intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Y học cổ truyền: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)

Chia sẻ: Lôi Vô Kiệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:174

14
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tập bài giảng Y học cổ truyền tiếp tục cung cấp cho sinh viên những nội dung, kiến thức về: giải biểu - thanh nhiệt - trừ hàn - thuốc trừ phong thấp - lợi thủy thẩm thấp - trừ thấp lợi niệu - thuốc nhuận tràng (tả hạ) - thuốc tiêu đạo (tiêu hóa) - chỉ khái (chữa ho)- trừ đàm - bình suyễn bình can tức phong, an thần - cố tinh - sáp niệu - tiêu tích (khu trùng) - lý khí- lý huyết - thuốc bổ; tứ chấn - bát cương - bát pháp; hen phế quản (háo suyễn) - cảm cúm (cảm mạo); điều trị đau thắt lưng (yêu thống) - hội chứng đau dây thần kinh tọa (tọa cốt phong);... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Y học cổ truyền: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)

  1. BÀI 7. GIẢI BIỂU - THANH NHIỆT - TRỪ HÀN - THUỐC TRỪ PHONG THẤP - LỢI THỦY THẨM THẤP - TRỪ THẤP LỢI NIỆU - THUỐC NHUẬN TRÀNG (TẢ HẠ) - THUỐC TIÊU ĐẠO (TIÊU HÓA) - CHỈ KHÁI (CHỮA HO)- TRỪ ĐÀM – BÌNH SUYỄN- BÌNH CAN TỨC PHONG, ANTHẦN- CỐ TINH – SÁP NIỆU- TIÊU TÍCH (KHU TRÙNG) - LÝ KHÍ- LÝ HUYẾT- THUỐC BỔ 7.1. Thông tin chung 7.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học Bài giảng cung cấp kiến thức tổng quát về các nhóm thuốc giải biểu, thanh nhiệt, trừ hàn, trừ phong thấp, lợi thủy thẩm thấp, trừ thấp lợi niệu, nhuận tràng, tiêu đạo, chỉ khái, trừ đàm, bình suyễn, bình can tức phong, an thần, cố tinh, sáp nhiệu, lý khí, lý huyết, thuốc bổ và các vị thuốc tiêu biểu trong các nhóm thuốc nêu trên. 7.1.2. Mục tiêu học tập 1. Trình bày đƣợc cơ sở phân loại, tính chất chung của các vị thuốc giải biểu, thanh nhiệt, trừ hàn, trừ phong thấp, lợi thủy thẩm thấp, trừ thấp lợi niệu, nhuận tràng, tiêu đạo, chỉ khái, trừ đàm, bình suyễn, bình can tức phong, an thần, cố tinh, sáp nhiệu, lý khí, lý huyết, thuốc bổ. 2. Trình bày đúng tên Việt Nam, họ thực vật, bộ phận dùng của các cây thuốc giải biểu, thanh nhiệt, trừ hàn, trừ phong thấp, lợi thủy thẩm thấp, trừ thấp lợi niệu, nhuận tràng, tiêu đạo, chỉ khái, trừ đàm, bình suyễn, bình can tức phong, an thần, cố tinh, sáp nhiệu, lý khí, lý huyết, thuốc bổ 3. Liệt kê đƣợc tính vị quy kinh, công năng, chủ trị của các vị thuốc giải biểu, thanh nhiệt, trừ hàn, trừ phong thấp, lợi thủy thẩm thấp, trừ thấp lợi niệu, nhuận tràng, tiêu đạo, chỉ khái, trừ đàm, bình suyễn, bình can tức phong, an thần, cố tinh, sáp nhiệu, lý khí, lý huyết, thuốc bổ 7.1.3. Chuẩn đầu ra Áp dụng kiến thức về các nhóm thuốc giải biểu, thanh nhiệt, trừ hàn, trừ phong thấp, lợi thủy thẩm thấp, trừ thấp lợi niệu, nhuận tràng, tiêu đạo chỉ khái, trừ đàm, Giáo trình môn học: i i n học c tru n t p - Nh u t n học 5) h i n Trần Thú Ho n o hâu Phạm Du Nhạc 153
  2. bình suyễn, bình can tức phong, an thần, cố tinh, sáp nhiệu, lý khí, lý huyết, thuốc bổ trong điều trị. 7.1.4. Tài liệu giảng dạy 7.1.4.1 Giáo trình Trần Thúy, Hoàng Bảo Châu, Phạm Duy Nhạc. (2005). Bài giảng Y học cổ truyền Tập 1,2. Hà Nội: NXB. Y học. 7.1.4.2 Tài liệu tham kh o 1. Trịnh Thị Diệu Thƣờng. (2020). Giáo trình giảng dạy Đại học- Y học cổ truyền. Thành phố Hồ Chí Minh. NXB. Y học. 2. Trịnh Thị Diệu Thƣờng. (2021). Giáo trình giảng dạy Đại học- Châm cứu tập 1,2. Thành phố Hồ Chí Minh. NXB. Y học. 7.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trƣớc, trong và sau khi học tập Sinh viên đọc trƣớc bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và tìm đọc các tài liệu tham khảo. 7.2. Nội dung chính THUỐC GIẢI BIỂU I. ĐẠI CƢƠNG 1. Định nghĩa Thuốc giải biểu là những thuốc có tác dụng đƣa ngoại tà ra ngoài (phong, hàn, thử, thấp, táo, nhiệt) bằng đƣờng mồ hôi, chỉ dùng khi tà còn ở ngoài biểu. Đa số thuốc giải biểu có vị cay, có công dụng phát tán, phát hãn, giảm đau đầu, thúc đẩy ban chẩn, sởi đậu mọc, ngăn không cho tà vào sâu trong cơ thể. 2. Phân loại. Tùy theo tính chất, có thể chia thuốc giải biểu thành ba loại: Giáo trình môn học: i i n học c tru n t p - Nh u t n học 5) h i n Trần Thú Ho n o hâu Phạm Du Nhạc 154
  3. Phát tán phon h n tân ôn i i iểu) là những thuốc có vị cay, tính ấm. Dùng điều trị cảm phong hàn với các triệu chứng: sợ lạnh, sốt nhẹ, đau đầu, đau nhức mình mẩy, ngạt mũi, chảy nƣớc mũi, khản tiếng, rêu lƣỡi trắng, mạch phù. Phát tán phon nhiệt tân lươn i i iểu): là những vị thuốc giải biểu có vị cay, tính mát. Dùng trị cảm phong nhiệt và thời kỳ khởi phát của bệnh truyền nhiễm: sốt cao, sợ nóng, nhức đầu, mắt đỏ, họng đỏ, miệng khô, rêu lƣỡi vàng, chất lƣỡi đỏ, mạch phù sác. Phát tán phon th p: có nhiều vị cay ấm (tân ôn) cũng có vị tính mát lạnh hoặc tính bình dùng để chữa các chứng bệnh phong thấp kèm thêm hàn, nhiệt khác nhau. 3. Công năng chủ trị chung của các thuốc giải biểu Phát tán i i iểu: trị các chứng ngoại cảm phong hàn hoặc phong nhiệt. Sơ phon i i kinh: dùng khi đau dây thần kinh, đau thần kinh liên sƣờn do hàn, co cứng cơ, đau gáy, đau lƣng, liệt VII... Tu n phế: dùng trị các chứng ho gió, viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, khó thở do hàn, nhiệt làm phế khí không tuyên giáng. Gi i độc i i dị ứn thúc đẩ an chẩn mọc: trị các chứng mụn nhọt, sởi, đậu thời kỳ đầu. H nh th ti u th n : dùng trị chứng phù do viêm cầu thận cấp, dị ứng nổi ban gây phù. Trừ th p khớp: điều trị chứng tý (thoái hóa khớp, viêm đa khớp dạng thấp, viêm khớp cấp). 4. Tính chất chung Các thuốc giải biểu có vị tân, chủ thăng, chủ tán. Phần lớn chứa tinh dầu và quy vào kinh phế. 5. Chú ý khi sử dụng hỉ dùn thuốc khi t còn ở iểu. Nếu tà khí đã xâm nhập vào trong mà biểu chứng chƣa hết, thì phải phối hợp các thuốc trị bệnh phần lý, gọi là biểu lý song giải. Để phát hu hiệu qu đi u trị, cần phối hợp với các nhóm khác tùy theo diễn biến của bệnh và triệu chứng cụ thể: Giáo trình môn học: i i n học c tru n t p - Nh u t n học 5) h i n Trần Thú Ho n o hâu Phạm Du Nhạc 155
  4. + Nếu có đờm, phối hợp thuốc chỉ khái bình suyễn. + Nếu đau nhức nhiều, phối hợp thuốc hành khí. + Nếu bệnh nhân khó ngủ, phối hợp thuốc an thần. + Trong trƣờng hợp cơ thể suy nhƣợc, phối hợp thuốc giải biểu với thuốc trợ dƣơng ích khí, tƣ âm để phù chính khứ tà. + Thuốc tân lƣơng giải biểu phối hợp với thuốc thanh nhiệt giải độc thì tác dụng tốt hơn. Li u lượn thuốc tha đ i theo khí h u: mùa nóng dùng liều nhỏ, mùa lạnh dung liều cao hơn. ần i m li u thuốc i i iểu khi dùng cho phụ nữ mới sinh con, ngƣời già, trẻ em. Cần phối hợp với thuốc dƣỡng âm, bổ huyết ích khí trên những đối tƣợng này. Vì khí vị c a thuốc ch thăn ch tán l m ra mồ hôi, dễ hao tổn tân dịch, không nên dùng kéo dài, khi tà đã giải khi ngƣng ngay, thƣờng uống vài ba thang sau đó gia giảm, điều chỉnh thành phần và liều lƣợng. Uốn thuốc tân ôn i i iểu cần uống lúc nóng, ăn cháo nóng, đắp chăn mền kín để giúp ra mồ hôi tốt hơn. Đa số thuốc có chứa tinh dầu, thể chất mỏng manh, nên cần sắc nhanh, đậy kín nắp, để tránh thất thoát tinh dầu. 6. Kiêng kị Không dùng thuốc giải biểu trong trƣờng hợp sau: + Sốt không có biểu chứng. + Tự hãn, đạo hãn do khí hƣ. + Cao huyết áp hoặc xuất huyết vùng đầu. + Thiếu máu, tiểu máu, nôn ra máu. + Mụn nhọt đã vỡ, các nốt ban chẩn đã mọc, đã bay hết. II. MỘT SỐ VỊ THUỐC TIÊU BIỂU A. TÂN ÔN GIẢI BIỂU Giáo trình môn học: i i n học c tru n t p - Nh u t n học 5) h i n Trần Thú Ho n o hâu Phạm Du Nhạc 156
  5. Chữa cảm mạo do lạnh: sợ lạnh, sốt ít đau mình, ngạt mũi, chảy nƣớc mũi, khản tiếng, rêu lƣỡi trắng, mạch phù. Ho hen do lạnh. Đau các cơ, đau thần kinh do lạnh. Một số bệnh dị ứng do lạnh: viêm mũi dị ứng, ban chẩn, viêm cầu thận cấp do lạnh (phong thủy). Bệnh cảm mạo do lạnh có 2 loại: - iểu thực không có mồ hôi mạch phù khẩn dùng các vị thuốc nhƣ Ma hoàng, Tế tân. - iểu hư có ra mồ hôi, mạch phù nhƣợc dùng các loại thuốc nhƣ Quế chi, Gừng. Vị thuốc Ma hoàng tác dụng gây ra mồ hôi mạnh cần chú ý đến sự cấm kỵ đối với ngƣời âm hƣ, thiếu máu… Một số vị thuốc thườn dùn : Kinh giới, Ma hoàng, Quế chi, Tử tô, Bạch chỉ, Tế tân, Tân di, Cảo bản, Củ hành, Sinh khƣơng… 1. KINH GIỚI (họ hoa môi)  BPD: Toàn cây trên mặt đất  Tính vị : Cay, ấm  Quy Kinh: Phế, Can  Tác dụng: Phát tán phong hàn, tán ứ chỉ huyết.  Ứng dụng lâm sàng: - Chữa cảm mạo do lạnh: các chứng đau dây thần kinh do lạnh, làm mọc các nốt ban chẩn, giải độc, giải dị ứng chữa ngứa, cầm máu: đái ra máu, chảy máu cam (hay dùng hoa kinh giới sao đen)  Các dạng thuốc: Kinh giới, Kinh giới thán (sao đen). Kinh giới tuệ (hoa kinh giới). Giới tuệ sao, Giới tuệ sao đen  Liều lƣợng: 4g-10g/1 ngày 2. MA HOÀNG (họ Ma hoàng)  BPD: Toàn cây trên mặt đất (bỏ đốt)  Tính vị : Cay, đắng, ấm  Quy Kinh : Phế, Bàng quang  Tác dụng: cho ra mồ hôi, bình suyễn, lợi niệu Giáo trình môn học: i i n học c tru n t p - Nh u t n học 5) h i n Trần Thú Ho n o hâu Phạm Du Nhạc 157
  6.  Ứng dụng lâm sàng: - Chữa cảm mạo do lạnh: ma hoàng có tác dụng tuyên phế, làm ra mồ hôi có tác dụng phát tán phong hàn chữa chứng cảm do lạnh nhƣng biểu thực. Bài Ma hoàng thang. - Chữa hen suyễn: cảm mạo do lạnh gây ho hen: cảm mạo gây ho kèm viêm mũi dị ứng, viêm phổi trƣớc và viêm phổi sau sởi dùng bài Ma hoàng thạch cam thang. - Chữa phù thũng, hoàng đản do tác dụng lợi niệu: Ma hoàng dùng để chữa viêm cầu thận cấp dị ứng do lạnh (phù do phong thủy): phù ở mặt, nửa ngƣời trên mạch phù sợ gió, hơi suyễn, đái ít, dùng bài Việt tỳ thang (Ma hoàng, Sinh khƣơng, Cam thảo, Thạch cao, Đại táo), chữa hoàng đản do viêm gan siêu vi trùng phối hợp với Nhân trần, Cát căn, Thạch cao, Gừng.  Liều lƣợng: 4g-12g/1 ngày để làm ra mồ hôi. 2-3g/1 ngày để chữa hen suyễn.  Chú thích: rễ ma hoàng (ma hoàng căn) vị ngọt, tính bình có tác dụng cầm mồ hôi hay phối hợp với Mẫu lệ, Hoàng kỳ, Phù tiểu mạch.. 3. TẾ TÂN (họ Mộc thông)  BPD: Rễ cây Tế tân  Tính vị : Cay, ấm  Quy Kinh : Phế, Thận, Tâm  Tác dụng: Phát tán phong hàn, thông kinh hoạt lạc, chữa ho long đờm.  Ứng dụng lâm sàng: - Chữa cảm mạo phong hàn, gây các chứng đau ngƣời, nhức đầu phối hợp với các thuốc trừ phong khác: Cảo bản, Phòng phong. - Chữa ho đờm nhiều. - Chữa đau khớp và đau dây thần kinh do lạnh (thông kinh hoạt lạc…)  Liều lƣợng: 2g-8g/1 ngày 4.BẠCH CHỈ (họ Đậu cánh bƣớm)  BPD: rễ phơi khô của cây Bạch chỉ Giáo trình môn học: i i n học c tru n t p - Nh u t n học 5) h i n Trần Thú Ho n o hâu Phạm Du Nhạc 158
  7.  Tính vị : Cay, ấm  Quy Kinh : Phế, Vị  Tác dụng: Phát tán phong hàn  Ứng dụng lâm sàng: - Chữa cảm mạo do lạnh, chữa các chứng đau đầu, trán, răng, chảy nƣớc mắt do phong hàn hay phối hợp với Phòng phong, Khƣơng hoạt; chữa viêm mũi dị ứng ngạt mũi (ôn phế thông tỵ) hay dùng với Ké đầu ngựa, Tân di, Phòng phong; tiêu viêm, làm bớt mủ trong viêm tuyến vú, apxe vú hay phối hợp với Thanh bì, Bối mẫu, Qua lâu, Bồ công anh; trong các bài thuốc ngoại khoa đa số có vị Bạch chỉ chữa vết loét do cắn, rết cắn.  Liều lƣợng: 4g-12g/1 ngày Rửa sạch ủ độ 3 giờ, thái nhỏ phơi khô âm can, không sao tẩm. B. TÂN LƢƠNG GIẢI BIỂU Chữa cảm mạo phong nhiệt và thời kỳ viêm long, khởi phát của các bệnh truyền nhiễm (phần vệ thuốc ôn bệnh): sợ nóng, phát sốt nhiều, nhức đầu, mắt đỏ, họng đỏ, miệng khô, rêu lƣỡi vàng hay trắng dày, chất lƣỡi đỏ, mạch phù sác. Làm mọc các nốt ban chẩn (sởi, thủy đậu). Ho, viêm phế quản thể hen. Một số ít có tác dụng giải dị ứng, lợi niệu. Đều có tác dụng hạ sốt. Một số vị thuốc thườn dùn : Cát căn, Bạc hà, Tang diệp, Cúc hoa, Mạn kinh tử, Phù bình, Sài hồ, Thăng ma, Ngƣu bàng tử 1. MẠN KINH TỬ (họ Cỏ roi ngựa)  BPD: quả  Tính vị : Cay, đắng hàn  Quy Kinh : Bàng Quang, Can  Tác dụng: Phát tán phong nhiệt, lợi niệu, thông kinh hoạt lạc  Ứng dụng lâm sàng: - Chữa cảm mạo phong nhiệt gây hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu. - Chữa viêm màng tiếp hợp cấp Giáo trình môn học: i i n học c tru n t p - Nh u t n học 5) h i n Trần Thú Ho n o hâu Phạm Du Nhạc 159
  8. - Chữa đau khớp, gân cơ - Chữa phù thũng do viêm thận, phù dị ứng do tác dụng lợi niệu.  Liều lƣợng: 5g-12g/1 ngày 2. THĂNG MA (họ Mao lƣơng)  BPD: thân rễ phơi khô  Tính vị : cay, đắng, hàn  Quy Kinh : phế, vị  Tác dụng: phát tán phong nhiệt, thăng dƣơng khí  Ứng dụng lâm sàng: - Chữa cảm mạo phong nhiệt. - Chữa các chứng sa (hạ hãm) nhƣ sa trực tràng, sa dạ dày, sa sinh dục… - Giải độc chữa các chứng bệnh gây ra do vị nhiệt, sƣng lợi răng, loét miệng, đau họng, thúc  Liều lƣợng: 4g-12g/1 ngày 3. CÚC HOA (họ Cúc)  BPD: hoa phơi khô. Hoa trắng tốt hơn hoa vàng  Tính vị : ngọt, đắng, bình  Quy Kinh : 8 kinh (phế, can, tâm, tỳ, đại trƣờng, đởm, tâm bào, vị)  Tác dụng: phát tán phong nhiệt, thanh can, giải độc.  Ứng dụng lâm sàng: - Chữa cảm mạo phong nhiệt, bệnh truyền nhiễm ở thời kỳ đầu nhƣ bài Tang cúc ẩm. - Chữa nhức đầu, viêm màng tiếp hợp cấp, cao huyết áp. - Chữa mụn nhọt  Liều lƣợng: 8g-16g/1 ngày, không dùng cho trƣờng hợp tỳ vị hƣ hàn, ỉa chảy mạn tính. 4. TANG DIỆP (họ Dâu tằm)  BPD: lá tƣơi hay khô của cây dâu tằm Giáo trình môn học: i i n học c tru n t p - Nh u t n học 5) h i n Trần Thú Ho n o hâu Phạm Du Nhạc 160
  9.  Tính vị : ngọt, đắng, lạnh  Quy Kinh : phế, can  Tác dụng: phát tán phong nhiệt, lƣơng huyết nhuận phế.  Ứng dụng lâm sàng: - Chữa cảm mạo có sốt, hạ sốt hay phối hợp với Bạc hà, Cúc hoa - Chữa viêm màng tiếp hợp cấp, giải dị ứng nổi ban. - Cầm máu, chữa ho viêm họng.  Liều lƣợng: 8g-16g/1 ngày THUỐC THANH NHIỆT I. ĐẠI CƢƠNG 1. Định nghĩa Thuốc Thanh nhiệt là thuốc có tác dụng loại trừ nhiệt độc (thanh giải lý nhiệt) lập lại cân bằng âm dƣơng. Đông y chia làm 2 loại nhiệt: sinh nhiệt và tà nhiệt. Sinh nhiệt: tạo ra năng lƣợng cần thiết cho các quá trình chuyển hóa của các cơ quan trong cơ thể. T nhiệt gây ra các tác hại, bệnh tật cho cơ thể. Loại nhiệt này có thể từ ngoài đƣa vào hoặc do chính quá trình hoạt động của tạng phủ tạo nên. Biểu hiện của tà nhiệt là có sốt thân nhiệt cao hơn bình thƣờng, miệng khô khát, muốn uống nhiều nƣớc mát. Trƣờng hợp nặng hơn có thể gây mê sảng, phát cuồng, mạch sác, có khi xuất huyết, phát ban... Cũng có khi cơ thể không bị sốt, nhƣng có cảm giác nóng trong ngƣời, khô háo, ngƣời gầy, da khô, miệng háo khát, tiểu tiện nóng, sắc vàng hoặc đỏ, đại tiện bí táo, mạch sác, phù... Có những trƣờng hợp viêm nhiễm cục bộ, mặc dù thân nhiệt vẫn bình thƣờng, nhƣng lại đau nóng âm ỉ trong xƣơng. Giáo trình môn học: i i n học c tru n t p - Nh u t n học 5) h i n Trần Thú Ho n o hâu Phạm Du Nhạc 161
  10. Chứng lý nhiệt do những nguyên nhân khác nhau gây ra, có thể chia làm hai nhóm chính: Thực nhiệt: hỏa nhiệt, nhiệt độc gây ra các bệnh nhiễm khuẩn, truyền nhiễm; thấp nhiệt gây nhiễm khuẩn đƣờng tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa; thử nhiệt gây sốt cao say nắng. Hu ết nhiệt nhiệt sinh ra do hoạt động tạng phủ mất cân bằng (can hỏa vƣợng, tâm hỏa vƣợng...) hoặc do dị ứng, nhiễm khuẩn (lở ngứa, ban chẩn...); ôn nhiệt xâm phạm vào phần dinh huyết, làm hao tổn tân dịch, nhiễm độc thần kinh, rối loạn thành mạch, đây thƣờng là những biến chứng trong giai đoạn toàn phát của các bệnh truyền nhiễm. 2.Phân loại Căn cứ vào tình trạng bệnh và tính chất của thuốc có thể chia ra thành 5 nhóm dƣợc liệu thanh nhiệt: a. Thanh nhiệt i i thử Là nhóm thuốc có tác dụng thanh trừ thử tà (nắng, nóng) ra khỏi cơ thể. Biểu hiện của bệnh ở mức độ nhẹ là sốt cao, choáng váng, đau đầu. Ở mức độ nặng, bệnh nhân bị say choáng, bất tỉnh, mồ hôi vã ra, chất điện giải mất nhiều. Bệnh này gọi là trúng thử, say nắng hoặc say nóng. Đa số các vị thuốc thanh nhiệt giải thử có vị ngọt, nhạt, tính lƣơng hàn, có tác dụng sinh tân chỉ khát, nếu sử dụng ở dạng tƣơi thì hiệu quả hơn. b. Thanh nhiệt i i độc thanh nhiệt ti u độc) Đông y cho rằng nhiệt độc trong cơ thể là do hai loại nguyên nhân: + Nguyên nhân bên trong: do chức năng hoạt động của tạng phủ quá yếu không đủ sức thanh thải chất độc sinh ra trong quá trình chuyển hóa và bị ngƣng tích lại. Ví dụ: khi chức năng can bị suy yếu, không đủ khả năng giải độc cơ thể, thận thủy quá yếu, khiến độc chất tích lại, tạo môi trƣờng phát sinh mụn nhọt, sang lở, mẩn ngứa, dị ứng. + Nguyên nhân bên ngoài: do bị côn trùng, rắn rết cắn, hơi độc của hóa chất hoặc sử dụng thực phẩm độc hại có tính gây dị ứng. Giáo trình môn học: i i n học c tru n t p - Nh u t n học 5) h i n Trần Thú Ho n o hâu Phạm Du Nhạc 162
  11. Thuốc thanh nhiệt giải độc dùng khi bị sốt cao do bị nhiễm khuẩn, bệnh truyền nhiễm. Thuốc có tác dụng hạ sốt, tiêu độc, dùng trong các trƣờng hợp ban sởi, mụn nhọt, sƣng tấy, đau nhức, viêm nhiễm hô hấp, dị ứng, viêm da... Chỉ nên dùng thuốc thanh nhiệt giải độc khi cơ thể bị nhiễm độc, cũng có thể dùng với tính chất dự phòng, giúp cho cơ thể tăng khả năng loại độc. Không nhất thiết phải dùng thuốc theo mùa, tuy nhiên mùa xuân và mùa hè là hai mùa cần sử dụng nhiều thuốc thanh nhiệt hơn. Trong điều trị, cần phối hợp thuốc để tăng hiệu quả điều trị. Trong một bài thuốc, thƣờng dùng nhiều vị thuốc thanh hiệt giải độc (2-4 vị) để chống hiện tƣợng vi khuẩn kháng thuốc và giảm liều từng vị thuốc, giúp cơ thể đỡ mệt. Phối hợp với thuốc lợi tiểu, nhuận tràng, giải biểu để hạ sốt. Phối hợp với thuốc thanh nhiệt lƣơng huyết để chống tái phát, giảm bớt tình trạng thiếu tân dịch. Thuốc thanh nhiệt tiêu độc thƣờng có vị đắng tính hàn. c. Thanh nhiệt ián hỏa thanh nhiệt t hỏa) Thuốc thanh nhiệt giáng hỏa đƣợc sử dụng khi hỏa độc xâm nhập phần khí, hoặc kinh dƣơng minh. Thuốc có tác dụng hạ hỏa, dùng khi cơ thể sốt rất cao, khát nƣớc, phát cuồng, mê man, nói sảng, ra nhiều mồ hôi, nƣớc tiểu vàng sậm, sợ nóng, rêu lƣỡi vàng khô, mạch sác. Phần lớn các vị thuốc thanh nhiệt tả hỏa có tác dụng thanh giải lý nhiệt, tiêu viêm, an thần, chỉ khát, sinh tân dịch. Khi dùng thuốc thanh nhiệt giáng hỏa, có thể phối hợp với các vị thuốc khác, nhƣ: + Phối hợp với thuốc thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt trừ thấp để điều trị nguyên nhân. + Phối hợp với thuốc an thần khi bệnh nhân sốt cao, phát cuồng. + Phối hợp với thuốc bổ âm khi có dấu hiệu âm hƣ hỏa vƣợng, có thể dùng chung với thuốc bình can tức phong khi can dƣơng vƣợng. Giáo trình môn học: i i n học c tru n t p - Nh u t n học 5) h i n Trần Thú Ho n o hâu Phạm Du Nhạc 163
  12. + Phối hợp với thuốc bổ dƣỡng khi cơ thể bệnh nhân đã suy nhƣợc (hƣ chứng), đồng thời giảm liều thuốc thanh nhiệt để tránh khắc phạt quá mạnh. Nhiệt tà có thể xâm phạm vào các tạng, phủ, vị trí khác nhau, nên căn cứ vào tính chất quy kinh của vị thuốc mà sử dụng cho phù hợp. d. Thanh nhiệt táo th p Là các thuốc có tác dụng thanh trừ nhiệt độc và làm khô ráo những ẩm thấp trong cơ thể. Thấp trong cơ thể đƣợc hình thành trong quá trình chuyển hóa, phần nƣớc đó đƣợc nhiệt độc trong cơ thể nung nấu, là môi trƣờng phát sinh của bệnh thấp nhiệt. Đây là hiệntƣợng thấp và nhiệt trong cơ thể kết hợp với nhau, còn gọi là thấp tà hóa nhiệt. Thấp nhiệt thƣờng xảy ra trong một số tạng phủ nhất định nhƣ can đởm thấp nhiệt, tỳ vị thấp nhiệt, bàng quang thấp nhiệt,...biểu hiện của chứng thấp nhiệt là sốt, miệng khát, bứt rứt, tiểu tiện khó, kiết lị, tiêu chảy, đau bụng,... Phần lớn các thuốc thanh nhiệt táo thấp có vị rất đắng tính hàn. Do đó, khi sử dụng cần nắm vững nguyên tắc sử dụng thuốc có tính hàn: không dùng kéo dài, liều cao, vì có thể ảnh hƣởng đến tính năng ích khí của tỳ, làm giảm khả năng tiêu hóa, hấp thu của cơ thể (gây chán ăn, khó tiêu); không dùng liều cao khi tân dịch đã hao tổn. Có thể phối hợp với thuốc thanh nhiệt khác (thanh nhiệt tả hỏa, thanh nhiệt lƣơng huyết) để tăng hiệu lực điều trị. Nếu có dấu hiệu sung huyết, xuất huyết cần phối hợp với thuốc hoạt huyết. Nếu co thắt, mót rặn, tiểu rắt phối hợp với thuốc hành khí. e. Thanh nhiệt lươn hu ết. Là những thuốc khi đƣợc sử dụng khi nhiệt độc xâm nhập phần dinh huyết, gây chứng sốt cao, mặt đỏ, mắt đỏ, lƣỡi đỏ đậm, nƣớc tiểu đỏ, , mê sảng, hôn mê hoặc co giật có thể gây xuất huyết (ban chẩn, chảy máu cam, thổ huyết, tiện huyết, niệu huyết...). Còn dùng khi đau nhức khớp, mụn nhọt, lở ngứa do nhiệt, sốt kéo dài (âm hƣ sinh nhiệt), da khô nóng, đạo hãn, lƣỡi khô, mạch tế sác. Giáo trình môn học: i i n học c tru n t p - Nh u t n học 5) h i n Trần Thú Ho n o hâu Phạm Du Nhạc 164
  13. Thuốc thanh nhiệt lƣơng huyết thƣờng có vị đắng hoặc ngọt, tính hàn vừa có tác dụng hạ nhiệt, vừa có khả năng dƣỡng âm sinh tân, hạn chế sự suy giảm tân dịch do sốt cao. Để phát huy hiệu quả điều trị, tùy triệu chứng mà kết hợp thuốc thanh nhiệt lƣơng huyết với các nhóm thuốc khác: + Phối hợp với các thuốc bổ âm để tăng tân dịch trong các trƣờng hợp sốt cao, mất nƣớc. + Phối hợp với thuốc thanh nhiệt giải độc trong các trƣờng hợp có nhiễm trùng, truyền nhiễm. + Phối hợp với các thuốc khu phong tiêu viêm khi có đau nhức khớp, dị ứng. Không nên sử dụng thuốc thanh nhiệt lƣơng huyết trên bệnh nhân tiêu chảy do tỳ hƣ hoặc khi bệnh tà còn ở khí phần. 2. Chú ý khi sử dụng thuốc Các vị thuốc thanh nhiệt có tính hàn, vị đắng, hay gây táo, làm tổn thƣơng tân dịch, cần phối hợp với các thuốc dƣỡng âm. Các vị thuốc thanh nhiệt có tính hàn, vị ngọt gây nê trệ, khó tiêu, ảnh hƣởng tỳ vị, vì thế khi dùng phải kết hợp với các vị thuốc kiện tỳ, hòa vị. Một số thuốc thanh nhiệt có thể gây nôn mửa nên thêm nƣớc Gừng hoặc uống nóng. Liều lƣợng thuốc sử dụng cần theo tính chất của bệnh và khí hậu môi trƣờng: nhiệt nhiều dùng thuốc mạnh, nhiệt ít dùng thuốc nhẹ, mùa hè dùng thuốc cao, mùa lạnh dung thuốc liều thấp hơn. Bệnh còn ở biểu không nên dùng thuốc thanh nhiệt, nếu biểu chứng vẫn còn mà lý chứng xuất hiện thì phải kết hợp biểu lý song giải. Thận trọng dùng thuốc thanh nhiệt trên ngƣời tỳ vị hƣ nhƣợc, tiêu chảy, ăn không ngon... Không nên dùng thuốc thanh nhiệt khi có hiện tƣợng thiếu máu do mất máu sau khi sanh, xuất huyết do dƣơng hƣ, chứng chân hàn giả nhiệt, tỳ vị hƣ phát sốt. Giáo trình môn học: i i n học c tru n t p - Nh u t n học 5) h i n Trần Thú Ho n o hâu Phạm Du Nhạc 165
  14. II. MỘT SỐ VỊ THUỐC TIÊU BIỂU A. THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC Là những thuốc chữa những bệnh do nhiệt độc, hỏa độc gây ra. Các vị thuốc này có tác dụng kháng sinh và chống viêm nhiễm, tính hàn, lƣơng Dùng để chữa các bệnh: viêm cơ, viêm đƣờng hô hấp, giải dị ứng, hạ sốt, chữa các vết thƣơng, viêm màng tiếp hợp… Muốn có kết quả tốt, kê một đơn thuốc thanh nhiệt giải độc phải phối hợp các thuốc hoạt huyết nhƣ Xuyên khung, Đan sâm… để choóng viêm, thuốc lợi niệu, nhuận tràng để hạ sốt, thuốc thanh nhiệt, lƣơng huyết để tránh tái phát, giảm bớt tình trạng thiếu tân dịch… Thƣờng dùng nhiều vị thuốc thanh nhiệt, giải độc (nhiều nhất là bốn, ít nhất là hai) để chống kháng thuốc và giảm liều cao dễ gây mệt (háo). 1. XUYÊN TÂM LIÊN (họ Ô Rô)  BPD: toàn cây trên mặt đất  Tính vị : đắng, hàn  Quy Kinh : phế, can, tỳ  Tác dụng: thanh nhiệt, giải độc  Ứng dụng lâm sàng: - Chữa ho do lạnh. Hỗ trợ đều trị viêm Amidan - Chữa lở ngứa, rôm sẩy, mụn nhọt - Chữa tiểu tiện nhỏ giọt, nƣớc tiểu vàng do nhiệt lâm - Hỗ trợ chữa viêm phế quản  Liều lƣợng: 4 - 12g/ 1 ngày.  Kiêng kỵ: Không dùng cho ngƣời tỳ vị hƣ hàn. 2. KIM NGÂN HOA (họ Cơm cháy)  BPD: hoa lúc chƣa nở của cây Kim ngân. Cành, lá gọi là Kim ngân đằng  Tính vị : đắng, ngọt, hàn  Quy Kinh : phế, tâm, tỳ, vị Giáo trình môn học: i i n học c tru n t p - Nh u t n học 5) h i n Trần Thú Ho n o hâu Phạm Du Nhạc 166
  15.  Tác dụng: thanh nhiệt, giải độc  Ứng dụng lâm sàng: - Giải độc tiêu viêm, chữa viêm tuyến vú hay phối hợp với Bồ công anh, Liên kiều, Hạ khô thảo… - Có tác dụng giải dị ứng chữa các bệnh dị ứng: nổi ban, ngứa, đau khớp. - Chữa lỵ nhiễm trùng, đại tiện ra máu.  Liều lƣợng: 12 - 80g/ 1 ngày. 3. LIÊN KIỀU (họ Nhài)  BPD: quả chín phơi khô  Tính vị : đắng, cay, hơi hàn  Quy Kinh : đởm, đại trƣờng tam tiêu  Tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, giải biểu  Ứng dụng lâm sàng: - Chữa mụn nhọt - Chữa sốt cao, vật vã, mê sảng - Chữa viêm hạch, lao hạch - Lợi niệu, chữa đái buốt, đái rất do viêm bàng quang, viêm niệu đạo.  Liều lƣợng: 4 - 20g/ 1 ngày. 4. BỒ CÔNG ANH (họ Cúc)  BPD: toàn cây trên mặt đất  Tính vị : đắng, hàn  Quy Kinh : can, tỳ, vị  Tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm  Ứng dụng lâm sàng: - Giải độc tiêu viêm, chữa viêm tuyến vú hay phối hợp với Qua lâu, Một dƣợc; chữa mụn nhọt hay phối hợp với Kim ngân, Cam thảo; chữa viêm màng tiếp hợp cấp. - Chữa viêm hạch, lao hạch hay phối hợp với Hạ khô thảo, Mẫu lệ Giáo trình môn học: i i n học c tru n t p - Nh u t n học 5) h i n Trần Thú Ho n o hâu Phạm Du Nhạc 167
  16. - Lợi niệu: chữa viêm đƣờng tiết niệu, đái buốt, đái rắt, phù thũng  Liều lƣợng: 8 - 12g/ 1 ngày. B. THANH NHIỆT LƢƠNG HUYẾT - Chữa các chứng bệnh gây ra do huyết nhiệt. - Huyết nhiệt gây ra các bệnh: + Ở phần dinh và huyết (ôn bệnh) gây các chứng mặt đỏ, mắt đỏ, nƣớc tiểu đỏ, phiền táo không ngủ, mê sảng hoặc hôn mê co giật, khát, gây chảy máu, chảy máu cam, thổ ra máu, ban chẩn (nhiệt nhập huyết phận). + Các trƣờng hợp mụn nhọt lở ngứa, đau các khớp do tạng nhiệt (tình trạng dị ứng nhiễm trùng). + Các trƣờng hợp sốt cao kéo dài do mất tân dịch, hoặc thời kỳ hồi phục của các bệnh truyền nhiễm (giai đoạn âm hƣ, còn dƣ nhiệt). - Cấm kỵ: không nên dùng thuốc này trong các bệnh tỳ hƣ gây ỉa chảy, tả còn ở khí phận. 1. MẪU ĐƠN BÌ (họ Hoàng liên)  BPD: rễ phơi khô của cây mẫu đơn  Tính vị: đắng, hàn  Quy Kinh : tâm, can, thận  Tác dụng: thanh nhiệt, lƣơng huyết, hoạt huyết  Ứng dụng lâm sàng: - Chữa nhức trong xƣơng do âm hƣ sinh nội nhiệt - Cầm máu: chảy máu cam, đại tiện ra máu, kinh nguyệt trƣớc kỳ lƣợng kinh nhiều. - Sốt co giật - Chữa mụn nhọt, làm bớt mủ ở vết thƣơng. - Chống sung huyết do sang chấn  Liều lƣợng: 8 - 16g/ 1 ngày. 2. SINH ĐỊA ( họ Hoa mõn chó) Giáo trình môn học: i i n học c tru n t p - Nh u t n học 5) h i n Trần Thú Ho n o hâu Phạm Du Nhạc 168
  17.  BPD: củ tƣơi hay phơi khô của cây sinh địa  Tính vị: đắng, hàn  Quy Kinh : tâm, can, thận  Tác dụng: thanh nhiệt, lƣơng huyết  Ứng dụng lâm sàng: - Chữa sốt cao kéo dài, mất nƣớc (âm hƣ nội nhiệt) - Chữa ho lâu ngày, rối loạn thực vật do lao (phế âm hƣ) - Chữa chảy máu do sốt nhiễm khuẩn: chảy máu cam, lỵ ra máu, ho ra máu. - Chữa táo bón do tạng nhiệt, hay sốt cao mất nƣớc gây táo. - Giải độc cơ thể, chữa viêm họng, mụn nhọt - An thai khi sốt nhiễm trùng gây động thai  Liều lƣợng: 8- 16g/ 1 ngày. 3. XÍCH THƢỢC (họ Hoàng liên)  BPD: rễ cạo bỏ vỏ ngoài phơi hay sấy khô của cây xích thƣợc dƣợc họ Hoàng liên  Tính vị: đắng, hơi hàn  Quy Kinh : can, tỳ  Tác dụng: thanh nhiệt, lƣơng huyết  Ứng dụng lâm sàng: - Chữa sốt cao gây chảy máu cam mất tân dịch, mụn nhọt, hoạt huyết, tiêu viêm, ứ huyết.  Liều lƣợng: 4 - 6g/ 1 ngày. C. THUỐC THANH NHIỆT TÁO THẤP - Là những vị thuốc đắng lạnh dùng để chữa các chứng bệnh do thấp nhiệt gây ra. - Thấp nhiệt gây ra các bệnh: + Nhiễm trùng đƣờng tiết niệu sinh dục: viêm bàng quang, viêm thận, viêm niệu đạo, viêm loét tử cung, viêm tinh hoàn.. Giáo trình môn học: i i n học c tru n t p - Nh u t n học 5) h i n Trần Thú Ho n o hâu Phạm Du Nhạc 169
  18. + Nhiễm trùng đƣờng tiêu hóa: viêm gan siêu vi trùng, viêm túi mật đƣờng dẫn mật, ỉa chảy lỵ nhiễm trùng, lỵ amip… + Bệnh ngoài ra bội nhiễm (thấp hóa nhiệt) chàm ghẻ lở nhiễm trùng.. + Viêm tuyến mang tai Khi dùng thuốc thanh nhiệt táo thấp cần chú ý: - Không nên dùng thuốc liều cao khi tân dịch đã mất - Muốn cho thuốc có hiệu lực hơn cần phối hợp với các thuốc khác. - Trên thực tế lâm sàng thƣờng dung Hoàng liên và Hoàng cầm 1. HOÀNG CẦM (họ hoa môi)  BPD: rễ phơi khô  Tính vị: đắng, hàn  Quy Kinh : tâm, phế, can  Tác dụng: thanh nhiệt táo thấp  Ứng dụng lâm sàng: - Thanh nhiệt táo thấp: chữa lỵ, ỉa chảy nhiễm trùng: hoàng đản nhiẽm trùng. - Có tác dụng hạ sốt, chữa bệnh truyền nhiễm (ôn bệnh) cảm mạo, sốt rét. - Chữa viêm phổi, viêm phế quản có ho, chữa mụn nhọt - An thai do thai nhiệt, sốt nhiễm trùng gây động thai  Liều lƣợng: 6- 12g/ 1 ngày. 2. THỔ HOÀNG LIÊN (họ Mao lƣơng)  BPD: rễ  Tính vị : đắng, hàn  Quy Kinh : tâm, can, đởm, tiểu trƣờng.  Tác dụng: thanh nhiêt táo thấp  Ứng dụng lâm sàng: - Thanh nhiệt táo thấp: chữa lỵ và ỉa chảy nhiễm trùng, chữa viêm dạ dày cấp, ợ chua, đau, chữa nôn mửa do sốt cao (vị nhiệt). Giáo trình môn học: i i n học c tru n t p - Nh u t n học 5) h i n Trần Thú Ho n o hâu Phạm Du Nhạc 170
  19. - Thanh nhiệt giải độc: chữa mụn nhọt, viêm màng tiếp hợp cấp, viêm tai, tuyến mang tai, loét miệng, lƣỡi, lợi. - An thần: do sốt cao mất tân dịch gây vật vã, nói sảng. - Cầm máu do sốt nhiễm trùng gây chảy máu: đại tiện ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, rong huyết…  Liều lƣợng: 6 - 12g/ 1 ngày. 3. HOÀNG BÁ (họ Cam quýt)  BPD: vỏ rễ, vỏ thân của cây Hoàng bì thụ hoặc cây Hoàng nghiệt. Ở Vn dùng cây Hoàng bá Nam hay vỏ cây Núc nác (họ chùm ớt).  Tính vị: đắng, hàn  Quy Kinh : thận, bàng quang, tỳ  Tác dụng: thanh nhiệt táo thấp, giải độc.  Ứng dụng lâm sàng: - Thanh nhiệt táo thấp: chữa hoàng đản nhiễm trùng, chữa lỵ, ỉa chảy nhiễm trùng, chữa viêm bàng quang, viêm âm đạo, viêm loét cổ tử cung, chữa viêm khớp có sốt (phong thấp nhiệt). - Thanh hƣ nhiệt: do âm hƣ sinh nội nhiệt gây nhức trong xƣơng, ra mồ hôi trộm, di tinh… - Giải độc: chữa mụn nhọt, viêm tuyến vú. - Có tác dụng lợi niệu - Giải dị ứng: ngứa, ban chẩn  Liều lƣợng: 6 - 12g/ 1 ngày.  Chú thích: Hoàng liên, Hoàng cầm, Hoàng bá tính đều đắng lạnh nên có tác dụng thanh nhiệt táo thấp, theo kinh nghiệm lâm sàng thì Hoàng cầm hay đƣợc dùng chữa các bệnh thuộc phế nhiệt (thƣợng tiêu), Hoàng liên đƣợc dùng chữa các bệnh thuộc tâm, vị nhiệt (trung tiêu) và Hoàng bá đƣợc dùng chữa các bệnh ở thận, bàng quang (hạ tiêu) Giáo trình môn học: i i n học c tru n t p - Nh u t n học 5) h i n Trần Thú Ho n o hâu Phạm Du Nhạc 171
  20. D. THUỐC THANH NHIỆT TẢ HỎA: - Dùng để chữa các chứng do hỏa độc: nhiệt độc phạm vào phần khí hay kinh dƣơng minh: sốt cao, khát nặng thì mê sảng phát cuồng, mạch hồng đại, lƣỡi vàng khô. - Các loại thuốc này có tính chất hạ sốt, trong đơn thuốc nên phối hợp với các thuốc thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt trừ thấp để chữa nguyên nhân. - Đối với ngƣời thuộc hƣ chứng, phải chiếu cố đến chính khí dùng liều nhẹ, kèm thêm thuốc bổ dƣỡng tránh sự khắc phạt quá mạnh. - Nhiệt có thể ở các vị trí khác nhau: vị, phế, tâm.. cần căn cứ vào sự quy kinh để sử dụng cho thích hợp. 1. CHI TỬ (họ Cà phê)  BPD: quả chín phơi khô của cây Dành dành  Tính vị : đắng, hàn  Quy Kinh : tâm, phế, vị  Tác dụng: thanh nhiệt giáng hỏa, thanh huyết nhiệt, lợi niệu  Ứng dụng lâm sàng: - Hạ sốt cao, vật vã (thanh tâm trừ phiền) - Chữa bí đái, đái ra máu (lợi niệu thông lâm). - Chữa hoàng đản nhiễm trùng: viêm gan siêu vi trùng, viêm đƣờng dẫn mật (táo thấp thoái hoàng) - Cầm máu do sốt gây chảy máu: chảy máu cam, lỵ ra máu, xuất huyết dạ dày (dùng bài lƣơng huyết thang: chi tử sao đen, Hoàng cầm, Tri mẫu, Cát cánh, Cam thảo, Trắc bá diệp, Xích thƣợc) - Chữa viêm dạ dày (thanh vị chỉ thống) dùng Chi tử sao cháy uống với nƣớc gừng. - Chữa viêm màng tiếp hợp (tả can minh mục).  Liều lƣợng: 4 - 12g/ 1 ngày. Thanh nhiệt: dùng sống, cầm máu E. THUỐC THANH NHIỆT GIẢI THỬ Giáo trình môn học: i i n học c tru n t p - Nh u t n học 5) h i n Trần Thú Ho n o hâu Phạm Du Nhạc 172
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
64=>1