intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài soạn: Thanh tra kiểm tra

Chia sẻ: Nguyễn Trung Thiện | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

143
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu trình bày về những vấn đề cơ bản về công tác thanh tra; các khái niệm, đối tượng và nội dung thanh tra đất đai, các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;... Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài soạn: Thanh tra kiểm tra

  1. 1. Những vấn đề cơ bản về công tác thanh tra: Tìm hiểu khái niệm, mục  đích, nguyên tắc, tổ chức bộ máy thanh tra trong đó có liên hệ với Luật  Thanh tra năm 2004 để thấy được quá trình điều chỉnh chính sách pháp  luật về công tác thanh tra có những điểm gì mới; Thủ tục tiến hành một  cuộc thanh tra ­Khái niệm: Thanh tra là một dạng hoạt động, là xem xét tại chỗ việc chấp hành  chính sách, pháp luật nhà nước, việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước của  địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân làm cho chính sách, pháp luật được  chấp hành đúng và tìm nguyên nhân để đề ra biện pháp khắc phục, góp phần tăng  cường kỷ luật trong quản lý nhà nước. Mục đích: Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản  lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện  pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ  quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích  cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ  lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhâ Nguyên tắc: 1. Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ,   kịp thời. 2. Không trùng lặp về  phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ  quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ  quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. Tổ chức bộ máy: 1­ Các cơ  quan Thanh tra Nhà nước: Các cơ  quan Thanh tra Nhà nước hiện nay bao   gồm: a) Thanh tra Nhà nước; b) Thanh tra Bộ, Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; c) Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; d) Thanh tra Sở; đ) Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; e) Thanh tra xã, phường, thị trấn; g) Thanh tra nội bộ trong các cơ quan.
  2. 2­ Thanh tra chuyên ngành:  Các tổ chức thanh tra chuyên ngành được thành lập ở một   số Bộ, Tổng cục, Cục thuộc Bộ, các sở... 3­ Thanh tra nhân dân: Được thành lập ở xã, phường, thị trấn, cơ quan hành chính, đơn   vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước. Điểm mới công tác thanh tra: c.Về hoạt động thanh tra của các cơ quan thanh tra nhà nước Luật Thanh tra năm 2010 tiếp tục khẳng định về  hoạt động thanh tra hành chính và  hoạt động thanh tra chuyên ngành. Tuy nhiên, để  đáp  ứng yêu cầu công tác quản lý  theo ngành, lĩnh vực, bảo đảm tính linh hoạt trong hoạt động thanh tra chuyên ngành,   Luật quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên  Đoàn thanh tra, đồng thời quy định những vấn đề  có tính nguyên tắc về  trình tự, thủ  tục tiến hành thanh tra chuyên ngành, còn thời hạn thanh tra, thời hạn gửi quyết định  thanh tra, thời hạn công bố  quyết định thanh tra, báo cáo kết quả  thanh tra, kết luận   thanh tra chuyên ngành sẽ do Chính phủ quy định.  d. Đối với hoạt động thanh tra nhân dân: Trong điều kiện hiện nay việc giữ nguyên các quy định về  Thanh tra nhân dân trong   Luật là phù hợp. Để  xây dựng được một văn bản riêng về  thanh tra nhân dân cần có  sự chuẩn bị và nghiên cứu kỹ lưỡng về phạm vi điều chỉnh cũng như các nội dung cơ  bản của văn bản pháp luật này, đồng thời phải tiến hành tổng kết, đánh giá thực tiêñ   để làm cơ sở cho việc xây dựng. Thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra B1: CHUẨN BỊ THANH TRA ­ Khảo sát, nắm tình hình để quyết định thanh tra ­ Ra quyết định thanh tra ­ Xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra ­ Phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra ­ Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo ­ Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra B2: TIẾN HÀNH THANH TRA ­ Công bố quyết định thanh tra ­ Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra ­ Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu
  3. ­ Báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra ­ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra ­ Nhật ký Đoàn thanh tra ­ Kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra B3: KẾT THÚC THANH TRA ­ Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra ­ Đánh giá chứng cứ ở Đoàn thanh tra ­ Xem xét báo cáo kết quả thanh tra ­ Thực hiện ý kiến chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra ­ Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra ­ Ký ban hành và công bố kết luận thanh tra ­ Tổng kết hoạt động của Đoàn thanh tra ­ Lập, bàn giao hồ sơ thanh tra 2. Thanh tra đất đai: Tìm hiểu khái niệm, đối tượng và nội dung thanh tra  đất đai (làm rõ); Các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh  vực đất đai.    Khái niệm: Thanh tra, kiểm tra đất đai là sự xem xét, kiểm tra thường xuyên, định  kỳ nhằm rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết để kiến nghị với cơ quan nhà   nước khắc phục những nhược điểm, thiếu sót, phát huy ưu điểm, góp phần nâng  cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với đất đai. Đối tượng của thanh tra, kiểm tra đất đai: Đối tượng của thanh tra, kiểm tra đất đai là cơ  quan thực hiện chức năng   quản lý nhà nước đối với đất đai và tất các đối tượng sử dụng đất. Các đối tượng quản lý đất gồm:  ­ Các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ  ở  hữu nhà nước   về đất đai( Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp) ­ Các cơ quan quản lý đất đai được tổ chức để giúp cơ quan hành chính cùng cấp   quản lý nhà nước về  đất đai, gồm có:  Bộ  Tài nguyên và môi trường,  Sở  Tài  nguyên và môi trường, Phòng Tài nguyên và môi trường, ở cấp xã có Cán bộ Địa  chính. Các đối tượng sử dụng đất gồm:
  4. 1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính   trị, tổ  chức chính trị  ­ xã hội, tổ  chức kinh tế, tổ chức chính trị  xã hội ­ nghề  nghiệp,   tổ chức xã hội, tổ chức xã hội ­ nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ  chức  khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức); 2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân); 3. Cộng đồng dân cư  gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn   thôn, làng,  ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ  dân phố  và điểm dân cư  tương tự  có cùng  phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ; 4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật  đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở  khác của tôn giáo; 5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ  quan lãnh sự, cơ  quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được  Chính phủ  Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ  chức thuộc Liên hợp quốc,   cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ; 6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch; 7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước  ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư  nước ngoài   mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư. NỘI DUNG THANH TRA, KIỂM TRA ĐẤT ĐAI Khoản 2 điều 201 Luật đất đai 2013 quy định nội dung thanh tra, kiểm tra   đất đai bao gồm : + Thanh tra việc quản lý nhà nước về đất đai của UBND các cấp. + Thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai của người sử dụng đất và của  tổ chức, cá nhân khác.          + Thanh tra việc chấp hành pháp luật các quy định về chuyên môn, nghiệp  vụ trong lĩnh vực đất đai. Thanh tra đối với người quản lý nhà nước về đất đai là thanh tra việc chấp hành   pháp luật của người quản lý thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của   người quản lý theo quy định của pháp luật. Thanh tra đối với người sử  dụng đất la thanh tra việc chấp hành pháp luật của   người sử  dụng đất thông qua việc thực hiện quyền và nghĩa vụ  của người sử  dụng đất theo quy định của pháp luật. Các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai: ­ Xử lý đối với người quản lý vi phạm pháp luật đất đai
  5. ­ Hành vi vi phạm, hình thức và biện pháp xử lý ­ Xử phạt vi phạm hành hính trong lĩnh vực đất đai ­ Thời hiệu xử phạt ­ Hình thức xử phạt vi phạm hành chính ­ Xác định mức độ hậu quả của hành vi vi phạm hành chính ­ Hành vi vi phạm, hình thức và mức xử phạt 3. Giải quyết tranh chấp đất đai: Tìm hiểu khái niệm, các dạng tranh chấp đất  đai; Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai; Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất  đai trong đó có liên hệ với quy định của Luật Đất đai năm 2003 để  thấy được  điểm mới trong việc điều chỉnh chính sách đất đai ­ Khái niệm: Tranh chấp đất đai là sự tranh giành nhau giữa các chủ thể của  quan hệ pháp luật đất đai về quyền và nghĩa vụ trong quá trình quản lý và sử  dụng trên một khu đất cụ thể mà mỗi bên đều cho rằng mình phải được quyền  đó là đúng pháp luật. ­ Các dạng tranh chấp đất đai:  + Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất chưa có giấy chứng  nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. + Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất đã có giấy chứng  nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.  + Tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. + Tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến địa giới giữa các đơn vị  hành chính. ­ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI Thẩm quyền của cơ quan xét xử (toà án nhân dân): Khoản 1 điều 203 Luật đất đai nêu rõ: Tranh chấp đất đai mà đương sự có  Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của  Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải  quyết Thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước
  6. Theo khoản 2 điều 203 Luật đất đai 2013: Tranh chấp đất đai mà đương sự  không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định  tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình  thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây: a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm  quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này; b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về  tố tụng dân sự; Theo khoản 3 điều 203 Luật đất đai 2013: Trường hợp đương sự lựa chọn giải  quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết  tranh chấp đất đai được thực hiện như sau: a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau  thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với  quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp  tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng  hành chính; b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo,  người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài  thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết  định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi  trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố  tụng hành chính; Theo khoản 4 điều 203 Luật đất đai 2013:  Người có thẩm quyền giải quyết  tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh 
  7. chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên  tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị  cưỡng chế thi hành. Thẩm quyền của cơ quan quyền lực nhà nước: Theo khoản 4 điều 29 Luật đất đai 2013 quy định: Tranh chấp địa giới hành  chính giữa các đơn vị hành chính do Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành chính  đó cùng phối hợp giải quyết. Trường hợp không đạt được sự nhất trí về phân  định địa giới hành chính hoặc việc giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính  thì thẩm quyền giải quyết được quy định như sau: a) Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính tỉnh,  thành phố trực thuộc trung ương thì Chính phủ trình Quốc hội quyết định; b) Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính huyện,  quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn thì Chính phủ trình Ủy  ban thường vụ Quốc hội quyết định. Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý đất đai của tỉnh, thành phố trực  thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm cung  cấp tài liệu cần thiết và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải  quyết tranh chấp địa giới hành chính. ́ ̣ ̀ ́ A. Khiêu nai vê đât đai: ̀ ̣ ­ La viêc công dân, c ơ quan, tô ch ̉ ưc hoăc can bô, công ch ́ ̣ ́ ̣ ức theo thu tuc do luât  ̉ ̣ ̣ ́ ̣ ̣ khiêu nai quy đinh đê nghi c ̀ ̣ ơ quan nha ǹ ươc co thâm quyên xem xet lai quyêt đinh  ́ ́ ̉ ̀ ́ ̣ ́ ̣ ́ ̀ ̀ ́ ̣ ́ ̣ ̉ ̣ ́ ̣ hanh chinh, hanh vi hanh chinh hoăc quyêt đinh ky luât can bô, công ch ̀ ưc khi co căn  ́ ́ cư cho răng quyêt đinh hoăc hanh vi đo la trai phap luât đât đai, xâm pham đên quyên ́ ̀ ́ ̣ ̣ ̀ ́ ̀ ́ ́ ̣ ́ ̣ ́ ̀  lợi hợp phap cua minh. ́ ̉ ̀ B. Tô cao vê đât đai ́ ́ ̀ ́ ̀ ̣ ̉ ̣ ́ ́ ̣ ­ La viêc công dân theo thu tuc do luât tô cao quy đinh bao cho c ́ ơ quan, tô ch ̉ ức ca ́ ́ ̉ ̀ ́ ̀ ̀ ̣ ́ ̣ ́ ̉ ́ ứ cơ quan, tô ̉ nhân co thâm quyên biêt vê hanh vi vi pham phap luât đât đai cua bât c chưc, ca nhân nao gây thiêt hai hoăc đe doa gây thiêt hai đên l ́ ́ ̀ ̣ ̣ ̣ ̣ ̣ ̣ ́ ợi ich cua nha n ́ ̉ ̀ ươc,  ́ ̀ ̀ ợi ich h quyên va l ́ ợp phap cua công dân, c ́ ̉ ơ quan, tô ch ̉ ức. ̉ ̣ ̉ ́ ̣ ̀ ́ C. Thu tuc giai quyêt khiêu nai vê đât đai ́
  8. ­ Người sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi  hành chính về quản lý đất đai. ­ Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện như sau: +   Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất  đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải  quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có  quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân hoặc tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban  nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong trường hợp khiếu nại đến  Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì quyết định của  Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải  quyết cuối cùng; +   Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất  đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết  lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền  khởi kiện tại Toà án nhân dân; +   Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất  đai là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được  có hành vi hành chính đó. Trong thời hạn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận  được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý  thì có quyền khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại  Tòa án nhân dân. ­ Việc giải quyết khiếu nại về đất đai quy định tại điểm 2 trên đây không bao  gồm trường hợp khiếu nại về quyết định giải quyết tranh chấp đất đai quy định về  Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền  sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định pháp luật. ́ ̣ ́ ̣ ̀ ́ D. Cac dang khiêu nai vê đât đai. ­ Khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ tái định cư ­ Khiếu nại về việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ­ Khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm chế độ quản lý,  sử dụng đất đai
  9. ­ Khiếu nại việc giải quyết các tranh chấp về đất đai của các cơ quan nhà nước
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2