Bài giảng Vẽ mỹ thuật
lượt xem 22
download
Bài giảng Vẽ mỹ thuật thông tin đến các bạn những kiến thức về những kỹ thuật cơ bản trong môn vẽ mỹ thuật; vẽ tĩnh vật; vẽ trang trí; vẽ phong cảnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Vẽ mỹ thuật
- BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG TP HỒ CHÍ MINH Khoa: KIẾN TRÚC Bộ môn: KIẾN TRÚC CƠ SỞ BÀI GIẢNG VẼ MỸ THUẬT (HỆ CAO ĐẲNG) Giáo viên: CAO TIẾN DƯƠNG TP HỒ CHÍ MINH 04/2020 1
- LỊCH TRÌNH GIẢNG DẠY MÔN: VẼ MỸ THUẬT 1.Thời lượng: 60 giờ (12 buổi) mỗi buổi 5 giờ 2. Nội dung chi tiết Buổi 1: Bài mở đầu. 1. Mục tiêu của bài: Giới thiệu môn học và ứng dụng môn học đối với chuyên ngành Kiến trúc. 2. Nội dung bài: 1. Vị trí, tính chất, yêu cầu môn học: Giới thiệu về vị trí của môn học trong chương trình đào tạo, các tính chất và yêu cầu của môn học 2. Các loại hình Mỹ thuật 3. Vật liệu, dụng cụ vẽ mỹ thuật và cách bảo quản: giới thiệu các dụng cụ và vật liệu vẽ mỹ thuật. 4. Bài thực hành số 1 Buổi 2: Chương 1: Những kỹ thuật cơ bản trong môn vẽ mỹ thuật. 1. Mục tiêu của bài: Trang bị những kiến thức cơ bản để sinh viên thực hiện tốt bài thực hành theo từng loại hình vẽ mỹ thuật. 2. Nội dung bài: 2.1. Kỹ thuật dựng hình trong môn vẽ mỹ thuật 2.2. Kỹ thuật sử dụng ánh sáng trong vẽ mỹ thuật 2.3. Kỹ thuật sử dụng chất liệu vẽ: Đen trắng, màu sắc. 2.4. Bài thực hành số 2 Buổi 3: Chương 1: (tiếp) Những kỹ thuật cơ bản trong môn vẽ mỹ thuật. Bài thực hành số 3 Buổi 4: Chương 2: Vẽ tĩnh vật 1. 1.Mục tiêu bài học: Nắm vững kỹ thuật (bố cục, góc nhìn, ánh sáng ….) và thực hành hiệu quả vẽ tĩnh vật. 2.Nôi dung bài: 2.1. Kỹ thuật vẽ tĩnh vật Thực hành vẽ tĩnh vật (Bài thực hành số 4) 2.1.1. Vẽ tĩnh vật đen trắng (chất liệu: chì; bút sắt; mực nho) Buổi 5: Chương 2: (tiếp) Vẽ tĩnh vật 2
- 2.1.2. Thực hành vẽ tĩnh vật màu (chất liệu: màu bột; màu nước) (Bài thực hành số 5) Buổi 6: Chương 2: (tiếp) Vẽ tĩnh vật 2.1.3. Thực hành vẽ tĩnh vật màu (chất liệu: màu bột; màu nước) (Bài thực hành số 6) Buổi 7: Chương 3: Vẽ trang trí 1. Mục tiêu bài học: Nắm vững kỹ thuật và thực hành hiệu quả loại hình vẽ mỹ thuật về về vẽ trang trí 2. Nội dung bài: 2.1. Kỹ thuật vẽ trang trí 2.2.1 Thực hành vẽ trang trí trắng đen (Bài thực hành số 7) Buổi 8: Chương 3: Vẽ trang trí. Thời gian…10giờ 2.2.2 Thực hành vẽ trang trí màu (Bài thực hành số 8) Buổi 9: Chương 4: Vẽ phong cảnh Mục tiêu của bài học: Nắm vững kỹ thuật và thực hành hiệu quả loại hình vẽ mỹ thuật về vẽ phong cảnh 1. Nội dung bài 2.1. Kỹ thuật vẽ phong cảnh 2.2. Thực hành vẽ phong cảnh. 2.2.1. Vẽ phong cảnh đen trắng. (Bài thực hành số 8) Buổi 10: Chương 4: Vẽ phong cảnh Vẽ phong cảnh màu (Bài thực hành số 10) Buổi 11: Chương 4: Vẽ phong cảnh 2.2.2. Vẽ phong cảnh màu (Bài thực hành số 11) Buổi 12: Chương 4: Vẽ phong cảnh 2.2.3. Vẽ phong cảnh màu (Bài thực hành số 12) 3
- Buổi 1: BÀI MỞ ĐẦU. 1. Mục tiêu của bài: Giới thiệu môn học và ứng dụng môn học đối với chuyên ngành Kiến trúc. 2. Nội dung bài: 2.1 Vị trí, tính chất, yêu cầu môn học: Giới thiệu về vị trí của môn học trong chương trình đào tạo, các tính chất và yêu cầu của môn học 2.2 Các loại hình Mỹ thuật 2.2.1. Mỹ thuật là gì? Tìm hiểu khái niệm Mỹ thuật Mỹ thuật được hiểu nôm na là “nghệ thuật của cái đẹp”. Đây là một từ Hán Việt, với “mỹ” nghĩa là đẹp, còn “thuật” nằm trong từ “nghệ thuật”. Hiểu một cách đơn giản, mỹ thuật là những cái đẹp từ nghệ thuật, có thể là do con người hoặc từ tự nhiên tạo nên và có thể nhìn thấy được. Vì thế mà người ta còn gọi môn này là “nghệ thuật thị giác” – hay còn có tên tiếng anh là “visual art”. Hiểu một cách khái quát nhất, mỹ thuật là nghệ thuật của cái đẹp Theo nghĩa hàn lâm, có rất nhiều cấp độ thưởng thức cái đẹp, phụ thuộc vào sự hiểu biết, khiếu thẩm mỹ cũng như thích của riêng từng người. Chính vì vậy, quan niệm về mỹ thuật cũng chưa nhất quán theo một chuẩn mực nào. Tuy nhiên, một tác phẩm được đánh giá là có phần mĩ thuật biểu hiện tốt thì ít nhiều tác phẩm đó phải có âm vang về tính kinh viện, hàn lâm. Đôi khi ta còn gặp thuật ngữ “mỹ thuật” trên sân khấu và trong cuộc sống hằng ngày. 4
- Hiểu theo nghĩa rộng, từ “mỹ thuật” còn được sử dụng để phân biệt những ngành lớn của hội họa: mỹ thuật ứng dụng, mỹ thuật công nghiệp, mỹ thuật trang trí…; mỗi ngành có một đặc thù riêng về kỹ thuật thể hiện và giá trị sử dụng. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, những người hoạt động trong ngành thường chỉ thừa nhận khái niệm mỹ thuật theo nghĩa hàn lâm và có sự phân biệt rõ rệt giữa mỹ thuật với thủ công mỹ nghệ và mỹ thuật ứng dụng. Đơn giản hơn, mỹ thuật là những đường nét được con người tự quy ước với nhau theo cảm nhận được sử dụng để biểu lộ thế giới thực tại gián tiếp qua một chất liệu nào đó theo một cách riêng của mỗi người cho là đẹp . 2.2.2 Một số loại hình mỹ thuật cơ bản Mỹ thuật cũng là thuật ngữ được sử dụng chung cho nghệ thuật tạo hình. Dưới đây là một số loại hình mỹ thuật cơ bản: 1. Hội họa Hội họa được xem là phần quân trọng của mỹ thuật. Đây cũng là loại hình nghệ thuật phổ biến nhất. Hội họa là nghệ thuật tạo hình trên bề mặt hai chiều một cách trực tiếp, hay giải thích nôm na là người vẽ sử dụng màu và bút chì để tô lên một bề mặt láng (giấy, vải,…) để thể hiện những ý tưởng nghệ thuật. Người làm việc này còn được gọi là họa sĩ. Kết quả của hoạt động này là những tác phẩm hội họa được ra đời, hay người ta còn gọi là tranh vẽ. Nói cách khác, hội họa là một hình thức để thể hiện ý tưởng của người nghệ sĩ bằng các tác phẩm hội họa sử dụng kỹ thuật (nghệ) và phương pháp (thuật) của họa sỹ. 2 .Điêu khắc 5
- Điêu khắc là một loại hình mỹ thuật cơ bản Điêu khắc được hiểu là nghệ thuật tạo hình trong không gian ba chiều (tượng tròn) hoặc hai chiều (chạm khắc, chạm nổi). Vật liệu sử dụng trong điêu khắc thường là đá, đất sét, gỗ…. Yếu tố quan trọng nhất trong điêu khắc là phải làm sao để “Lột tả được hình dáng chung nhất và giữ được cái hồn của tác phẩm”. 3. Đồ Họa Đồ họa là hình thức nghệ thuật tạo hình trên bề mặt hai chiều một cách gián tiếp thông qua kỹ thuật in ấn. Chính vì thế, tác phẩm đồ họa thường có nhiều bản sao. Đồ họa thường được sử dụng cho những mục đích về truyền thông, quảng cáo, kinh doanh,… Do đó, đây là ngành đang nổi và thu hút được nhiều bạn trẻ tham gia học hỏi. Không chỉ có óc sáng tạo và tính thẩm mỹ, ngành thiết kế đồ họa đòi hỏi người làm cần sử dụng được những công cụ, thiết bị hiện đại và những phần mềm chuyên dụng. Có rất nhiều loại đồ họa khác nhau như: đồ họa độc lập, đồ họa in ấn, đồ họa máy tính,… Bên cạnh những loại hình chính trên, mỹ thuật còn bao gồm một số loại hình khác như: Nghệ thuật Sắp đặt Nghệ thuật Trình diễn Nghệ thuật Hình thể Nghệ thuật Đại chúng 3. Vật liệu, dụng cụ vẽ mỹ thuật 3.1 Dụng cụ 6
- 1. Bút chì : Dùng để dựng hình , phác thảo 2. Bút chì màu – đừng quan tâm quá nhiều đến nhãn hiệu, mặc dù có một số loại tốt hơn các loại khác. Có rất nhiều loại khác nhau mà bạn có thể tìm. Loại bút chì mỏng thường cho chất lượng tốt tuy nhiên bạn hãy viết thử và đưa ra đánh giá cho riêng mình. 3. Bút vẽ kỹ thuật –đây là loại bút tốt nhất để vẽ và nó tương tự như bút chì màu nhưng có cường độ màu sắc rõ hơn. 4. Bút lông vẽ tốt nhất là loại bút vẽ bằng lông chồn tự nhiên nhưng có nhiều loại làm từ lông chồn hoặc từ sợi tổng hợp. Bạn chỉ cần hai hoặc ba bút lông vẽ, một cái cỡ 0, một cỡ 3 và còn lại là cỡ 7 hoặc 8 là đủ. Đối với bút màu (pastel) cũng vậy bạn chỉ cần bút lông vẽ bằng lông lợn hoặc một vài bút loại cứng khác. 5. Phấn màu mềm (tạm thời) – loại này hơi đắt. Có rất nhiều loại khác nhau, vẽ phấn màu cũng nhanh, dễ vẽ, màu sắc cũng đẹp nhưng có điểm yếu là dễ bay màu. Tuy nhiên, trong một số lúc chúng ta vẫn cần đến chúng. 6. Phấn màu cứng – nổi tiếng là phấn màu Conté, về cơ bản chúng giống như loại mềm nhưng khi vẽ màu liên kết chặt chẽ với nhau hơn. Phấn màu cứng chủ yếu là hình vuông tuy nhiên một số loại có hình tròn. Nét vẽ phấn màu loại này to nhưng bù lại giữ màu lâu hơn và cũng dễ dùng hơn. 7. Bút giấy cuộn – là một loại bút có giấy cuốn xung quanh ngòi bút và giấy được cuốn chặt, ngòi bút ở hai đầu tiện cho vẽ màu. Có nhiều kích cỡ nhưng bạn luôn nên có 2 cái, một to và một nhỏ. 8. Dao dọc giấy – loại tốt nhất cho việc gọt bút chì, bút chì màu, phấn màu hay bất cứ cái gì nhưng chúng phải cực kỳ sắc và không khuyến khích cho người dưới 16 tuổi sử dụng. 9. Bút phớt (bút dạ) màu – loại bút này dầy hơn, những chỗ vẽ khô nhanh hơn và thích hợp sử dụng với những bản vẽ lớn hơn. 7
- 10. Hộp màu nước –đây là cách sử dụng màu nước dễ nhất. 8
- 11. Fine nib push hay dip pens – loại này không có ống mực nên đòi hỏi người viết phải liên tục chấm mực để tiếp màu cho ngòi bút, nó phù hợp với tất cả các loại mực bao gồm mực tàu, mực acrylic, mực iron gall. Nhiều ngòi có thể tạo được nét mảnh đến mức máy in không thể in được ra giấy. 12. Các loại màu nước (đã cô đặc) – các loại màu nước này trông giống như mực nhưng có thể pha loãng được với nước. Chúng có thể được sử dụng với các loại bút lông mềm hoặc loại bút có phần lông to bản (tạo technichque). 13. Mực Ấn Độ là loại mực có nhiều màu và có độ bền. Mực này phù hợp khi dùng bút máy hoặc loại bút có phần lông to bản (tạo technichque). 3.2 Giấy vẽ: 1.Giấy vẽ màu nước Không giông nh ́ ư giây ve va giây in, giây ve mau n ́ ̃ ̀ ́ ́ ̃ ̀ ươc đ ́ ược ́ môṭ lơṕ vâṭ liêu trang ̣ (thương ̀ là gelatin). Lơṕ trang ́ naỳ khiên ́ cho mau ̀ vẽ ̣ (pigments) không bi thâm vao trong ma se ́ ̀ ̀ ̃ở lai trên bê măt giây, vi thê mau săc trên ̣ ̀ ̣ ́ ̀ ́ ̀ ́ ́ ̃ ực rơ h giây se r ̃ ơn. 2.Giấy Ingres –Cũng là loại giấy mỹ thuật được nhiều người ưa chuộng, giấy này có màu trắng tự nhiên, cũng sử dụng tốt với các loại phấn màu, viết mực, bút chì, và màu nước. 3.Giấy Cartridge– có nhiều trọng lượng khác nhau (gsm = gr/m2), do đó bạn sẽ phải thử các loại khác nhau để tìm ra loại phù hợp cho mình. Nói chung đây là giấy vẽ trắng thông dụng, thích hợp với tất cả các loại chất liệu khô, chì, than, phấn. 4. Bài thực hành số 1 9
- Buổi 2: Chương 1: NHỮNG KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG VẼ MỸ THUẬT. 1. Mục tiêu của bài: Trang bị những kiến thức cơ bản để sinh viên thực hiện tốt bài thực hành theo từng loại hình vẽ mỹ thuật. 2. Nội dung bài: 2.1 Kỹ thuật dựng hình trong môn vẽ mỹ thuật Hình họa yêu cầu người vẽ nắm vững các môn học về ‘Giải phẫu tạo hình’, ‘Luật xa gần‘. Vẽ là một nghệ thuật diễn tả trên mặt phẳng 2 chiều như mặt giấy, mặt vải, mặt tường… nhưng phải sử dụng các phương pháp khoa học về đo tỷ lệ, về diễn hình khối, về xa gần trong không gian để biểu hiện được chiều sâu của cảnh vật. *. Phần chuẩn bị Điều kiện: Phòng vẽ rông và đủ ánh sáng Nơi đặt mẫu có nguồn sáng chiếu vào từ một phía (cao chếch 45 độ) Mẫu đặt ngang tầm mắt người vẽ. Khoảng cách giữa mẫu vẽ và người vẽ sao cho người vẽ có thể nhìn được toàn bộ mẫu vẽ 2.1.1 Hình họa , kỹ năng và phương pháp vẽ 1. Gọt bút chì, gôm: Kỹ năng thông thường chúng ta thích chuốt bút chì vừa nhỏ vừa dài, thật ra bút chì chuốt như thế chẳng những dễ gãy, mà còn dễ mài tròn đầu bút khi vẽ lâu, dẫn đến nét vẽ “nổi” trên mặt giấy, không có độ mạnh nhẹ. Nếu đem ruột bút chì chuốt thành hình chữ nhật, như vây thì có thể bảo đảm ruột bút chì trước khi họa hết đều có một góc độ là nhọn, mà không dễ gãy. 2. Tư thế ngồi vẽ: Nghiêm túc, lưng thẳng, hai chân dang rộng bằng vai. Tay trái giữ chắc bảng (bảng dựng trên hai đùi cân xứng), tay phải cầm bút chì. 3. Cách cầm bút: Thả lỏng từ cánh tay đến các ngón tay, thư giãn, không quá gò bó.Khuyến khích các 10
- bạn khi cầm bút dựng hình, không nên cầm với tư thế như tư thế cầm để viết, mà phải cầm ngang nhẹ nhàng. 4. Nét đánh bóng: đậm ở giữa, nhạt 2 đầu. Các bạn nên tập nét thật dài, thật song song 5. Phương pháp so sánh (đo): Tay thẳng, lưng thẳng, nhắm 1 mắt. 6. Phương pháp gióng: Trong khi gióng, tư thế đúng, tay giơ thẳng và nhắm mắt trái (hoặc phải). Gióng dọc: Dựng thẳng đứng bút chì, vuông góc mặt sàn. Gióng ngang: Bút chì phải song song với mặt sàn. Gióng nghiêng: Gióng độ nghiêng của mẫu và tịnh tiến bút vào trong bài vẽ, ta sẽ có được độ nghiêng chính xác (rất hữu dụng trong phác thảo nhanh). 7. Các phương pháp khác: Quan sát: Luôn quan sát mẫu vật dưới con mắt tổng quát, xem dáng vật thể, không xem kỹ các chi tiết bề mặt, chi tiết quá nhỏ trong mẫu. Nhìn nhận bài vẽ: để bài ra xa cách ta 2m (gần mẫu thật) sau đó nheo mắt (hạn chế ánh sáng vào mắt), xem bài vẽ so sánh với mẫu thật(kiểm tra tỉ lệ và sắc độ). 2. 2.1. Phương pháp tiến hành vẽ hình họa 1. Đặt mẫu: Đặt mẫu nơi có ánh sáng tốt 2. Chọn chỗ vẽ: Chỗ vẽ thoải mái, góc độ nhìn rõ ràng, bố cục mẫu đẹp Đủ ánh sáng, không bị người đứng trước hoặc bảng vẽ che khuất tầm nhìn Cách mẫu 3 lần so với chiều cao của mẫu để dễ quan sát và phân tích được toàn bộ mẫu (tránh ngồi quá gần mẫu vì chỉ thấy chi tiết mà không thấy được toàn bộ mẫu khiến hình dễ bị sai lệch về hình khối, tỷ lệ). Giữ khoảng cách so với bảng vẽ đễ dễ so sánh và bảng vẽ có độ nghiêng vừa phải so với mắt nhìn. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ vẽ như bút chì đã được gọt vát, gôm, kẹp giấy lên bảng, que đo, dây dọi…theo yêu cầu bài. 3. Quan sát, nhận xét mẫu: Là công việc đầu tiên không thể thiếu khi tiến hành bài vẽ hình họa. Vật mẫu cho dù là khối cơ bản hay tĩnh vật, con người … cũng đều cần quan sát toàn bộ về cách sắp xếp, mối tương quan hình thể, đậm nhạt, màu sắc, đường nét… qua đó so sánh, cân nhắc và hình thành ý tưởng bố cục bài vẽ. 4. Xác định bố cục bài vẽ: Sau khi quan sát, so sánh mẫu vẽ, phải ước lượng và xác định bố cục hình vẽ trên tờ giấy sao cho hợp lý, cân đối và thuận mắt (tránh bố cục lệch, hình quá to hay quá nhỏ). Sử dụng que đo để đo các tỷ lệ chính của mẫu (giữa chiều cao và chiều ngang của mẫu). Xác định đường tầm mắt bằng cách để que đo ngang mắt xem độ cách trên, dưới hay ngang tầm mắt để xác định các biến đổi về cấu trúc của mẫu trong 11
- không gian theo quy luật của mắt nhìn. 5. Dựng hình: Sau khi có bố cục chung , bắt đầu vẽ dựng hình. Cần đo và dọi lại các hình mẫu để thẩm định độ to nhỏ, dài ngắn và sự cân đối của mẫu, giúp cho khả năng ước lượng của mắt chính xác hơn. Khi dựng hình cần chú ý đến hình dáng của mẫu và xác định các vị trí bộ phận, kết cấu cơ bản và đặc trưng hình thể chủ yếu của đối tượng. Khi phác hình nên cầm bút cho thoải mái. Cách cầm bút tùy theo thói quen và tính cách từng người. Nét phác nên mảnh nhẹ và thoải mái. Cần dựng hình theo những đường hướng lớn, nét tương đối dài, khái quát hình thể của đối tượng, tránh đi ngay vào những chi tiết vụn vặt để dễ nhận xét và quan sát toàn bộ bài vẽ. Dần dần, mỗi lần phác lại, nét bút thu ngắn thêm để sát hình mẫu hơn, tránh cho hình vẽ bị méo mó, không đúng với tương quan và tỷ lệ thực. Nên sử dụng nét thẳng để phác hình (cho dù là vẽ các đồ vật có dạng khối hình cầu). 6. Kiểm tra hình vẽ: Sau khi dựng hình, cần kiểm tra lại hình vẽ bằng que đo, dây dọi xem đã đúng chưa. 6.1 Que đo: Là đoạn que tre nhỏ, thẳng hoặc có thể sử dụng căm xe đạp… để làm que đo. Đo là nguyên tắc rút ngắn vật thể theo nguyên lý đồng dạng. Cách dùng que đo: người vẽ ngồi hoặc đứng tại chỗ, tay cầm que đo đưa thẳng ra trước mắt. Que đo vuông góc với mặt đất, ngón tay cái để lên que làm dấu, mắt nheo lại để đo các chiều ngang, chiều dọc của mẫu, đồng thời so sánh tỷ lệ của chúng với nhau rồi ghi lại trên que đo. Cách đo tỷ lệ mẫu (sử dụng thân viết chì hoặc que đo) Phương pháp đo là dùng một chiều nào đó của vật thể được rút ngắn lại làm đơn vị so sánh để tìm ra độ dài, ngắn chung cho từng bộ phận và toàn bộ vật mẫu nhằm kiểm tra lại sự ước lượng bằng mắt của người vẽ có chính xác không. Qua đó, người vẽ có thể chỉnh sửa lại các sai sót về tỷ lệ để từng bước đẩy sâu bài vẽ. 6.2 Dây dọi: Là sợi chỉ nhỏ có một đầu buộc vào một vật nhỏ gọi là quả dọi. Cách sử dụng dây dọi: người vẽ ngồi hoặc đứng tại chỗ, buông dây dọi qua các điểm cạnh, điểm góc của mẫu, nheo mắt lại xem các điểm đó nằm ở đâu, gần xa thế nào. Qua đó, ta biết được vị trí của các điểm đó trên hình vẽ thông qua đường dọc của dây dọi. Đây là phương pháp kiểm tra các độ nghiêng, các cạnh, góc, điểm song song của hình và sự cân bằng của mẫu. Dây dọi giúp kiểm tra thế thăng bằng của hình vẽ với mẫu thực. Sử dụng que đo, dây dọi là yêu cầu cơ bản, quan trọng đối với người học vẽ nhưng không hoàn toàn thay thế được mắt nhìn. 12
- 7. Đẩy sâu bài vẽ: 7.1 Sửa hình: Sau khi hình vẽ đã được kiểm tra kỹ về hình dáng, tỷ lệ so với mẫu thật, tiếp tục vẽ dựng lại bằng những nét nhẹ, thẳng. Lần này, sử dụng dây dọi để kiểm tra. Bắt đầu nhấn đậm ở các nét hình bên tối và các điểm góc giao nhau của vật mẫu. đẩy sâu nét phác cho sát mẫu nhưng vẫn phải mềm mại (tránh khô cứng). Độ đậm nhạt khác nhau của nét vẽ tạo cho hình sự chắc chắn, sinh động hơn và phần nào gợi tả được không gian của mẫu. 7.2 Phân mảng sáng tối lớn: Phương pháp nheo mắt là cách hạn chế không gian để nhìn được rõ khối nổi của mẫu. Diễn tả sáng tối đúng tạo cho hình vẽ nổi trong không gian hai chiều. Khi phân tích hệ thống sáng tối lớn, phải nheo một bên mắt lại cho nguồn sáng tập trung và làm nổi rõ phần chính, các chi tiết phụ sẽ chìm đi. * Đánh bóng _ Đánh bóng thì nên đánh tổng quát từ trên xuống một luợt. Rồi phân mảng đậm nhạt. đừng nên tậo trung đánh một chỗ. Sau đó mới tìm ra chỗ phản sáng tức vùng sáng nằm trong tối Cách đánh nền ko nên quá xa lạ với cách đánh bóng tượng. Đặc biệt đừng làm không gian nền bị gián đoạn giữa 2 bên sáng tối của tượng. . Nhớ đừng để tay chạm vào bài. Có thể kê 1 tờ giấy lên trên hoặc chỉ tỳ ngón út xuống bài vẽ thôi. 7.3 Hoàn tất bài: Đây là giao đoạn cuối cùng và quyết định đến kết quả của toàn bộ bài vẽ hình họa. Vì vậy, người vẽ khi bài gần hoàn chỉnh, cần đứng lùi xa bài vẽ để quan sát, so sánh và phát hiện các điểm còn chưa chính xác của bài vẽ. – Sau đó, kiểm tra lại bằng que đo, dây dọi một lần nữa làm cơ sở cho việc sửa chữa hình, độ đậm nhạt lớn chính xác hơn. Đẩy dần các chi tiết để bài vẽ đạt tinh thần về bố cục, hình, tương quan tỷ lệ, đậm nhạt và nhất là không gian chung của mẫu. 8. Một số điểm bổ sung: 8.1 Xác định đường tầm mắt khi vẽ mẫu: Trong không gian thực tại có ba chiều, mỗi vị trí khác nhau, sẽ tạo ra những biến đổi hình thể khác nhau với đầy đủ chiều cao, chiều rộng và chiều sâu. Trong khi đó, không gian hình họa chỉ có chiều rộng và chiều cao, chiều sâu phải dực vào phép phối cảnh và bóng để tạo ra cảm giác về hình nổi. Phép phối cảnh tạo nên chiều sâu của hình lại không đồng nhất, phụ thuộc vào vị trí của đường tầm mắt, cao hay thấp, trên hay dưới… 8.2 Cách sử dụng bút chì và tẩy: Cách cầm viết chì tùy theo thói quen sử dụng Có nhiều kiểu và cách sử dụng bút chì khác nhau như: gạch chéo, gạch thẳng, gạch đan chồng nét lên nhau, nét nghiêng sang trái hay sang phải… tùy thuộc khối 13
- hình mà cách đan nét thích hợp để tạo hiệu quả cho bài vẽ. Nét chì khi đánh cũng cần linh hoạt khi nét to, khi nét nhỏ; lúc nét đậm, lúc nét mờ; khi nét thưa, khi nét mau… hợp lý trong diễn tả bóng sẽ tạo không gian cho bài vẽ thật sinh động và thể hiện được xúc cảm của người vẽ. Sử dụng gôm khi tẩy chì cũng cần sự linh hoạt, nét tẩy khi mạnh, khi nhẹ cùng với việc di tay ở một số điểm cần thiết sẽ tạo nhiều hiệu quả cao cho các độ chuyển và độ nhòe của bóng thêm mịn màng, phong phú. Ví dụ: khối hình hộp có các diện phẳng, có thể sử dụng các nét đan nghiêng chồng các nét. 2.2 Kỹ thuật sử dụng ánh sáng trong vẽ mỹ thuật Ánh sáng và bóng tối trong mỹ thuật Chúng ta đã đề cập nhiều đến hình khối và việc sử dụng bóng, ánh sáng để làm nổi bật vật thể. Chúng ta sẽ tìm hiểu để thấy sự thay đổi do bóng và ánh sáng tạo ra cho các vật thể như thế nào. Với ánh sáng và bóng tối, chúng ta sẽ bước vào một thế giới kỳ ảo và luôn thay đổi. Bóng tối và ánh sáng làm cho vật thể biến dạng và tạo cho chúng những nét kỳ diệu, dù trong thực tế những vật thể ấy rất đơn giản, tầm thường. Di chuyển một luồng sáng trước một vật hay một khuôn mặt có thể thấy ngay những thay đổi diệu kỳ. Chiếu sáng một khuôn mặt sẽ không thấy điểm nổi bật nào cả, ngược lại nếu chúng ta chiếu sáng từ một phía thì hình thể và đường nết sẽ nổ rõ ngay. Hãy quan sát xem luồng sáng từ đâu đến. Chúng ta có thể phân biệt hai nguồn ánh sáng: nguồn sáng tự nhiên (mặt trời, mặt trăng) và nguồn sáng nhân tạo (đèn, điện). Hãy tìm hiểu ánh sáng phân tán: ánh sáng này sẽ tạo nên bóng cố hữu (có sẵn) và xạ ảnh (ảnh phản xạ). Hãy chiếu ánh sáng vào một người ta sẽ có: phía được chiếu sáng và phía nằm trong bóng tối. Phía được chiếu sáng sẽ tạo nên bóng cố hữu, còn bóng một người in lên tường là ảnh phản xạ của anh ta. * Ánh phản chiếu: Nếu chúng ta đặt một vật trước một bức tường trắng, chúng ta sẽ thấy rõ những chi tiết trong phần bóng cố hữu lẽ ra phải tối sẫm. Quả nhiên, bức tường trắng đã phản chiếu ánh sáng lên phía sau vật thể, chúng ta sẽ tìm hiểu thuật chiếu sáng phức tạp bằng cách chiều 1, 2 hay 3 chùm tia sáng vào vật thể. Tương tự như thế chúng ta sẽ quan sát ánh sáng trên các mặt phẳng bóng loáng, trong suốt bằng thủy tinh, gốm hay đá hoa cương và xem cách ánh sáng chiếu vào vật thể đó. * Học tập những bậc thầy: Người học vẽ nên học hỏi thêm ở những danh họa, họ đã xem ánh sáng là nhân tố chính của những bức vẽ: Rembrandt là bậc thầy về cách tạo bóng; ông đã tạo ra từ bóng những bức tranh thơ mộng. Leonard de Vinci đã tạo nên những tác 14
- phẩm đặc sắc qua nghệ thuật vẽ tranh nửa sáng nửa tối, thuật làm mờ Sfumato, hay thuật làm phai nhạt màu. Bóng tối và ánh sáng làm cho khuôn mặt của nhân vật trở nên dịu dàng giống như họ đang chìm đắm trong bầu không khí huyền ảo. George de la Tour, Daumier cũng khai thác triệt để để thủ pháp này. Tất cả những bậc thầy đó đều nghiên cứu quy luật của ánh sáng và bóng tối trong hội họa và sử dụng trong các tác phẩm của mình. * Điểm sáng: Hình vẽ thứ nhất cho thấy mặt trời ở những góc độ khác nhau, tùy theo vị trí như từ mặt đất. Hình vẽ thứ hai cũng là mặt trời chiếu sáng những hình thể có dạng hình học khác nhau. Hãy quan sát những bóng tối do mặt trời tạo nên: bóng cố hữu (trên vật), xạ ảnh (tạo bởi vật trên mặt phẳng nằm ngang) ở những vật thể hình tròn. Chú ý những bóng được tạo ra do hiệu ứng của phối cảnh. * Bóng tối và ánh sáng: 15
- Chúng ta thấy trong hình một nguồn sáng tập trung và hiệu ứng ánh sáng với người và vật khác nhau. Hình 1 và 2 cho thấy cùng một chủ đề được nhìn ở nhiều góc độ khác nhau với cùng một nguồn sáng. 16
- Chúng ta hãy quan sát ánh sáng ảo trong một nội thất. Chú ý sự biến dạng trong một phối cảnh của bóng và sự biểu hiện xạ ảnh trên những mặt phẳng nằm ngang hay dựng đứng. Hãy di chuyển trong một căn phòng, tay cầm đèn và nghiên cứu những biểu hiện của bóng. Bức tranh dưới cho thấy ánh sáng tự nhiên trong một bức tranh phong cảnh. * Bóng tối và ánh sáng thể hiện trên khuôn mặt: 17
- Trên đây là những khuôn mặt được ánh sáng chiếu ở những góc độ khác nhau. Đây là một bài tập rất tốt khi vẽ những bức tranh đen trắng. * Ánh sáng trong cùng một bối cảnh: 18
- Với cùng một cảnh nhưng cách tạo độ sáng tôi có thể làm cho bức tranh có bố cục khác nhau. * Ánh sáng ngoài trời: 19
- Ngắm một phong cảnh sau màn mưa và cũng phong cảnh đó dưới ánh mặt trời chói lọi cho thấy những biến đổi của vạn vật dưới ánh sáng như thế nào. Một bầu trời u ám chẳng làm nổi bật điều gì trong khi ánh năng mặt trời làm nổi bật từng chi tiết. Qua sự biểu hiện của bóng tối và ánh sáng những tia nắng mặt trời tạo nên sự tương phản tinh tế mà họa sĩ khéo nắm bắt và làm rõ qua hai gam màu chủ đạo trắng và đen. Ở các bức tranh trên chúng ta có thể thấy cường độ của ánh sáng tạo nên cho mỗi bức tranh như thế nào. Các bạn hãy làm nhiều bài tập để thấy hiệu quả của ánh sáng tạo ra cho bức tranh như thế nào. * Ánh sáng trong nhà: 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Vẽ mỹ thuật part 1
12 p | 613 | 254
-
Vẽ mỹ thuật part 2
12 p | 407 | 172
-
Vẽ mỹ thuật part 3
12 p | 381 | 155
-
Vẽ mỹ thuật part 4
12 p | 351 | 147
-
Vẽ mỹ thuật part 7
12 p | 308 | 145
-
Vẽ mỹ thuật part 5
12 p | 300 | 142
-
Vẽ mỹ thuật part 6
12 p | 311 | 139
-
Vẽ mỹ thuật part 8
7 p | 309 | 136
-
Vẽ mỹ thuật part 9
6 p | 279 | 129
-
Vẽ mỹ thuật part 10
6 p | 283 | 120
-
Giáo trình Vẽ mỹ thuật 3,4 - Vẽ Màu
42 p | 325 | 110
-
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật : VẼ BÚT SẮT part 1
5 p | 355 | 98
-
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật : VẼ BÚT SẮT part 8
5 p | 297 | 87
-
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật : VẼ MÀU part 7
5 p | 311 | 81
-
Giáo trình mỹ thuật trang phục_1
37 p | 270 | 65
-
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật : VẼ BÚT SẮT part 9
5 p | 187 | 49
-
Giáo trình Vẽ mỹ thuật 3,4 - Vẽ Màu - Trần Văn Tâm
42 p | 174 | 39
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn