intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập giao tiếp cho người nhút nhát

Chia sẻ: Sdfsfs Fdfsdf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

126
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài tập giao tiếp cho người nhút nhát .“Một lần, đi phỏng vấn vị trí PR cho một công ty, mình rất tự tin khi nộp đơn ứng tuyển vào vị trí này. Nhưng khi phỏng vấn, chính khả năng giao tiếp trung bình đã “giúp” mình bỏ lỡ cơ hội trở thành nhân viên PR. Mình học được một điều, để buổi phỏng vấn thành công, ngoài sự tự tin, năng lực bạn cần có thêm khả năng giao tiếp tốt mới ghi được điểm với nhà tuyển dụng”. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập giao tiếp cho người nhút nhát

  1. Bài tập giao tiếp cho người nhút nhát
  2. “Một lần, đi phỏng vấn vị trí PR cho một công ty, mình rất tự tin khi nộp đơn ứng tuyển vào vị trí này. Nhưng khi phỏng vấn, chính khả năng giao tiếp trung bình đã “giúp” mình bỏ lỡ cơ hội trở thành nhân viên PR. Mình học được một điều, để buổi phỏng vấn thành công, ngoài sự tự tin, năng lực bạn cần có thêm khả năng giao tiếp tốt mới ghi được điểm với nhà tuyển dụng”. Trên đây là câu chuyện của một người bạn vì thiếu kỹ năng giao tiếp mà để trượt vị trí công việc mà mình mơ ước. Bạn thân mến, bạn có là người nhút nhát và không biết cách giao tiếp? Bài học sau đây sẽ giúp bạn cải thiện “khả năng ăn nói” của mình: Bài tập 1: Làm quen với người lạ Thường những người giao tiếp kém rất ngại làm quen với người lạ. Dù họ thừa tự tin rằng mình có thể làm được điều đó nhưng lại không dám thực hiện nó khi có mặt nhiều người lạ ở đó. Đó chính là rào cản để khả năng nói năng của bạn được nâng cao. Trước khi tiếp xúc với người lạ, cần hít một hơi dài, lấy bình tĩnh và quan niệm đó chỉ là một cuộc gặp gỡ bình thường với một người bạn. Và nếu có chuyện gì xảy ra, như bạn lỡ lời hay bị vấp ở đâu đó, thì cũng chẳng có gì nghiêm trọng cả. Kỹ
  3. năng là một yếu tố bạn cần rèn luyện và vào giai đoạn đầu, phạm sai lầm là điều không thể tránh khỏi. Bài tập này yêu cầu bạn thường xuyên tiếp xúc với mọi người, nói chuyện với họ với những lĩnh vực, chủ đề khác nhau. Bạn phải làm chủ được câu chuyện, không để mình bị bỏ lại “rìa” của cuộc nói chuyện đó. Sau khi nói chuyện, nếu thấy mình lộ rõ nhiều khuyết điểm, đừng tự dằn vặt bản thân mình. Thay vào đó, nó lại là động lực khiến bạn học hỏi nhiều hơn và nói hay hơn. Nếu thực hiện tốt bài tập này, bạn sẽ cải thiện đáng kể khả năng ăn nói của mình đấy. Bài tập 2: Xem người đối diện ngang hàng mình Bài tập này rất khó với những người nhút nhát, bởi gặp ai họ cũng cảm thấy mình “yếu thế” hơn hẳn, nên để có thể nói năng một cách liếng thoắng với người nhút nhát quả không phải là một điều dễ dàng. Có một cách có thể giúp bạn vượt qua bài tập này đó chính là chia sẻ những vấn đề của bạn, những gì bạn tâm đắc mà người khác quan tâm. Khi đó bạn sẽ xem họ như những người ngang mình, thích thú với những gì mình nói. Bạn sẽ nói một cách tự nhiên, thoải mái, không ngập ngừng hay lo lắng. Để cuộc nói chuyện diễn ra một cách suông sẻ, bạn nên chú ý đến gương mặt của người đó, nhìn vào mắt họ, mỉm cười và không quên “thủ ngữ” để màn trình diễn
  4. thêm ấn tượng nhé. Việc xem người đối diện ngang hàng mình sẽ giúp bạn có thêm tự tin hơn trong giao tiếp. Bạn sẽ không gánh những áp lực vô hình hay lo lắng quá mức cần thiết. Bài tập 3: Hình thành thói quen giao tiếp Người ít giao tiếp sẽ có khả năng ăn nói rất tệ, người bó mình trong văn phòng làm việc hay làm việc bàn giấy thường không thể ăn nói như một trainer. Vì vậy không phải ai cũng có thể trổ tài ăn nói trước những người xung quanh. Trong những buổi gặp gỡ quan trọng, người ta thường có xu hướng quan trọng hóa cuộc gặp đó, biến nó thành áp lực nặng nề cho bản thân. Vì vậy bạn sẽ rất khó để có thể hoàn thành tốt bài tập này nếu không kiên trì thực hiện nó. Đừng nghĩ rằng, chỉ cần bạn giao tiếp tốt với người thân, bạn bè là đủ. Bạn còn có những mối quan hệ xã hội khác: đồng nghiệp, cấp trên, … Nếu bạn muốn tăng lương hay tìm kiếm một việc làm mới bạn sẽ không dễ gì tìm được nó nếu thiếu đi khoản ăn nói này. Vậy nên, hãy học cho mình cách nói chuyện thu hút, tự tin, nhiệt tình và thoải mái bạn nhé! “Mình là một người rất kém trong khoản ăn nói nhưng mơ ước trở thành một nhân viên PR chuyên nghiệp. Sẽ rất khó khăn, sẽ rất nhiều thách thức và thách thức lớn nhất đó là phải nói cho mọi người nghe như thế nào để họ tin tưởng vào thông điệp
  5. mình đưa ra. Vậy nên, từng ngày mình thực hiện đồng bộ cả ba bài tập này, và một ngày không xa mình có thể trò chuyện với người xung quanh một cách “Pro” thực sự.” Đó là lời của cô bạn ở đầu câu chuyện, đã lấy ước mơ nghề nghiệp của mình làm động lực để học hỏi, nâng cao kỹ năng giao tiếp. Còn bạn, bạn có động lực nào không?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0