YOMEDIA
ADSENSE
Bài thảo luận môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin
155
lượt xem 12
download
lượt xem 12
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nội dung trình bày của bài thảo luận: Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, ý nghĩa của quy luật đối với con đường đi lên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Hi vọng đây là tài liệu hữu cho các bạn khi cần. Mời các bạn cùng tham khảo.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài thảo luận môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin
- A: MỞ ĐẦU. B: NỘI DUNG CHƯƠNG I: QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHẢI PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT. 1: Khái niệm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. 1.1.Lực lượng sản xuất +Khái niệm. +Kết cấu llsx. 1.2.Quan hệ sản xuất +Khái niệm + ba mặt của qhsx, phân tích mối quan hệ giữa ba mặt và vai trò của từng mặt. 2: Quy luật về quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất. 2.1 : Tính chất và trình độ của llsx a) Tính chất b) Trình độ của lực lượng sản xuất: 2.2 :Nội dung của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất. a) Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất.( chị Trang Anh) b) Quan hệ sản xuất tác động ngược trở lại với lực lượng sản xuất.Chị Linh Nguyễn) CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA CỦA QUY LUẬT ĐỐI VỚI CON ĐƯỜNG ĐI LÊN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM. 1: Sự tất yếu phải vận dụng quy luật vào trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước của Đảng ta. 2. Sự thay đổi của đất nước ta nhờ vận dụng quy luật vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. C:KẾT LUẬN. ----------------------------------------------------------------------------------------------------
- A: MỞ ĐẦU Chủ nghĩa duy vật lịch sử - một trong ba bộ phận cấu thành hệ thống quan điểm Mác- Lênin – từ lâu đã trở thành phương pháp luận của nhiều nhà nghiên cứu trong các bộ môn như sử học, xã hội học...Trong tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế - chính trị” năm 1859, C.Mác viết rằng : “Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người ta có những quan hệ n hất định, tất yếu, không tùy thuộc ý muốn của họ- tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất của họ…” Trong chủ nghĩa Mác-Lênin , người ta gọi tư tưởng này của Mác là tư tưởng về "Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất". Khuynh hướng chung của xã hội là không ngừng thay đổi. Xét đến cùng, trong toàn bộ tiến trình lịch sử phát triển của xã hội l oài người, chế độ xã hội này bị thay thế bởi chế độ xã hội khác là nhờ phương thức sản xuất thay đổi và sự thay đổi phương thức sản xuất chính là do sự thay đổi của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Học tập, nghiên cứu Chủ nghĩa duy vật lịch sử nói riêng và “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin” nói chung , cần phải hiểu đúng tinh thần, thực chất của nó và phải tuân theo nguyên tắc : gắn kết những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam, thực tiễn thời đại để thấy được sự vận dụng sáng tạo những nguyên lý đó của Đảng Cộng sản Việt Nam vào trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể của đất nước. Tìm hiểu về quy luật này sẽ giúp ta có được những hiểu biết, cái nhìn sâu sắc về sự phát triển của đất nước cũng như của thế giới, hiểu được quy luật vận động của xã hội và thấy được ý nghĩa của nó đối với con đường đi lên Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ,từ đó góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng phát triển vững mạnh. Quy luật trên trước hết là quy luật kinh tế nhưng hơn thế nữa nó là quy luật cơ bản nhất của toàn bộ đời sống, xã hội của lịch sử nhân loại. Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng, tuân theo nguyên tắc khách quan và bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập làm phát sinh mâu thuẫn thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. ( Thuyết trình: Và để đi sâu hơn về vấn đề này cta sẽ tìm hiểu: các kniem cơ bản ( lực lg sx và quan hệ sx) và mối qhe biện chứng giữa lực lg sx và qhe sx
- Sau khi đã có những hiểu biết sâu sắc về qui luật này cta sẽ cùng nhau thảo luận về ý nghĩa của vấn đề này với con dg đi lên của xhcn ở nước ta CHƯƠNG I: QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHẢI PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT. I: Khái niệm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. 1. Lực lượ ng sản xuất Bất kì quá trình sản xuất vật chất nào cũng cần phải có các nhân tố thuộc về người lao động ( như năng lực, kỹ năng, tri thức,…của người lao động) cùng các tư liệu sản xuất nhất định (như đối tượng lao động, công cụ lao động, các tư liệu phụ trợ của quá trình sản xuất…). Toàn bộ các nhân tố đó tạo thành lực lượng sản xuất của các quá trình sản xuất. Như vậy, lực lượng sản xuất là tổng hợp các yếu tố vật chất, tinh thần tạo thành sức mạnh thực tiễn cải biến thế giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn, phát triển của con người. Chỉ khi nào có sự thống nhất giữa tư liệu sản xuất và người lao động thì mới hình thành nên một lực lượng sản xuất. Về mặt cấu trúc, lực lượng sản xuất bao gồm người lao động và tư liệu sản xuất .Trong đó, người lao động là nhân tố quan trọng, chủ đạo, cơ bản nhất của xã hội. Lê nin đã viết: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, người lao động”, chính người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất, với sức mạnh và kĩ năng lao động của mình sử dụng tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất. Tư liệu sản xúât bao gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động. Đối tượng lao động là bộ phận của giới nhiên mà lao động của con người tác động vào làm thay đổi hình thái của nó cho phù hợp với mục đích c ủa con người. Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động nhằm biến đổi đối tượng lao động theo mục đích của mình. Do đó, tư liệu lao động được coi là cánh tay thứ 2 của con người. Nó kéo dài và tăng cường sức mạnh thế giới quan con người. Tư liệu lao động do con người sáng tạo ra, bên cạnh phương tiện lao động, công cụ lao động là yếu tố “nhân” sức mạnh của con người trong quá trình sản xuất, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc biến đổi tự nhiên. Cùng với quá trình phát triển của khoa học kĩ thuật, công cụ lao động không ngừng được cải tiến và trình độ phát triển của công cụ lao động đã trở thành thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người, là tiêu chuẩn phân biệt các thời đại kinh tế trong lịch sử. C. Mác viết: "Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những
- tư liệu lao động nào". Ngày nay khoa học phát triển ngày càng trở thành “lực lượng sản xuất trực tiếp” vì nó đã thâm nhập vào tất cả mọi yếu tố của sản xuất, làm năng suất lao động tăng cao và là nguyên nhân chính của nhiều biến đổi to lớn trong sản xuất và đời sống xã hội. Có thể nói: khoa học công nghệ hiện đại là đặc trưng cho lực lượng sản xuất hiện đại. 2.Quan hệ sản xuất Quan hệ sản xuất là mối quan hệ kinh tế giữa người với người về mặt thực hiện lợi ích vật chất trong quá trình sản xuất ( sản xuất và tái sản xuất xã hội). Quan hệ sản xuất gồm ba mặt: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức – quản lý quá trình sản xuất và quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất đó. Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất tức là quan hệ giữa người với tư liệu sản xuất, nó có vai trò quyết đ ịnh đối với tất cả các quan hệ xã hội khác. Tồn tại hai loại hình sở hữu cơ bản đối với tư liệu sản xuất là: công hữu và tư hữu. Nếu như trong chế độ tư bản chủ nghĩa, phong kiến và chế độ chiếm hữu nô lệ xuất hiện hình thức tư hữu về tư liệu sản xuất, thì trong xã hội công xã nguyên thủy và cộng sản chủ nghĩa xuất hiện hình thức công hữu về tư liệu sản xuất. Trong ba mặt của quan hệ sản xuất thì quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất là quan hệ cơ bản và đặc trưng cho từng xã hội. Quan hệ trong phân phối sản phẩm tức là quan hệ chặt chẽ giữa người với người cùng mục tiêu chung là sử dụng hợp lý và có hiệu qủa tư liệu sản xuất để làm cho chúng không ngừng được tăng trưởng. Bên cạnh các quan hệ về mặt tổ chức quản lý, trong hệ thống quan hệ sản xuất, các quan hệ về mặt phân phối sản phẩm lao động là những nhân tố có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự vận động của toàn bộ nền kinh tế, nó có thể thúc đẩy tốc độ và nhịp điệu của sản xuất nhưng ngược lại cũng có khả năng kìm hãm sản xuất, kìm hãm sự phát triển của xã hội. Những quan hệ sản xuất này tồn tại trong mối quan hệ thống nhất và chi phối, tác động qua lại lẫn nhau dựa trên cơ sở quyết định của quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất. Chúng do con người tạo ra nhưng sự hình thành và phát triển một cách khách quan không phụ thuộc vào ý chí con người. II: Phân tích Quy luật về qh sx phải phù hợp với trình độ của llsx 1 : Tính chất và trì nh độ của llsx a) Tính chất:
- Tính chất của lực lượng sản xuất là tính chất của tư liệu sản xuất và lao động. Trong lịch sử xã hội, lực lượng sản xuất đã phát triển từ chỗ có tính chất cá nhân lên tính chất xã hội hóa. Khi nền sản xuất được thực hiện với những công cụ ở trình độ phổ thông, lực lượng sản xuất chủ yếu mang tính chất cá nhân. Khi trình độ sản xuất đạt tới trình độ cơ khí hóa, hiện đại, quy mô mở rộng, phân công lao động xã hội phát triển, trình độ người lao động nâng cao,…thì lực lượng sản xuất mang tính chuyên môn hóa. b) Trình độ của lực lượng sản xuất: Gắn liền với tính chất của lực lượng sản xuất là trình độ của lực lượng sản xuất, thể hiện được sự phát triển của lực lượng sản xuất trong từng giai đoạn lịch sử của xã hội loài người . Khái niệm trình độ của lực lượng sản xuất nói lên khả năng của con người thông qua việc sử dụng công cụ lao động, thực hiện quá trình cải biến tự nhiên nhằm đảm bảo cho sự sinh tồn và phát triển của mình. Trình độ lực lượng sản xuất thể hiện ở: trình độ công cụ lao động, trình độ quản lý xã hội, trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh nghiệm kỹ năng của con người và trình độ phân công tổ chức lao động. Công cụ lao động của con người từ thủ công như cầm tay,đồ đá, đồng, sắt,..đến máy móc cơ, và cuối cùng phát triển hiện đại hơn với khả năng tự động hóa cao.Quy mô sản xuất từ nhỏ, khép kín,… đến thay đổi, mở rộng thành rất lớn và mang tính toàn cầu hóa…..Không chỉ thế, khoa học công nghệ hiện đại phát triển trải qua các cuộc cách mạng đã được áp dụng vào sản xuất, thể hiện được sự nâng cao trình độ của lực lượng sản xuất . Trên thực tế tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất không tách biệt nhau.Sự thay đổi trình độ của llsx chính là nguyên nhân làm thay đổi tính chất của llsx. 2 :Nội dung của quy luật Giữa lực lượng sả n xuất và quan hệ sản xuất tồn tại mối quan hệ biện chứng, chúng tác động qua lại lẫn nhau và tồn tại không tách rời nhau; tạo thành một quy luật tất yếu và cơ bản nhất của sự vận động phát triển xã hội. a. Llsx quyết định qhxh. Sự vận động,phát triển của lực lượng sản xuất quyết định và làm thay đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó. Lực lượng sản xuất là nhân tố thường xuyên biến đổi và phát triển nhanh, ngược lại quan hệ sản xuất lại thường có tính ổn định trong một thời gian dài. Sự biến đổi của lực lượng sản xuất có nhiều nguyên nhân: do người lao động không ngừng nâng cao kĩ năng, trau dồi kinh nghiệm, khoa hoc kĩ thuật thì ngày càng tiến bộ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, ... và khi lực
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn