intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập giúp mẹ bầu chuyển dạ dễ dàng

Chia sẻ: Vnapharm Vnapharm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

58
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một số bài tập sau đây sẽ giúp mẹ bầu giãn nở xương chậu, chuyển dạ dễ dàng hơn và chống lại một số khó chịu trong thai kì.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập giúp mẹ bầu chuyển dạ dễ dàng

  1. Physiolac sưu tầm Bài tập giúp mẹ bầu chuyển dạ dễ dàng Một số bài tập sau đây sẽ giúp mẹ bầu giãn nở xương chậu, chuyển dạ dễ dàng hơn và chống lại một số khó chịu trong thai kì. 1. Bài tập với bóng giúp chuyển dạ dễ dàng Phụ kiện bạn cần chuẩn bị là một quả bóng dành cho bà bầu. Bạn đứng dựa lưng vào bóng. Từ từ khụy gối cho tới khi đầu gối vuông góc với sàn nhà. Chú ý để chân luôn bám cố định với sàn nhà để tránh trơn trượt. Nếu không thể hạ đầu gối vuông góc với sàn nhà, chỉ cần bạn hạ thấp tới mức có thể là được. Sau đó, trở về vị trí ban đầu. Lặp lại 10 lần. Tập bài tập này trong quý 3 của thai kì sẽ giúp bạn giãn nở xương chậu, đến khi chuyển dạ sẽ dễ dàng hơn đấy. 2. Bài tập với bức tường giảm đau lưng dưới Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 1
  2. Physiolac sưu tầm Bạn đứng dựa lưng vào tường, chân dang rộng bằng vai. Hai tay choãi sang hai bên, lòng bàn tay úp vào tường. Từ từ ép sát lưng vào tường, giữ vài giây. Tiếp đến trở về vị trí ban đầu. Lặp lại 10 lần. Bài tập này sẽ rất hữu ích trong quý 2 và 3 của thai kì đấy vì khi này trọng lượng thai nhi tăng lên dễ khiến mẹ bầu bị đau lưng. 3. Bài tập phòng chuột rút Chống tay vào tường, hai chân ở tư thế trước – sau như trong hình. Khụy một đầu gối xuống, đồng thời trùng khủy tay, giữ nguyên vài giây. Trở về vị trí đứng thẳng ban đầu. Lặp lại 10 lần. Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 2
  3. Physiolac sưu tầm Bên cạnh tập luyện thì việc bổ sung canxi trong thời gian mang bầu là một trong những cách phòng chống chuột rút hiệu quả đấy nhé! sự thật về cơn đau chuyển dạ có thể bạn chưa biết Một số người mẹ chỉ lướt qua cơn đau khi sinh nở, trong khi những người mẹ khác cơn đau "vượt cạn" thật dữ dội. Cơn đau chuyển dạ thay đổi đáng kể từ người này sang người khác và thậm chí, từ lần mang thai này sang lần mang thai sau. Lý do chuyển dạ gây đau Tử cung là một tổ chức co bóp mạnh mẽ, siết chặt và đẩy bào thai ra bên ngoài. Những cơn co thắt này là nguồn gốc chính gây đau khi chuyển dạ. Mức độ đau thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả mức độ co thắt tăng dần lên theo các giai đoạn của chuyển dạ; kích thước thai nhi.... Bên cạnh cảm giác đau thắt ở bụng thì đôi khi, cơn đau có thể gồm toàn Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 3
  4. Physiolac sưu tầm thân, nhất là vùng xương chậu. Bạn cũng cảm nhận được áp lực lên bàng quang, cơ đáy chậu và ruột. Tất cả những sự kết hợp ấy gây ra đau đớn. Sự thay đổi cơn đau theo giai đoạn chuyển dạ Cơn đau chuyển dạ thường tăng dần dần theo các giai đoạn chuyển dạ: - Giai đoạn đầu chuyển dạ: Có thể kéo dài 8 tiếng hoặc lâu hơn. Cổ tử cung mở 3-4cm và bắt đầu mỏng. Các cơn co thắt từ nhẹ tới trung bình trong vòng 30-60 giây, xảy ra mỗi 5-20 phút một cơn. Sau đó, các cơn co trở nên mạnh và thường xuyên hơn. - Giai đoạn chuyển dạ tích cực: Có thể kéo dài 2-8 tiếng. Các cơn co thắt tiếp tục trở nên dài hơn, mạnh và gần nhau hơn. Cổ tử cung nở tới 7cm. Đây là giai đoạn thai phụ có thể được chỉ định dùng thuốc giảm đau nhưng cũng có thể thuốc giảm đau đã được đề xuất trước đó. - Giai đoạn chuyển tiếp: Kéo dài tới 2 tiếng. Đau có xu hướng mạnh nhất là cổ tử cung. Cổ tử cung giãn tới 10cm. Các cơn co thắt dữ dội và rất gần nhau. Bạn sẽ cảm thấy cơn đau ở lưng, háng, thậm chí trên đùi, có thể kèm theo cảm giác buồn nôn. - Giai đoạn đẩy mạnh: Kéo dài vài phút tới 3 tiếng. Cơn đau không rõ ràng mà bị che lấp bởi áp lực rặn đẩy rất lớn để đẩy em bé ra ngoài. Khi đầu bé lọt ra hoặc được nhìn thấy, bạn sẽ có cảm giác như bị châm chích, rát nóng vì cổ tử cung mở mạnh. - Giai đoạn đẩy nhau: Có thể lên tới 30 phút. Giai đoạn này được tả như các cơn quặn nhẹ, có khi bạn còn không cảm nhận được cơn đau vì còn mải chú ý tới em bé vừa chào đời. Có thai là một niềm vui lớn đối với tất cả các thành viên trong gia đình, đặc biệt là với người làm mẹ. Bạn mang thai và bạn đã tìm hiểu rất nhiều điều về quá trình mang thai, thời điểm vượt cạn cũng như cách nuôi dạy con. Tuy nhiên vượt cạn đối với mỗi người là thời Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 4
  5. Physiolac sưu tầm khắc đặc biệt quan trọng và có nhiều điều về nó mà có thể bạn chưa từng nghe nói ở bất cứ trang web hay cuốn sách nào. Hãy điểm qua một số bất ngờ bạn có thể gặp phải sau đây trong quá trình sinh con nhé! 1. Bạn có thể bị nôn ọe Một trong những lý do của việc bị nôn ọe khi sinh nở đó là do tác dụng của thuốc gây tê khiến huyết áp của bạn bị giảm đột ngột – và buồn nôn hay nôn ọe là dấu hiệu sớm của huyết áp giảm. Tuy nhiên kể cả nếu bạn chưa dùng thuốc gây tê thì chuyện này vẫn có thể xảy ra do thức ăn sẽ không được tiêu hóa trong quá trình chuyển dạ. Để giảm thiểu nguy cơ này, kể từ khi bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ bạn chỉ nên ăn các thức ăn nhẹ, và khi bắt đầu đau đẻ bạn chỉ nên uống nước thôi. 2. Bạn có thể thấy ớn lạnh và run rẩy Khoảng gần 50% phụ nữ phàn nàn rằng họ run rẩy và răng va vào nhau lập cập trong quá trình sinh đẻ. Trên thực tế, rõ ràng bạn không hề bị lạnh, thậm chí nhiệt độ cơ thể bạn còn tăng hơn mức bình thường khoảng 1-2 độ khiến bạn bị nóng và đổ mồ hôi. Vậy điều gì khiến bạn bị như vậy? Nhiều nhà khoa học giải thích rằng trong quá trình chuyển dạ, một ít máu từ em bé sẽ bị truyền vào cơ thể người mẹ, và nếu 2 loại máu không tương thích (ví dụ máu của bạn nhóm A và máu của em bé nhóm B) thì sẽ dẫn đến việc mẹ bị ớn lạnh và run rẩy. 3. “Xì hơi” và những điều không hề mong đợi Có những bà mẹ thấy thật xấu hổ khi trung tiện hay thậm chí đại tiện ngay trên bàn đẻ. Bạn cần hiểu rằng chuyện đó là vô cùng bình thường và không có gì phải xấu hổ. Khi một đứa trẻ sắp ra khỏi cơ thể mẹ qua ống sinh, không khí trong hậu môn sẽ bị ép hết ra ngoài. Điều này sẽ càng có khả năng xảy ra cao hơn nếu bạn dùng thuốc gây tê bởi thuốc gây tê sẽ làm tê liệt cơ thắt hậu Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 5
  6. Physiolac sưu tầm môn. Ngoài ra, khi đầu em bé chuẩn bị chui ra ngoài, trực tràng của bạn cũng sẽ bị san phẳng và mọi thứ có trong đó sẽ bị đẩy ra ngoài, đó chính là lý do bạn hoàn toàn có thể sẽ đi đại tiện ngay trên bàn đẻ - điều này có nghĩa là cơ thể của bạn đang thực hiện đúng các chức năng của nó nên bạn không có gì phải lo lắng nhé! 4. Bạn hành động như bị mất hết lý trí Trong quá trình chuyển dạ - đặc biệt nếu không được dùng thuốc giảm đau – bạn có thể sẽ la hét, khóc và thậm chí chửi thề cả chồng lẫn bác sỹ. Một số người thậm chí thấy khó chịu đến mức đã cởi hết quần áo và sinh con trong tình trạng khỏa thân. Tất cả những phản ứng này đều rất phổ biến và chúng chỉ đơn giản là sự phản ứng của cơ thể bạn với sự đau đớn và kiệt sức. Ngoài ra các phản ứng bất thường này cũng có thể là nguyên nhân của việc thay đổi hormone; bởi quá trình chuyển dạ gây ra sự thay đổi lớn về mức độ estrogen và progesterone. Tuy nhiên nếu không muốn chuyện này xảy ra, hãy chuẩn bị tinh thần cho mình thật kỹ nhé! Các nghiên cứu cho thấy những phụ nữ đã học qua các lớp học tiền sản có xu hướng bình tĩnh hơn so với những người không qua học các lớp học này. 5. Bạn quên hết mọi thứ đã học Với sức ép tại thời điểm này, bạn có thể quên hết mọi thứ đã học hỏi được trong những cuốn sách hay trong các lớp học tiền sản. Nhiều người chia sẻ rằng họ quên sạch các cách nằm, cách thở… giúp giảm đau đã được học ở lớp tiền sản; thay vào đó họ cứ chỉ nằm và bám chặt và thành giường. 6. Bất ngờ khi nhìn thấy con lần đầu Bạn xem trên phim và thấy phản ứng đầu tiên của các bà mẹ là sự vỡ òa sung sướng. Thực tế có thể có đôi chút khác biệt. Bạn vừa trải qua một quá trình sinh nở đầy mệt mỏi và cần thời gian để Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 6
  7. Physiolac sưu tầm cơ thể cũng như tâm lý được phục hồi. Nếu có thể, hãy cố gắng cho con bú rồi sau đó đưa con cho y tá chăm sóc để bạn được nghỉ ngơi. Nhiều mẹ chia sẻ rằng lần đầu tiên nhìn thấy con họ cảm thấy đầu óc trống rỗng và không có chút cảm xúc nào, tuy nhiên sau khi được nghỉ ngơi và nhìn thấy con lần thứ hai họ mới cảm thấy niềm sung sướng và tự hào đến phát khóc lên được! 7. Chồng có nên vượt cạn cùng bạn hay không? Với tâm lý vượt cạn là một trong những thời điểm khó khăn và đau đớn nhất trong cuộc đời, nhiều phụ nữ muốn chồng ở bên mình trong lúc này. Và ở trên phim, điều đó có vẻ thật lãng mạn. Tuy nhiên thực tế có lẽ lại khác hoàn toàn. Tiếng bíp bíp của máy móc, sự đau đớn của người bạn đời và sự có mặt của các bác sỹ có thể làm cho anh ấy cảm thấy căng thẳng tột cùng, và điều đó sẽ càng gây khó khăn hơn cho quá trình sinh con của bạn. Có những anh chồng thậm chí đã ngất xỉu khi thấy vợ sinh con do quá căng thẳng. Bởi vậy nếu thấy bác sỹ mời chồng bạn ra ngoài, bạn không nên níu giữ anh ấy lại. Tốt nhất bạn nên đề nghị sự việc này với mẹ, mẹ chồng hoặc một thành viên nữ thân thiết trong gia đình – một người đã có kinh nghiệm về việc sinh đẻ để có thể động viên và giúp đỡ bạn tốt hơn. Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2