intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập lớn môn Luật an sinh xã hội: Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thực tiễn thực thiện tại Thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

52
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài tập lớn môn Luật an sinh xã hội: Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thực tiễn thực thiện tại Thành phố Hà Nội" nghiên cứu, làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam từ lý luận cũng như qua thực tiễn, từ đó đề xuất những giải pháp giúp cho việc thực hiện các chế độ bảo hiểm thất nghiệp được hiệu quả hơn. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập lớn môn Luật an sinh xã hội: Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thực tiễn thực thiện tại Thành phố Hà Nội

  1. lOMoARcPSD|16911414 TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA LUẬT BÀI TẬP LỚN MÔN LUẬT AN SINH XÃ HỘI ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN THỰC THIỆN TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI Họ và tên: Ngày, tháng, năm sinh: MSHV: Lớp: Ngành: Hà Nội, 03/2021 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  2. lOMoARcPSD|16911414 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP.....1 1. Định nghĩa pháp luật về bảo hiểm thất nhiệp............1 1.1. Các khái niệm ..................................................................1 1.2. Đặc điểm cơ bản của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp 1 1.3. Các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp......2 1.3.1. Chế độ trợ cấp thất nghiệp ...........................................2 1.3.2. Chế độ hỗ trợ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.........5 1.3.3. Chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để ................................................................................ duy trì việc làm cho người lao động........................................6 1.3.4. Chế độ học nghề...........................................................7 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM............................................................................... THẤT NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI. ...........................9 2.1. Những thành tựu khi thực hiện pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp tại thành phố Hà Nội.....................................................................9 2.2. Những hạn chế từ thực tiễn thực hiện pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp tại thành phố Hà Nội. ....................................................................................................... 10 2.3. Những nguyên nhân từ thực tiễn thực hiện pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp tại thành phố Hà Nội. ....................................................................................................... 11 CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP.............................................................................. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  3. lOMoARcPSD|16911414 LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BẢO................................................................................ HIỂM THẤT NGHIỆP. ....................................................................................................... 12 3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp. ....................................................................................................... 12 3.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo hiểm ....................................................................................................... 13 KẾT LUẬN ...................................................................................... 14 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  4. lOMoARcPSD|16911414 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHXH : Bảo hiểm xã hội BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp HĐLĐ : Hợp đồng lao động NLĐ : Người lao động NSDLĐ : Người sử dụng lao động NTN : Người thất nghiệp Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  5. lOMoARcPSD|16911414 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm vừa qua do ảnh hưởng của dịch Covid 19 mà thất nghiệp đã trở thành một trong những vấn đề quan trọng đối với hầu hết người lao động. Bảo hiểm thất nghiệp lúc này phát huy vai trò hơn hết để hỗ trợ cho người lao động, người sử dụng lao động và giúp nhà nước quản lý an sinh xã hội, đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế. Pháp luật Việt Nam đã ban hành những quy định về bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc đối với người lao động vừa là cơ sở đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng về lâu về dài cho người lao động, vừa là biện pháp và giải pháp giải quyết các khó khăn, bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Bảo hiểm thất nghiệp cũng có thể là một trong những căn cứ để khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia tạo việc làm và tự tạo việc làm có thu nhập từ mức lương tối thiểu trở lên do Nhà nước ban hành tương ứng với từng thời kỳ khác nhau nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phát triển thị trường lao động. Thấy rõ được tầm quan trọng của bảo hiểm thất nghiệp, học viên quyết định chọn đề tài “Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thực tiễn thực hiện tại thành phố Hà Nội” làm bài tiểu luận môn học của mình, để nghiên cứu, làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam từ lý luận cũng như qua thực tiễn, từ đó đề xuất những giải pháp giúp cho việc thực hiện các chế độ bảo hiểm thất nghiệp được hiệu quả hơn. Trong quá trình nghiên cứu không thể tránh những thiếu sót nhất đinh, rất mong quý thầy cô giảng viên góp ý để học viên có thể hoàn thành bài tiểu luận của mình tốt hơn. Ngoài phần mở đầu, tiểu luận gồm 3 Chương: CHƯƠNG 1: PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  6. lOMoARcPSD|16911414 CHƯƠNG 1: PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 1. Định nghĩa pháp luật về bảo hiểm thất nhiệp 1.1. Các khái niệm - Pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là một bộ phận trong hệ thống các quy định về bảo hiểm xã hội, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật quy định về việc đóng góp và sử dụng quỹ BHTN, chi trả TCTN để bù đắp thu nhập cho NTN và thực hiện các 1 biện pháp đưa họ sớm trở lại làm việc. - Chế độ bảo hiểm thất nghiệp là một trong những chế độ bảo hiểm do Nhà nước quy định nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi người lao động bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. - Trợ cấp thất nghiệp là một trong các phúc lợi, quyền lợi của chế độ bảo hiểm thất nghiệp mà người lao động được hưởng khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp. - Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp là khoản tiền mà người lao động và người sử dụng lao động phải đóng cho Quỹ bảo hiểm thất nghiệp và được tính trên cơ sở tiền lương của người lao động. 1.2. Đặc điểm cơ bản của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp - Đối tượng: Đối tượng của BHTN bao gồm đối tượng tham gia và đối tượng hưởng. Đối tượng tham gia bao gồm NLĐ, NSDLĐ và Nhà nước; đối tượng hưởng là người đã tham gia BHTN bị mất việc làm không do lỗi của họ, có khả năng và sẵn sàng trở lại làm việc. Đồng thời Điều 43 Luật việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013đã quy định về các đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể như sau: 1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau: a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn; 1 Dương Thị Nguyệt Khuê (2017), Bảo hiểm thất nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học, Học Viện Khoa Học Xã Hội 1 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  7. lOMoARcPSD|16911414 c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng. Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp. 2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp. 3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm” … … “quy định tại khoản 1 Điều này.” - Nguyên tắc của bảo hiểm thất nghiệp trong pháp luật bảo hiểm thất nghiệp Việt Nam Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật BHTN là những tư tưởng chủ đạo xuyên suốt, chi phối toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật BHTN. Theo Điều 41 Luật việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013, nguyên tắc bảo hiểm thất nghiệp bao gồm 05 nguyên tắc sau:  Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp.  Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương của người lao động.  Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.  Việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia.  Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm an toàn và được Nhà nước bảo hộ. 1.3. Các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp Theo quy định tại Điều 42 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013, có 4 chế độ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: + Trợ cấp thất nghiệp. + Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm. 2 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  8. lOMoARcPSD|16911414 + Hỗ trợ Học nghề. + Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. 1.3.1. Chế độ trợ cấp thất nghiệp  Điều kiên hưởng trợ cấp thất nghiệp: Căn cứ theo Điều 49 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013, người lao động thuộc khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây: “1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây: a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; 2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này; 3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này; 4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây: a) …..”  Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp Điều 50 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013 quy định như sau: Mức hưởng hằng tháng = 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Trong đó: + Với NLĐ thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, mức hưởng hằng tháng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở tại thời điểm chấm dứt hợp đồng. + Với NLĐ thực hiện chế độ tiền lương do NSDLĐ quy định (ngoài nhà nước) thì mức hưởng hằng tháng tối đa không qua 05 lần mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm chấm dứt HĐLĐ. 3 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  9. lOMoARcPSD|16911414 - Số tháng được hưởng trợ cấp thất nghiệp: + Đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng BHTN: Được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp. + Cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng. - Thời điểm nhận trợ cấp thất nghiệp + Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. + Tổ chức BHXH thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho NLĐ trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. Lưu ý: trường hợp chưa hưởng hết trợ cấp thất nghiệp theo quy định nhưng có việc làm thì sẽ không tiếp tục được hưởng nữa. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa năm 2021 - Đối với NLĐ thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định: Do năm 2021, mức lương cơ sở vẫn giữ nguyên theo Nghị quyết 128/2020/QH14 ngày 12/11/2020 là 1,49 triệu đồng/tháng nên mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng tối đa đối với NLĐ sẽ là: 1.490.000 x 5 = 7.450.000 đồng/tháng. - Đối với NLĐ thực hiện chế độ tiền lương do NSDLĐ quy định: Cho đến thời điểm hiện tại, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đề xuất không điều chỉnh tăng tiền lương tối thiểu vùng năm 2021 mà giữ nguyên như mức tiền lương năm 2020, do đó mức lương tối thiểu vùng có thể vẫn sẽ được giữ nguyên. Theo đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng tối đa đối với NLĐ sẽ được tính theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP, cụ thể: + Vùng I: 4.420.000 x 5 = 22.100.000 đồng/tháng. + Vùng II: 3.920.000 x 5 = 19.600.000 đồng/tháng. + Vùng III: 3.430.000 x 5 = 17.150.000 đồng/tháng. + Vùng IV: 3.070.000 x 5 = 15.350.000 đồng/tháng.  Quy định về thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp 4 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  10. lOMoARcPSD|16911414 - Hồ sơ hưởng Bảo hiểm thất nghiệp Căn cứ theo Nghị định 61/2020/NĐ-CP ngày 29/05/2020 sửa đổi Nghị định 28/2015/NĐ-CP thì + Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. + Các giấy tờ liên quan được quy định tại Khoản 6 Điều 1 Nghi-dinh-61-2020 + Sổ bảo hiểm xã hội. - Thời hạn nộp hộ sơ: Căn cứ Khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (Nghị định 61/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghi định 28/2015/NĐ-CP) thì thời hạn và thủ tục nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau: + Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp. + Người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp sau: Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền; Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền; Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, song thần, địch họa, dịch bệnh.có xác nhận của cơ quan chính quyền địa phương.  Thời hạn và thủ tục giải quyết: Thời hạn giải quyết hưởng Bảo hiểm thất nghiệp quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (Nghị định 61/2020/NĐ- CP sửa đổi Nghi định 28/2015/NĐ-CP) – Chi trả trợ thất nghiệp tháng đầu tiên: Tổ chức bảo hiểm xã hội.thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên của người lao động.trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định.hưởng trợ cấp thất nghiệp 5 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  11. lOMoARcPSD|16911414 – Chi trả trợ cấp thất nghiệp từ tháng thứ hai trở đi: Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.từ tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ 2 trở đi trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính.từ thời điểm ngày thứ 07 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động. Trường hợp thời điểm ngày thứ 07 nêu trên.là ngày nghỉ thì thời hạn chi trả trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày làm việc tiếp theo. Như vậy, người lao động nhận tiền.trong thời hạn 12 ngày làm việc, tính từ ngày đi thông báo việc làm hằng tháng - Trong 03 ngày làm việc kê từ ngày được ghi trên phiếu hẹn trả kết quả, nếu người lao động không đến hoặc không ủy quyền cho người đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp và không thông báo về lý do thì được coi là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì quyết định đó sẽ bị hủy (Khoản 3 Điều 18 sửa đổi bổ sung) 1.3.2. Chế độ hỗ trợ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm  Điều kiện hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm Theo Khoản 1 Điều 14 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013, người lao động được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm khi thỏa mãn điều kiện sau: - Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc - Người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp Khác với các chế bộ bảo hiểm thất nghiệp khác, người lao động không cần phải đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp để được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm. Tuy nhiên, hoạt động hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm lại có ảnh hưởng tới việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động. Do người lao động có thể bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu có từ 03 lần được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm bởi trung tâm dịch vụ việc làm mà không tham gia dự tuyển, hoặc dự tuyển và trúng tuyển nhưng không nhận việc (tức, không nhận việc do 6 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  12. lOMoARcPSD|16911414 trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu mà không có lý do chính đáng).2  Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm Theo Khoản 1 Điều 14 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013: - Nơi thực hiện hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm: Trung tâm dịch vụ việc làm (người lao động có thể đến bất kỳ trung tâm dịch vụ việc làm nào để nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp và được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm tại trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp) - Phí tư vấn, giới thiệu mà người lao động phải trả: Miễn phí  Kinh phí thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm Theo Khoản 2 Điều 14 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013, kinh phí thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm (được trích từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp) của trung tâm dịch vụ việc làm được giao khoán theo số lượng người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp của năm liền trước và thực hiện thanh toán theo quy định trên cơ sở thực tế số lượng người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. 1.3.3. Chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động Căn cứ tại Điều 47 và Điều 48 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013 quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động như sau:  Điều kiện hỗ trợ Người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện: 2 https://luathoanganh.vn/hoi-dap-bao-hiem-xa-hoi/ho-tro-tu-van-gioi-thieu-viec-lam-theo-quy-dinh-cua- luat-viec-lam-nam-2013-nhu-the-nao-lha5480.html 7 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  13. lOMoARcPSD|16911414 “a) Đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp liên tục từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ; b) Gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng khác buộc phải thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh; c) Không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động; d) Có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.”  Thời gian hộ trợ, đào tạo: Thời gian hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo phương án được phê duyệt và không quá 06 tháng.  Mức hưởng hỗ trợ mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động được quy định tại Điều 4 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP (Nghị định 61/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghi định 28/2015/NĐ-CP) Mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề tối đa 01 triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa học nhưng không quá 06 tháng,cụ thể như sau: Đối với trường hợp khóa đào tạo được thực hiện tại cơ sở dạy nghề thì mức hỗ trợ kinh phí cụ thể để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm của người lao động được tính theo tháng, thời gian học thực tế, mức thu học phí của từng nghề hoặc từng khóa đào tạo nghề theo quy định của cơ sở dạy nghề nhưng không quá mức hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 28/2015/NĐ-CP. (Nghị định 61/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghi định 28/2015/NĐ-CP) Đối với trường hợp khóa đào tạo do người sử dụng lao động thực hiện thì mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cụ thể của người lao 8 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  14. lOMoARcPSD|16911414 động được tính theo tháng, thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa đào tạo nhưng không quá mức hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 28/2015/NĐ-CP. (Nghị định 61/2020/NĐ- CP sửa đổi Nghi định 28/2015/NĐ-CP) Đối với trường hợp khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng thì mức hỗ trợ được tính theo nguyên tắc: Dưới 15 ngày tính là ½ tháng, từ đủ 15 ngày trở lên thì tính là 01 tháng để xác định mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. 1.3.4. Chế độ học nghề  Điều kiện được hỗ trợ học nghề (Điều 55 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013) - Chính sách hỗ trợ học nghề chỉ được áp dụng đối với người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp và làm việc theo hợp đồng: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn; Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng. Lưu ý: Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp. - Và đồng thời có đủ các điều kiện sau đây: + Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Lưu ý: Các trường hợp không được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay chế độ hỗ trợ học nghề: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng. 3 + Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập. 3 https://congdoancongthuong.org.vn/tin-tuc/t5602/quy-dinh-ve-ho-tro-hoc-nghe-doi-voi-nguoi-lao-dong- tham-gia-bao-hiem-that-nghiep.html 9 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  15. lOMoARcPSD|16911414 + Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.  Mức hỗ trợ học nghề (Quyết định 17/2021/QĐ-TTg) + Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề đến 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 4.500.000 đồng/người/khóa đào tạo. + Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề trên 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 1.500.000 đồng/người/tháng. Trường hợp người lao động tham gia khóa đào tạo nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở đào tạo nghề nghiệp thì số ngày lẻ được tính theo nguyên tắc: Từ 14 ngày trở xuống tính là ½ tháng và từ 15 ngày trở lên được tính là 01 tháng.  Hồ sơ đề nghị học nghề và giải quyết hỗ trợ học nghề (Nghị định số 61/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 28/2015/NĐ-CP). 1. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề đối với người lao động đang chờ kết quả giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà có nhu cầu học nghề tại địa phương nơi đang chờ kết quả hoặc đang hưởng trợ cấp thất nghiệp là đề nghị hỗ trợ học nghề (Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 61/2020/NĐ-CP). 2. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà có nhu cầu học nghề tại địa phương không phải nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm đề nghị hỗ trợ học nghề theo Mẫu số 03-Nghị định 61/2020/NĐ-CP và quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp. Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu. 3. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề đối với người lao động không thuộc trường hợp theo quy định tại khoản 1, khoản 2. 10 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  16. lOMoARcPSD|16911414 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 2.1. Những thành tựu khi thực hiện pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp tại thành phố Hà Nội. Trong thời gian vừa qua tại địa bàn thành phố Hà Nội, pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp đã phát huy vai trò hữu hiệu trong việc hỗ trợ người lao động và đảm bảo nền kinh tế. Theo nghiên cứu thống kê của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, năm 2020 và 2021 là hai năm thành phố Hà Nội chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Sar-Covi-II (Covid 19), nhưng đến hết ngày 1/11/2021, đã có tới 8,34 triệu lao động trên địa bàn thành phố đã được hưởng hỗ trợ từ quỹ Bảo hiểm thất nghiệp với tổng số tiền 19.832 tỷ đồng4, số lượng hồ sơ đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp của những tháng cao điểm giao động từ 50.000-70.000 hồ sơ/tháng5. Và việc đăng ký thủ tục hồ sơ gửi qua đường bưu điện đã phát tuy vai trò tích cực trong việc giảm tải số hồ sơ gửi đến các điểm trạm. Trong thời gian 2 tháng Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, cơ bản những người lao động có đầy đủ hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp đã chủ động gửi qua đường bưu điện nên sau giãn cách, số người đến làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp đã phản ánh đúng thực trạng của thị trường lao động. Đồng thời, qua số liệu thống kê về số hồ sơ đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp, cũng góp phần đánh giá tình hình thị trường lao động ở thời điểm sau giãn cách, nhiều người lao động khi bước vào trạng thái bình thường mới thường muốn tiếp tục làm công việc cũ để ổn định tài chính và hoàn cảnh gia đình, đồng thời giảm thiểu rủ ro về tài chính khi tham gia công việc mới, vì khi giao kết hợp đồng công việc mới thường phải chấp nhận thời gian thử việc hoặc thử thách, mức thu nhập hạ xuống, trong khi gia đình người lao động lại đang khá khó khăn, chưa kể đến nguy cơ lây lan dịch bệnh. Song song với chế độ trợ cấp thất nghiệp và giới thiệu việc làm, pháp luật Việt Nam còn đưa ra cả những chính sách nâng cao nghiệp vụ, bồi dưỡng tay nghề cho lao động thất 4 https://vneconomy.vn/hon-8-3-trieu-nguoi-da-duoc-ho-tro-tu-quy-bao-hiem-that-nghiep.htm 5 https://vneconomy.vn/ha-noi-60-000-lao-dong-huong-bao-hiem-that-nghiep-trong-11-thang.htm 11 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  17. lOMoARcPSD|16911414 nghiệp như chế độ hỗ trợ học nghề và đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao 49 trình độ kỹ năng nghề, giúp NTN sớm tiếp cận được với công việc mới tốt hơn cũng như nâng cao chất lượng lao động của thị trường lao động Việt Nam. Trong khoảng thời gian thất nghiệp, ngoài việc tìm kiếm việc làm mới ra thì hầu hết thời gian của lao động là thời gian nhàn rỗi. Thay vì để lãng phí, BHTN Việt Nam trao cho NTN những cơ hội để có thể nhanh chóng hơn đến với công việc mới, ở những điều kiện tốt hơn thông qua việc bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức và tay nghề cho NTN. Bên cạnh đó, việc nâng cao trình độ, tay nghề cho lao động còn là tiền đề xây dựng một nền kinh tế phát triển, thị trường lao động văn minh, góp phần củng cố niềm tin, động lực cho người tham gia. 6 Các số liệu về thu, chi BHTN được quản lý chặt chẽ, công khai, minh bạch, cụ thể, hợp lý. Hệ thống BHTN Việt Nam không chỉ quản lý, hỗ trợ ở cấp trung ương (Cục Việc làm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) mà mỗi địa phương đều có Trung tâm dịch vụ việc làm. Theo định kỳ, Trung tâm dịch vụ việc làm các tỉnh/ thành phố đều công khai báo cáo tình hình triển khai BHTN trên địa phương. Điều đó giúp cho việc cập nhật thông tin, số liệu được liên tục và chính xác, thể hiện sự công khai, minh bạch trong công tác thực hiện pháp luật về BHTN. 2.2. Những hạn chế từ thực tiễn thực hiện pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp tại thành phố Hà Nội. Bên cạnh những thành tựu trong quá trình thực hiện, pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệm cũng gặp phải những khó khăn nhất định trong quá trình áp dụng. Thứ nhất, là tình trạng nhiều người lao động khi thất nghiệp chỉ quan tâm đến việc nhận được bao nhiêu tiền trợ cấp mà không quan tâm đến các chế độ khác cũng như quyền lợi và trách nhiệm 7 của mình trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp. Không ít trường hợp, không biết hoặc biết nhưng cố tình vi phạm không thực hiện việc thông báo với Trung tâm Dịch vụ việc làm khi người lao động đã tìm được việc làm mới. Hoặc trường hợp người lao động vừa hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng lại tham gia làm việc và đóng bảo hiểm xã hội ở các tỉnh khác, khi phát hiện thì 6 Dương Thị Nguyệt Khuê (2017), Bảo hiểm thất nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học, Học Viện Khoa Học Xã Hội 7 http://vieclamkontum.vn/bai-viet/26346/Giai-phap-han-che-tinh-trang-nguoi-lao-dong-huong-bao-hiem- that-nghiep-sai-quy-dinh- 12 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  18. lOMoARcPSD|16911414 người lao động đã hưởng trợ cấp thất nghiệp hết thời gian quy định. Thứ hai, hiện nay xuất hiện trình trạnh có nhiều tin nhắn giả mạo Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, gửi kèm đường link, yêu cầu đăng nhập tài khoản ngân hàng, cung cấp mật khẩu, mã OTP nhằm chiếm đoạt tiền trợ cấp thất nghiệp của người dân. Thứ ba, bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018, nhưng kể từ thời điểm Bộ luật có hiệu lực đến nay, có rất ít doanh nghiệp bị khởi tố về tội danh trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động bị mất việc làm tại không chỉ doanh nghiệp bị nợ bảo hiểm thất nghiệp mà còn gây tâm lý bất an cho chính những người lao động ở các doanh nghiệp khác. Các tội danh liên quan đến vi phạm về nghĩa vụ đóng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Điều 214 về tội “Gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp” và Điều 216 về tội “Trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động”. Điều này khẳng định hành vi gian lận, trốn đóng bảo hiểm xã hội là hành vi nguy hiểm cho xã hội và cần phải trừng trị bằng hình phạt 8 trong pháp luật hình sự. Thứ tư, hiện nay dù có những người lao động đã được hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề thuộc diện chế độ bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa ghi nhận thông tin vào về việc người sử dụng lao động đã được nhận hỗ trợ tương đương từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. 2.3. Những nguyên nhân từ thực tiễn thực hiện pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp tại thành phố Hà Nội. Người lao động thường có tâm lý muốn nhận trợ cấp thất nghiệp bằng tiền để sử dụng vào mục đích tài chính, chưa có sự tìm hiểu về lợi ích của các chế độ trợ cấp khác mang lại, các chế độ trợ cấp thất nghiệp khác có thể mang lại giá trị lợi ích nhiều và lâu dài hơn là chỉ nhận trợ chấp thất nghiệp. 8 https://baohiemxahoi.gov.vn/content/tintuc/Lists/DeTaiKhoaHoc/Attachments/36/015.18.pdf 13 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  19. lOMoARcPSD|16911414 Do ý thức của người lao động muốn vụ lợi thể thu lợi ích cá nhân nên thưởng xảy ra các trường hợp lách luật, hoặc một bên thứ ba thường tận dụng sự sơ hở trong các nền tảng mạng xã hội, thông tin và truyền thông thể tiến hành lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hiện nay chưa có hệ thống phần mềm liên thông trong việc thực hiện nhập, khai thác cơ sở dữ liệu về BHXH và BHTN nhất là người lao động vừa hưởng trợ cấp thất nghiệp và tham gia bảo hiểm xã hội ở các tỉnh khác, việc nhập cơ sở dữ liệu và phát hiện người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp sai quy định chỉ biết được khi có thông báo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cung cấp, đơn vị quản lý nhà nước và ngành bảo hiểm xã hội. Nguyên nhân của việc không có người sử dụng lao động nào được hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp để để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động là do: Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng khác theo quy định để được hưởng chế độ, vì thực tế nếu quá khó khăn thì doanh nghiệp đó đã đang trong tình tạng bế tắc, hoặc đã phá sản hoặc đã thay đổi loại hình sở hữu. Điều này nói lên các điều kiện hưởng trợ cấp của chế độ này từ Quỹ thất nghiệp còn chưa hợp lý. Vẫn còn tồn tại những lỗ hổng nhất định trong công tác thanh tra kiểm tra về cả mặt chủ quan lẫn khách quan, sự thiếu đồng bộ, chằng chéo giữa chức năng của một số cơ quan, bộ ngành. CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP. 3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp. Cần đánh giá lại hiệu quả việc đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm để người lao động trở lại thị trường sớm nhất. Chế độ hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm phải phát huy được hiệu quả tích cực hơn nữa, cần phải đưa ra những chính sách hỗ trợ đào tạo, học nghề thiết thực, hiệu quả hơn, khắc phục những khó khăn mà nhiều NTN gặp phải để họ có thể chọn những chính sách này. 14 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  20. lOMoARcPSD|16911414 Quy định hợp lý điều kiện, thủ tục hồ sơ mà người sử dụng lao động được hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động. Sửa điều kiện hưởng chế độ hỗ trợ kinh phí đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm theo hướng hỗ trợ kinh phí để đơn vị tổ chức đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề đối với người lao động có nguy cơ mất việc làm và cam kết ký hợp đồng lao động từ 12 tháng trở lên với người lao động sau khi được đào tạo và giảm thiểu các điều kiện hỗ trợ để chính sách BHTN chủ động trong hạn chế nguy cơ thất nghiệp. 3.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp. Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú và phù hợp để nâng cao nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động và các cơ quan, ban ngành trong thực hiện chính sách bảo hiểm với người lao động. Nâng cao năng lực của cán bộ thực hiện BHTN, đặc biệt là kỹ năng tư vấn, giới thiệu việc làm, kỹ năng đào tạo nghề và các kỹ năng mềm đối với người lao động, góp phần hỗ trợ người thất nghiệp phục hồi cơ hội lao động, giảm thiểu khó khăn đồng thời ngăn chặn kịp thời các hành vi vụ lợi. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực BHTN; thực hiện giao dịch điện tử trong tham gia và giải quyết hưởng BHTN; chia sẻ dữ liệu thu-chi và giải quyết các chế độ BHTN… Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện đăng ký, đóng BHTN đúng thời gian, tránh tình trạng trì trệ giải quyết BHTN kéo dài. 15 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2