YOMEDIA
ADSENSE
BÀI THẢO LUẬN: KẾT CẤU HẠ TẦNG VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
111
lượt xem 7
download
lượt xem 7
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Doanh nghiệp là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa.Ra đời như một sự tất yếu khách quan, doanh nghiệp đóng vai trò nòng cốt trong sự phát triển của nền kinh tế nói riêng cà sự thịnh vượng của một quốc gia nói chung. Trong nền kinh tế thị trường, sựu tồn tại của doanh nghiệp luôn gắn liền với cạnh tranh, chính sự cạnh tranh tạo nên động lực phát triển của nền kinh tế.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BÀI THẢO LUẬN: KẾT CẤU HẠ TẦNG VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
- HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Môn:Kinh Tế Phát Triển BÀI THẢO LUẬN: Chủ đề: KẾT CẤU HẠ TẦNG VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Doanh nghiệp là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa. Ra đời như một sự tất yếu khách quan, doanh nghiệp đóng vai trò nòng cốt trong sự phát triển của nền kinh tế nói riêng cà sự thịnh vượng của một quốc gia nói chung. Trong nền kinh tế thị trường, sựu tồn tại của doanh nghiệp luôn gắn liền với cạnh tranh, chính sự cạnh tranh tạo nên động lực phát triển của nền kinh tế. Ngày 5/9/2012 Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới WEF công bố Báo Cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report 2012-2013) dựa trên bộ 12 tiêu chí được chia thành 3 nhóm gồm: Các yếu tố cơ bản, các yếu tố thúc đẩy hiệu quả nền kinh tế và các yếu tố thức đẩy sự đổi mới của nền kinh tế. Dưới đây là Top 10 quốc gia đứng đầu trong danh sách. Bảng 3.Tốp 10 bảng xếp hạng năng lực canh tranh toàn cầu 2012-2013 Quốc Gia Thứ hạng 2011(/142) Thứ hạng 2012(/144) Thụy Sỹ 1 1 Singapore 2 2 Phần Lan 4 3 Thụy Điển 3 4 Hà Lan 7 5 Đức 6 6 Mỹ 5 7 Anh 10 8 Hồng Kong 11 9 Nhật Bản 9 10 Vậy cạnh tranh là gì? Nó phụ thuộc vào các yếu tố nào? Sau đây chúng ta sẽ làm rõ vấn đề này: I.Cạnh tranh. 1.Khái niệm: 1.1.Cạnh tranh: Cạnh tranh là một khái niệm gắn với nền kinh tế thị trường.Ngày nay, cạnh tranh được hiểu là hoạt động ganh đua, là cuộc đấu tranh gay gắt và quyết liệt giữa các chủ thể kinh tế với nhau trên thị trường nhằm giành được khách hàng, dành được thị trường để tiêu thụ được nhiều hàng hóa và thu được lợi nhuận cao.Nói cách khác, cạnh tranh là mọi nỗ lực nhằm bán được ngày càng nhiều sản phẩm và tối đa hóa lợi nhuận. Cạnh tranh diễn ra giữa các chủ thể kinh tế với nhau bao gồm cá nhân, doanh nghiệp và cạnh tranh giữa các nền kinh tế. Cạnh tranh vừa có tính khách quan vừa là động lực phát triển của nền kinh tế. Tác động phân hóa của cạnh tranh sẽ dẫn đến loại bỏ sự yếu kém, trì trệ, thúc đẩy sự năng động trong sản xuất kinh doanh và tích cực khai thác các nguồn lực.
- Trên cơ sở từ khái niệm cạnh tranh, chúng ta có một nhận thức là: trong quá trình cạnh tranh với nhau, các chủ phải thông qua sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp, tận dụng những điều kiện trong môi trường kinh doanh nhằm đạt được mục đích.Mục đích của chủ thể kinh tế đạt được ở múc độ nào, hàng hóa của chủ thể tiêu thụ được nhiều hay ít, lợi nhuận chủ thể thu được cao hay thấp sẽ tùy thuộc vào thực lực của chủ thể kinh doanh trong việc sử dụng các biện pháp, những điều kiện môi trường kinh doanh đó như thế nào. 1.2.Năng lực cạnh tranh. Các cấp độ của năng lực cạnh tranh: - Năng lực cạnh tranh quốc gia: Là năng lực của một nền kinh tế đ ạt đ ược tăng tr ưởng b ền vững, thu hút được đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống người dân. -Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp: Được đo bằng khả năng duy trì và mở r ộng th ị phần, thu lọi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong và ngoài nước. Một doanh nghiệp có thể kinh doanh một hay nhiều sản phẩm dịch vụ, vì vậy người ta còn phân biệt năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ. - Năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ được đo bằng thị phần của sản phẩm hay d ịch vụ trên thị trường. Ba cấp độ năng lực cạnh tranh có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo điều kiện cho nhau, chế định và phụ thuộc lẫn nhau. Mỗi nền kinh tế có năng lực cạnh tranh quốc gia phải có nhiều doanh nghiệp canh tranh, ngược lại để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có năng l ực cạnh tranh, môi trường kinh doanh cho nền kinh tế phải thuận lợi, các chính sách kinh tế vĩ mô phải rõ ràng, nền kinh tế phải ổn định, bộ máy nhà nước phải tròn sạch, hoạt động có hiệu quả, có tính chuyện nghiệp. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện qua hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được đo thông qua lợi nhuận, thị phần của doanh nghiệp, thể hiện qua chiến lược kinh doan của doanh nghiệp.Là tế bào của nền kinh tế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo cơ sở cho năng lực cạnh tranh quốc gia. Đồng thời năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng thê hiện qua năng l ực cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Doanh nghiệp có thể kinh doanh một hoặc một số san phẩm dịch vụ có năng lực cạnh tranh. 1.3.Các loại hình cạnh tranh. Dựa vào các tiêu thức khác nhau, cạnh tranh được phân ra thành nhiều loại. Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường cạnh tranh. + Cạnh tranh giữa người mua và người bán: Người bán muốn bán hàng hoá của mình với giá cao nhất, còn người mua muốn bán hàng hoá của mình với gái cao nhát, còn người mua muốn muc với giá thấp nhất. Giá cả cuối cùng được hình thành sau quá trình thương lượng giữ hai bên. + Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào quan hệ cùng cầu trên thị trường. Khi cung nhỏ hơn cầu thì cuộc cạnh tranh trở nên gay gắt, giá cả hàng hoá và dịch vụ sẽ tăng lê, người mua phải chấp nhận giá cao để mua được hàng hoá hoá mà họ cần. + Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: Là cuộc cạnh tranh nhằm giành giật khách hàng và thị trường, kết quả là giá cả giảm xuống và có lợi cho người mua. Trong cuộc cạnh tranh này, doanh nghiệp nào tỏ ra đuối sức, không chịu được sức ép sẽ phải rút lui khỏi thị trường, nhường thị phần của mình cho các đối thủ mạnh hơn Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế cạnh tranh. + u: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá hoặc dịch vụ. Kết quả của cuộc cạnh tranh này là làm cho kỹ thuật phát triển.
- + Cạnh tranh giữa các ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các nghành kinh tế với nhau nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Trong quá trình này có sự phận bổ vốn đầu tư một cách tự nhiên giuqã các nghành, kết quả là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân. Căn cứ vào tính chất cạnh tranh. + Cạnh tranh hoàn hảo: Là hình thức cạnh tranh giữa nhiều người bán trên thị trờng trong đó không người nào có đủ ưu thế khống chế giá cả trên thị trường. Các sản phẩm bán ra đều được người mua xem là đồng thức, tức là không khác nhua về quy cách, phẩm chất mẫu mã. Để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh các doanh nghiệp buộc phải tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành hoặc làm khác biệt hoá sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh. + Cạnh tranh không hoàn hảo: Là hình thức cạnh tranh giữa những người bán có các sản phẩm không đồng nhất với nhau. Mỗi sản phẩn đều mang hình ảnh hay uy tín khác nhau cho nên để giành đựơc ưu thế trong cạnh tranh, người bán phảo sử dụng các công cụ hỗ trợ bán như: Quảng cáo, khuyến mại, cung cấp dịch vụ, ưu đãi giá cả, đây là loại hình cạnh tranh phổ biến trong giai đoạn hiện nay. + Cạnh tranh độc quyền: Trên thị trường chỉ có nột hoặc một số ít người bán một sản phẩm hoặc dịch vụ vào đó, giá cả của sản phẩm hoặc dịch vụ đó trên thị trường sẽ do họ quyết định không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu. Căn cứ vào thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh. + Cạnh tranh lành mạnh: Là cạnh tranh đúng luật pháp, phù hợp với chuẩn mực xã hội và đợc xã hội thừa nhận, nó thướng diễn ra sòng phẳng, công bằng và công khai. + Cạnh tranh không lành mạnh: Là cạnh tranh dựa bào kẽ hổ của luật pháp, trái với chuẩn mực xã hội và bị xã hội lên án ( như trốn thuế buôn lậu, móc ngoặc, khủng bố vv...). 1.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh. 1.4.1.các nhân tố chủ quan Nhân tố con người: Con người ở đây phản ánh đến đội ngũ lao động. Đội ngũ lao động tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua các yếu tố như trình độ lao động, năng suất lao động, thái độ phục vụ khách hàng, sự sáng tạo trong sản xuất... Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất ra sản phẩm hàng hóa. Khả năng về tài chính: Bất cứ một hoạt động đầu tư, sản xuất phân phối nào cũng đều phải xét, tính toán đến tiềm lực, khả năng tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tiềm năng lớn về tài chính sẽ có nhiều thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ, đầu tư mua sắm trang thiết bị, bảo đảm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, duy trì và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, khuyến khích việc tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, lợi nhuận và củng cố vị thế của mình trên thương trường. Trình độ công nghệ: Tình trạng trình độ công nghệ máy móc thiết bị có ảnh hưởng một cách sâu sắc tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp. Đó là yếu tố vật chất quan trọng bậc nhất thể hiện năng lực sản xuất của một doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến chất lượng, năng suất sản xuất. Ngoài ra, công nghệ sản xuất cũng ảnh hưởng đến giá thành và giá bán của sản phẩm. Một doanh nghiệp có công nghệ phù hợp sẽ có một lợi thế cạnh tranh rất lớn do chi phí sản xuất thấp, chất lượng sản phẩm và dịch vụ cao. Ngược lại doanh nghiệp sẽ có bất lợi cạnh tranh khi họ chỉ có công nghệ lạc hậu. 1.4.2.nhân tố khách quan
- Các nhân tố kinh tế: Trong môi trường kinh doanh, các nhân tố kinh tế luôn có những ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung cũng như sức cạnh tranh của sản phẩm doang nghiệp nói riêng. Các nhân tố kinh tế bao gồm: tốc độ phát triển kinh tế, lãi suất trên thị trường vốn... Tốc độ phát triển kinh tế cao sẽ làm cho thu nhập của người dân tăng lên. Thu nhập tăng có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của họ khi nhu cầu về hàng hoá thiết yếu và hàng hoá cao cấp cũng tăng lên. Lãi cho vay của ngân hàng cũng ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiện nay có một phần không nhỏ vốn đầu tư của doanh nghiệp trong ngành là đi vay. Do đó khi lãi suất tăng lên sẽ dẫn tới chi phí sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp tăng và ngược lại. Như vậy, doanh nghiệp nào có lượng vốn chủ sở hữu lớn xét về mặt nào đó sẽ thuận lợi hơn trong cạnh tranh và rõ ràng năng lực cạnh tranh về tài chính của doanh nghiệp sẽ tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh. Các nhân tố kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến sức cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp trong các ngành. Do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải đánh giá được tác động của nó để tìm ra những cơ hội cũng như thách thức. Các nhân tố về chính trị pháp luật: Các nhân tố về chính trị pháp luật là nền tảng quy định các yếu tố khác của môi trường kinh tế. Nền kinh tế ảnh hưởng đến hệ thống chính trị nhưng ngược lại hệ thống chính trị cũng tác động trở lại các hoạt động kinh tế. Pháp luật và chính trị ổn định sẽ tạo ra một cơ chế chính sách trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng lĩnh vực cụ thể có được lợi thế cạnh tranh trong xu thế toàn cầu hoá của thế giới. Nói tóm lại, khi xem xét khả năng cạnh tranh của một ngành, của một doanh nghiệp thậm chí kể cả của đối thủ cạnh tranh, cần phải xem xét đầy đủ các nhân tố tác động, từ đó tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành hay của doanh nghiệp đó. II. Kết cấu hạ tầng. 1.Khái niệm. Trong kinh tế học, chúng ta có thể hiểu khái niệm CSHT như sau: là tổ hợp các công trình vật chất kỹ thuật có chức năng phục vụ trực tiếp dịch vụ sản xuất đã sống của dân cư, được bố trí trên một phạm vi lãnh thổ nhất định. Khi lực lượng sản xuất chưa phát triển quá trình tiến hành các hoạt động chỉ là sự kết hợp giữa ba yếu tố :lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động chưa có sự tham gia của CSHT.Nhưng khi lực lượng sản xuất đã phát triển đến trình độ cao thì để sản xuất có hiệu quả cần có sự tham gia của CSHT. CSHT kỹ thuật được phát triển mạnh mẽ gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp từ thế kỷ 17 đến thế kỉ 19. Bên cạnh đó, chính vì sự phát triển mạnh mẽ của CSHT kỹ thuật mà nó thúc đẩy sự phát triển của CSHT xã hội từ cuối thế kỉ 19 đến đầu thế kỷ 20. Hiện nay, chúng ta đang tiến hành phát triển CSHT ở giai đoan 3. Giai đoạn vừa phát triển CSHT kỹ thuật vừa phát triển CSHT xã hội. Như vậy, khi khoa học kỹ thuật ngày càng được nâng cao thì CSHT càng phát triển. 2.Phân loại cơ sở hạ tầng: Căn cứ vào chức năng, tính chất và đặc điểm người ta chia các công trình CSHT thành 3 loại: -Cơ sở hạ tầng kỹ thuật -Cơ sở hạ tầng xã hội -Cơ sở hạ tầng môi trường
- CSHT kỹ thuật là các công trình phục vụ cho sản xuất và đời sống bao gồm: Các công trình thiết bị chuyên tải và cung cấp năng lượng, mạng lưới giao thông, cấp thoát nước, thông tin liên lạc. CSHT xã hội gồm các công trình phục vụ cho các địa điểm dân cư như nhà văn hóa, bệnh viện, trường học, nhà ở và các hoạt động dịch vụ công cộng khác. Các công trình này thường gắn với các địa điểm dân cư làm cơ sở góp phần ổn định, nâng cao đời sống dân cư trên vùng lãnh thổ. CSHT môi trường là toàn bộ hệ thống vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc bảo vệ, giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước và môi trường sống của con người. Hệ thống này bao gồm các công trình phòng chống thiên tai, các công trình bảo vệ đất đai, vùng biển và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 3.Đặc điểm: Hệ thống CSHT có nhiều đặc điểm riêng biệt khác với hệ thống kinh tế xã hội khác. Đứng dưới góc độ đầu tư phát triển CSHT cần xem xét các đặc điểm sau: Bản thân hệ thống CSHT là một tập hợp các công trình xây dựng có vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài thường là thông qua các hoạt động kinh tế khác để thu hồi vốn. Trong cơ chế thị trường hiện nay, đồng vốn luôn vận động một cách năng động và chịu sự chi phối của lợi nhuận, nơi nào có lợi nhuận cao, thời gian thu hồi vốn nhanh thì sẽ được đầu tư nhiều và ngược lại.Vì thế, lĩnh vực kinh doanh CSHT kỹ thuật thường được các nhà đầu tư ít quan tâm hơn là dịch vụ kinh doanh buôn bán khác. Các công trình CSHT mang tính xã hội hóa cao, có nhiều đặc tính của hàng hóa công cộng.Tuy nhiên, CSHT thì không chỉ có sự tham gia của chính phủ mà còn có sự đóng góp của khu vực tư nhân, còn hàng hóa công cộng về cơ bản do chính phủ cấp, chính phủ là người đứng ra bỏ vốn đầu tư xây dựng mà chủ yếu là từ nguồn ngân sách, tư nhân thì rất ít, thời gian thu hồi vấn chậm, thậm chí rất khó thu hồi vốn. Hệ thống các công trình CSHT kỹ thuật mang tính kỹ thuật cao, quy mô lớn nó không chỉ đáp ứng nhu cầu cuộc sống, sản xuất, dịch vụ, đời sống con người,...trong hiên tại và cả trong tương lai nữa.Mặt khác thời gian tồn tại của các công trình CSHT trên lãnh thổ là rất lâu dài.Vì thế những sai lầm trong bố trí địa điểm, áp dụng công nghệ sẽ đều phải trả giá rất đắt. Do đó, yêu cầu khi xây dựng CSHT bên cạnh việc áp dụng những thành tựu tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phải căn cứ vào quy hoạch phát triển vùng và dự kiến được những biến động tron tương lai. Các công trình CSHT trên phạm vi lãnh thổ có chức năng phục vụ sản xuất và đời sống. Tuy vậy, nếu xét về bản chất kết quả hoạt động của các CSHT lại là từ dịch vụ chứ không phải là sản xuất vật chất cụ thể chẳng hạn dịch vụ bưu chính viễn thông, giáo dục đào tạo đây chính là điểm phân biệt giữa CSHT với các ngành sản xuất vật chất khác. 4.Vai trò của CSHT đối với khả năng cạnh tranh. TheoWEF, trong 12 tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh, Việt Nam tụt hạng về 9 tiêu chí. Trong đó, Việt Nam tụt 41 bậc về môi trường kinh tế vĩ mô xuống vị trí thứ 106 sau khi tăng 20 bậc vào năm 2011. Các chỉ tiêu khác gồm có cơ sở hạ tầng (thứ 95), chất lượng đường xá (thứ 120), cầu cảng (130). Theo nhận định của WEF, cơ sở hạ tầng vẫn là thách thức lớn đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam mặc dù đã có dấu hiệu cải thiện trong những năm gần đây. WEF cho rằng cơ sở hạ tầng (xếp hạng 95/114) của Việt Nam hiện đã bị quá tải do kinh tế tăng trưởng nhanh và sẽ tiếp tục là thách thức lớn trong thời gian tới bất chấp đã được cải
- thiện trong vài năm gần đây. Trong đó chất lượng đường và cảng biển bị đánh giá tệ nhất với vị trí lần lượt là 120 và 113 trong số 144 nền kinh tế được khảo sát. Như vậy, CSHT là tiêu chí hàng đầu quyết định năng lực cạnh tranh của một quốc gia, vừa là thế mạnh trong cuộc chạy đua nhằm thu hút FDI, vừa là thách thức của nền kinh tế, nếu không phát triển đi trước một bước với các ngành khác sẽ cản trở cả cỗ máy vận hành. III. Thực trạng năng lực cạnh tranh, cơ sở hạ tầng ở nước ta hiện nay. 1.Thực trạng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam hiện nay: Bảng 4. Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam giai đoạn 2003- 2012 Xếp hạng/ Tổng số quốc gia So với năm gần nhất Năm 2003 60/102 2004 77/104 -17 2005 74/117 +3 2006 77/125 -3 2007 68/131 +9 2008 70/134 -2 2009 75/133 -5 2010 59/139 +16 2011 65/142 -6 2012 75/144 -10 (+):Lên hạng, (-):Xuống hạng Bảng 5: So sánh điểm số và xếp hạng các chỉ số thành phần GCI của Việt Nam năm 2012 và 2011 Xếp hạng Điểm S Các tiêu chí TT 2012 (2011) 2012 (2011) Các yếu tố căn bản I 91 (76) 4,2 (4,4) Các định chế (22 chỉ tiêu) 1 89 (87) 3,6 (3,6) Kết cấu hạ tầng (9 chỉ tiêu) 2 95 (90) 3,3 (3,6) Ổn định kinh tế vĩ mô (5 chỉ tiêu) 3 106 (65) 4,2 (4,8) Y tế và giáo dục phổ thông (10 chỉ tiêu) 4 64 (73) 5,8 (5,7) Các yếu tố cải thiện hiệu quả II 71 (66) 4,0 (4,1) Đào tạo và giáo dục bậc cao (8 chỉ tiêu) 1 96 (103) 3,7 (3,5)
- Hiệu quả của thị trường hàng hoá (16 chỉ tiêu) 2 91 (75) 4,1 (4,2) Hiệu quả của thị trường lao động (8 chỉ tiêu) 3 51 (46) 4,5 (4,6) Trình độ của thị trường tài chính (8 chỉ tiêu) 4 88 (73) 3,9 (4,0) Mức độ sẵn sàng cho công nghệ (7 chỉ tiêu) 5 98 (79) 3,3 (3,5) Quy mô của thị trường (2 chỉ tiêu) 6 32 (33) 4,6 (4,6) Các yếu tố sáng tạo và phát triển III 90 (75) 3,3 (3,4) Trình độ phát triển doanh nghiệp (9 chỉ tiêu) 1 100 (87) 3,6 (3,7) Sáng tạo (7 chỉ tiêu) 2 81 (66) 3,1 (3,2) Nguồn: The Global Competitiveness Report 2012–2013 của WE Năng lực cạnh tranh toàn cầu (chỉ số GCI) của Việt Nam lên bậc ngoạn mục nhất vào năm 2010 (tăng 16 bậc). Theo các chuyên gia WEF, ưu điểm lớn nhất của Việt Nam trong năm này là những ảnh hưởng tích cực của chính sách thị trường lao động và việc duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Kể từ năm 2010 đến nay, năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam cũng tụt 16 bậc. Trong phần nhận xét chi tiêt về Việt nam, bản báo cáo dày hơn 500 trang cảu WEF khẳng định: ‘‘ Trong 2 lần xếp hạng gần đay nhất Việt Nam đã tụt tổng cộng 16 bậc và hiện là nước có thứ hạng thấp thứ 2 trong số 8 thành viên ASEAN được khảo sát. Quốc gia này đã để mất 9 điểm trong tổng số 12 hạng mục. Tất cả các chỉ tiêu của Việt Nam đều bị xếp dưới hạng 50 và rất nhiều tiêu chí gần sát hạng 100”, bản báo cáo viết. WEF cho rằng cơ sở hạ tầng ( xếp hạng 95/144) của Việt Nam đã bị quá tải do kinh tế tăng trưởng nhanh và sẽ tiếp tục là thách thức lớn trong thời gian tới bất chấp đã được cải thiện trong vài năm gần đây. Trong đó chất lượng đường và và cảng biển bị đánh giá tệ nhất với vị trí lần lượt là 120 và 113 trong tổng sô 144 nền kinh tế được khảo sát. Ngoài ra, mức độ tôn trọng đối với bản quyền và sự bảo vệ đối với quyền sở hữu trí tuệ cũng bị xem là chưa đầy đủ nên chỉ được ở các mức xếp hạng 113 và 123.“ Các doanh nghiệp tư nhân vẫn có đạo đức kém và trách nhiệm giải trình đặc biệt yếu”-bản báo cáo viết. Những điểm mạnh đáng kể nhất của kinh tế Việt Nam đó là thị trường lao động khá hiệu quả (xếp hạng 51) quy mô thị trường lớn( hạng 32) và hoạt động chăm sóc sức khỏe cũng như giáo dục cơ bản được đánh giá ở mứ đầy đủ( hạng 64). Bằng bản báo cáo về năng lực canh tranh Việt Nam 2010, GS Micheal Porter (Giáo sư của Đại học Harvard-Cha đẻ thuyết cạnh tranh) đã đi thẳng vào những điểm mấu chốt của nền kinh tế Việt Nam. Và hầu hết những nhận định trong báo cáo này đều được cho là rất xác đáng. Giáo sư đã nêu lên 7 điểm yếu của Việt Nam trong năng lực cạnh tranh: -Thứ nhất, giá trị gia tăng thấp của khu vực xuất khẩu cùng với nhu cầu nội địa tăng làm gia tăng thâm hụt thương mại. -Thứ hai, sự lên giá thực của VND góp phần thêm vào mất cân bằng cán cân thương mại. -Thứ ba, các dòng vốn lớn đổ vào làm kích thích tăng cầu nội địa và lạm phát. -Thứ tư, chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng càng gây thêm áp lực lạm phát. -Thứ năm, tỷ lệ tăng trưởng GDP so với đầu tư ngày càng giảm làm tăng sự phụ thuộc vào các dòng vốn bên ngoài để duy trì tăng trưởng.
- -Thứ sáu, tăng trưởng nhu cầu đang vượt quá năng lực vi mô của nền kinh tế về mặt kỹ năng lao động và hạ tầng kỹ thuật. -Thứ bảy, khoảng cách giữa vốn FDI công bố và vốn thực hiện ngày càng tăng. Khi hàng rào thuế quan dần được gỡ bỏ giữa các nước thì ưu thế về thị trường, lao động...của Việt Nam sẽ trở nên mờ đi.Khi đó, nếu không có năng lực cạnh tranh thực sự, ngay cả những nhà đầu tư “thân thiết” với VIệt Nam như Nhật Bản, EU cũng sẽ phải cân nhắc việc tìm bến đỗ mới”, đó là những nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và chính sách( Đại học Quốc gia Hà Nội) 2.Thực trạng cơ sở hạ tầng của Việt Nam hiện nay: CSHT là một trong những nút thắt cho sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam nên phát triển CSHT luôn là trọng tâm chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của VIệt Nam từ năm 1991 đến năm 2020 khi cơ bản trở thành nước công nghiệp như chúng ta mong muốn. Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu 2008 nêu rõ trong số các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, Việt Nam xếp hạng thấp nhất về chất lượng cảng, đường bộ và điện (Bảng 2). Bảng 1. Việt Nam: Xếp hạng quốc tế về cơ sở hạ tầng của Việt Nam Xếp hạng quốc tế Lợi thế cạnh tranh(+)/ Bất lợi thế cạnh tranh(-) Chất lượng CSHT nói chung 97 Chất lượng hạ tầng cảng 112 - Chất lượng cung cấp điện 104 - Chất lượng đường bộ 102 - Chất lượng hạ tầng vận tải hàng không 92 - Chất lượng hạ tầng đường sắt 66 - Tổng Tổng số hành khách trên 1km đường 42 + ĐườnĐường điện thoại 37 + Xếp hạng chỉ số cạnh tranh quốc gia 70 Nguồn: Diến đàn kinh tế Thế giới, Báo Cáo Canh Tranh Toàn Cầu 2008-2009 Nghịch lý giữa đầu tư cao nhưng kết quả xây dựng hạ tầng kém gợi lên câu hỏi quan trọng về hiệu quả. Nếu có nhiều dự án hạ tầng lãng phí và bị tham nhũng nặng nề, trong khi một vài dự án hiệu quả thì bị trì hoãn do quản lý kém, thì tỷ suất lợi nhuận đầu tư sẽ thấp.Việt Nam là quốc gia sử dụng vốn kém hiệu quả nhất căn cứ trên tỉ lệ vốn tăng thêm trên sản lượng (ICOR). Trong 10 năm qua, Việt Nam đã cần đến 5 đơn vị vốn để tạo ra một đơn vị tăng trưởng trong khi các nền kinh tế châu Á khác chỉ cần 2,5 – 3,5 đơn vị vốn trong giai đoạn tăng trưởng nhanh. Rõ ràng, mức ICOR cao một cách khác thường như vậy ít nhất cũng do đầu tư thiếu hiệu quả trong cơ sở hạ tầng gây ra một phần. Bảng 2. ICOR ở một số nền kinh tế châu Á % tăng trưởng GDP ICOR Việt Nam 1997-2007 7,2 5,1 Hàn Quốc 1969-1988 8,4 2,8 Malaysia 1977-1996 7,4 4,9
- Thái Lan 1976-1995 8,1 3,6 Đài Loan 1963-1982 9,8 2,9 Indonesia 1977-1996 7,2 2,8 Nguồn: Tính toán từ Chỉ báo Phát triển Thế giới của Ngân hàng Thế giới IV. Giải pháp của vấn đề. Qua các nội dung, hình ảnh, số liệu đã nêu ở những phần trên, ta thấy rằng CSHT và năng lực cạnh tranh có mối quan hệ qua lại sâu sắc đối với nhau. Nếu nền kinh tế có năng lực cạnh tranh tốt, hiệu quả thì sẽ thu hút đầu tư cao, kinh tế được phát triển,… dẫn đến có nguồn lực dồi dào để đầu tư phát triển, nâng cấp cơ sở hạ tầng, mặt khác khi kinh tế đã phát triển thì nền kinh tế cũng đòi hỏi CSHT phát triển ở một mức độ nhất định để có thể đáp ứng được các yêu cầu do nền kinh tế đề ra. Bên cạnh đó, nếu CSHT của một quốc gia, một nền kinh tế hiện đại, đó là một trong những nhân tố quan trọng giúp cho nền kinh tế có năng lực cạnh tranh cao hơn, hiệu quả hơn. Vì thế, để nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như cơ sở hạ tầng của nền kinh tế nói chung cũng như Việt Nam nói riêng, ta cần phải phát triển đồng bộ cả hai yếu tố. Giải pháp nâng cao nặng lực cạnh tranh của nền kinh tế. a. Phát triển nguồn nhân lực: Lao động là một yếu tố 2 mặt đối với quá trình phát triển kinh tế. Thứ nhất, lao động là một yếu tố đầu vào không thể thiếu của quá trình sản xuất, do đó nó là yếu tố nguồn lực ảnh hưởng tới chi phí sản xuất. Thứ hai, lao động là một bộ phận dân số, được hưởng thụ thành quả của quá trình phát triển, do đó, chiến lược phát triển con người luôn là trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế của các quốc gia. Khi năng lực của người lao động được tăng lên, năng suất lao động cũng tăng. Tuy nhiên, ở nước ta, nguồn lao động dồi dào chưa phải là yếu tố có đóng góp nhiều cho sự tăng trưởng kinh tế, do nền kinh tế kém phát triển, các nguồn lực để tạo ra việc làm hạn chế. Lao động vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển, do đó, để phát triển nguồn nhân lực ta giải quyết các vấn đề sau: Không ngừng tạo điều kiện cho người lao động (bao gồm công nhân lao động và cán bộ quản lý các cấp) được học tập, đào tạo, đào tạo lại. - Tuy nhiên cũng cần phân định rõ việc đào tạo ở 2 mức độ: đào tạo nhân lực nói chung và đào tạo nhân tài nói riêng. Đào tạo nhân lực nói chung là cung cấp các kiến thức cơ bản tùy theo từng trình độ, phù hợp với sự phát triển trên diện rộng. Đào tạo nhân tài là đào tạo những cán bộ giỏi, cán bộ đầu ngành trong từng lĩnh vực, để họ có đủ khả năng tư duy và sáng tạo, đủ tầm để vươn tới đỉnh cao của khoa học kỹ thuật, hoàn thành tốt trọng trách mà xã hội giao phó. - Để nâng cao sức cạnh tranh thì đào tạo chuyên sâu là vô cùng cần thiết, vì đạo tạo chuyên sâu mới có được đội ngũ cán bộ giỏi. Trong thực tế chúng ta thấy không ít trường hợp có nhiều doanh nghiệp được đầu tư cơ sở vật chất và nguồn vốn khá lớn song vẫn hoạt động không hiệu quả; tại sao những doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản song một khi chon đựơc giám đốc giỏi thì họ đã xoay chuyển được tình thế trên. Phải chăng lời giải ở đây chính là yếu tố con người. Chính vì vậy, việc đào tạo không thể thực hiện một cách hình thức, chạy theo số lượng mà luôn phải cần chú ý đến chấtlượng đào tạo. - Vấn đề đào tạo cần gắn liền với rèn luyện phẩm chất đạo đức và sức khỏe tốt. Nếu con người được đào tạo và rèn luyện với những phẩm chất tốt thì hành động của họ sẽ mang tính nhân bản hơn và sẽ thúc đẩy xã hội phát triển.
- Bên cạnh đó chúng ta cần tạo ra môi trường thuận lợi để người lao động được phát huy mọi sức sáng tạo của mình, được cống hiến nhiều hơn cho doanh nghiệp và toàn xã hội. Đây là một yếu tố quan trọng vì nếu nguồn lao động được đào tạo tốt song không có môi trường thể hiện chẳng khác nào món đồ chơi để trưng bày, rồi nó cũng mai một theo thời gian. Nhưng nếu có môi trường tốt để làm việc thì nhân tố lao động sẽ được phát huy và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Do vậy, con người phải được đặt đúng vào vị trí phù hợp với khả năng của mình trong môi trường làm việc. Hiện tượng chảy máu chất xám đang diễn ra khá nhiều ở nước ta, để hạn chế được hiện tượng này và thu hút được nhân tài phục vụ đất nước thì chúng ta phải có một ch ế đ ộ l ương thỏa đáng cho công nhân viên. Chính phủ cần có chính sách can thiệp hợp lý đ ể mọi người có thể hưởng một mức lương phù hợp với sự đóng góp của họ. Khi chúng ta còn nghèo thì chúng ta phải tận dụng nhân công rẻ để nâng cao sức cạnh tranh, song nếu giá nhân công rẻ thì thường dẫn đến năng suất thấp, hiệu quả không cao. Ví dụ, từ lâu ta vẫn nói răng Việt Nam có lợi thế về nguồn nhân công giá rẻ trong những ngành thâm dụng lao động như ngành dệt may, da giày..., song nếu năng suất của một công nhân Việt Nam trong nganh may chỉ bằng 1/4 so với năng suất của một công nhân tại các nước phát triển thì rõ ràng giá nhân công r ẻ không hẳn là một ưu thế. Và trong cuộc sống hiện tại, người ta thường có xu hướng s ẵn sàng b ỏ tiền ra để mua một mặt hàng chất lượng hơn, được đầu tư chất xám nhiều hơn mặc dù giá có thể cao hơn. Duy trì sức cạnh tranh chống độc quyền Mặc dù Việt Nam đã thực hiện đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị tr ường từ 15 năm qua nhưng tình trạng độc quyền vẫn tồn tại khá phổ biến nhất là đối với các doanh nghi ệp thuộc khu vực nhà nước, đa số hàng hoá và dịch vụ trong các doanh nghiệp nhà nước đ ều có giá cả cao, các hàng hoá như nguyên liệu,vật tư, điện nước, chất đốt, xi măng và các dịch vụ thông tin có giá cao hơn các nước trong khu vực: giá điện cao hơn 50%, giá nước 70%, cước phí vận tải biển 27%, xi măng 7%, thép xây dựng 20USD/tấn, điện thoại quốc tế chi phí ở Vi ệt Nam cao gấp 7 lần Singapore, gấp 2 lần so với Trung Quốc, giá thuê đ ất ở các thành ph ố ở Vi ệt Nam cao hơn ở Trung Quốc từ 4-6 lần, cao hơn ở Thái Lan 6 lần đã làm tăng đáng kể các chi phí đầu vào, do đó nâng cao giá thành sản phẩm làm giảm khả năng cạnh tranh so với hàng hoá cùng loại của các nước bạn. Sự tồn tại một cách nhập nhằng giữa độc quyền nhà nước với độc quyền doanh nghiệp, giữa mục tiêu công ích với mục tiêu lợi nhuận cộng với sự bảo hộ quá lớn của nhà nước dẫn đến hình thức hoá cạnh tranh làm cho cạnh tranh thiếu hiệu quả. Để nâng cao năng l ực cạnh trang cho doanh nghiệp và hàng hoá Việt Nam cần thiết phải tạo một sân chơi bình đ ẳng v ề mặt pháp lý, không được phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế khác nhau, giữa quốc doanh và dân doanh để tiến tới hoạt động thống nhất theo luật doanh nghiệp, đẩy mạnh chống độc quyền thông qua bãi bỏ đặc quyền và những ưu đãi về thương mại, thuế, tín dụng, giải quyết nợ tồn đọng, cấp phép đầu tư, giao đất, quy định giá cả Giải quyết vấn đề này chính phủ cần ban hành luật chống độc quyền, kiểm soát giá các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, điện, giá thuê đất,… ngang bằng với các nước trong khu
- vực và thế giới; đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, mở rộng điều tiết nhà nước thông qua thuế một cách bình đẳng; đổi mới chính sách và cách sử dụng cán bộ,… Khai thác lợi thế so sánh Trong nền kinh tế thị trường chúng ta cần phải bán “cái xã hội cần” chứ không phải bán “cái mình có”. Việc lựa chọn đúng và đẩy mạnh đầu tư sản xuất các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh để tham gia thương mại quốc tế sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Ở nước ta, các ngành có lợi thế cạnh tranh là chế biến nông sản, thủy sản, ngành may mặc, sản xuất bơ sữa,… Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam, chúng ta cần giải quyết các vấn đề về vốn đầu tư, có chính sách thu hút vốn, khuyến khích sử dụng công nghệ cao, giảm thiểu tối đa việc gây ô nhiễm môi trường. Nhận thấy các ngành công nghiệp cao như điện tử, tin học, chế tạo máy,. .. ở nước ta chưa thực sự phát triển, chúng ta nên có chính sách phát triển các ngành này để phát triển nền kinh tế. Yêu cầu ngày càng cao về chất lượng của sản phẩm là một động l ực thúc đ ẩy các doanh nghiệp nâng cao năng lực canh tranh của mình. Có một thay đ ổi lớn trong th ị tr ường hàng hoá trong hai thập kỷ gần đây mà rất nhiều người đã bỏ qua. Đó là sự gia tăng dân ch ủ tiêu dùng. Điều nói đến ở đây chính là sự phát triển của rất nhiều nhân tố, đặc biệt là công nghệ và toàn cầu, mà người tiêu dùng lựa chọn hơn bao giờ hết. Có l ẽ sự phát triển này đ ược nhận thấy rõ nhất ở Đông Âu và Châu á. Với sự chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường, hoàn thiện về cơ sở hạ tầng và hệ thống phân phối, nhiều hàng hoá đã được trình bày bán t ại các cửa hàng, siêu thị. Và kết quả, sự lựa chọn của khách hàng đã trở thành một yếu tố quan trọng của thị trường mà chỉ vài năm trước đây nó vẫn chưa tồn tại. Cùng lúc đó do sự phát triển của công nghệ mà một thay đổi lớn đã xảy ra đối với các nhà sản xuất. Khi một công ty cung cấp một sản phẩm mới cho thị trường thì đối thủ cạnh tranh cũng đưa ra được rất nhiều loại sản phẩm tương tự nếu không nói là hoàn toàn giống nhau. Gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đế nhu cầu ngày càng đa dạng c ủa khách hàng. Họ tin rằng khi hoàn thiện chất lượng sản phẩm và giảm được giá thành thì sư nâng cao được vị thế cạnh tranh trên thị trường. Có lẽ niềm tin của họ hoàn toàn có c ơ s ở vì hàng Việt Nam đã có một chỗ đứng nhất định trong lòng người tiêu dùng. Tuy nhiên, những gì đã giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam đạt được thành công hiện nay không bảo đảm cho họ một vị thế cạnh tranh trong tương lai. b.Giải pháp nâng cao cơ sở hạ tầng ở nước ta Nước ta cần đầu tư phát triển đồng bộ trên các lĩnh vực của cơ sở hạ tầng. Hệ thống giao thông vận tải Phương hướng phát triển hệ thống giao thông là tạo sự chuyển biến cơ bản về cơ cấu, quy mô, trình độ kĩ thuật công nghệ, trong đó phát triển nhanh ngành hàng hải và hàng không, t ận dụng tốt các đường song, ngăn chặn sự xuống cấp, từng bước nâng cấp các tuyến đ ường bộ, đường sắt trọng điểm, giải quyết giao thông đường bộ ở các vùng kinh tế trọng điểm. Hoàn chỉnh tuyến trục Bắc – Nam, củng cố các tuyến lên Tây Nguyên và xuống đồng bằng song Cửu Long ,cải thiện mạng lưới giao thông đồng bằng song Hồng và giao thông các thành ph ố
- lớn. Mở rộng, hiện đại hóa các đầu mối giao lưu quốc tế: cảng biển, cảng hàng không, phát triển các tuyến nối trục giao thông quốc tế với các nước láng giềng. Phát triển tuyến vận tải ven biển và các cảng nước sâu trên các vùng. Nâng cấp tuyến đường sắt xuyên Việt để tạo nên tuyến vận tải hàng hóa có khối lượng lớn từ Bắc đến Nam và các tỉnh miền Trung, một tuyến vận chuyển hành khách đường dài nhanh chóng tiện lợi. Tăng năng lực vận chuyển trên các tuyến hàng không hướng Bắc – Trung – Nam và nâng cấp các sân bay này. Triển khai chương trình giao thông nông thôn, giải quyết đường đến huyện và 599 xã cùng 15 điểm cụm xã có tổng chiều dài là 7425 km. Bưu chính viễn thông. Tăng cường và phát triển mạng bưu chính viễn thông công cộng cũng như chuyên dùng theo hướng đi thẳng vào kỹ thuật hiện đại, cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa bằng kĩ thuật số, quang học với công nghệ tiên tiến để có dung lượng lớn, tốc độ cao nhằm đạt được mục tiêu 3T ( tốc độ, tiêu chuẩn, tin học và đồng thời cập nhật kịp thời các công nghệ mới). Mở rộng các dịch vụ mới: Điện thoại thấy hình, hội nghị truyền hình, truyền số liệu tốc độ cao, thư điện tử, bưu phẩm khai giá. Đưa các dịch vụ đến với khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác , an toàn, tiện lợi, văn minh, lịch sự. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dịch vụ, bỏ độc quyền dịch vụ bưu chính viễn thông. Cung cấp điện. Ưu tiên khai thác thủy năng, trước hết tập trung vào các công trình có hiệu quả kinh tế cao như sông Đà, sông Đồng Nai và một số công trình vừa và nhỏ trên các lưu vực sông khác nhằm kết hợp thủy điện và thủy lợi, phát triển nhiệt điện dùng than ở các tỉnh phía Bắc trên c ơ s ở tăng cường khai thác sử dụng than ở Quảng Ninh. Nghiên cứu và xây dựng các nhà máy điện nguyên tử để bổ sung nguồn điện cho phát tri ển kinh tế. Liên kết các huyện thị vào mạng lưới quốc gia. Đầu tư đồng bộ và từng bước hiện đại hóa lưới điện chuyển tải và phân phối nhằm nâng cao độ tin cậy, chất lượng cung cấp, chất lượng cung cấp và giảm tỷ lệ hao hụt xuống còn khoảng 10%.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn