intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập nhóm: Xung đột văn hóa: Ngoại lai - bản địa

Chia sẻ: Asdfcs Fsdfd | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

156
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có thể hiểu xung đột là thuật ngữ chỉ mối quan hệ giữa các yếu tố trong một hệ thống có sự mâu thuẫn, bất đồng dẫn đến sự không ổn định của hệ thống đó.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập nhóm: Xung đột văn hóa: Ngoại lai - bản địa

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA ĐỊA LÝ- LỚP DU LỊCH  MÔN VĂN HÓA DU LỊCH Đề tài: XUNG ĐỘT VĂN HÓA: NGOẠI LAI – BẢN ĐỊA GVHD: Phạm Thị Thúy Nguyệt Nhóm thực hiện: G6 Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 10/2011
  2. Đề tài: CÁC KIỂU XUNG ĐỘT VĂN HÓA XUNG ĐỘT GIỮA VĂN HÓA NGOẠI LAI VÀ VĂN HÓA BẢN ĐỊA 1. Khái niệm. Có thể hiểu xung đột là thuật ngữ chỉ mối quan hệ giữa các yếu tố trong một hệ thống có sự mâu thuẫn, bất đồng dẫn đến sự không ổn định của hệ thống đó. Thuật ngữ này được sử dụng trong mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị cho đến văn hóa - xã hội. Xung đột văn hóa là những biểu biện của các nền văn hóa trái ngược nhau, gặp nhau trong một hoàn cảnh, một tình trạng ngẫu nhiên không được dàn xếp trước dẫn đến va chạm, mâu thuẫn làm nảy sinh vấn đề loại trừ, chối bỏ giữa giá trị văn hóa này với giá trị văn hóa kia. Nếu được dàn xếp một cách thỏa đáng, xử lý, giải quyết hợp lý sẽ có thể tránh được những va chạm, thậm chí có thể dung hòa, thích nghi được ở mức độ nào đó giữa các giá trị văn hóa. Có thể có kiểu xung đột văn hóa Đông – Tây, xung đột giữa văn hóa công nghiệp và văn hóa nông nghiệp, xung đột văn hóa ngoại lai - bản địa… Trong phạm vi bài tập nhỏ này chúng tôi xin trình bày về xung đột giữa văn hóa ngoại lai và văn hóa bản địa. Văn hóa ngoại lai là văn hóa được du nhập từ nước ngoài, là sản phẩm sáng tạo của một dân tộc được lan truyền từ nước họ đến những nước khác (ngoại lai: từ nơi khác đến, từ xa lạ đến). Ngược lại với văn hóa ngoại lai chính là văn hóa bản địa, là những giá trị do chính dân tộc đó tạo ra, gìn giữ trong quá trình hình thành và phát triển. Xung đột văn hóa ngoại lai – bản địa được hiểu là những trái ngược, những khác biệt giữa các giá trị văn hóa ngoại lai và các giá trị văn hóa nguyên gốc của một dân tộc, chúng gặp nhau trong một hoàn cảnh không được dàn xếp trước, làm nảy sinh những va chạm, những vấn đề loại trừ, giá trị văn hóa này không chấp nhận được giá trị văn hóa kia. Ví dụ cụ thể ở nước ta, Việt Nam trong quá trình hình thành và phát triển của mình đã sáng tạo nên những giá trị văn hóa đặc sắc, mang đậm tính dân tộc nhưng
  3. cũng thông quá trình giao lưu với nước ngoài mà du nhập nhiều văn hóa ngoại lai như văn hóa Trung Hoa, văn hóa Ấn Độ, văn hóa phương Tây (nhất là văn hóa Pháp)…Việc tiếp nhận văn hóa nước ngoài đã làm cho văn hóa nước ta thêm phong phú đặc sắc, tạo nên tính chất đa dạng trong văn hóa. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp nào đó vẫn xảy ra những xung đột như nhiều người nhất là giới trẻ hiện nay đang chạy theo trào lưu ăn mặc của Hàn Quốc, Nhật Bản hay các nước Phương Tây một cách thái quá không phù hợp với thuần phong mĩ tục của Việt Nam. Việc này đã gây ra những tranh cãi rất lớn trong dư luận xã hội, nhiều người cho rằng họ không thể chấp nhận được kiểu thời trang ngắn cũn cỡn, khoe nhiều da thịt đến vậy và càng không thể chấp nhận được khi các bạn trẻ lại mặc chúng đến trường. Sự chạy theo văn hóa nước ngoài còn thể hiện qua âm nhạc, điện ảnh và nhiều lĩnh vực khác. Việc ngày càng có nhiều bản nhạc “nhảm”, “sến”, phối tùy ý giữa nhạc Âu – Mỹ với nhạc Hàn, nhạc Trung rồi cho thêm vài từ tiếng Việt với nội dung sáo rỗng đang ngày càng phổ biến và xuất hiện tràn lan trên mạng. Không chắc những “nhạc sĩ”, “ca sĩ” ấy có ý thức được thế nào là âm nhạc Việt Nam hay không ? 2. Đặc điểm. 2.1 Xung đột văn hóa ngoại lai – bản địa diễn ra ngày càng phổ biến Từ xa xưa hiện tượng xung đột văn hóa ngoại lai – bản địa đã diễn ra ở nhiều nước. Tuy nhiên trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, các nước mở cửa để tăng cường trao đổi, hợp tác phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa. Khi đó các giá trị văn hóa của một nước sẽ được lan truyền và được nhiều bạn bè quốc tế biết đến. Việc giao lưu như vậy sẽ giúp mỗi quốc gia dân tộc làm giàu thêm văn hóa của nước mình, tăng tính đa dạng trong văn hóa nhưng đồng thời cũng không tránh khỏi những va chạm, những hiểu nhầm làm nảy sinh xung đột văn hóa. Cụ thể ngay từ thời Bắc thuộc và thời chống giặc ngoại xâm, văn hóa Việt Nam đã chịu nhiều ảnh hưởng của văn hoá các nước Trung Hoa, Ấn Độ, Anh, Pháp…Đến thời kỳ mở cửa nhiều luồng văn hóa mới đã du nhập vào nước ta nhất là từ các nước ASEAN, các nước phương Tây. Việc thúc đẩy giao lưu văn hóa bên cạnh những mặt tích cực thì đã làm nảy sinh xung đột giữa văn hóa ngoại lai và văn hóa bản địa với tần suất nhiều hơn.
  4. Sống thử là một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay ở nước ta. Hiện tượng này bắt nguồn từ các nước phương Tây, họ có cách suy nghĩ và lối sống khá thoáng, quan niệm về hôn nhân không khắt khe và mang tính ràng buộc như Việt Nam. Khi hiện tượng sống thử lan đến nước ta (thông qua sách báo, phim ảnh…) đã có những tác động tiêu cực đối với giới trẻ. Nhiều thanh thiếu niên chưa trưởng thành, chưa đủ khả năng tự lập nhưng vẫn “học đòi”sống thử với lí lẽ “để có kinh nghiệm cần thiết trước hôn nhân”. Vấn đề này đã gây ra nhiều luồng dư luận trái chiều trong xã hội. Phần lớn mọi người đều không thể chấp nhận, họ cho rằng lối sống như vậy là quá buông thả, đi ngược lại với thuần phong mĩ tục của dân tộc. Ta có thể dễ dàng tìm được trên Internet những câu chuyện đau lòng về hậu quả của việc xung đột văn hóa này giữa các bậc phụ huynh và con cái. Phụ huynh là những người tôn trọng các giá trị truyền thống trong khi con cái lại là những người thuộc thế hệ 8x, 9x hướng ngoại, tôn sùng văn hóa phương Tây “tự do”. Sự khác biệt trong cách nhìn nhận vấn đề đã dẫn đến xung đột giữa hai bên gây những đổ vỡ trong tình cảm gia đình. Trong thời đại công nghiệp thì những xung đột văn hóa như trên không dừng lại mà diễn ra ngày càng mạnh mẽ và phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác. 2.2 Xung đột văn hóa ngoại lai – bản địa diễn ra sâu sắc và khó dung hòa. Văn hóa là sản phẩm sáng tạo của một cộng đồng dân tộc vì thế chúng mang những giá trị đại diện cho cả dân tộc. Bất kì dân tộc nào cũng có lòng tự hào dân tộc, cũng xem trọng và đề cao văn hóa của mình. Khi văn hóa ngoại lai du nhập đến, nếu có những giá trị tốt đẹp và mang tính phù hợp với văn hóa bản địa thì sẽ dễ dàng được chấp nhận và phổ biến. Tuy nhiên cũng có những trường hợp văn hóa ngoại có sự khác biệt quá lớn thậm chí là trái ngược sẽ làm nảy sinh va chạm dẫn đến xung đột. Hậu quả là giá trị văn hóa này bài trừ giá trị văn hóa kia một cách gay gắt thậm chí là cực đoan. Cũng chính vì tính bài trừ gay gắt mà xung đột giữa văn hóa ngoại lai và văn hóa bản địa rất khó giải quyết và dung hòa. Một ví dụ điển hình chính là món thịt chó của Việt Nam. Ở phương Tây, chó là một loài động vật được coi trọng, là một thú cưng đáng yêu trong nhiều gia đình. Họ không xem chúng là một con vật mà là một người bạn và chăm sóc rất tận tình. Nhiều
  5. người nói vui rằng chó là con vật được yêu quý chỉ đứng sau trẻ em và phụ nữ. Đó cũng chính là lí do vì sao các du khách phương Tây tỏ ra rất sốc và giận dữ khi nhìn thấy người Việt Nam thản nhiên ăn thịt chó và xem đó là một món ăn thông dụng. Họ thường tỏ ra ghê sợ, né tránh những người ăn thịt chó, xem đó là hành động vô lương tâm và không-thể-chấp-nhận-được. Tuy nhiên trong bối cảnh văn hóa Việt Nam đó là một chuyện hết sức bình thường, thịt chó là một món ăn ngon và bổ dưỡng. Chính vì sự khác biệt văn hóa này đã dẫn đến những mâu thuẫn gay gắt và khó dung hòa được. Không chỉ vì người phương Tây không thích mà chúng ta không ăn thịt chó nữa. Đối với hoạt động du lịch thì những trường hợp như trên rất thường xuyên xảy ra và gây nhiều tác động không tốt. 2.3 Xung đột văn hóa ngoại lai – bản địa ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Xung đột văn hóa ngoại lai – bản địa ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, xã hội…Ví dụ trong tôn giáo những người theo đạo Hồi sẽ không ăn thịt heo vì với họ, heo là con vật dơ bẩn. Trong khi đó người theo đạo Hindu thờ con bò, với họ bò là con vật linh thiêng. Với mỗi tôn giáo thì giáo lí rất nghiêm ngặt, vì thế khi một người đạo Hồi và người đạo Hindu dùng bữa với nhau, nếu một trong hai người ăn loại thịt mà người kia không ăn thì sẽ gây ra những xung đột gay gắt về tâm linh, tôn giáo… 3. Tác động của xung đột văn hóa ngoại lai – bản địa đến hoạt động du lịch. Xung đột văn hóa xảy ra ở nhiều nơi và gây ảnh hưởng đến cả kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Trong phạm vi bài tập này chúng tôi muốn đề cập đến những tác động của xung đột văn hóa ngoại lai – bản địa đến du lịch. Các nhân tố văn hóa từ nền văn hóa ngoại lai và văn hóa bản địa có sự khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau, gặp nhau trong dòng chảy du lịch gây nên xung đột văn hóa. Xung đột này diễn ra trong du lịch thể hiện qua các khía cạnh như ẩm thực, trang phục, thái độ, cách cư xử… Có thể thấy so với các thế hệ trước kia thì giới trẻ 8x, 9x hiện nay có điều kiện tiếp xúc và tìm hiểu nhiều nền văn hóa khác nhau hơn vì thế mà họ cũng chịu ảnh hưởng nhiều hơn của văn hóa ngoại lai. Trong một chuyến đi du lịch tham quan thì
  6. những người truyền thống ở độ tuổi trung niên hoặc lớn hơn họ sẽ không thể nào chấp nhận được việc nhìn một khách trẻ tuổi ngồi chung xe với mình ăn mặc ngắn cũn cỡn, đầu tóc, phụ kiện giống hệt mấy ca sĩ nhạc Rock nước ngoài họ thường thấy trên tivi được. Đối với họ đó là cái gì đó rất kịch cỡm và không hề phù hợp với người Việt Nam. Còn người khách trẻ tuổi kia lại xem đó là cách để họ thể hiện bản thân, thể hiện cá tính, thể hiện niềm đam mê nhạc Rock của mình. Xảy ra xung đột văn hóa ngoại lai – bản địa là điều không thể tránh khỏi trong trường hợp này là nó làm cả hai bên du khách đều khó chịu vì phải chịu sự phê bình, phàn nàn từ bên kia là hỏng cả không khí của chuyến đi và ảnh hưởng với các du khách còn lại trong đoàn. Trong ẩm thực cũng có nhiều sự khác biệt lớn giữa văn hóa các nước. Tương tự như thịt chó thì những món như tiết canh, thắng cố, hột vịt lộn, chuột nướng…được xem là ngon và được nhiều người Việt Nam ưa chuộng thì đối với người phương Tây đây được xem là một cú sốc lớn. Du khách phương Tây họ tỏ ra ghê tởm và “ớn lạnh” khi nhìn du khách người Việt thích thú thưởng thức các món ăn trên. Sự khác biệt trong văn hóa ẩm thực trên gây nhiều khó khăn trong hoạt động du lịch. Du khách phương Tây sẽ có cái nhìn thiếu thiện cảm đối với cả nền ẩm thực Việt Nam. Ẩm thực Việt gắn với đôi đũa, chúng ta ăn luôn dùng đũa thể hiện sự linh hoạt, nhanh nhẹn. Trong khi đó người Ấn Độ và người Srilanca lại dùng tay để ăn. Nhiều trường hợp có cả du khách Việt Nam và du khách Ấn Độ, khi dùng bữa chung nhiều người Việt Nam sẽ thể hiện thái độ ghê tởm, coi thường thói quen ăn tay của người Ấn Độ, cho rằng đó là hành động mất vệ sinh, thiếu thẩm mĩ…Thái độ không được lịch sự của người Việt như vậy sẽ gây tổn thương lòng tự hào dân tộc của người Ấn Độ, gây nhiều phẫn nộ và có thể làm hỏng không khí cả chuyến đi. Những ví dụ trên đã phần nào làm sáng tỏ những tác động tiêu cực của xung đột văn hóa đến du lịch Việt Nam. Chúng tôi cũng muốn đề cập đến những xung đột khác ngoài lãnh thổ nước ta. Trong một chuyến du lịch của du khách Pháp sang Ấn Độ có hoạt động tham quan bằng thuyền trên sông Hằng. Như chúng ta đã biết sông Hằng là dòng sông thiêng, dòng sông Mẹ đối với người Ấn Độ, họ thường xuyên tắm gội và thực hiện các hoạt động tín ngưỡng, cầu nguyện ở đây. Tuy vậy khi đến nơi, một vài người Pháp lại có thái độ ghê tởm, kinh hãi khi chứng kiến người dân tắm tại
  7. một dòng sông có nhiều rác, xác động vật, tro cốt người… gây nặng mùi như vậy. Thái độ của người Pháp sẽ để lại ấn tượng không tốt trong đoàn du khách và thậm chí gây nhiều tranh cãi nhất là khi trong đoàn đó có du khách là người Ấn Độ. Quả thực, xung đột văn hóa diễn rất thường xuyên trong du lịch, trong các đoàn khách gồm nhiều thành phần khách đến từ những nước khác nhau sẽ có những văn hóa khác nhau. Những khác biệt văn hóa này nếu dung hòa được sẽ làm giàu có thêm văn hóa của mỗi dân tộc, tạo nên sự đa dạng trong văn hóa. Trong trường hợp sự khác biệt là quá lớn, đến mức trái ngược thì sẽ dẫn đến xung đột. Vì vậy bản lĩnh của người hướng dẫn viên rất quan trọng, cần bình tĩnh, chủ động hòa giải, lấy lại không khí vui vẻ của chuyến đi. Có thể thấy nếu sự giao lưu tìm hiểu văn hóa diễn ra “đúng cách”, tức là có sự tìm hiểu trước, có sự chọn lọc những giá trị tốt đẹp, phù hợp với văn hóa bản địa của mình thì những xung đột là điều hoàn toàn có thể tránh được. Trong thời đại “thế giới phẳng” hiện nay, tình trạng xung đột văn hóa, nhất là văn hóa ngoại lai và văn hóa bản địa đang ngày càng phổ biến và xảy ra với mức độ gay gắt, mang tính chất loại trừ lẫn nhau. Phía bản địa một mực không chấp nhận các luồng văn hóa ngoại lai, goi đó là những giá trị không tốt đẹp, sẽ làm hỏng đi những giá trị văn hóa truyền thống. Ngược lại những nước khác thì luôn mong muốn văn hóa nước mình được nhiều người biết đến, họ mong được giới thiệu những giá trị tốt đẹp nhất đến bạn bè quốc tế. Đó là những suy nghĩ hoàn toàn bình thường nhưng xung đột sẽ xảy ra khi một trong hai bên quá gay gắt, cố tình biến việc giao lưu, học hỏi văn hóa giữa các nước thành một cuộc đua tranh về giá trị, xem văn hóa nước nào tốt đẹp hơn. Cũng có thể nguyên nhân một phần từ thành phần tiếp thu văn hóa ngoại lai, họ không biết chọn lọc những giá trị phù hợp với văn hóa của mình, chạy theo những giá trị xấu thậm chí những giá trị đó còn bị bài trừ ở chính nước ngoài. Khi xảy ra xung đột văn hóa trong hoạt động du lịch như vậy sẽ làm cho du khách có ấn tượng không tốt về nơi họ đến từ đó họ đánh mất thiện cảm và không muốn quay lại nơi đó nữa, để lại hình ảnh không tốt cho du khách.
  8. 4. Nhận xét, kết luận. Toàn cầu hóa đem đến cho các quốc gia cơ hội để chia sẻ và học hỏi lẫn nhau, trao đổi và giao lưu văn hóa. Việc giao lưu văn hóa như vậy sẽ giúp mỗi nước làm giàu thêm văn hóa của nước mình. Tuy vậy nếu không có sự tìm hiểu, chuẩn bị tốt thì sẽ làm nảy sinh những xung đột không đáng có. Đó có thể là xung đột văn hóa giữa Đông và Tây, xung đột giữa truyền thống và hiện đại hay xung đột giữa ngoại lai và bản địa. Trường hợp xung đột giữa ngoại lai và bản địa rất dễ thấy và đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Việc văn hóa một nước khác du nhập vào nước ta, được nhiều người tìm hiểu,làm theo không còn là chuyện gì đó quá mới mẻ. Sẽ rất tốt nếu những giá trị ấy phù hợp và hòa hợp được với những nét đẹp trong văn hóa truyền thống. Nhưng cũng có những giá trị văn hóa quá khác biệt, quá trái ngược với văn hóa Việt Nam, chưa kể là những giá trị không được chấp nhận ở nước bạn khi vào Việt Nam đã không thể dung hoà được với văn hóa Việt Nam, gây ra những xung đột gay gắt giữa bộ phận người cố gắng chạy theo những giá trị đó và những người bảo vệ truyền thống. Những xung đột trên nếu không được giải quyết hợp lí thì sẽ gây nhiều tác động tiêu cực đến kinh tế, văn hóa, chính trị và quan hệ giữa các quốc gia với nhau. Du lịch là một trong những ngành có thể chứng kiến sự xung đột văn hóa ngoại lai và bản địa nhiều nhất. Các nhà làm du lịch, công ty du lịch, đội ngũ hướng dẫn cần có những biện pháp thích hợp của riêng mình để hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực của chúng đến phát triển du lịch.
  9.  TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo Dục, 1999. 2. Thu Trang Công Thị Nghĩa, Du lịch văn hóa ở Việt Nam, NXB Trẻ, 2001. 3. Vanhoanghean.com.vn 4. Baomoi.com  NHÓM THỰC HIỆN: G6 1. Huỳnh Nguyễn Thùy Linh. 0956080080 2. Đặng Thị Dạ Thảo. 0956080150 3. Nguyễn Thu Thảo. 0956080158 4. Võ Thị Thủy. 0956080173 5. Trần Thụy Thùy Trang. 0956080191 6. Lê Thị Bích Trâm. 0956080195
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1