BÀI PHÚC TRÌNH BỆNH CÂY CHUYÊN KHOA<br />
Nhóm thực tập chiều thứ 2<br />
Giảng viên : Lê Thị Ngọc Xuân<br />
Danh sách sinh viên thực hiện:<br />
Nguyễn Bình Phương Nguyên C1300001<br />
Huỳnh Tú Ngân<br />
Châu Hòa Thuận<br />
<br />
4108537<br />
B1206217<br />
<br />
I/ Nhóm cây lương thực:<br />
1.1 Bệnh than vàng trên lúa :<br />
Triệu chứng : Hạt nhiễm bệnh bị bao phủ bởi một bướu. Bướu lúc đầu nhỏ, nằm giữa hai<br />
vỏ trấu, sau đó lớn dần lên khoảng 1 cm hay lớn hơn và bao phủ cả hạt. Bướu hơi tròn,<br />
bên ngoài có màng bao nhẵn, có màu vàng. Khi bướu lớn dần, màng bao bị vở, bướu<br />
chuyển sang màu cam.<br />
Tác nhân : Ustilaginoidea virens (Cook) Takahashi<br />
<br />
Lúa bị bệnh than vàng<br />
<br />
Bào tử nấm Ustilaginoidea virens quan sát dưới kính hiển vi<br />
1.2 Bệnh đốm vằn<br />
Triệu chứng : bệnh xuất hiện ở bẹ lá giáp mực nước, vết bệnh có dạng đốm loang lổ như<br />
da beo, màu xanh xám, viền nâu, sũng nước, dần dần đốm bệnh ăn sâu vào bẹ lá làm bẹ<br />
lá vàng, khô chết dần, đồng thời bệnh còn ăn lan lên trên, một khi bệnh lan lên tới lá đòng<br />
(trổ nóc) thì năng suất có thể giảm tới 50%, hạt không đẹp, lúa bị lép, lửng, khi xay dễ bể.<br />
Trên hạt : vết bệnh có hình tròn, viền nâu, tâm mầu xám trắng, đường kính khoảng 1 2mm, làm hạt lúa bị lem l p, Nếu bị bệnh sớm, hạt lúa có thể bị lép hoàn toàn<br />
Tác nhân : Nấm Rhizoctonia solani.<br />
<br />
Hình ảnh vết bệnh<br />
<br />
Bào tử nấm quan sát dưới kính hiển vi<br />
<br />
1.3 Bệnh cháy bìa lá lúa<br />
Triệu chứng : Vết bệnh phát triển ở hai bìa lá, ban đầu bệnh xuất hiện từ chóp lá, sau đó<br />
lan dần xuống dưới ở hai bên bìa lá. Đầu tiên vết bệnh là những vệt nhỏ trong suốt nằm<br />
giữa các gân lá, sau đó vết bệnh lớn dần và chuyển sang màu vàng nâu. Chỗ bệnh thường<br />
trở nên trắng mờ, trong vết bệnh là dịch vi khuẩn thường nhỏ giọt ra ngoài vào sáng sớm,<br />
chiều tối và ban đêm.<br />
Tác nhân : Do vi khuẩn Xanthomonas Oryzae pv.<br />
<br />