intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập trắc nghiệm gen và mã di truyền

Chia sẻ: Abcdef_41 Abcdef_41 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

107
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tham khảo các phương pháp giải bài tập hóa học nhằm củng cố nâng cao kiến thức của học sinh 12. Đồng thời học liệu có đưa một số bài tập cho các em tự luyện tập. Chúc các em học tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập trắc nghiệm gen và mã di truyền

  1. Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ Bài tập trắc nghiệm gen và mã di truyền Câu 1: Gen là gì: A. là một đoạn chứa các nuclêôtit. B. là một đoạn ADN chứa thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định (Prôtêin hay ARN) C. là một đoạn ADN chứa ba vùng: khởi đầu, mã hoá, kết thúc. D. là một phân tử ADN xác định. Câu 2: Mã di truyền là: A. là trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin B. là một bộ ba các nuclêôtit. C. là một tập hợp gồm có 64 bộ ba nuclêôtit. D. là một tập hợp các bộ ba nuclêôtit để mã hoá các axit amin. Câu 3: Gen là một đoạn ADN A. mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin. B. mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định là chuỗi polipeptit hay ARN. C. mang thông tin di truyền. D. chứa các bộ 3 mã hoá các axitamin. Câu 4: Bản chất của mã di truyền là A. một bộ ba mã hoá cho một axitamin. B. 3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axitamin. C. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin. Biên tập viên: Hồ Thị Thắm – sưu tầm http://www.hoc360.vn
  2. Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ D. các axitamin đựơc mã hoá trong gen. Câu 5: Mã di truyền có tính thoái hoá vì A. có nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một axitamin. B. có nhiều axitamin được mã hoá bởi một bộ ba. C. có nhiều bộ ba mã hoá đồng thời nhiều axitamin. D. một bộ ba mã hoá một axitamin. Câu 6: Mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới vì A. phổ biến cho mọi sinh vật- đó là mã bộ 3, được đọc một chiều liên tục từ 5’- 3’ có mã mở đầu, mã kết thúc, mã có tính đặc hiệu, có tính linh động. B. được đọc một chiều liên tục từ 5’- 3’ có mã mở đầu, mã kết thúc mã có tính đặc hiệu. C. phổ biến cho mọi sinh vật- đó là mã bộ 3, mã có tính đặc hiệu, có tính linh động. D. có mã mở đầu, mã kết thúc, phổ biến cho mọi sinh vật- đó là mã bộ 3. Câu 7: Mã di truyền phản ánh tính đa dạng của sinh giới vì A. có 61 bộ ba, có thể mã hoá cho 20 loại axit amin, sự sắp xếp theo một trình tự nghiêm ngặt các bộ ba đã tạo ra bản mật mã thông tin di truyền đặc trưng cho loài. B. sự sắp xếp theo một trình tự nghiêm ngặt các bộ ba đã tạo ra bản mật mã thông tin di truyền đặc trưng cho loài C. sự sắp xếp theo nhiều cách khác nhau của các bộ ba đã tạo nhiều bản mật mã thông tin di truyền khác nhau. D. với 4 loại nuclêôtit tạo 64 bộ mã, có thể mã hoá cho 20 loại axit amin. Biên tập viên: Hồ Thị Thắm – sưu tầm http://www.hoc360.vn
  3. Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ Câu 8: Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm vùng A. khởi đầu, mã hoá, kết thúc. B. điều hoà, mã hoá, kết thúc. C. điều hoà, vận hành, kết thúc. D. điều hoà, vận hành, mã hoá. Câu 9: Gen không phân mảnh có A. vùng mã hoá liên tục. B. đoạn intrôn. C. vùng không mã hoá liên tục D. cả exôn và intrôn. Câu 10: Gen phân mảnh có A. có vùng mã hoá liên tục. B. chỉ có đoạn intrôn. C. vùng không mã hoá liên tục. D. chỉ có exôn. Câu 11: Ở sinh vật nhân thực A. các gen có vùng mã hoá liên tục. B. các gen không có vùng mã hoá liên tục. C. phần lớn các gen có vùng mã hoá không liên tục. D. phần lớn các gen không có vùng mã hoá liên tục. Biên tập viên: Hồ Thị Thắm – sưu tầm http://www.hoc360.vn
  4. Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ Câu 12: Ở sinh vật nhân sơ A. các gen có vùng mã hoá liên tục. B. các gen không có vùng mã hoá liên tục. C. phần lớn các gen có vùng mã hoá không liên tục. D. phần lớn các gen không có vùng mã hoá liên tục Câu 13: Đặc tính nào dưới đây của mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới A.Tính liên tục. B.Tính đặc thù. C.Tính phổ biến. D.Tính thoái hóa. Câu 14: Một axit amin trong phân tử protein được mã hóa trên gen dưới dạng : A.Mã bộ một. B.Mã bộ hai. C.Mã bộ ba. D.Mã bộ bốn. Câu 15: Thông tin di truyền được mã hóa trong AND dưới dạng. A. Trình tự của các bộ hai nucleotit quy định trình tự của các axit amin trong chuỗi polipeptit. B. Trình tự của các bộ ba nucleotit quy định trình tự của các axit amin trong chuỗi polipeptit. C. Trình tự của mỗi nucleotit quy định trình tự của các axit amin trong chuỗi polipeptit. D. Trình tự của các bộ bốn nuleotit quy định trình tự của các axit amin trong chuỗi polipeptit. Câu 16: Số mã bộ ba mã hóa cho các axit amin là : A.61. B.42 C.64. D.21. Biên tập viên: Hồ Thị Thắm – sưu tầm http://www.hoc360.vn
  5. Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ Câu 17: Axit amin Mêtiônin được mã hóa bởi mã bộ ba : A.AUU. B.AUG. C.AUX. D.AUA. Câu 18: Mã di truyền có các bộ ba kết thúc như thế nào : A.Có các bộ ba kết thúc là UAA, UAG, UGA. B.Có các bộ ba kết thúc là UAU, UAX, UGG. C.Có các bộ ba kết thúc là UAX, UAG, UGX. D.Có các bộ ba kết thúc là UXA, UXG, UGX. Câu 19: Vì sao mã di truyền là mã bộ ba : A. Vì mã bộ một và mã bộ hai không tạo được sự phong phú về thông tin di truyền. B. Vì số nuclêotit ở mỗi mạch của gen dài gấp 3 lần số axit amin của chuỗi polipeptit. C. Vì số nucleotit ở hai mạch của gen dài gấp 6 lần số axit amin của chuỗi polipeptit. D. Vì 3 nucleotit mã hóa cho một axit amin thì số tổ hợp sẽ là 43 = 64 bộ ba dư thứa để mã hóa cho 20 loại axit amin. Câu 20: Mã thoái hóa là hiện tượng : A.Nhiều mã bộ ba cùng mã hóa cho 1 axit amin. B.Các mã bộ ba nằm nôi tiếp nhau trên gen mà không gối lên nhau. C.Một mã bộ ba mã hóa cho nhiều axit amin.. D.Các mã bộ ba có tính đặc hiệu. Câu 21: Các mã bộ ba khác nhau bởi : A. Trật tự của các nucleotit. B. Thành phần các nucleotit. C. Số lượng các nucleotit. D. Thành phần và trật tự của các nucleotit. Biên tập viên: Hồ Thị Thắm – sưu tầm http://www.hoc360.vn
  6. Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ Câu 22: Điều nào không đúng với cấu trúc của gen : A. Vùng kết thúc nằm ở cuối gen mang tín hiệu kết thúc phiên mã. B. Vùng khởi đầu nằm ở đầu gen mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình dịch mã. C. Vùng khởi đầu nằm ở đầu gen mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã. D. Vùng mã hóa ở giữa gen mang thông tin mã hóa axit amin. Biên tập viên: Hồ Thị Thắm – sưu tầm http://www.hoc360.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2