YOMEDIA
![](images/graphics/blank.gif)
ADSENSE
Bài giảng Xác suất (Dành cho HS THPT)
78
lượt xem 7
download
lượt xem 7
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Bài giảng Xác suất (Dành cho HS THPT) được biên soạn nhằm giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về qui tắc đếm; hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp; phép thử và biến cố; một số lọai biến cố; định nghĩa xác suất; công thức nhân xác suất và một số kiến thức khác.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Xác suất (Dành cho HS THPT)
BÀI GIẢNG XÁC SUẤT (Dành cho HS THPT)<br />
Biên soạn : TS. Nguyễn Viết Đông, Khoa Toán –Tin học, ĐHKHTN, ĐHQG TP.HCM.<br />
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT<br />
1. Qui tắc đếm<br />
a) Qui tắc cộng : Giả sử đối tượng X có m cách chọn khác nhau, đối tượng Y có n cách chọn<br />
khác nhau và không có cách chọn đối tượng X nào trùng với mỗi cách chọn đối tượng<br />
Y. Khi đó có m + n cách chọn một trong hai đối tương ấy.<br />
b) Qui tắc nhân : Giả sử có hai hành động đựợc thực hiện liên tiếp. Hành động thứ nhất có m<br />
kết quả. Ứng với mỗi kết quả của hành động thứ nhất, hành động thứ hai có n kết quả.<br />
Khi đó có m.n kết quả của hai hành động liên tiếp đó.<br />
2. Hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp<br />
Cho A là tập hợp gồm n phần tử (n 1).<br />
a) Mỗi cách sắp đặt tất cả n phần tử của A theo một thứ tự nào đó được gọi là một hoán vị<br />
của n phần tử . Số các hoán vị của n phần tử đựoc ký hiệu là Pn .<br />
Công thức : Pn = n !<br />
b) Mỗi cách lấy ra k phần tử từ tập A (1 k n) và xếp chúng theo một thứ tự nhất định được<br />
gọi là một chỉnh hợp chập k của n phần tử. Số các chỉnh hợp chập k của n phần tử được<br />
kí hiệu là Ank .<br />
k<br />
Công thức An n(n 1)(n 2)...( n k 1) <br />
<br />
n!<br />
(n k )!<br />
<br />
c) Mỗi tập con gồm k phần tử của tập hợp A(1 k n) được gọi là một tổ hợp chập k của n<br />
phần tử . Qui ước tổ hợp chập 0 của n phần tử là tập rỗng.<br />
k<br />
Công thức Cn <br />
<br />
n!<br />
k !(n k )!<br />
<br />
3. Phép thử và biến cố<br />
a) Một phép thử mà kết quả của nó không thể đoán trước được, nhưng có thể liệt kê ra tất cả<br />
các kết quả có thể xảy ra gọi là phép thử ngẫu nhiên. Tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy<br />
ra của phép thử gọi là không gian mẫu của phép thử đó. Không gian mẫu được kí hiệu bởi<br />
.<br />
b) Trong một phép thử ngẫu nhiên, mỗi tập con của không gian mẫu được gọi là một biến cố.<br />
Nếu kết quả của phép thử là một phần tử của biến cố A, thì ta nói trong phép thử đó, biến<br />
cố A xảy ra.<br />
1<br />
<br />
VD1. Gieo một con xúc xắc, gọi 1, 2, …, 6 là số chấm xuất hiện thì không gian mẫu là<br />
= {1,2,…, 6}.<br />
VD2. Gieo một đồng xu hai lần, thì không gian mẫu là<br />
= {SS, SN, NS, NN}.<br />
VD3. Gieo một con xúc xắc. Biến cố B = {1, 3, 5} là biến cố số chấm xuất hiện của xúc<br />
xắc là số lẻ.<br />
4. Một số lọai biến cố<br />
a) Biến cố sơ cấp<br />
Mỗi tập hợp con gồm đúng một phần tử của không gian mẫu gọi là một biến cố sơ cấp.<br />
VD4. Trong ví dụ 1 thì biến cố A = {1} là biến cố sơ cấp.<br />
b) Biến cố chắc chắn, biến cố không thể<br />
Bản thân tập được gọi là biến cố chắc chắn. Tập rỗng là biến cố không thể.<br />
c) Biến cố hợp (tổng), biến cố giao(tích), biến cố bù<br />
Biến cố A B (còn kí hiệu là A+ B) gọi là biến cố hợp của hai biến cố A và B. Biến cố<br />
A B( còn kí hiệu là AB) gọi là biến cố giao của hai biến cố A và B. Biến cố A \ A<br />
gọi là biến cố bù của biến cố A.<br />
VD5. Trong ví dụ 1, xem các biến cố A={1,3,5}, B= {3,6}.<br />
Khi đó :<br />
- Biến cố AB là biến cố {1,3,5,6} nó chỉ không xảy ra khi số chấm xuất hiện là 2<br />
hoặc 4.<br />
- Biến cố AB là biến cố {3}.<br />
- Biến cố bù của biến cố A là biến cố xúc xắc xuất hiện mặt chẵn.<br />
Nhận xét: Biến cố AB xảy ra khi và chỉ khi có ít nhất một trong hai biến cố A và B xảy ra.<br />
Biến cố AB xảy ra khi và chỉ khi cả hai biến cố A và B đồng thời xảy ra.<br />
Biến cố A xảy ra khi và chỉ khi A không xảy ra.<br />
d) Biến cố xung khắc<br />
Hai biến cố gọi là xung khắc nếu chúng không thể xảy ra trong cùng một phép thử.<br />
e) Biến cố đồng khả năng<br />
Các biến cố được gọi là đồng khả năng nếu chúng có cùng khả năng xuất hiện khi tiến<br />
hành phép thử.<br />
f) Biến cố độc lập<br />
Các biến cố được gọi là độc lập nếu việc xảy ra của một biến cố không ảnh hưởng gì đến<br />
việc xảy ra của những biến cố còn lại.<br />
<br />
2<br />
<br />
5. Định nghĩa xác suất<br />
Nếu không gian mẫu gồm n biến cố sơ cấp đồng khả năng và biến cố A gồm m biến cố sơ<br />
m<br />
cấp thì xác suất của biến cố A là P( A) .<br />
n<br />
Nhận xét : 0 P( A) 1. P() 1. P() 0<br />
VD6. Một bình đựng 5 viên bi, trong đó có 3 viên bi xanh và 2 viên bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên ra hai<br />
viên bi. Tính xác suất để được hai viên bi xanh.<br />
Giải. Có<br />
C52 10<br />
<br />
cách chọn 2 viên bi trong 5 bi. (không gian mẫu gồm 10 phần tử).<br />
Có<br />
C32 3<br />
<br />
cách chọn 2 bi xanh trong 3 bi (đây là số phần tử của biến cố đang xét).<br />
Do đó xác suất để lấy được 2 bi xanh là 3/10.<br />
6. Công thức cộng xác suất<br />
a) Nếu A và B là hai biến cố xung khắc thì P(A B ) = P(A) + P(B).<br />
b) Nếu A và B là hai biến cố tùy ý thì P (A B ) = P(A) + P( B) – P (AB).<br />
c)<br />
<br />
P( A) 1 P( A) .<br />
<br />
VD7. Trong bình đựng 10 viên bi trong đó có 4 viên bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên 3 viên . Tính xác suất<br />
a) Lấy được một hoặc hai viên bi đỏ.<br />
b) Lấy được ít nhất một viên bi đỏ.<br />
Giải.<br />
a) Đặt A1 là biến cố trong 3 viên lấy ra có đúng một viên đỏ và A2 là biến cố trong 3 viên lấy<br />
ra có đúng hai viên đỏ. Ta phải tính xác suất của biến cố A là biến cố trong ba viên lấy ra<br />
có một hoặc hai viên đỏ. Các biến cố A1 và A2 là xung khắc . Do đó<br />
P(A1 A2) = P(A1) + P(A2).<br />
<br />
3<br />
<br />
1<br />
C4C62 1<br />
P ( A1 ) 3 <br />
C10<br />
2<br />
<br />
P ( A2 ) <br />
<br />
2 1<br />
C 4 C6 3<br />
<br />
3<br />
C10<br />
10<br />
<br />
1 3 4<br />
<br />
2 10 5<br />
b) Gọi B là biến cố lấy được ít nhất một viên bi đỏ thì<br />
P ( A) <br />
<br />
3<br />
C6<br />
P( B) 1 P( B) 1 3<br />
C10<br />
<br />
.<br />
<br />
VD8. Một lớp học có 50 học sinh, trong đó có 12 học sinh giỏi Toán, 8 học sinh giỏi Văn<br />
và 2 học sinh giỏi cả Văn lẫn Toán. Chọn ngẫu nhiên một học sinh . Tính xác suất chọn<br />
được một học sinh giỏi Văn hay Toán (giỏi cả hai môn càng tốt).<br />
Giải. Gọi A là biến cố chọn được học sinh giỏi Toán , B là biến cố chọn được học sinh giỏi<br />
Văn. Ta cần tính P(A B). Ta có<br />
12<br />
50<br />
8<br />
P( B) <br />
50<br />
P ( A) <br />
<br />
P( A B) <br />
<br />
2<br />
50<br />
<br />
P( A B) <br />
<br />
12 8<br />
2<br />
<br />
0,36.<br />
50 50 50<br />
<br />
7. Công thức nhân xác suất<br />
Nếu A và B là hai biến cố độc lập thì P(AB) = P(A).P(B) .<br />
VD9. Hai người bạn X và Y cùng đi câu cá. Xác suất để X câu được ít nhất một con là 0,1.<br />
Xác suất để Y câu được ít nhất một con là 0,15. Tính xác suất để hai bạn X, Y không trở về tay<br />
không.<br />
Giải. Xác suất để X trở về tay không là<br />
P(A) = 1 – 0,1 = 0,9.<br />
Xác suất để Y trở về tay không là<br />
P(B) = 1 – 0,15 = 0,85.<br />
Các biến cố A và B là độc lập. Vậy xác suất để cả X và Y trở về tay không là<br />
4<br />
<br />
P(AB) = P(A). P(B) = 0,9 . 0,85 = 0,765.<br />
Vậy sau buổi câu cá, gom số cá đã câu được, xác suất để hai bạn được ít nhất một con là<br />
1 – P ( A B) = 1 – 0,765 = 0, 235.<br />
8. Biến ngẫu nhiên rời rạc<br />
Đại lượng X được gọi là biến ngẫu nhiên rời rạc nếu nó nhận giá trị bằng số thuộc một tập hữu<br />
hạn nào đó và giá trị ấy là ngẫu nhiên không dự đoán trước được.<br />
VD10. Gieo đồng xu 5 lần liên tiếp. Kí hiệu X là số lần xuất hiện mặt ngửa thì X là biến ngẫu<br />
nhiên rời rạc, giá trị của X là một số thuộc tập {0, 1, 2, 3, 4, 5}.<br />
9. Phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc<br />
Cho X là đại lượng ngẫu nhiên rời rạc nhận các giá trị x1 , x2 , …, xn . Gỉa sử P(X = xk) = pk.<br />
Bảng sau đây được gọi là bảng phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc X.<br />
X<br />
P<br />
<br />
x1<br />
p1<br />
<br />
x2<br />
p2<br />
<br />
x3<br />
p3<br />
<br />
….<br />
….<br />
<br />
xn<br />
pn<br />
<br />
Chú ý : p1 + p2 + p3 + …+ pn = 1 .<br />
10. Kì vọng, phƣơng sai và độ lệch chuẩn của biến ngẫu nhiên rời rạc<br />
Cho biến ngẫu nhiên rời rạc như trong mục 9.<br />
a) Kì vọng của X, kí hiệu là E(X), là một số được tính theo công thức:<br />
E(X) = x1 p1 + x2p2 + … + xnpn.<br />
b) Phương sai của X, kí hiệu là V(X) là một số được tính theo công thức<br />
n<br />
<br />
V ( X ) ( xi ) 2 pi , trong do E ( X ).<br />
i 1<br />
<br />
Chú ý<br />
n<br />
<br />
V ( X ) xi 2 pi 2 .<br />
i 1<br />
<br />
c) Căn bậc hai của phương sai , kí hiệu là (X) , được gọi là độ lệch chuẩn của X, nghĩa là<br />
<br />
( X ) V ( X ).<br />
<br />
II. BÀI TẬP MẪU<br />
BT1. Gieo hai con xúc xắc. Tính xác suất tổng số chấm ở hai mặt trên bằng 5.<br />
5<br />
<br />
![](images/graphics/blank.gif)
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
![](images/icons/closefanbox.gif)
Báo xấu
![](images/icons/closefanbox.gif)
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)