHẾ TẠO BÊ TÔNG NẶNG ………………………………………63<br />
5.3. CÁC TÍNH CHẤT CHỦ YẾU CỦA HỖN HỢP BÊTÔNG&BÊTÔNG ...........69<br />
5.4. TÍNH TOÁN THÀNH PHẦN BÊTÔNG NẶNG ……………………………….78<br />
5.5. MỘT SỐ LOẠI BÊ TÔNG KHÁC …………………………….………………..84<br />
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ………………………………………………...……………….91<br />
<br />
-0-<br />
<br />
TRƢỜNG TCCN Ý VIỆT<br />
<br />
BÀI GIẢNG VẬT LIỆU XÂY DỰNG<br />
<br />
CHƢƠNG MỞ ĐẦU<br />
I. Tầm quan trọng của vật liệu:<br />
Trong mọi hoạt động xây dựng thì bao giờ vật liệu cũng đóng vai trò chủ yếu.Vật liệu<br />
quyết định chất lượng, mỹ thuật, giá thành và cả thời gian thi công công trình.<br />
Thông thường chi phí về vật liệu rất lớn trong tổng giá thành xây dựng: đối với các<br />
công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp nó chiếm khoảng 75 - 80 %, đối với các công<br />
trình giao thông 70 - 75%, đối với các công trình thuỷ lợi: 50- 55%, còn lại là chi phí về<br />
nhân công, máy xây dựng, chi phí quản lý và chi phí khác v.v…<br />
II. Sơ lƣợc hình thành phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng:<br />
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nói chung, ngành vật liệu xây dựng<br />
cũng đã phát triển từ thô sơ đến tinh vi, từ giản đơn đến phức tạp, chất lượng cũng được<br />
ngày càng nâng cao.<br />
Từ xưa loài người đã biết dùng những loại vật liệu đơn giản có sẵn trong tự nhiên<br />
như: đất, rơm rạ, đá, gỗ… để xây nhà cửa, cung điện, cầu cống. Ở những nơi xa núi đá,<br />
người ta đã biết dùng gạch mộc, rồi dần dần về sau đã biết dùng gạch ngói bằng đất sét<br />
nung. Để gắn các viên gạch, đá rời rạc lại với nhau người ta dùng chất kết dính như: vôi,<br />
thạch cao. Do nhu cầu xây dựng trong nước, người ta đã dần dần nghiên cứu tìm ra những<br />
chất kết dính mới có khả năng rắn trong nước như : hỗn hợp gồm vôi rắn trong không khí<br />
với chất phụ gia hoạt tính, sau đó phát minh ra vôi thuỷ và đến đầu thế kỷ 19 thì phát minh<br />
ra ximăng Pooclăng. Đến thời kỳ này người ta cũng đã sản xuất và sử dụng nhiều loại vật<br />
liệu kim loại: bêtông cốt thép, bêtông dự ứng lực trước, bêtông dự ứng lực sau, gạch silicát<br />
v.v…<br />
Kỹ thuật sản xuất và sử dụng vật liệu trên thế giới vào những năm cuối cùng của thế kỷ<br />
20 này đã đạt đến trình độ cao, nhiều phương pháp và công nghệ tiên tiến được áp dụng<br />
như: nung vật liệu bằng lò tuy nen, nung xi măng bằng lò quay với nhiên liệu lỏng hoặc khí,<br />
sản xuất cấu kiện bêtông dự ứng lực trước với kích thước lớn, sản xuất vật liệu ốp lát gốm<br />
granite bằng phương pháp ép bán khô.<br />
Ở Việt Nam từ xưa có những công trình bằng gỗ, gạch đá xây dựng rất tinh vi, ví dụ:<br />
công trình đá thành Nhà Hồ (Thanh Hoá), công trình đất Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội).<br />
Nhưng trong suốt thời kỳ phong kiến thực dân thống trị, kỹ thuật về vật liệu xây dựng<br />
không được đúc kết, đề cao và phát triển, sau chiến thắng thực dân Pháp (1945) và nhất là<br />
kể từ khi Ngành Xây dựng Việt Nam ra đời (29.4.1958) đến nay Ngành công nghiệp vật<br />
liệu xây dựng đã phát triển nhanh chóng. Trong 40 năm từ những vật liệu xây dựng truyền<br />
thống như: gạch, ngói, đá, cát, ximăng, ngày nay ngành vật liệu xây dựng Việt Nam đã bao<br />
gồm hàng trăm chủng loại khác nhau: từ vật liệu thông dụng nhất đến vật liệu cao cấp với<br />
chất lượng tốt, có đủ các mẫu mã, kích thước, màu sắc đáp ứng nhu cầu xây dựng trong<br />
nước và hướng ra xuất khẩu.<br />
Nhờ có đường lối của Đảng, ngành vật liệu xây dựng đã chuyển sang một bước ngoặc<br />
mới, phát huy tiềm năng, nội lực sử dụng nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng với sức lao<br />
động dồi dào, hợp tác liên doanh, liên kết trong và ngoài nước, ứng dụng công nghệ tiên<br />
tiến của thế giới vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Đầu tư, liên doanh với nước ngoài xây<br />
dựng nhiều nhà máy mới trên khắp ba miền như : ximăng Bút Sơn (1,4 triệu tấn/năm),<br />
ximăng Nghi Sơn (2,27 triệu tấn/năm), ximăng Sao Mai (1,76 triệu tấn/năm)…Về gốm sứ<br />
xây dựng có nhà máy ceramic Hữu Hưng, Thanh Thanh, Thạch Bàn, Việt Trì, Đà Nẵng,<br />
Đồng Tâm…Về kính xây dựng có nhà máy kính Đáp Cầu, với sản phẩm kính phẳng dày 2 -<br />
<br />
-7-<br />
<br />
TRƢỜNG TCCN Ý VIỆT<br />
<br />
BÀI GIẢNG VẬT LIỆU XÂY DỰNG<br />
<br />
5 mm, kính phản quang, kính màu, kính an toàn, gương soi đã đạt sản lượng 5,3 triệu m2<br />
trong năm 1997.<br />
III. Phân loại vật liệu xây dựng:<br />
Vật liệu xây dựng có nhiều loại, nhưng đều nằm trong 3 nhóm sau đây.<br />
1. Vật liệu vô cơ:<br />
Vật liệu vô cơ bao gồm các loại vật liệu đá thiên nhiên, các vật liệu nung, các loại<br />
chất kết dính vô cơ, bêtông, vữa, các loại vật liệu đá nhân tạo không nung vv…<br />
2. Vật liệu hữu cơ:<br />
Bao gồm các loại vật liệu gỗ, tre, các loại bitum và guđrông, vật liệu keo và chất<br />
dẻo, các loại sơn và vécni vv…<br />
3. Vật liệu kim loại:<br />
Bao gồm các loại vật liệu và sản phẩm bằng gang, thép, các loại vật liệu bằng kim<br />
loại màu và hợp kim.<br />
Mỗi loại vật liệu có thành phần, cấu tạo và đặc tính riêng biệt, do đó phạm vi nghiên<br />
cứu của môn học rất rộng. Tuy nhiên là môn học cơ sở, nhiệm vụ chủ yếu của môn học là<br />
nghiên cứu các tính năng của vật liệu, cách sử dụng hợp lý các loại vật liệu và sản phẩm,<br />
đồng thời có đề cập sơ bộ đến nguyên liệu, thành phần, dây chuyền công nghệ có ảnh<br />
hưởng nhiều đến tính năng của chúng.<br />
<br />
-8-<br />
<br />
TRƢỜNG TCCN Ý VIỆT<br />
<br />
BÀI GIẢNG VẬT LIỆU XÂY DỰNG<br />
<br />
CHƢƠNG 1: CÁC TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA VẬT LIỆU<br />
1.1. CÁC TÍNH CHẤT VẬT LÝ CHỦ YẾU<br />
1.1.1. Khối lƣợng riêng<br />
a) Định nghĩa: Khối lượng riêng (KLR) của vật liệu là khối lượng của một đơn vị thể<br />
tích vật liệu ở trạng thái hoàn toàn đặc (không có lỗ rỗng).<br />
- KLR của vật liệu được ký hiệu bằng a (g/cm3, kg/lít, kg/m3, tấn/m3)<br />
- Khối lượng của vật liệu ở trạng thái khô ký hiệu bằng Ga (g, kg, tấn).<br />
- Thể tích hoàn toàn đặc của vật liệu ký hiệu bằng Va (cm3, m3,lít)<br />
<br />
G<br />
V<br />
<br />
a<br />
<br />
a<br />
<br />
a<br />
<br />
Chú ý: Trạng thái khô là trạng thái vật liệu được sấy<br />
khô ở nhiệt độ 1050C<br />
b) Cách xác định:<br />
- Việc xác định khối lượng của vật liệu được thực<br />
hiện bằng cách sấy mẫu thí nghiệm ở nhiệt độ 1050C 1100C cho tới khi khối lượng không đổi rồi cân chính<br />
xác đến khối lượng 0,1g.<br />
- Thể tích đặc của vật liệu thì tuỳ theo từng loại<br />
vật liệu mà có cách xác định khác nhau.<br />
+ Với vật liệu (thép, kính...) có hình dạng hình học<br />
rõ ràng ta đo chính xác 0,1mm rồi dùng công thức<br />
hình học ta tính ra Va<br />
Ví dụ: Hình nón: Va = (R2h)/3<br />
4 R 3<br />
Hình cầu : V a <br />
3<br />
+ Với vật liệu đặc nhưng không có hình dạng hình<br />
học rõ ràng thì ta thả vật liệu vào bình chất lỏng, khi đó<br />
thể tích chất lỏng dâng lên chính là thể tích của vật liệu<br />
đặc. Với vật liệu rỗng (gạch, đá, bê tông...) thì V a được<br />
xác định bằng phương pháp bình tỷ trọng. Mẫu được<br />
sấy khô rồi nghiền nhỏ, sàng qua sàng tiêu chuẩn<br />
(< 0,2mm), cân khối lượng bột vật liệu được G1, cho<br />
bột vật liệu vào bình tỷ trọng (hình 1.1), nếu chất lỏng<br />
trong bình là V1 sau khi cho bột vật liệu vào mức chất<br />
lỏng dâng tới V2 đem cân lượng bột vật liệu còn lại<br />
được G2 khi đó:<br />
<br />
a <br />
<br />
G1 G 2<br />
V1 V2<br />
<br />
Hình 1-1 Bình tỷ trọng<br />
xác định khối lượng riêng<br />
<br />
; g/cm3<br />
<br />
Lƣu ý: Chất lỏng dùng để thí nghiệm không có phản ứng hoá học với vật liệu.<br />
Ví dụ: Xác định thể tích đặc của bột ximăng ta dùng xăng không được dùng nước.<br />
- KLR của vật liệu phụ thuộc vào thành phần hoá học, khoáng vật và cấu trúc của vật<br />
liệu.<br />
<br />
-9-<br />
<br />