intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

bài học ngàn vàng: phấn 1

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

63
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

phần 1 gồm các câu chuyện: Ông già bán bài học ngàn vàng, phản ứng của vua khi mở bài học ra xem, sự trả thù của thạnh bảo, con quan đê đốc, tướng hoàng cái giải phóng đất nước và khôi phục ngôi vua, bài học ngàn vàng được gợi lại,... mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: bài học ngàn vàng: phấn 1

BÀI HỌC NGÀN VÀNG<br /> Thích Thiện Hoa<br /> Edit epub: MimoBile Team<br /> Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br /> <br /> LỜI NÓI ÐẦU<br /> Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br /> “BÀI HỌC NGÀN VÀNG” là câu chuyên đã có từ xưa, một câu chuyên vô cùng thâm<br /> thúy và bổ ích cho thế đạo nhân tâm. Từ khi được biết bài học này, tôi đem áp dụng vào<br /> các công việc hàng ngày, thấy được lợi ích chẳng nhỏ.<br /> Từ lâu, tôi muốn đem bài học này viết ra thành sách, để cống hiến qúy Phật tử bốn<br /> phương (những người chưa biết bài học này hay biết rồi mà chưa áp dụng) hầu mách bảo<br /> sự lợi lạc vô giá của nó. Nhưng vì Phật sự đa đoan, bệnh duyên trở ngại này, ngày qua<br /> tháng lại, tôi chưa viết được.<br /> Nhân ngày đầu xuân năm Ðinh Mùi (1967), tôi về quê thăm chùa xưa và tĩnh dưỡng, gặp<br /> đôi ba chú Tiểu, lén chư Tăng mua la ve nhâm nhi ngày Tết, nhưng vì uống rượu không<br /> quen, nên mấy chú say mèm, ói mửa ngổn ngang … Sau khi họ tỉnh rượu, tôi gọi đến<br /> giảng dụ, đại ý như sau: “Mấy chú đã thấy hậu quả của sự uống rượu chưa? - Một là<br /> phạm giới: một vị Tăng mà không giữ giới thì không phải là Tăng nữa; Phật gọi là “Thốc<br /> cư sĩ ” (Ông Cư sĩ đầu trọc), có hổ thẹn không? - Hai là say sưa ói mửa, nằm lăn lóc ngổn<br /> ngang, đầu chú này đội đít chú kia, mất oai nghi tế hạnh; người thế gian uống rượu say<br /> sưa còn bị mất nhân cách, huống chi là một Tu sĩ ! - Ba là huynh đệ cười chê, hàng Cư sĩ<br /> khinh dể, cha mẹ và thấy tổ buồn phiền, - Bốn là mất tiền vô ích, nếu không may có thể<br /> trúng gió chết nữa. Các chú phải chí thành đi Sám hối đi!” Cuối cùng tôi đem “BÀI HỌC<br /> NGÀN VÀNG” này để làm kết luận: “Phàm làm việc gì, trước phải xét kỷ đến hậu<br /> quả của nó”. Các chú có nhớ chưa?Phải nhớ suốt đời nhé!”<br /> Câu chuyện nhỏ trên đã thúc giục tôi phải viết ngay thành sách cái bài học qúy báu mà tôi<br /> đã hấp thụ và áp dụng một cách có hiệu quả từ lâu. Dựa trên ý nghĩa sâu xa của cốt<br /> truyện và với sự cộng tác của Ðạo hữu Võ Ðình Cường, chúng tôi đã biến chế, biên soạn<br /> ra thành một bộ truyện, gồm nhiều tập nhỏ, lần lượt xuất bản để bạn đọc dễ nhớ, khỏi<br /> nhọc và có thì giờ suy gẫm rồi chẫm rãi áp dụng trong đời sống của mình …<br /> Ước nguyện thiết tha của tôi trong khi biên soạn và phổ biến tập truyện này là cống hiến<br /> cho quý vị độc giả một phương châm hành động thiết thực, lợi ích cho mọi từng lớp dân<br /> chúng, mọi lớp tuổi, mọi hoàn cảnh và mọi thời đại.<br /> Trong khi viết xong tập nhất, gặp lúc Thân mẫu tôi vừa vãng sanh (10g30 ngày 19-8 năm<br /> Ðinh Mùi, nhằm 22-9-1967).<br /> Khi quý độc giả đem bộ sách này áp dụng vào công việc hàng ngày của mình, nếu có được<br /> điều lợi ích gì, thì tôi nguyện hồi hướng công đức này cho Hương hồn của Thân mẫu tôi<br /> sớm được tiêu diêu nơi cảnh Phật.<br /> <br /> Viết tại chùa Phước Hậu<br /> Mùa thu năm Ðinh Mùi (1967)<br /> Sa Môn THÍCH THIỆN HOA<br /> <br /> CHƯƠNG I: ÔNG GIÀ BÁN BÀI HỌC NGÀN VÀNG<br /> Ngày xưa, xưa lắm, ở vùng Tân Cương thuộc Trung Á, có một nước nằm giữa biên giớì<br /> Trung và Ấn Ðộ, gọi là Nhục Chi. Tuy là một tiểu quốc, nằm giữa hai đại cường quốc,<br /> nhưng Nhục Chi là một nước có một nền văn hóa tiến bộ và một nền kinh tế phồn thịnh.<br /> Kinh đô Nhục Chi nằm trên sườn núi lớn, cảnh trí rất đẹp, kiến trúc tân kỳ. Hoàng cung và<br /> đền đài nằm trên một vị trí cao nhất, rồi đến bộ viện, dinh thự của các công hầu khanh<br /> tướng, phía dưới chân núi là nhà dân chúng và phố phường buôn bán tấp nập quanh năm.<br /> Chính ở đây có một cái chợ lớn nhất. Cứ năm ngày lại có một phiên chợ, dân chúng từ các<br /> vùng lân cận đem hàng hóa vật thực thổ sản đến đây đổi lấy những vật dụng cần thiết.<br /> Hàng hóa không thiếu một thứ gì, từ ngũ cốc heo gà trâu bò đến hàng lụa, vải bô, quần áo;<br /> từ cày bừa, cuốc xuổng cho đến vàng bạc phấn son; từ trà rượu thuốc men cho đến hương<br /> hoa bánh trái … người nào muốn cần thứ gì thì có thứ ấy. Ngoài ra còn có những khu dành<br /> riêng cho các cuộc giải trí: ca hát, ăn chơi, cờ bạc, ruợu chè. Chính ở đây là nơi phức tạp<br /> nhất, tụ tập đủ hạng người: nào Kinh, nào Thượng; nào giàu sang, nào nghèo đói, nào hảo<br /> hán giang hồ, nào lưu manh trộm cướp; nào văn chương nho nhã, nào vũ phu côn đồ …<br /> Hôm nay cũng như mọi ngày phiên chợ khác, người mua kẻ bán đông đảo tấp nập chen<br /> chúc khắp nơi. Nhưng đặc biệt là ở khu giải trí, thiên hạ vây quanh một ông già rao bán<br /> một bài học ngàn vàng với giá là một ngàn lượng vàng.<br /> Ông già vào khoảng 70 tuổi, đầu tóc bạc phơ, chít một cái khăn điều, râu trắng như cước,<br /> chảy dài xuống quá ngực, da nhăn nhưng mắt trong xanh như con nít. Ông mặc một cái áo<br /> dài xanh lam, có thêu chữ thọ lớn và một cái quần điều. Chân Ông mang giày thêu và tay<br /> chống một chiếc gậy có chạm một đầu rồng. Trên đầu rồng có treo lủng lẳng một cái đãy<br /> bằng gấm màu tía, bề dài độ một gang tay có thêu một con phượng ngậm hạt châu.<br /> Ông lão đưa chiếc gậy lên cao cho mọi người thấy, vừa đi qua đi lại, vừa rao với giọng rất<br /> trong trẻo:<br /> - Ai muốn giàu, ai muốn sang, ai muốn mua may bán đắt, hãy mua bài học vô giá này! Ai<br /> muốn văn hay chữ tốt, ai muốn đỗ đạt làm quan, ai muốn trở thành công hầu khanh tướng,<br /> hãy mua bài học vô giá này! Ai muốn chồng hòa vợ thuận, ai muốn gia đình êm ấm, ai<br /> muốn xóm làng kính yêu, hãy mua bài học vô giá này! Ai muốn tu nhơn tích đức, ai muốn<br /> hưởng phước về sau, hãy mua bài học vô giá này! Hãy mua mau đi! Mua mau đi kẻo tiếc<br /> về sau!<br /> Một bà tò mò chen vào hỏi thử:<br /> - Cụ bảo bài học vô giá thì còn biết bao nhiêu mà mua?<br /> Ông lão trả lời:<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0